Quyền đối với khoa học là chìa khóa cho sự hợp tác khoa học mạnh hơn để chống lại COVID-19 và các đại dịch trong tương lai

Thứ ba - 20/09/2022 05:40
Quyền đối với khoa học là chìa khóa cho sự hợp tác khoa học mạnh hơn để chống lại COVID-19 và các đại dịch trong tương lai

The right to science is key for stronger scientific cooperation to address COVID-19 and future pandemics

April 21, 2022; Last update: May 4, 2022

Theo: https://www.unesco.org/en/articles/right-science-key-stronger-scientific-cooperation-address-covid-19-and-future-pandemics

Bài được đưa lên Internet ngày: 21/04/2022, cập nhật lần cuối 04/05/2022

Các nhà khoa học và kiến thức khoa học đã được ca ngợi rộng rãi vì đã giúp chống lại đại dịch COVID-19 và hậu quả của nó, không chỉ bằng cách phát hiện ra vắc-xin trong thời gian kỷ lục, mà còn bằng cách giúp giữ cho xã hội và nền kinh tế của chúng ta hoạt động. Cùng lúc, chúng tôi cũng đã chứng kiến sự từ chối khoa học và kết quả khoa học ngày càng tăng, và ngày càng có nhiều sự phản đối và hạn chế đối với công việc của các nhà khoa học.

Trong Bản tóm tắt về Quyền đối với Khoa học và COVID-19, UNESCO chú ý đến tầm quan trọng của quyền con người được chia sẻ về tiến bộ khoa học và những lợi ích của nó (gọi là 'quyền đối với khoa học'), được nêu trong Điều 27 (1) của Tuyên ngôn thế giới về quyền con người, trong bối cảnh đại dịch COVID-19.

Alexander_LUX / Shutterstock.com

Quyền được làm khoa học và truy cập tới các phát hiện của nó hải được bảo vệ như một phần của sự đấu tranh vi các quyền con người và sự bình đẳng, bao gồm bình đẳng giới và chủng tộc. Trong tương lai, nhiều hơn chứ không ít hơn, khoa học sẽ là cần thiết và các quyết định chính sách sẽ đòi hỏi cơ sở khoa học vững chắc để ứng phó với nhiều thách thức. Tuy nhiên, ở nhiều nơi, tiến bộ khoa học chỉ được kết nối yếu ớt, nếu có, tới các câu hỏi về sự công bằng, tính hòa nhập, quyền tự do hàn lâm, và các quyền khác của con người.

Nếu khoa học được thừa nhận như là hàng hóa công cộng vì lợi ích của mọi cá nhân, thì sự hợp tác khoa học quốc tế trở thành bắt buộc. Đại dịch COVID-19 đã thể hiện rõ ràng tầm quan trọng của sự hợp tác như vậy để vượt qua các mối đe dọa xuyên các quốc gia.

Chỉ thông qua sự hợp tác quốc tế mạnh mẽ mà việc xây dựng một hệ sinh thái vì tư duy và nghiên cứu tự do không mất tiền mới có thể tiếp tục được, vì thế xúc tác cho quyền đối với khoa học và quyền tự do khoa học để hoàn thành vai trò có tính quyết định của chúng trong việc biến đổi các xã hội của chúng ta.”

Gabriela Ramos, Trợ lý Tổng Giám đốc về Khoa học Xã hội và Nhân văn ở UNESCO

Quyền đối với khoa học có tiềm năng khổng lồ vì sự bao phủ của nó toàn bộ vòng đời khoa học, không chỉ tăng cường đấu tranh chống COVID-19, mà còn cải thiện sự hợp tác quốc tế về khoa học hướng tới việc chia sẻ rộng rãi hơn kiến thức, các thực hành và các ứng dụng, mối quan hệ chính sách nghiên cứu mạnh mẽ hơn, và sự chuẩn bị sẵn sàng cho trường hợp khẩn cấp khoa học cơ bản hiệu quả hơn.

UNESCO muốn kích hoạt hành động để giúp phòng ngừa các trường hợp khẩn cấp trong tương lai, nơi mà nghiên cứu khoa học, kiến thức, dữ liệu, chính sách hoặc bằng chứng đóng vai trò quan trọng. Sự đóng góp quan trọng của UNESCO cho tranh luận về quyền đối với khoa học là việc thông qua Khuyến nghị 2017 về Khoa học và Nhà nghiên cứu Khoa học. Khuyến nghị đó khớp nối cách để khoa học và các nhà khoa học cần được hỗ trợ và bảo vệ thông qua các chính sách và hạ tầng của quốc gia về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, và giải quyết cách làm thế nào để kiến thức được khoa học tạo ra trong tất cả các ngành là áp dụng được. UNESCO thúc đẩy sự phát triển quyền đối với khoa học thông qua hướng dẫn hoạt động, phát triển năng lực & biện hộ.

Kể từ khi bùng phát COVID-19, hợp tác toàn cầu giữa các nhà khoa học đã được tạo thuận lợi thông qua một lượng thông tin và dữ liệu chưa từng thấy. Vào đầu năm 2022, số lượng các xuất bản phẩm về COVID-19 đạt hơn 800.000 với vài nền tảng thúc đẩy truy cập mở tới các phát hiện khoa học - ví dụ cơ sở dữ liệu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vào thời điểm đó có khoảng 380.000 xuất bản phẩm.

Tuy nhiên, vô số các thách thức đang tồn tại làm hạn chế tính hiệu quả và độ rộng của các can thiệp. Công việc khoa học đang đối mặt với những hạn chế ngày càng gia tăng ở nhiều phần của thế giới với 332 cuộc tấn công vào các nhân viên giáo dục đại học được ghi nhận trong năm 2021. Bất bình đẳng giới trong việc truy cập tới khoa học vẫn là một thực tế rõ ràng. Ví dụ, chỉ 35% sinh viên về khoa học, công nghệ, kỹ thuật, và toán học (STEM) trong giáo dục đại học toàn cầu là nữ giới và ít vị trí lãnh đạo và quản lý do phụ nữ nắm giữ. Hơn nữa, sự cực đoan hóa ngày càng tăng của các cuộc tranh luận chính trị và sự suy giảm niềm tin vào các tổ chức khoa học ở nhiều quốc gia có tác động tiêu cực đến khoa học và nghiên cứu khoa học.

Việc hiện thực hóa các nghĩa vụ và trách nhiệm nhân quyền rộng lớn hơn, ngoài những nghĩa vụ và trách nhiệm có liên quan cụ thể đến quyền đối với khoa học, sẽ cải thiện đáng kể không chỉ việc đối phó với COVID-19 mà còn cả sự chuẩn bị sẵn sàng toàn cầu đối với các đại dịch trong tương lai và các mối đe dọa xuyên quốc gia.

Liên hệ

k.tararas@unesco.org

Xem thêm

Scientists and scientific knowledge have been widely praised for helping to combat the COVID-19 pandemic and its consequences, not only by discovering vaccines in record time, but also by helping to keep our societies and the economy functioning. At the same time, we have also witnessed increasing rejection of science and scientific outcomes, and growing objections to and restrictions on scientists’ work.

In its Brief on the Right to Science and COVID-19, UNESCO draws attention to the importance of the human right to share in scientific advancement and its benefits (alias ‘the right to science’), enunciated in Article 27(1) of the Universal Declaration of Human Rights, in the context of the COVID-19 pandemic.

The right to do science and access its findings must be defended as part of the fight for human rights and equality, including gender and racial equality. Going forward, more, and not less, science will be needed and policy decisions will require a strong scientific basis in order to respond to multiple challenges. In many places, however, the advancement of science is only linked weakly, if at all, to questions of equality, inclusiveness, academic freedom, and other human rights.

If science is acknowledged as a common good appropriately geared to the benefit of all individuals, then international scientific cooperation becomes mandatory. The COVID-19 pandemic has clearly demonstrated the importance of such cooperation in coping with transnational threats.

“It is only through vibrant international cooperation that the building of an ecosystem for free thought and research can continue, thus enabling the right to science and scientific freedom to fulfill their decisive role in transforming our societies.”

Gabriela Ramos Assistant Director-General for Social and Human Sciences at UNESCO

The right to science has huge potential because of its coverage of the entire scientific cycle, not only to strengthen the fight against COVID-19, but also to improve international scientific collaboration towards a broader sharing of knowledge, practices and applications, a stronger research policy nexus, and a more effective basic scientific emergency preparedness.

UNESCO aims to trigger action that will help prevent future emergencies in which scientific research, knowledge, data, policy, or evidence play an important role. A milestone contribution of UNESCO to the right to science debate is the adoption of the 2017 Recommendation on Science and Scientific Researchers. The Recommendation articulates how science and scientists need to be supported and protected through national science, technology, and innovation policies and infrastructure, and addresses how the knowledge generated by science in all fields should be applied. UNESCO promotes the uptake of the right to science through operational guidance, capacity development and advocacy.

Since the COVID-19 outbreak, global cooperation among scientists has been facilitated through an unprecedented amount of information and data. In early 2022, the number of publications on COVID-19 amounted to over 800,000 with several platforms promoting open access to scientific findings – for instance WHO’s database contained by that date some 380,000 publications.
 
Yet, numerous challenges exist that limit the effectiveness and the breadth of interventions. Scientific work is facing increasing limitations in many parts of the world with 332 attacks on higher education staff accounted in 2021. Gender inequality in access to science remains a stark reality. For example, only 35% of science, technology, engineering, and mathematics (STEM) students in higher education globally are women and few positions of leadership and management are held by women. Furthermore, the increasing radicalisation of political debates and the receding trust in scientific institutions in many countries have a negative impact on science and scientific research.

The realization of broader human rights obligations and responsibilities, in addition to those specifically linked to the right to science, would greatly improve not only the COVID-19 response but also global preparedness for future pandemics and transnational threats.

Contact
k.tararas@unesco.org

See also

Dịch: Lê Trung Nghĩa

letrungnghia.foss@gmail.com

Tác giả: Nghĩa Lê Trung

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Về Blog này

Blog này được chuyển đổi từ http://blog.yahoo.com/letrungnghia trên Yahoo Blog sang sử dụng NukeViet sau khi Yahoo Blog đóng cửa tại Việt Nam ngày 17/01/2013.Kể từ ngày 07/02/2013, thông tin trên Blog được cập nhật tiếp tục trở lại với sự hỗ trợ kỹ thuật và đặt chỗ hosting của nhóm phát triển...

Bài đọc nhiều nhất trong năm
Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm gì nhất ở mã nguồn mở?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập347
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm345
  • Hôm nay29,422
  • Tháng hiện tại478,863
  • Tổng lượt truy cập38,005,687
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây