Blog FOSS by Lê Trung Nghĩa

https://letrungnghia.mangvn.org


Triển khai Truy cập Mở trong các cơ sở GLAM

Triển khai Truy cập Mở trong các cơ sở GLAM

Implementing Open Access in GLAMs

Anne Young, Feb 18 · 4 min read

Theo: https://medium.com/open-glam/implementing-open-access-in-glams-3bda60941188

Bài được đưa lên Internet ngày: 18/02/2020

Trong loạt bài đầu tiên của cô (các bài đăng đầu tiên (bản dịch tiếng Việt), thứ hai (bản dịch tiếng Việt), thứ ba (bản dịch tiếng Việt) và thứ tư (bản dịch tiếng Việt), Anne Young đã đề cập tới những điều cơ bản của các quyền và tái tạo lại mà là nền tảng cho việc xúc tác cho Truy cập Mở. Trong loạt thứ hai này, cô sẽ tập trung vào Truy cập Mở là gì, vì sao nó là điều tốt lành, và phác họa các lựa chọn triển khai khác nhau cho các cơ sở GLAM.

1. Truy cập Mở là gì?

Still Life with Profile of Laval (chi tiết), 1886, dầu trên vải bố, 18–1/8 x 15 in. Viện bảo tàng Nghệ thuật Indianapolis ở Newfields, Bộ sự tập Samuel Josefowitz Collection của Trường Pont-Aven, thông qua sự hào phóng của Lilly Endowment Inc., gia đình Josefowitz, Ông và Bà Leonard J. Betley, Lori Dan Efroymson, và những người bạn khác của viện bảo tàng, 1998.167. Phạm vi công cộng .

Việc xác định Truy cập Mở nhất thiết liên quan tới việc xác định sự đa dạng các điều khoản được sử dụng để mô tả “mở” bao gồm không chỉ Truy cập Mở, mà còn cả Nội dung Mở, Dữ liệu Mở, và Nguồn Mở. Truy cập Mở thường được sử dụng như là khái niệm bao trùm xoay quanh nhiều/tất cả các dạng “mở”. Hãy xem nhanh bức tranh đó:

Định nghĩa truyền thống xác định Truy cập Mở như là “thực hành cung cấp truy cập không có hạn chế qua Internet tới các bài báo trên tạp chí học thuật được rà soát lại ngang hàng. Truy cập Mở cũng ngày cngf được cung ấp cho các luận án, các sách chuyên khảo học thuật, và các chương sách”. Trong kịch bản này, Truy cập Mở tới ở 2 mức độ:

  • Truy cập Mở không mất tiền - Gratis Open Access: truy cập trên trực tuyến không có chi phí.

  • Truy cập Mở tự do - Libre Open Access: Truy cập Mở không mất tiền cộng với một vài quyền sử dụng bổ sung1.

Trong vài trường hợp, Truy cập Mở đầy đủ, hoặc Nội dung Mở, cũng bao gồm quyền sửa đổi tác phẩm, trong khi trong xuất bản học thuật thường giữ nguyên nội dung bài báo và liên kết nó với tác giả hoặc nhóm các tác giả cố định.

Truy cập Mở, Nội dung Mở, Nguồn Mở, và các biến thể khác về chủ đề “mở” đang ngày càng áp đảo trong các cơ sở GLAM đang nỗ lực cung cấp truy cập công khai rộng rãi hơn tới các tư liệu bộ sưu tập của họ. Và có những lý do quan trọng để ủng hộ quyết định này:

  • cho phép những người sử dụng sửa đổi một cách sáng tạo các tác phẩm và phân phối các bản sao các sửa đổi của họ;

  • xúc tác cho Dữ liệu Mở Liên kết cho các thư viện, kho lưu trữ và viện bảo tàng - LODLAM (Linked Open Data for Libraries, Archives and Museums) để kết nối dữ liệu có liên quan để cho phép những thấu hiểu mới có ý nghĩa trong nghiên cứu và phát hiện nội dung;

  • phát triển và thúc đẩy các tiêu chuẩn tương hợp để tạo thuận lợi cho phổ biến nội dung hiệu quả2.

Tất cả chúng cùng nhau làm việc để mở rộng và thúc đẩy truy cập rộng rãi tới các tài nguyên số.

Ten pins, khoảng 1914, ảnh in. Bộ phận In ấn và Ảnh chụp của Thư viện Quốc hội, LC-DIG-ds-04042. Phạm vi công cộng.

Được trang bị với các định nghĩa đó, các chuyên gia R&R của các cơ sở GLAM có thể bắt đầu đánh giá mức độ Truy cập Mở nào (được sử dụng như là khái niệm bao quanh tất cả ở đây) có thể phù hợp nhất cho các nhu cầu các mục tiêu và sứ mệnh cơ sở của họ.

Trong khi sự áp dụng chính sách Truy cập Mở chính thức (tôi khuyến cáo cao độ chính sách đó như là một phần của chính sách sở hữu trí tuệ tổng thể của một cơ sở GLAM), hoặc sự giới thiệu các tệp ảnh và video Truy cập Mở hoặc Nội dung Mở được cung cấp trực tiếp từ website của một GLAM đang tăng trưởng về số lượng, có vài sự không nhất quán trong việc cung cấp và định dạng mà các chuyên gia R&R nên nhận thức được khi tìm cách sử dụng lại nội dung.

Vì thế, là đáng giá xem xét thận trọng liệu bộ sưu tập có thực sự là “mở” hay không. Vài cơ sở GLAM sử dụng ngôn ngữ như “tự do” và “mở” để mô tả các bộ sưu tập sẵn sàng công khai trong khi cùng lúc áp đặt các hạn chế lên sử dụng. Các thực hành đó là những gì tôi và những người chuyên nghiệp của các GLAM khác thường mô tả như là “Truy cập Mở nửa vời” (Semi-Open Access), “Không Truy cập Mở” (NOpen Access), hoặc “Không GLAM Mở” (NopenGLAM).

Tuy nhiên, đừng lo! Thậm chí với những thứ không nhất quán như vậy xung quanh “mở”, tin tốt lành là số lượng đang gia tăng các cơ sở GLAM đang ôm lấy Truy cập Mở, và có các công cụ sẵn sàng cho các chuyên gia R&R khi họ giúp hướng dẫn các cơ sở của họ.

Trong bài đăng tiếp sau, chúng tôi sẽ khai phá các công cụ và chương trình mà các những người chuyên nghiệp GLAM có thể sử dụng để tích hợp Truy cập Mở vào cơ sở của họ.

Khước từ: Nội dung của bài đăng này không cấu thành sự tư vấn pháp lý và cũng không tham chiếu tới bất kỳ tình huống đặc biệt hay đặc thù nào. Nếu bạn có bất kỳ sự nghi ngờ nào về tình huống đặc thù của bạn, bạn nên tư vấn với luật sư.

Các bài đăng đã được biên tập ngoài tập hợp các đoạn tweet mà Anne đã làm trong quá trình giám tuyển của cô đối với tài khoản Twitter @openglam. Hãy nhớ là bạn cũng có thể làm điều đó, hãy đăng ký ở đây!

Anne Young là Giám đốc các công việc pháp lý và sở hữu trí tuệ ở Newfields và là người biên tập Các quyền và tái tạo lại: Sổ tay cho các cơ sở văn hóa, ấn bản lần hai”, vì nó mà bà đã nhận được giải thưởng Nancy DeLaurier của Hiệp hội Tài nguyên Nhìn vào năm 2017.

Chú giải

[1] Megan P. Bryant, Cherie C. Chen, Kenneth D. Crews, John ffrench, Walter G. Lehmann, Naomi Leibowitz, Melissa Levine, Sofía Galarza Liu, Michelle Gallagher Roberts, Nancy Sims, Deborah Wythe and Anne M. Young, Rights and Reproductions: The Handbook for Cultural Institutions, Second Edition. Edited by Anne M. Young. Lanham, Maryland: Rowman and Littlefield, 2019, p. 349.

[2] Idem, p. 348–349.

Giữ lại một số quyền CC BY-NC

In her first series (post one, two, three, four) Anne Young covered the essentials of rights and reproductions that are fundamental to enabling Open Access. In this second series, she’ll focus on what Open Access is, why it’s a good thing, and outline various implementation options for GLAM institutions.

1. What is Open Access, anyway?

Still Life with Profile of Laval (detail), 1886, oil on canvas, 18–1/8 x 15 in. Inianapolis Museum of Art at Newfields, Samuel Josefowitz Collection of the School of Pont-Aven, through the generosity of Lilly Endowment Inc., the Josefowitz Family, Mr. and Mrs. Leonard J. Betley, Lori and Dan Efroymson, and other Friends of the Museum, 1998.167. Public Domain.

Defining Open Access necessarily involves defining the variety of terms used to describe “open” including not only Open Access, but also Open Content, Open Data, and Open Source. Open Access is often used as the overarching term to encompass many or all of these forms of “open.” Let’s take a quick look at the landscape:

The traditional definition defines Open Access as the “practice of providing unrestricted access via the internet to peer-reviewed scholarly journal articles. Open Access is also increasingly being provided to theses, scholarly monographs, and book chapters.” In this scenario, Open Access comes in two degrees:

  • Gratis Open Access: no-cost online access

  • Libre Open Access: Gratis Open Access plus some additional usage rights.¹

In some cases, full Open Access, or Open Content, also includes the right to modify the work, whereas in scholarly publishing it is usual to keep an article’s content intact and to associate it with a fixed author or group of authors.

Open Access, Open Content, Open Source, and other variations on a theme of “open” are becoming more prevalent among GLAMs that are endeavoring to provide broader public access to their collection materials. And there are important reasons that back this decision:

  • allowing users to creatively modify works and distribute copies of their modifications;

  • enabling Linked Open Data for Libraries, Archives and Museums (LODLAM) to connect related data to allow for new meaningful insights in research and content discovery;

  • developing and promoting interoperability standards to facilitate the efficient dissemination of content.²

All these together work to expand and promote broad access to digital resources.Ten pins, about 1914, photographic print. Library of Congress Prints and Photographs Division, LC-DIG-ds-04042. Public Domain.

Armed with these definitions, GLAM R&R Specialists can begin to assess what level of Open Access (used as an all-encompassing term here) can best suit the needs of their institution’s goals and mission.

While the adoption of a formal Open Access policy (I highly recommend one as part of a GLAM’s overall Intellectual Property Policy), or the introduction of Open Access or Open Content image and video files provided directly from a GLAM’s website are growing in number, there are several inconsistencies in delivery and formatting that R&R Specialists should be aware of when seeking to reuse content.

Therefore, it is worth carefully examining whether a collection is truly “open.” Some GLAMs use language like “free” and “open” to describe publicly available collections whilst simultaneously imposing limitations on use. Those practices are what I and other GLAM professionals often describe as “Semi-Open Access,” “NOpen Access,” or “NOpenGLAM.”

However, do not fret! Even with such inconsistencies around “open,” the good news is that a growing number of GLAMs are embracing Open Access, and there are tools available to R&R Specialists as they help guide their institutions.

In the next post, we’ll explore tools and programs that GLAM professionals can use to integrate Open Access in their institution.

Disclaimer: The content of this post does not constitute legal advice nor does it refer to any particular or specific situation. If you have any doubts about your specific situation, you should consult with a lawyer.

These posts were compiled out of the set of tweets that Anne did during her curation of the @openglam Twitter account. Remember you can do it too, just sign up here!

Anne Young is the Director of Legal Affairs and Intellectual Property at Newfields and editor of “Rights and Reproductions: The Handbook for Cultural Institutions, Second Edition”, for which she received the Visual Resources Association’s Nancy DeLaurier Award in 2017.

Footnotes

[1] Megan P. Bryant, Cherie C. Chen, Kenneth D. Crews, John ffrench, Walter G. Lehmann, Naomi Leibowitz, Melissa Levine, Sofía Galarza Liu, Michelle Gallagher Roberts, Nancy Sims, Deborah Wythe and Anne M. Young, Rights and Reproductions: The Handbook for Cultural Institutions, Second Edition. Edited by Anne M. Young. Lanham, Maryland: Rowman and Littlefield, 2019, p. 349.

[2] Idem, p. 348–349.

Some rights reserved CC BY-NC

Dịch: Lê Trung Nghĩa

letrungnghia.foss@gmail.com

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây