Blog FOSS by Lê Trung Nghĩa

https://letrungnghia.mangvn.org


Khám phá thông tin chi tiết từ giờ giấc của văn phòng Bản quyền: Cơ bản về bản quyền

Khám phá thông tin chi tiết từ giờ giấc của văn phòng Bản quyền: Cơ bản về bản quyền

Discover insights from the Copyright office hours: copyright basics

Hande Ozkayagan, Posted on Wednesday April 26, 2023

Theo: https://pro.europeana.eu/post/discover-insights-from-the-copyright-office-hours-copyright-basics

Bài được đưa lên Internet ngày: 26/04/2023

Với ngày 26/04 đánh dấu Ngày Sở hữu Trí tuệ Thế giới, chúng tôi khởi động loạt tin tức Pro của chúng tôi bằng việc chia sẻ thấu hiểu từ Giờ giấc của Văn phòng Bản quyền (Copyright Office Hours) về Cơ bản về Bản quyền Copyright Basics. Khám phá các cách tiếp cận mới, các chủ đề nóng hiện nay - và cách tham gia các phiên trong tương lai!

'Giờ giấc của Văn phòng Bản quyền’ của cộng đồng bản quyền Europeana được Nhóm Chỉ đạo Cộng đồng tổ chức, và cung cấp không gian cho những người chuyên nghiệp về di sản văn hóa để thảo luận các câu hỏi và trao đổi kiến thức về bản quyền có liên quan tới ngành GLAM (Galleries, Libraries, Archives, Museums) - các phòng trưng bày, thư viện, kho lưu trữ, viện bảo tàng, và di sản văn hóa kỹ thuật số. Phiên đầu tiên của chúng tôi trong năm 2023 có mục tiêu đề cập tới các câu hỏi về những điều cơ bản của luật bản quyền - đọc tiếp để khám phá những gì đã được thảo luận!

Bạn tốt nhất mới của bạn với những điều cơ bản về bản quyền của Liên minh châu Âu - Người sử dụng bản quyền của Liên minh châu Âu

Phiên này đã bắt đầu bằng một giới thiệu về copyrightuser.eu bởi thành viên Bartolomeo Meletti (Đại học Glasgow) của Nhóm Chỉ đạo Bản quyền của chúng tôi. Nền tảng trên trực tuyến này đã được khởi xướng vào tháng 3/2023 như một phần của tập đoàn Tái tạo lại châu Âu. Cùng với website anh em của nó copyrightuser.org, nó đề cập tới luật bản quyền của Vương quốc Anh, nhằm làm cho luật bản quyền của châu Âu hiểu được và truy cập được tới bất kỳ ai. Chúng tôi khuyến nghị 2 website đó cho bất kỳ ai có quan tâm học những điều cơ bản về luật bản quyền hoặc tìm kiếm hướng dẫn về những gì họ nên xem xét khi tiếp cận các vấn đề liên quan tới bản quyền.

Liên minh châu Âu và Vương quốc Anh - Brexit ảnh hưởng bản quyền như thế nào

Sự khác biệt giữa 2 website tách bạch Người sử dụng Bản quyền (Copyright User), một đề cập tới luật bản quyền của Liên minh châu Âu, và cái kia đề cập luật bản quyền của Vương quốc Anh, đã phát sinh câu hỏi về các luật bản quyền của Vương quốc Anh và châu Âu tương tác với nhau như thế nào. Bartolomeo Meletti cho chúng ta tổng quan ngắn gọn về vấn đề này.

Chúng tôi đã thảo luận làm thế nào, bất kể sự ra đi của Vương quốc Anh khỏi Liên minh châu Âu, hệ thống bản quyền của Vương quốc Anh phần lớn phù hợp với luật bản quyền của Liên minh châu Âu. Điều này ngụ ý rằng các quyền độc quyền chính mà bản quyền trao (như quyền tái tạo lại, quyền truyền thông tới công chúng) cho phép khai thác thương mại một tác phẩm có bản quyền và xúc tác cho những người nắm giữ các quyền ngăn ngừa những người khác sử dụng nhất định tác phẩm của họ mà không có sự cho phép của họ, vẫn được thấy theo luật bản quyền của Vương quốc Anh. Điều y hệt áp dụng cho các tiêu chí gốc ban đầu như được các phán xét của Tòa án Công lý - CJEU (Court of Justice) phát triển. Các phán xét và giải nghĩa của CJEU về luật của Liên minh châu Âu ghi ngày tháng kết thúc giai đoạn chuyển đổi của Brexit (31/12/2020) vẫn tiếp tục áp dụng ở Vương quốc Anh. Tuy nhiên, điều này có thể thay đổi và trong tương lai, các quy định bản quyền của Vương quốc Anh có thể được sửa đổi và khác với các quy định của Liên minh châu Âu.

Sự thật phũ phàng - bản quyền là theo lãnh thổ

Một trong những yếu tố cơ bản của luật bản quyền là nó, về bản chất tự nhiên, theo lãnh thổ. Trong khi các quy định bản quyền ở Liên minh châu Âu phần lớn là hài hòa, đặc biệt về các quyền kinh tế (như quyền tái tạo lại hoặc truyền thông tới công chúng), các quy định có thể vẫn thay đổi từ quốc gia thành viên này tới quốc gia thành viên khác. Điều này ngụ ý rằng, ví dụ, dù một tác phẩm được bản quyền bảo vệ ở quốc gia này, nó có thể không được bảo vệ ở quốc gia khác.

Sự phân mảnh các quy định bản quyền ở Liên minh châu Âu là đặc biệt rõ về các quyền đạo đức, điều bảo vệ các lợi ích phi kinh tế của các tác giả trong tác phẩm của họ, cũng như trong các ngoại lệ và giới hạn bản quyền. Chỉ thị Xã hội Thông tin năm 2001 rõ ràng để các quyền đạo đức ra ngoài phạm vi của Chỉ thị và để lại quy định của chúng cho các luật quốc gia của các quốc gia thành viên. Như đối với các ngoại lệ bản quyền, điều cũng là quan trọng để tư vấn cho các luật quốc gia của các quốc gia thành viên. Hầu hết các ngoại lệ là tùy chọn theo luật của Liên minh châu Âu và vì thế có thể không hoán vị được ở mức các quốc gia thành viên (ví dụ, được bổ sung vào các luật quốc gia của một quốc gia thành viên nào đó) hoặc có thể được triển khai với những biến đổi.

Bản quyền và sử dụng các tác phẩm được bản quyền bảo vệ - quay lại những điều cơ bản

Trong quá trình của sự kiện giờ giấc của văn phòng bản quyền, một người tham gia đã hỏi liệu một nhà làm phim có thể sử dụng một bộ sưu tập TikTok có trong một kho lưu trữ nghe nhìn (được các bên thứ 3 tạo ra theo đó kho lưu trữ không có các quyền) trong một bộ phim tài liệu hay không. Bartolomeo Meletti đã chỉ cho chúng tôi qua những gì nên phải chú ý trước khi sử dụng một tác phẩm có bản quyền của bất kỳ ai đó khác.

Quy định mặc định là bất kỳ ai muốn sử dụng một tác phẩm được bản quyền bảo vệ cần có sự cho phép của người nắm giữ bản quyền để làm thế. Điều này có thể được làm bằng việc có được một giấy phép theo đó người nắm giữ các quyền cho phép chỉ cho những sử dụng nhất định tác phẩm của ông ta trong khi vẫn hưởng thụ quyền sở hữu bản quyền. Một cách khác để có được các quyền là bằng cách sang nhượng, nơi mà người nắm giữ bản quyền chuyển giao toàn bộ bản quyền hoặc chỉ các quyền độc quyền nhất định mà bản quyền trao cho ai đó khác. Tuy nhiên, việc có được sự cho phép từ người nắm giữ các quyền không luôn là có thể.

Đối với những sử dụng nhất định, một người có thể không luôn cần sự cho phép của người nắm giữ bản quyền, và luật bản quyền của Liên minh châu Âu cung cấp các cơ hội khác nhau cho điều này. Để bắt đầu, việc sử dụng một phần tầm thường hoặc không đáng kể của một tác phẩm có bản quyền (“sử dụng tối thiểu” - de minimis use) có lẽ có thể được mà không cần có sự cho phép của người nắm giữ bản quyền. Ngoài ra, luật bản quyền hạn chế các quyền độc quyền của người nắm giữ các quyền bằng việc cho phép các bên thứ 3 sử dụng tác phẩm đó cho các hành động nhất định mà không có sự cho phép, như để rà soát lại hoặc chỉ trích, giảng dạy và nghiên cứu hoặc để bảo tồn di sản văn hóa. Ngoài ra, một tác phẩm có bản quyền có thể được sử dụng không cần có sự cho phép nếu nó được làm cho sẵn sàng theo một giấy phép mở (open license). Khi điều này hiện diện, người sử dụng biết trước rằng việc sử dụng tác phẩm có bản quyền đó đã được người nắm giữ các quyền cho phép trước rồi. Điều này chủ yếu là trong trường hợp với các giấy phép Creative Commons.

Tham gia cùng chúng tôi trong các phiên sắp tới

Bạn thấy thú vị với bài đăng này? Hãy tham gia cùng chúng tôi trong sự kiện Giờ giấc của Văn phòng Bản quyền sắp tới! Bạn có thể thấy tổng quan của tất cả các phiên ở đây, và sự kiện tiếp theo diễn ra vào ngày 16/05. Nó sẽ tập trung vào việc sử dụng di sản văn hóa số cho máy học, và trí tuệ nhân tạo nói chung.

Đăng ký ở đây

Nếu bạn muốn tiếp tục thảo luận này, bạn có thể làm thế trên nền tảng inDICEs.

Khước từ: vui lòng lưu ý rằng các thảo luận được đưa ra trong sự kiện Giờ giấc của Văn phòng Bản quyền hoặc trong bài đăng này không tạo thành bất kỳ tư vấn pháp lý nào.

With 26 April marking World Intellectual Property Day, we kick off our Pro news series sharing insights from our Copyright Office Hours on the Copyright Basics. Discover new approaches, the hot topics of the moment - and how to join future sessions!

The Europeana Copyright Community ‘Copyright office hours’ are organised by the Community’s Steering Group, and provide a space for cultural heritage professionals to discuss questions and exchange knowledge on copyright in relation to GLAM sector and digital cultural heritage. Our first session of 2023 aimed to cover questions about the basics of copyright law - read on to discover what was discussed!

Your new best friend for EU copyright basics - Copyright User EU

The session started with an introduction to copyrightuser.eu by our Copyright Steering Group member Bartolomeo Meletti (University of Glasgow). This online platform was launched in March 2023 as part of the Recreating Europe consortium. Together with its sister website copyrightuser.org, which covers UK copyright law, it aims to make European copyright law understandable and accessible to everyone. We highly recommend these two websites to anyone interested in learning the basics of copyright law or seeking guidance on what they should consider while approaching copyright-related issues.

The EU and the UK - how Brexit affects copyright 

The distinction between the two separate Copyright User websites, one covering the EU and the other UK copyright law, raised the question of how UK and European copyright laws interact. Bartolomeo Meletti gave us a brief overview on the matter.

We discussed how, despite the UK’s exit from the European Union, the copyright system of the UK is largely in line with EU copyright law. This means that the main exclusive rights copyright grants (like reproduction right, right of communication to the public), which allow the commercial exploitation of the copyrighted work and enable rightsholders to prevent certain uses of their work by others without their permission, are still observed under UK copyright law.  The same applies to the originality criteria as developed by the Court of Justice (CJEU) judgements. CJEU’s judgements and interpretations of EU law dating up to the end of the Brexit transitional period (31 December 2020) still continue to apply in the UK. However, things may change and in the future, the copyright rules of the UK may be altered and diverge from the rules of the EU.

The harsh truth - copyright is territorial

One of the fundamental facts about copyright law is that it is territorial in nature. While copyright rules in the European Union are largely harmonised, for economic rights in particular (such as the right of reproduction or communication to the public), the rules may still change from member state to member state. This means that, for example, though one work is protected by copyright in one country, it may not be in another.

The fragmentation of copyright rules in the EU is evident particularly in moral rights, which protect authors´ non-economic interests in their work, as well as in the exceptions and limitations to copyright. The 2001 Information Society Directive explicitly leaves moral rights out of the scope of the Directive and leaves their regulation to the national laws of member states. As for copyright exceptions, it is also important to consult the national laws of member states. Most exceptions are optional under EU law and therefore may not have been transposed at the member state level (i.e. added to the national laws of a given member state) or may have been implemented with variations.

Copyright and use of copyright-protected works - back to basics

During these copyright office hours, a participant asked whether a filmmaker could use a TikTok collection held by an audiovisual archive (created by third parties for which the archive does not have the rights) in a documentary film. Bartolomeo Meletti walked us through what one should pay attention to before using someone else's copyrighted work.

The default rule is that anyone wishing to use a work protected by copyright should obtain permission of the copyright owner to do so. This can be done by obtaining a license through which the rightsholder gives permission only for certain uses of his work while still enjoying copyright ownership. Another way to obtain the rights is by way of assignment, where the copyright holder transfers the entire copyright or only certain exclusive rights copyright grants to someone else. However, obtaining permission from the rightsholder may not always be possible.

For certain uses, one might not always need the permission of the copyright holder, and EU copyright law provides various opportunities for this. To start with, using a trivial or insignificant part of a copyrighted work (“de minimis use”) might be possible without the need to obtain the permission of the rightsholder. Also, copyright law limits the exclusive rights of the rightsholder by allowing third parties to use the work for certain acts without permission, like for review or criticism, teaching and research or for preservation of cultural heritage. Moreover, a copyrighted work might be used without obtaining permission if it is made available under an open license. When this is the case, the user knows in advance that certain uses of the copyrighted work are already allowed by the rightsholder. This is mainly the case with Creative Commons Licenses

Join us in the upcoming sessions

Did you enjoy this post? Then join our upcoming Copyright Office hours! You can see an overview of all upcoming sessions here, and the next one take place on 16 May. It will focus on using digital cultural heritage for machine learning, and generative Artificial Intelligence.

Register here

If you would like to continue this discussion, you can do so in the inDICEs platform.

Disclaimer: please note that neither the discussions given in the Copyright Office Hours nor in this post constitute any legal advice.

Dịch: Lê Trung Nghĩa

letrungnghia.foss@gmail.com

Tác giả: Nghĩa Lê Trung

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây