Sử dụng Tài nguyên Giáo dục Mở (OER) để Phục hồi các ngôn ngữ Bản địa

Thứ sáu - 26/01/2024 06:46
Shutterstock
Shutterstock

Utilizing Open Educational Resources (OER) for the Revitalization of Indigenous languages

12 January 2024

Theo: https://www.unesco.org/en/articles/utilizing-open-educational-resources-oer-revitalization-indigenous-languages

Bài được đưa lên Internet ngày: 12/01/2024

UNESCO đang tích cực thúc đẩy việc áp dụng và phát triển OER bằng các ngôn ngữ bản địa để thúc đẩy sự hòa nhập kỹ thuật số.

Phù hợp với các mục tiêu của Kế hoạch Hành động Toàn cầu Thập kỷ Quốc tế vì các Ngôn ngữ Bản địa (IDIL2022-2032), có lời kêu gọi tận dụng Tài nguyên Giáo dục Mở - OER (Open Educational Resources), như được nêu trong Khuyến nghị 2019 về OER. Mục tiêu là để tích hợp văn hóa, lịch sử và kiến thức của Người Bản địa vào chương trình giảng dạy trong giáo dục.

Báo cáo tổng hợp về triển khai Khuyến nghị OER 2019 của các quốc gia thành viên (bản dịch sang tiếng Việt) nhấn mạnh vai trò biến đổi của OER trong phục hồi ngôn ngữ. Lưu ý, 71% các quốc gia thành viên tham gia đã nêu kết hợp OER vào các ngôn ngữ quốc gia. Báo các xác định các ví dụ khác nhau minh họa tác động của OER.

Cộng hòa Trung Phi đang tích cực phát triển OER bằng tiếng Sanga, chỉ ra cam kết về đa dạng ngôn ngữ. Malawi thúc đẩy cung cấp OER bằng các ngôn ngữ quốc gia như Chichewa, Tumbuka, Yao và Sena, đảm bảo khả năng tiếp cận rộng rãi tới các tài nguyên giáo dục.

Các nỗ lực đáng chú ý của Ecuador gồm việc tạo lập OER bằng các ngôn ngữ bản địa như Kichwa và Shuar, đóng góp để bảo tồn di sản văn hóa và ngôn ngữ. Báo cáo cũng nêu bật các sáng kiến ở New Zealand và Nauy, nơi các kho OER chứa nội dung bằng các ngôn ngữ Māori và Sami một cách tương ứng. Nhấn mạnh vào sự hợp tác và sự tham gia của cộng đồng.

Trong một hội thảo trên web gần đây của Liên minh Năng động OER (OER Dynamic Coalition) nhân kỷ niệm 1 năm khởi xướng Thập kỷ Quốc tế vì các Ngôn ngữ Bản địa vào ngày 13/12/2023, các thảo luận đã lặp lại những nỗ lực đa dạng toàn cầu và các sáng kiến địa phương.

  • Mạng lưới Magua RED của Colombia đã được nêu bật bởi bà Sandra Argel Raciny, Người điều phối ở Bộ Văn hóa Colombia. Nền tảng đổi mới sáng tạo này cung cấp truy cập miễn phí tới các câu chuyện, trò chơi, câu đố và nội dung văn hóa bằng ngôn ngữ bản địa dành cho trẻ em vùng Amazon.

  • Bà Sara Fuentes Maldonado, thành viên bản địa ở WIPO, đã chia sẻ sự thấu hiểu trong công việc quy chuẩn nhằm bảo vệ kiến thức truyền thống, cung cấp các chương trình xây dựng năng lực và cộng tác với các cộng đồng bản địa để cân bằng việc bảo vệ và đổi mới sáng tạo.

  • Lĩnh vực Học tập Kỹ thuật số Quốc gia của Nauy, được trình bày bởi bà Margreta Tveisme, Cán bộ Giáo dục trong Lĩnh vực Học tập Kỹ thuật Số Quốc gia - NDLA (Norway’s National Digital Learning Arena), phục vụ như một kho mẫu cho OER bằng các ngôn ngữ Sami. Bất chấp các thách thức, môt hình của NDLA minh họa tiềm năng của OER cho sự phục hồi văn hóa.

  • TS. Chinwe Veronica Anunobi, Thủ thư Quốc gia/CEO của Thư viện Quốc gia Nigeria, đã nêu những thách thức trong việc phục hồi các ngôn ngữ bản địa. Thư viện Quốc gia đang giải quyết các vấn đề như thiếu bút tích và kế hoạch hành động quốc gia để nâng cao nhận thức, thu hút các cộng đồng và tạo lập cơ sở dữ liệu các ngôn ngữ bản địa.

  • Bà Rebecca Jamieson, Chủ tịch và CEO của Six Nations Polytechnic, đã thảo luận về các thách thức và thành tích trong giáo dục bản địa ở Canada, nhấn mạnh nhu cầu có chiến lược quốc gia và kế hoạch phát triển OER dựa vào các họ ngôn ngữ cho việc phục hồi ngôn ngữ hiệu quả.

Khi UNESCO tiếp tục ủng hộ các sáng kiến như vậy, cùng với các sáng kiến được nhắc tới trong Báo cáo tổng hợp triển khai Khuyến nghị 2019 về OER (bản dịch sang tiếng Việt) của các quốc gia thành viên, các nỗ lực bổ sung là rất quan trọng để tạo lạp bức tranh giáo dục hòa nhập và trao quyền hơn nữa cho các cộng đồng bản địa khắp trên thế giới.

UNESCO is actively promoting the adoption and development of OER in indigenous languages to foster digital inclusion.

Aligned with the objectives of the International Decade for Indigenous Languages (IDIL2022-2032) Global Action Plan, there is a call to leverage Open Educational Resources, as outlined in the 2019 Recommendation on OER. The aim is to integrate Indigenous Peoples’ culture, history and knowledge into educational curricula.

The Consolidated Report on the Implementation by Member States of the 2019 Recommendation on OER underscores the transformative role of OER in linguistic revitalization. Notably, 71% of participating Member States reported the incorporation of OER in national languages. The report identifies various examples illustrating the impact of OER.

The Central African Republic is actively developing OER in Sanga, showcasing a commitment to linguistic diversity. Malawi stands out for distributing OER in national languages such as Chichewa, Tumbuka, Yao and Sena, ensuring wide accessibility to educational resources. 

Ecuador's noteworthy efforts include the creation of OER in indigenous languages like Kichwa and Shuar, contributing to the preservation of cultural and linguistic heritage. The report also highlights initiatives in New Zealand and Norway, where OER repositories house content in Māori and Sami languages respectively.

During the recent OER Dynamic Coalition Webinar on the 1st anniversary of the launch of the International Decade for Indigenous Languages on 13 December 2023, discussions echoed the global diversity efforts and local initiatives. Empasis was placed on collaboration and community engagement. 

  • Colombia's Magua RED network was spotlighted by Ms. Sandra Argel Raciny, Coordinator at the Colombian Ministry of Culture. This innovative platform offers free access to stories, games, puzzles and cultural content in indigenous languages for children in the Amazon region. 

  • Ms Sara Fuentes Maldonado, Indigenous Fellow at WIPO, shared insights into WIPO's normative work for protecting traditional knowledge, offering capacity-building programs and collaborating with indigenous communities to balance protection and innovation. 

  • Norway’s National Digital Learning Arena, presented by Ms Margreta Tveisme, Education Officer at the National Digital Learning Arena (NDLA), serves as a model repository for OER in Sami languages. Despite challenges, the NDLA model illustrates the potential of OER for cultural revitalization.

  • Dr Chinwe Veronica Anunobi, National Librarian/CEO of the National Library of Nigeria, shed light on challenges in revitalizing indigenous languages. The National Library is addressing issues such as the lack of autography and a national action plan to raise awareness, engage communities and create a database of indigenous languages.

  • Ms Rebecca Jamieson, President and CEO of Six Nations Polytechnic, discussed the challenges and achievements in indigenous education in Canada, emphasizing the need for a national strategy and OER development plan based on linguistic families for effective language revitalization.

As UNESCO continues to champion such initiatives, alongside those mentioned in the Consolidated Report on the Implementation of the 2019 Recommendation on OER by the Member States, additional efforts are crucial to create a more inclusive and empowering educational landscape for indigenous communities worldwide.

Dịch: Lê Trung Nghĩa

letrungnghia.foss@gmail.com

Tác giả: Nghĩa Lê Trung

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Về Blog này

Blog này được chuyển đổi từ http://blog.yahoo.com/letrungnghia trên Yahoo Blog sang sử dụng NukeViet sau khi Yahoo Blog đóng cửa tại Việt Nam ngày 17/01/2013.Kể từ ngày 07/02/2013, thông tin trên Blog được cập nhật tiếp tục trở lại với sự hỗ trợ kỹ thuật và đặt chỗ hosting của nhóm phát triển...

Bài đọc nhiều nhất trong năm
Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm gì nhất ở mã nguồn mở?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập218
  • Máy chủ tìm kiếm6
  • Khách viếng thăm212
  • Hôm nay21,800
  • Tháng hiện tại683,991
  • Tổng lượt truy cập32,162,317
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây