Blog FOSS by Lê Trung Nghĩa

https://letrungnghia.mangvn.org


Định nghĩa Kiến thức Khoa học Mở

Định nghĩa Kiến thức Khoa học Mở

Kiến thức khoa học mở tham chiếu tới việc truy cập mở tới các xuất bản phẩm khoa học, dữ liệu nghiên cứu, siêu dữ liệu, tài nguyên giáo dục mở, phần mềm và mã nguồn và phần cứng mà chúng sẵn sàng trong phạm vi công cộng hoặc bản quyền và được cấp phép theo một giấy phép mở cho phép truy cập, sử dụng lại, tái mục đích, tùy chỉnh và phân phối theo các điều kiện nhất định, được cung cấp cho tất cả các tác nhân ngay lập tức hoặc nhanh nhất có thể, bất kể vị trí, quốc tịch, chủng tộc, tuổi, giới tính, thu nhập, hoàn cảnh kinh tế xã hội, giai đoạn nghề nghiệp, kỷ luật, ngôn ngữ, tôn giáo, khuyết tật, dân tộc hoặc tình trạng di cư hoặc bất kỳ lý do nào khác và miễn phí. Nó cũng tham chiếu tới khả năng mở ra các phương pháp luận nghiên cứu và các quy trình đánh giá. Người sử dụng vì thế giành được sự truy cập tự do không mất tiền tới những điều sau đây:

  1. Các xuất bản phẩm khoa học bao gồm, trong số những điều khác, các bài báo trên tạp chí và các cuốn sách được rà soát lại ngang hàng, các báo cáo nghiên cứu và các tài liệu hội nghị. Các xuất bản phẩm khoa học có thể được các nhà xuất bản phổ biến trên các nền tảng xuất bản truy cập mở trên trực tuyến và/hoặc được ký gửi và làm cho truy cập được tức thì trong các kho mở trên trực tuyến vào lúc xuất bản, chúng được một cơ sở học thuật, hội/hiệp hội học thuật, cơ quan chính phủ hoặc tổ chức thành danh và phi lợi nhuận chuyên tâm về hàng hóa chung hỗ trợ và duy trì mà xúc tác cho truy cập mở, phân phối không có hạn chế, tương hợp và lưu giữ và bảo tồn số dài hạn. Các kết quả đầu ra khoa học có liên quan tới các xuất bản phẩm (như các kết quả nghiên cứu khoa học gốc, dữ liệu nghiên cứu, phần mềm, mã nguồn, các tư liệu nguồn, các tiến trình và thủ tục, các trình bày số của các tư liệu hình ảnh và đồ họa và các tư liệu đa phương tiện học thuật) được cấp phép mở hoặc được hiến tặng vào phạm vi công cộng cần được ký gửi vào một kho mở phù hợp, tuân theo các tiêu chuẩn kỹ thuật đúng thích hợp cho phép chúng có liên kết đúng thích hợp tới các xuất bản phẩm. Phương pháp xuất bản với bức tường thanh toán, nơi sự truy cập tức thì tới các xuất bản phẩm chỉ được trao để đổi lấy việc thanh toán, là không phù hợp với Khuyến nghị này. Bất kỳ sự chuyển giao hay cấp phép bản quyền nào cho các bên thứ 3 cần không hạn chế quyền truy cập mở tức thì của công chúng tới xuất bản phẩm khoa học.

  2. Dữ liệu nghiên cứu mở bao gồm, trong số những điều khác, dữ liệu dạng số và tuần tự, cả thô và được được xử lý, và siêu dữ liệu kèm theo, cũng như các điểm số, các hồ sơ văn bản, các hình ảnh và âm thanh, các giao thức, mã phân tích và tiến trình có thể được mở cho bất kỳ ai để sử dụng, sử dụng lại, giữ lại và phân phối lại, tuân thủ thừa nhận ghi công. Dữ liệu nghiên cứu mở là sẵn sàng ở định dạng kịp thời và thân thiện với người sử dụng, người và máy đọc được và hành động được, phù hợp với các nguyên tắc của điều hành và quản trị dữ liệu tốt, ấy là các nguyên tắc Tìm thấy được, Truy cập được, Tương hợp được, Sử dụng lại được – FAIR (Findable, Accessible, Interoperable, Reusable), được sự giám tuyển và duy trì thường xuyên hỗ trợ.

  3. Tài nguyên giáo dục mở, bao gồm các tư liệu dạy, học và nghiên cứu trong bất kỳ phương tiện nào - số hay không - nằm trong phạm vi công cộng hoặc đã được phát hành theo một giấy phép mở cho phép những người khác không mất chi phí để truy cập, sử dụng, tùy chỉnh và phân phối lại không có hạn chế hoặc có hạn chế có giới hạn, như được định nghĩa trong Khuyến nghị Tài nguyên Giáo dục Mở của UNESCO năm 2019, đặc biệt những có liên quan tới sự hiểu biết và sử dụng kiến thức khoa học truy cập mở khác.

  4. Phần mềm nguồn mở và mã nguồn mở, thường bao gồm phần mềm với mã nguồn của nó được làm cho sẵn sàng công khai, theo cách thức kịp thời và thân thiện với người sử dụng, ở định dạng người và máy đọc được và sửa được, theo một giấy phép mở trao cho những người khác quyền để sử dụng, truy cập, sửa đổi, mở rộng, nghiên cứu học tập, tạo ra các tác phẩm phái sinh và chia sẻ phần mềm đó và mã nguồn, thiết kế và kế hoạch chi tiết của nó. Mã nguồn phải được đưa vào trong phát hành phần mềm đó và được làm cho sẵn sàng trong các kho truy cập mở và giấy phép được chọn phải cho phép các sửa đổi, các tác phẩm phái sinh và chia sẻ theo các điều khoản và điều kiện mở bình đẳng và tương thích. Trong bối cảnh của khoa học mở, khi mã nguồn mở là thành phần của một quy trình nghiên cứu, việc xúc tác cho sử dụng lại và nhân bản thường đòi hỏi nó được đi kèm với dữ liệu mở và các đặc tả mở của môi trường được yêu cầu để biên dịch và chạy nó.

  5. Phần cứng mở thường bao gồm các đặc tả thiết kế của đối tượng vật lý được cấp phép mở theo cách thức sao cho đối tượng đó có thể được bất kỳ ai nghiên cứu, sửa đổi, chế tạo và phân phối, cung cấp cho càng nhiều người càng tốt với khả năng để xây dựng, pha trộn và chia sẻ kiến thức của thiết kế và chức năng của phần cứng của họ. Trong trường hợp có cả phần mềm nguồn mở và phần cứng mở, một quy trình do cộng đồng dẫn dắt cho sự đóng góp, ghi công và điều hành được yêu cầu để xúc tác cho sử dụng lại, cải thiện tính bền vững và làm giảm đúp bản các nỗ lực không cần thiết. Mã, mô tả các công cụ phần mềm, các mẫu thiết bị và bản thân thiết bị có thể được lưu thông tự do không mất tiền và được tùy chỉnh miễn là điều này tuân thủ pháp luật quốc gia về các điều khoản đảm bảo sử dụng an toàn.


Theo: Khuyến nghị Khoa học Mở của UNESCO. Phần II. Định nghĩa Khoa học Mở, mục 7; bản gốc tiếng Anh; bản dịch sang tiếng Việt.

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây