Blog FOSS by Lê Trung Nghĩa

https://letrungnghia.mangvn.org


Liên minh được hình thành để hỗ trợ triển khai Khuyến cáo Tài nguyên Giáo dục Mở (OER) của UNESCO

Liên minh được hình thành để hỗ trợ triển khai Khuyến cáo Tài nguyên Giáo dục Mở (OER) của UNESCO
Coalition Formed to Support Implementation of UNESCO Open Educational Resources (OER) Recommendation
Posted by Susan Huggins on Thursday, November 28th, 2019

Theo: https://www.oeconsortium.org/2019/11/coalition-formed-to-support-implementation-of-unesco-open-educational-resources-oer-recommendation/
Bài được đưa lên Internet ngày: 28/11/2019
Xem thêm: Giáo dục Mở và Tài nguyên Giáo dục Mở

Khuyến cáo của UNESCO về Cộng tác Quốc tế trong Tương lai trong lĩnh vực Tài nguyên Giáo dục Mở - OER (Open Educational Resources) gần đây đã được 195 quốc gia thành viên của UNESCO phê chuẩn trong phiên Hội nghị Toàn thể của UNESCO tháng 11/2019. Đây là cột mốc độc nhất vô nhị và quan trọng, chào cơ hội chính để thúc đẩy giáo dục mở khắp trên thế giới.
Nhận thức được tầm quan trọng của khuyến cáo OER của UNESCO, liên minh các tổ chức tích cực trong việc thúc đẩy giáo dục mở toàn cầu đã hợp lực để hỗ trợ triển khai nó. Các đối tác của Liên minh gồm:
Liên minh sẽ tận dụng một cách tập thể sức mạnh và sự tinh thông của họ, kết hợp và điều phối các nỗ lực để tạo ra và phân phối các tài nguyên và dịch vụ toàn diện hỗ trợ triển khai khuyến cáo OER xuyên khắp tất cả các quốc gia thành viên. Hỗ trợ triển khai sẽ đặt trọng tâm vào việc cung cấp hỗ trợ cho Khuyến cáo OER:
1. Năm lĩnh vực hành động:
1.1. Xây dựng năng lực các bên tham gia đóng góp để tạo lập, truy cập, sử dụng, tùy biến thích nghi và phân phối lại OER
1.2. Phát triển chính sách hỗ trợ
1.3. Khuyến khích OER chất lượng bao hàm toàn diện và công bằng
1.4. Nuôi dưỡng sự tạo lập các mô hình bền vững cho OER
1.5. Tạo thuận lợi cho hợp tác quốc tế
2. Giám sát và báo cáo:
2.1. Triển khai các chương trình nghiên cứu thích hợp, các công cụ và các chỉ số để đo đếm tính hiệu quả
2.2. Thu thập, trình bày, và phổ biến sự tiến bộ, các thực hành tốt, các báo cáo đổi mới sáng tạo và nghiên cứu
2.3. Các chiến lược giám sát và đánh giá tính hiệu quả và hiệu quả tài chính về lâu dài của OER
Chúng tôi phấn khởi làm việc cùng nhau và với các bên tham gia đóng góp khắp trên thế giới trong việc xây dựng năng lực và tính hiệu quả của OER. Cùng nhau chúng ta hoàn thành các mục tiêu và mục đích của Khuyến cáo OER của UNESCO và tiến bộ đáng kể trong việc đạt được truy cập tới giáo dục chất lượng cho tất cả mọi người.
Để có thêm thông tin, vui lòng liên hệ:
Paul Stacey, Giám đốc Điều hành, Nhóm Giáo dục Mở paulstacey@oeconsortium.org
Liên minh chào đón các câu hỏi, yêu cầu, và gợi ý bằng việc sử dụng mẫu biểu này.
The UNESCO Recommendation for Future International Collaboration in the field of Open Educational Resources (OER) has been recently adopted by 195 UNESCO member states at the November 2019 session of the UNESCO General Conference. This is a unique and important milestone offering a major opportunity to advance open education around the world.
Recognizing the importance of the UNESCO OER recommendation, a coalition of organizations active in advancing open education globally has joined forces to support its implementation. Coalition partners are:
The coalition will collectively leverage their strengths and expertise, combining and coordinating efforts to create and deliver comprehensive resources and services in support of OER recommendation implementation across all member states. Implementation support will be focused on providing assistance for the OER Recommendations:
  1. Five areas of action:
    1. Building capacity of stakeholders to create, access, use, adapt and redistribute OER
    2. Developing supportive policy
    3. Encouraging inclusive and equitable quality OER
    4. Nurturing the creation of sustainability models for OER
    5. Facilitating international cooperation
  2. Monitoring and reporting:
    1. Deploying appropriate research programmes, tools and indicators to measure effectiveness
    2. Collecting, presenting, and disseminating progress, good practices innovations and research reports
    3. Strategies for monitoring and evaluating the effectiveness and long-term financial efficiency of OER
We are excited to work together and with stakeholders around the world in building OER capacity and effectiveness. Together we can fulfill the aims and objectives of the UNESCO OER Recommendation and make significant progress in achieving access to quality education for all.
For more information contact:
Paul Stacey, Executive Director, Open Education Consortium paulstacey@oeconsortium.org
The coalition welcomes questions, requests, and suggestions using this form.
Dịch: Lê Trung Nghĩa
letrungnghia.foss@gmail.com
 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây