Khoa học và quyền con người: nhu cầu về một khái niệm thống nhất

Thứ hai - 19/09/2022 06:27
Khoa học và quyền con người: nhu cầu về một khái niệm thống nhất

Science as a human right: the need of a unified concept

30/11/2018

Theo: https://en.unesco.org/news/science-human-right-need-unified-concept

Bài được đưa lên Internet ngày: 30/11/2018

Mặc dù đã được ghi trong Tuyên ngôn Phổ quát về Quyền con người (UDHR), sự hiểu biết về khoa học như một quyền con người - và các nghĩa vụ phát sinh từ đó - vẫn chưa rõ ràng và chưa được phát triển. Đi đầu trong nỗ lực làm rõ quan điểm nhân quyền trong khoa học và khai thác sức mạnh chuyển đổi của nó, UNESCO đã mời các chuyên gia thảo luận về những thách thức và cơ hội chính trong bối cảnh Hội nghị Khoa học xã hội Mỹ Latinh và Caribe lần thứ 8 do Hội đồng Khoa học Xã hội Mỹ Latinh (CLACSO) tổ chức, tại Buenos Aires, Argentina, vào ngày 21 tháng 11 năm 2018.

“Là trách nhiệm của chúng ta để đảm bảo rằng khoa học và các ứng dụng của nó là hài hòa với tập hợp đầy đủ các tiêu chuẩn phổ quát. Tiếp cận quyền con người đối với khoa học phải nằm trong tâm của những gì chúng ta muốn vì một tương lai bền vững”, Nada Al-Nashif, Trợ lý Tổng Giám đốc của UNESCO về Khoa học Xã hội và Nhân văn. “Các bước chính là xác định nội dung chuẩn mực của nó, để làm sáng tỏ các nghĩa vụ nhà nước liên quan và cũng để xem xét các điều kiện cần thiết để triển khai nó”.

Mikel Mancisidor, Chủ tịch Viện Quốc tế về Quyền con người đối với Khoa học và Phó Chủ tịch Ủy ban về các Quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa (CESCR) của Liên hiệp quốc, có trách nhiệm về việc phác thảo bình luận chung về quyền hưởng thụ những lợi ích của quy trình khoa học và các ứng dụng của nó như được nêu rõ ở Điều 15 của Công ước Quốc tế về các Quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa (ICESCR). Ông đã nêu bật 2 thách thức chính tác động tới sự thừa nhận khoa học như một quyền con người. Thách thức đầu là sự hiểu biết chung về quyền đối với khoa học như truy cập tới của cải vật chất - chẳng hạn như một loại thuốc chữa được bệnh, ví dụ thế.

“Khoa học không chỉ là chiều kích vật chất, nó có nghĩa là quyền truy cập tới kiến thức. Nó không chỉ là công cụ để giành được những lợi ích vật chất, mà bản thân nó còn là một quyền văn hóa. Hơn cả quyền truy cập tới các ứng dụng của nó, khoa học ngụ ý sự tham gia và là cơ bản để xây dựng các xã hội dân chủ”, ông nói. Thách thức thứ hai là cách để thúc đẩy sự tham gia và biến khoa học như là một quyền con người trở thành hiện thực. “Khoa học cần phục vụ cho nhân loại. Chúng ta đã chứng kiến sự coi thường về kiến thức ngày càng tăng cùng với sự lan tràn của tin tức giả mạo. Trong bối cảnh này, sứ mệnh của giáo dục là thúc đẩy sự tôn trọng kiến thức ”, Mancisidor chỉ rõ.

Nhớ lại 70 năm kể từ khi UDHR được thông qua, được tổ chức vào năm nay, Mancisidor cũng nêu bật UNESCO đã có vai trò quan trọng trong việc chuyển sự hiểu biết về khoa học phục vụ sự tàn phá, như được nói rõ trong Chiến tranh thế giới lần hai, sang khoa học như một quyền văn hóa. mà cần phải hoạt động vì lợi ích của xã hội.

Sự ra đời của UNESCO từng cực kỳ quan trọng trong bối cảnh đó. Phiên bản cuối cùng của Điều 27 khẳng định rằng mỗi người có quyền tham gia và hưởng lợi từ khoa học. Quan điểm này là chìa khóa để hiểu quyền đối với khoa học”, ông nói.

Bộ mặt của con người trong khoa học

Theo Margaret Vitullo, Phó Giám đốc Hiệp hội Xã hội học Mỹ (ASA), 3 công cụ cơ bản là cần thiết để làm cho truy cập liên tục tới khoa học: truy cập tới giáo dục ở mọi mức, truy cập tới thông tin và các công nghệ thông tin, và việc cấp vốn.

Trước sự mất uy tín của khoa học trong những năm vừa qua, Vitullo đã bảo vệ những cải tiến trong cách giảng dạy khoa học: “Từ thuở sơ khai, bài nói chuyện khoa học đã mang tính trừu tượng. Khi chúng ta kết nối khoa học với việc giải quyết các vấn đề xã hội, chúng ta có thể cải thiện sự hiểu biết tốt hơn về tầm quan trọng của khoa học. Chúng ta cần chỉ ra cách để vật lý học, hóa học và các công thức có giá trị để cải thiện kiến thức về cách để giải quyết các vấn đề”

Elisa Reis, Phó Chủ tịch của Hội đồng Khoa học Quốc tế (ISC), đã khai phá các mối quan hệ giữa kiến thức khoa học và việc hoạch định chính sách. “Để biến khoa học thành một quyền con người, chúng ta cần có góc nhìn 2 mặt: khoa học vì chính sách và chính sách vì khoa học. Hai mục tiêu này coi khoa học là quyền con người theo đúng nghĩa của nó, là lợi ích và là sự tham gia ”, cô nhận xét”.

Dành riêng cho lễ kỷ niệm 70 năm thành lập UDHR, cuộc thảo luận của phiên hội thảo “Khoa học, một Quyền con người” là bước tiếp nối của lễ kỷ niệm Ngày Khoa học Thế giới vì Hòa bình và Phát triển vào ngày 10 tháng 11.

Video: https://www.youtube.com/watch?v=jc5MADBGC5g

Although enshrined in the Universal Declaration of Human Rights (UDHR), the understanding of science as a human right – and the obligations arising therefrom – have remained unclear and underdeveloped. At the forefront of efforts to clarify the human rights perspective of science and to harness its transformative power, UNESCO invited experts to discuss main challenges and opportunities in the context of the 8th Latin American and Caribbean Conference on Social Sciences held by the Latin American Council of Social Sciences (CLACSO), in Buenos Aires, Argentina, on 21 November 2018.

“It is our responsibility to ensure that science and its applications are in harmony with the full set of universal standards. A human-rights approach to science must be at the heart of what we want to be a sustainable future,” said Nada Al-Nashif, UNESCO Assistant Director-General for Social and Human Sciences. “Key steps are to define its normative content, to elucidate the related state obligations and also to consider what are the necessary conditions for its implementation.”

Mikel Mancisidor, President of the International Institute for the Human Right to Science and Vice-Chairperson of the UN Committee on Economic, Social and Cultural Rights (CESCR), is responsible for the drafting of a general comment on the right to enjoy the benefits of scientific progress and its applications as articulated in Article 15 of the International Covenant on Economic, Social and Cultural Rights (ICESCR). He highlighted two main challenges that affect the recognition of science as a human right. The first is the general understanding of the right to science as access to material goods – a medicine that can cure a disease, for example.

“Science is more than a material dimension, it means access to knowledge. It is not only an instrument to achieve material benefits, but a cultural right in itself. More than access to its applications, science means participation and is essential to build democratic societies”, he said.
The second challenge is how to foster participation and make science as a human right a reality. “Science needs to be at the service of humanity. We have seen growing disregard about knowledge, with the spread of fake news. In this context, the mission of education is to promote respect for knowledge”, Mancisidor indicated.

Reminding the 70 years since the adoption of the UDHR, celebrated this year, Mancisidor also highlighted UNESCO has had a critical role in shifting the understanding of science at the service of destruction, as articulated during the Second World War, to science as a cultural right that needs to operate in the benefit of society.

“The birth of UNESCO was extremely important in that context. The final version of Article 27 asserts that everyone has the right to participate and benefit from science. This perspective is key to understand the right to science”, he said.

The human face of science

According to Margaret Vitullo, Deputy Director of the American Sociological Association (ASA), three essential tools are necessary to make for continuous access to science: access to education at every level, access to information and communication technologies, and funding.

In view of the loss of prestige of science in the last years, Vitullo defended improvements in the way science is taught: “Since early ages, the scientific talk has been abstract. When we connect science to social problem solving, we can enhance better understanding on the importance of science. We need to show how physics, chemistry and formulas have a value to improve knowledge on how to solve problems”

Elisa Reis, Vice-President of the International Science Council (ISC), explored the ties between scientific knowledge and policy-making. “To make science a human right, we need a twofold perspective: science for policy and policy for science. These two targets contemplate science as a human right in its full sense, as a benefit and as participation”, she observed.

Dedicated to the 70th anniversary of the UDHR, the panel discussion “Science, a Human Right” was a continuation step of the celebration of the World Science Day for Peace and Development on 10 November.  

Video: https://www.youtube.com/watch?v=jc5MADBGC5g

Dịch: Lê Trung Nghĩa

letrungnghia.foss@gmail.com

Tác giả: Nghĩa Lê Trung

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Về Blog này

Blog này được chuyển đổi từ http://blog.yahoo.com/letrungnghia trên Yahoo Blog sang sử dụng NukeViet sau khi Yahoo Blog đóng cửa tại Việt Nam ngày 17/01/2013.Kể từ ngày 07/02/2013, thông tin trên Blog được cập nhật tiếp tục trở lại với sự hỗ trợ kỹ thuật và đặt chỗ hosting của nhóm phát triển...

Bài đọc nhiều nhất trong năm
Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm gì nhất ở mã nguồn mở?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập94
  • Hôm nay6,484
  • Tháng hiện tại579,346
  • Tổng lượt truy cập37,380,920
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây