Xuất bản web cho các thư viện và cộng đồng Omeka mạnh mẽ

Thứ năm - 09/03/2017 06:27

Web-publishing for libraries and the robust community of Omeka

Posted 15 Apr 2014 Sharon M. Leon

Theo: https://opensource.com/education/14/4/omeka-open-library-tool

Bài được đưa lên Internet ngày: 15/04/2014

Xem thêm: Giáo dục mở và tài nguyên, giấy phép tư liệu mở


 

Có thể hiểu được, các lập trình viên phần mềm có lẽ ngạc nhiên làm thế nào một đám các nhà sử học đã kết thúc bằng việc dẫn dắt một hệ thống quản trị nội dung nguồn mở vào thế giới, nhưng trong trường hợp của Omeka, quỹ đạo đó là hợp lý một khi nó xuất phát từ những năm làm việc trong các dự án công cộng truy cập mở về bảo tồn di sản văn hóa và lịch sử.

Omeka là nền tảng xuất bản nguồn mở trên web dựa vào các bộ sưu tập cho các cơ sở bảo tồn di sản văn hóa, các nhà nghiên cứu, các học giả, và các sinh viên, được phát triển bởi Trung tâm Roy Rosenzweig về Lịch sử và Phương tiện Mới (RRCHNM) và cộng đồng các lập trình viên nguồn mở đang gia tăng mà nó hỗ trợ. Omeka được phát hành với giấy phép GPLv3.0.

Được tung ra công khai vào tháng 2/2008, Omeka đã được tải về hàng chục ngàn lần. Không giống như nhiều nền tảng tương tự, Omeka lấy tiếp cận hướng vào người sử dụng, hướng truy cập cho các bộ sưu tập, nhấn mạnh các tính năng cộng đồng và thiết kế web có khả năng tiếp cận được và truy cập được. Kết quả là, một dải rộng lớn các cơ sở áp dụng Omeka, bao gồm Lưu trữ Bang Florida, Thư viện Newberry, Viện Smithsonian, Quỹ Rockefeller, Đại học California, Berkeley, và nhiều thư viện các trường đại học và cao đẳng khác.

Xem ví dụ trình diễn Omeka

Kể từ khi tung ra công khai ban đầu 6 năm về trước, phần mềm và đội các lập trình viên phát triển nó đã có sự lớn mạnh và thay đổi đáng kể, nhưng một điều vẫn được giữ như xưa: cam kết của chúng tôi về các công nghệ nguồn mở và truy cập mở tới các tài nguyên tri thức và di sản văn hóa. Cam kết này xuất phát từ các giá trị cốt lõi và các nguyên tắc điều hành của RRCHNM. Thành lập vào năm 1994, Trung tâm này đã được tạo ra “để dân chủ hóa lịch sử - để kết hợp nhiều tiếng nói, với tới được các khán thính phòng đa dạng khác nhau, và khuyến khích sự tham gia phổ biến trong việc trình bày và gìn giữ quá khứ”. Vì thế, xu hướng hướng tới tính mở đã được xây dựng ngay từ đầu.

Ngay khi chúng tôi có sự đầu tư mạo hiểm trong việc tạo ra nền tảng xuất bản web mà có thể phục vụ cho các nhu cầu của các viện bảo tàng nhỏ và các xã hội lịch sử, chúng tôi đã biết rằng cam kết cốt lõi của chúng tôi với nguồn mở có thể có những ảnh hưởng quan trọng cho những người sử dụng của chúng tôi. Phần mềm sẽ là tự do, và nó có thể nhờ cộng đồng hỗ trợ và duy trì nó. Điều đó đã trao cho chúng tôi cơ hội nhấn mạnh vào các tài nguyên mà các tổ chức di sản văn hóa có sự dư thừa về: sự hào phóng và thiện chí (nếu không thì các tài nguyên tài chính khổng lồ hoặc nhân lực quá xá). Ngày nay, hơn 350 lập trình viên tham gia trong nhóm thư của Google “Omeka Dev” và khoảng 1800 người sử dụng đăng bài và trả lời các câu hỏi và các gợi ý ít kỹ thuật hơn trên diễn đàn Omeka.

Chúng tôi thường xuyên tích hợp các đề xuất và sửa lỗi dựa vào phản hồi của cộng đồng. Để khuyến khích cộng đồng thâm nhập sâu và rẽ nhánh phần mềm, chúng tôi đã chuyển Omeka lên GitHub, một nơi phổ biến cho việc chia sẻ mã nguồn mở. Các lập trình viên có thể đi theo các bản cập nhật mã gần nhất, bình luận về chúng, và đệ trình các báo cáo lỗi. Môi trường xã hội của GitHub cũng khuyến khích cộng đồng chia sẻ các nhánh độc nhất của họ về mã, các trình cài cắm, hoặc các mẫu themes với những người khác để sử dụng.

Omeka dựa vào sơ đồ Sáng kiến Siêu dữ liệu mềm dẻo Dublin Core, nó đã hấp dẫn cộng đồng thư viện và di sản số, và đội phát triển đã tiến hành các bước để đảm bảo rằng không dữ liệu nào trở thành đóng trong bất kỳ trang Omeka nào. RRCHNM đã thiết kế nền tảng từ các giai đoạn sớm nhất của nó để tương hợp được với các hệ thống quản trị nội dung khác, và dữ liệu các hạng mục là chia sẻ được qua hàng loạt các định dạng đầu ra, bao gồm RSS, Atom, J-SON, và các bộ nuôi XML khác. Với một ít các trình cài cắm chủ chốt được cài đặt, những người sử dụng có thể làm cho các dữ liệu của họ được nhận biết bằng Zotero hoặc nhập khẩu thư viện Zotero vào một website Omeka. Bằng việc sử dụng Giao thức Sáng kiến Lưu trữ Mở cho việc Thu hoạch Siêu dữ liệu – OAI-PMH (Open Archive Initiative Protocol for Metadata Harvesting), Trung tâm đã phát triển các trình cài cắm cho phép những người sử dụng chia sẻ và có được các tập hợp dữ liệu. Hơn nữa, phiên bản Omeka (2.0) hiện hành cung cấp API được xây dựng sẵn, nó mở ra cho thế giới các khả năng để sử dụng và sử dụng lại các bộ sưu tập cho các cơ sở bảo tồn di sản văn hóa với nhiều hơn nhân viên kỹ thuật có kỹ năng.

Vào năm 2010, Thư viện Quốc hội đã thừa nhận trạng thái trung tâm của Omeka như một phần mềm nguồn mở cho cộng đồng thư viện bằng việc cấp vốn 2 năm để hỗ trợ cho công việc đang được tiến hành về phần mềm lõi và trong việc tăng cường cho cộng đồng các lập trình viên. Quan hệ đối tác giữa RRCHNM và Phòng thí nghiệm các Học giả của các Thư viện Đại học Virginia đã hỗ trợ việc xây dựng và kiểm thử bộ các trình cài cắm Neatline để tạo ra sự uyên thâm về không gian địa lý, đã được coi như là ví dụ chói sáng về sự cộng tác của các lập trình viên liên các cơ sở. Thông qua mối quan hệ đối tác đó, đội phát triển Omeka đã cải thiện được tài liệu của lập trình viên và người thiết kế và đã xây dựng các cách thức dễ dangfh ơn cho các thành viên cộng đồng để chia sẻ các trình cài cắm và các mẫu themes mà họ đã phát triển cho các dự án của riêng họ với toàn bộ kho những người sử dụng Omeka.

Bắt đầu vào năm 2012, chúng tôi đã làm cho phần lõi Omeka và các trình cài cắm của nó có khả năng dịch được và những người sử dụng được mời đóng góp các bản dịch của họ trên Transifex, và chúng tôi đã làm cho chúng có sẵn cho bất kỳ nhà quản trị Omeka nào để lựa chọn ngôn ngữ cơ bản của họ. Omeka là sẵn sàng với hơn một tá các ngôn ngữ, với nhiều ngôn ngữ hơn được bắt đầu mỗi ngày. Cộng đồng những người sử dụng chuyên tâm của chúng tôi là rộng lớn và đang được mở rộng. Cam kết này từ cộng đồng nguồn mở quốc tế sẽ duy trì sự phát triển của Omeka cho những năm sắp tới.

Understandably, software developers might wonder how a bunch of historians ended up shepherding an open source content management system into the world, but in the case of Omeka the trajectory is a logical one that stems from years of work in open access public history and cultural heritage projects.

Omeka is a leading open source collections-based web publishing platform for cultural heritage institutions, researchers, scholars, and students, developed by the Roy Rosenzweig Center for History and New Media (RRCHNM) and the growing open source developer community it supports. It is released under the GPLv 3.0 license.

Publicly launched in February 2008, Omeka has been downloaded tens of thousands of times. Unlike many similar platforms, Omeka takes a user-centered, access-focused approach to collections, emphasizing approachable, accessible web design and community features. As a result, a wide range of institutions adopting Omeka include the State Archives of Florida, the Newberry Library, the Smithsonian Institution, the Rockefeller Foundation, the University of California, Berkeley, and many college and university libraries.

See the Omeka showcase for examples.

Since that initial public launch six years ago, the software and the team that develops it have grown and changed considerably, but one thing has remained the same: our commitment to open source technologies and open access to knowledge and cultural heritage resources. This commitment derives from RRCHNM’s core values and governing principles. Founding in 1994, the Center was created "to democratize history—to incorporate multiple voices, reach diverse audiences, and encourage popular participation in presenting and preserving the past." Thus, a predisposition toward openness was built in from the beginning.

As we embarked on the venture of creating a web publishing platform that would serve the needs of small museums and historical societies, we knew that our core commitment to open source would have important implications for our users. The software would be free, and it would take a community to support and sustain it. That gave us the opportunity to capitalize on resources that the cultural heritage organizations have an abundance of: generosity and goodwill (if not tremendous financial resources or excess human resources). Today, over 350 developers participate in the "Omeka Dev" Google email group and approximately 1800 users post and answer less technical questions and suggestions on the Omeka forums.

We regularly integrate suggestions and fix bugs based on community feedback. To encourage the community to dive in and fork the software, we moved Omeka to GitHub, a popular place for sharing open source code. Developers can follow the most recent code updates, comment on them, and submit bug reports. GitHub’s social environment also encourages the community to share their unique branches of the core, plugins, or themes with others to use themselves.

Omeka is grounded in the flexible Dublin Core Metadata Initiative schema, which has been attractive to the library and digital heritage community, and the development team took steps to ensure that no data becomes siloed in any Omeka site. RRCHNM designed the platform from its earliest stages to be interoperable with other content management systems, and item data is shareable through a variety of output formats, including RSS, Atom, J-SON, and other XML feeds. With a few key plugins installed, users may make their data recognized by Zotero or import a Zotero library into an Omeka website. Using the Open Archive Initiative Protocol for Metadata Harvesting (OAI-PMH) the Center developed plugins that allow users to share and harvest data sets. Moreover, the current version of Omeka (2.0) provides a built-in API that opens up a world of possibilities for collection use and reuse for cultural heritage institutions with more skilled technical staff.

In 2010, the Library of Congress recognized the centrality of Omeka as an open source software for the library community by funding two years in support of ongoing work on the core software and in strengthening the developer community. The partnership between RRCHNM and the University of Virginia Libraries’ Scholar Lab supported the building and testing of the Neatline suite of plugins for creating geospatial scholarship, was held up as a shining example of cross-institutional developer collaboration. Through that partnership, the Omeka dev team improved developer and designer documentation and built easier ways for community members to share plugins and themes they developed for their own projects with the entire Omeka user base.

Beginning in 2012, we made the Omeka core and its plugins translatable and invited users to contribute their translations on Transifex, and we made those available for any Omeka administrator to select as their base language. Omeka is available in over a dozen languages, with more started each day. Our community of dedicated users is wide and expanding. This commitment from an international open source community will sustain Omeka’s development for the coming years.

Dịch: Lê Trung Nghĩa

letrungnghia.foss@gmail.com

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Về Blog này

Blog này được chuyển đổi từ http://blog.yahoo.com/letrungnghia trên Yahoo Blog sang sử dụng NukeViet sau khi Yahoo Blog đóng cửa tại Việt Nam ngày 17/01/2013.Kể từ ngày 07/02/2013, thông tin trên Blog được cập nhật tiếp tục trở lại với sự hỗ trợ kỹ thuật và đặt chỗ hosting của nhóm phát triển...

Bài đọc nhiều nhất trong năm
Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm gì nhất ở mã nguồn mở?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập215
  • Máy chủ tìm kiếm7
  • Khách viếng thăm208
  • Hôm nay23,236
  • Tháng hiện tại202,955
  • Tổng lượt truy cập31,358,427
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây