Làm thế nào để biến quyền đối với khoa học thành hiện thực cho mỗi người và mọi người

Thứ năm - 22/09/2022 06:24
Làm thế nào để biến quyền đối với khoa học thành hiện thực cho mỗi người và mọi người

How to make the right to science a reality for each and everyone

Theo: https://www.unesco.org/en/articles/how-make-right-science-reality-each-and-everyone

May 10, 2022

Bài được đưa lên Internet ngày: 10/05/2022

Vai trò của khoa học trong xử lý COVID-19 và các hệ lụy của nó đã được thừa nhận rộng rãi. Bất chấp thực tế đó, quy trình khoa học và các hệ sinh thái khoa học vẫn còn vật lộn để kết hợp các quyền cơ bản của con người.

Gorodenkoff | Shutterstock.com

Truy cập tới kiến thức và các lợi ích của khoa học vẫn là bất bình đẳng. Ví dụ, chỉ 15,21% số người sống ở các quốc gia thu nhập thấp đã được tiêm chủng với ít nhất một liều so với 71,93% ở các quốc gia thu nhập cao cho tới ngày 20/04/2022. Bất bình đẳng giới vẫn tồn tại, ví dụ, chỉ 35% các sinh viên STEM trong giáo dục đại học toàn cầu là nữ. Các quyền tự do khoa học tiếp tục bị vi phạm. 332 cuộc tấn công vào các nhân viên giáo dục đại học đã được ghi nhận trong năm 2021.

Trong bối cảnh đó, UNESCO, Ủy ban của Thụy Sĩ về UNESCO, Đại học Geneva và OHCHR đã triệu tập một đối thoại về cải thiện hợp tác để trả lại quyền cho khoa học hiệu quả hơn, ở Geneva, Thụy Sĩ, vào các ngày 25-26/04/2022.

“Là cấp bách để biến quyền đối với khoa học trở thành hiện thực, và thừa nhận nó như là hòn đá tảng của các hệ sinh thái khoa học lành mạnh. Mục tiêu của chúng ta là để có khoa học nhiều hơn và tốt hơn để thông tin cho các lựa chọn của chúng ta.”

Gabriela Ramos, Trợ lý Tổng Giám đốc về Khoa học Xã hội và Nhân văn, UNESCO

Sự kiện 2 ngày là lần thứ hai trong loạt các cuộc gặp với nhiều bên liên quan, bao gồm các chuyên gia của Liên hiệp quốc, các học giả, các nhân viên hàn lâm và các đại diện của các thực thể thuộc Liên hiệp quốc và nhiều cơ sở từ khắp nơi trên thế giới. Mục đích là để xác định các chiến lược nhằm cải thiện việc thụ hưởng các quyền trong phạm vi ủy quyền của UNESCO.

UNESCO dẫn dắt các nỗ lực của Liên hiệp quốc để làm cho quyền đối với khoa học trở thành hiện thực cho từng và tất cả mọi người.

Có vài vấn đề chính cần phải được xem xét để hiện thực hóa quyền đối với khoa học:

  • việc tiếp nhận không đầy đủ quyền trong việc thúc đẩy các quyền khác có liên kết với nhau như quyền đối với sức khỏe và môi trường sạch và lành mạnh;

  • thiếu dữ liệu và hướng dẫn rõ ràng trong triển khai quyền đó;

  • kết nối không đủ giữa các ưu tiên phát triển quốc gia và cấp vốn cho nghiên cứu;

  • nhu cầu sử dụng tốt hơn lợi nhuận do các chế độ sở hữu trí tuệ cung cấp;

  • ảnh hưởng của thông tin sai lệch và thông tin xuyên tạc đối với niềm tin vào khoa học; và,

  • sự thừa nhận tri thức bản địa và truyền thống.

Việc thay đổi bức tranh sẽ đòi hỏi những điều sau, trong số những điều khác:

  • sự thay đổi mô hình để đặt quyền đối với khoa học vào trung tâm.

  • phát triển các chỉ số mạnh hơn, có thể bắt đầu từ vài lĩnh vực quan trọng, để thúc đẩy việc thu thập và phân tích dữ liệu.

  • tăng cường giao diện giữa khoa học với chính sách ở các mức khác nhau.

  • tối ưu hóa các cơ chế và chỉ thị của Liên hiệp quốc để thúc đẩy việc giám sát.

  • tạo ra không gian cho những thay đổi rộng lớn hơn của các bên liên quan, bao gồm các thực thế của Liên hiệp quốc, các nhân viên hàn lâm, các tổ chức phi chính phủ (NGO), các tổ chức xã hội dân sự (CSO), các tổ chức quyền con người quốc gia (NHRI) và các doanh nghiệp tư nhân.

UNESCO sẽ tiếp tục là tác nhân hàng đầu và đóng vai trò trung tâm trong các sáng kiến đó, đặc biệt bằng việc sử dụng sức mạnh triệu tập của nó.

Xem thêm

Khuyến nghị 2017 của UNESCO về Nghiên cứu và các Nhà nghiên cứu (bản dịch sang tiếng Việt) là người thay đổi cuộc chơi với tầm nhìn toàn diện của nó về khoa học nằm trong các quyền con người.

Động lực chính để biến khung này thành thay đổi tích cực trên thực tế là dự án do Cơ quan Phát triển Quốc tế Thụy Điển (Sida) tài trợ, hỗ trợ sáu quốc gia châu Phi củng cố các chính sách và hệ thống khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (STI) của họ bằng cách tích hợp các nguyên tắc của Khuyến nghị.

Các cột mốc quan trọng khác bao gồm sự phát hành Bản tóm tắt về quyền đối với khoa học COVID-19, một nghiên cứu sắp tới với Hiệp hội vì sự Tiến bộ của Khoa học của nước Mỹ về quyền đối với khoa học và các mục tiêu phát triển bền vững (SDG) trong bối cảnh COVID-19 và sự ra mắt của Khóa học Trực tuyến Mở Đại chúng (MOOC) với Cơ sở toàn cầu về quyền con người.


 

The role of science in tackling COVID-19 and its consequences has been widely recognised. But despite this fact, the process of science and science ecosystems still struggle to incorporate basic human rights.

Access to scientific knowledge and benefits remains inequitable. For instance, only 15.21% of people living in low-income countries were vaccinated with at least one dose compared to 71.93% in high income countries as of 20 April 2022. Gender divides persist e.g., only 35% of STEM students in higher education globally are women. Scientific freedoms continue to be infringed. 332 attacks on higher education staff were recorded in 2021.

In this context, UNESCO, the Swiss Commission for UNESCO, the University of Geneva and OHCHR convened a dialogue on enhancing cooperation to render the right to science more effective, in Geneva, Switzerland, on 25 and 26 April 2022.

It is urgent to make the right to science a reality, and to recognize it as the cornerstone of healthy science ecosystems. Our goal is to have more and better science informing our choices.

Gabriela Ramos Assistant Director-General for Social and Human Sciences, UNESCO

The two-day event was the second in a series of multi-stakeholder encounters, involving UN experts, scholars, academics and representatives of UN entities and various institutions from around the world. The aim is to identify strategies to advance the enjoyment of the rights within the mandate of UNESCO.

UNESCO leads the UN efforts to make the right to science a reality for each and everyone.

There are several key issues that need to be considered for the realization of the right to science:

  • the insufficient uptake of the right in the promotion of other interconnected rights such as the right to health and to a clean and healthy environment;

  • the lack of data and of clear guidance on the implementation of the right;

  • the inadequate connection between research funding and national development priorities;

  • the need to make better use of margins offered by intellectual property regimes;

  • the effects of misinformation and disinformation on trust in science; and,

  • the recognition of indigenous and traditional knowledge.

Changing the picture will require among others:

  • a paradigm shift to put the right to science at the centre.

  • the development of stronger indicators, possibly starting from a few critical areas, to boost data collection and analysis.

  • the strengthening of a science-policy interface at different levels.

  • the optimization of existing UN mechanisms and mandates to promote monitoring.

  • the creation of spaces for broader multistakeholder exchanges, involving UN entities, academia, NGOs, CSOs, NHRIs and private businesses.

UNESCO should continue to be a lead actor and play a central role in these initiatives, particularly by using its convening power.

See also

UNESCO’s 2017 Recommendation on Science and Scientific Researchers is a gamechanger with its comprehensive vision of science anchored in human rights.

A main driver for translating this framework into positive change on the ground is the project sponsored by Swedish International Development Agency (Sida) assisting six African countries to reinforce their science, technology and innovation (STI) policies and systems by integrating the principles of the Recommendation.

Other milestones include the release of a Brief on the right to science and COVID-19, an upcoming study with the American Association for the Advancement of Science on the right to science and SDGs in the COVID-19 context, and the launch of a Massive Open Online Course with the Global Campus of Human Rights.

Dịch: Lê Trung Nghĩa

letrungnghia.foss@gmail.com

Tác giả: Nghĩa Lê Trung

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Về Blog này

Blog này được chuyển đổi từ http://blog.yahoo.com/letrungnghia trên Yahoo Blog sang sử dụng NukeViet sau khi Yahoo Blog đóng cửa tại Việt Nam ngày 17/01/2013.Kể từ ngày 07/02/2013, thông tin trên Blog được cập nhật tiếp tục trở lại với sự hỗ trợ kỹ thuật và đặt chỗ hosting của nhóm phát triển...

Bài đọc nhiều nhất trong năm
Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm gì nhất ở mã nguồn mở?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập34
  • Máy chủ tìm kiếm8
  • Khách viếng thăm26
  • Hôm nay16,732
  • Tháng hiện tại706,717
  • Tổng lượt truy cập36,765,310
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây