Peer-reviewed preprints and the Publish-Review-Curate model
28/10/2024
Theo: https://www.coalition-s.org/blog/peer-reviewed-preprints-and-the-publish-review-curate-model/
Bài được đưa lên Internet ngày: 28/10/2024
Mô hình xuất bản khoa học truyền thống, được đặc trưng bởi các quyết định biên tập mang tính kiểm soát, đã bị chỉ trích ngày càng nhiều. Những người phản đối viện lý rằng mô hình này là quá chậm, mù mờ, không công bằng, thiếu trình độ, bị áp đảobởi một nhóm nhỏ các cá nhân, không hiệu quả, và thậm chí lỗi thời. Để đáp lại các chỉ trích đó, hai lựa chọn thay thế đã giành được thu hút được sự chú ý: các bài viết trước in được rà soát lại ngang hàng và mô hình Xuất bản - Rà soát lại - Giám tuyển - PRC (Publish-Review-Curate) (Stern & O’Shea, 2019 và Liverpool, 2023). Cả hai mô hình chia sẻ hai bước chung:
Bước 1: Các tác giả quyết định khi nào để các bài báo của họ sẵn sàng công khai bằng việc ký gửi chúng như các bài báo trước in (preprint) lên các máy chủ preprint hoặc các kho lưu trữ mở của cơ sở.
Bước 2: Các bài báo trước in (preprint) sau đó chính thức được rà soát lại bằng các dịch vụ chuyên dụng (chẳng hạn như Review Commons, PREreview, Peer Community In (PCI), v.v.), và các bản rà soát lại được làm cho truy cập được công khai.
Mô hình Xuất bản - Rà soát lại - Giám tuyển (PRC) bao gồm một bước bổ sung: giám tuyển. Ở phần sau đây, chúng tôi sẽ hiểu giám tuyển các bài báo như là một quy trình lựa chọn dẫn đến việc trình bày các bài báo trong một bộ sưu tập được một tạp chí hoặc dịch vụ khác tổ chức, một định nghĩa sát với từ điển tiếng Anh của Google được các ngôn ngữ Oxford cung cấp. Lưu ý là vài đồng nghiệp sử dụng định nghĩa giám tuyển mở rộng hơn, trải từ biên soạn đơn giản đến chứng thực các bài báo (Corker et al., 2024). Các dịch vụ giám tuyển nhất định (ví dụ, các tạp chí) lựa chọn và kết hợp các preprint được rà soát lại vào trong các bộ sưu tập được giám tuyển của họ, cung cấp cho chúng một lớp nhận dạng bổ sung mà các bản preprint không được giám tuyển không nhận được.
Các bản preprint được rà soát lại ngang hàng và mô hình Xuất bản - Rà soát lại - Giám tuyển đang nhận được sự quan tâm ngày càng gia tăng từ nhiều bên liên quan: các nhà cấp vốn (như, Liên minh S), các tổ chức ủng hộ preprint (như, ASAPbio), các nhà xuất bản (chẳng hạn như các nhà xuất bản tham gia hội thảo ‘Hỗ trợ tính tương hợp của siêu dữ liệu rà soát lại ngang hàng các bản preprint’ được tổ chức trong các ngày 17-18/10 ở Hinxton Hall, Vương quốc Anh, được Europe PMC và ASAPbio đồng tổ chức), và cả các tạp chí (ví dụ, các tạp chí thân thiện với PCI).
Một ví dụ nổi bật của tổ chức áp dụng mô hình Xuất bản - Rà soát lại - Giám tuyển (PRC) là eLife (Hyde et al., 2022). Trong mô hình này, các tác giả trước hết ký gửi các bản preprint của họ và sau đó gửi chúng tới eLife để rà soát lại ngang hàng. Sau một vòng rà soát lại và thu phí xuất bản, eLife, từ 2023, đã loại bỏ các quyết định chấp nhận/từ chối theo truyền thống. Thay vào đó, nó tập trung vào việc rà soát lại công khai và đánh giá biên tập định tính của các bản preprint. Bản preprint được xuất bản trên website của eLife như một “Preprint được Rà soát lại”, cùng với bản đánh giá biên tập và rà soát lại công khai.
Một so sánh khác thường được thực hiện với mô hình PRC là quy trình đánh giá Có Cộng đồng Ngang hàng - PCI (Peer Community In). Trong PCI, các tác giả xuất bản các bài báo và các bản preprint của họ vào các kho lưu trữ mở, gửi chúng tới một PCI theo chủ đề, và trải qua một hoặc nhiều vòng rà soát lại ngang hàng. Sau đó, họ nhận được quyết định biên tập cuối cùng (chấp nhận/từ chối). Các bài báo được chấp nhận được PCI khuyến nghị công khai, cùng với các bản rà soát lại ngang hàng, các quyết định biên tập, và các câu trả lời của tác giả. Quy trình của PCI phản ánh mô hình PRC, với giám tuyển - được sự chấp nhận bản precision và xuất bản văn bản khuyến nghị đánh dấu - sau quá trình rà soát lại ngang hàng. Tuy nhiên, PCI chỉ công khai các bản rà soát lại nếu bài báo được chấp nhận.
Sự mơ hồ trong các bản preprint được rà soát lại ngang hàng và mô hình PRC
Hai sự mô hồ chính làm mờ đi định nghĩa cuaur các bản preprint được rà soát lại ngang hàng và mô hình PRC:
1. Rà soát lại ngang hàng không nhất thiết là xác nhận
Việc rà soát lại ngang hàng thường bị lẫn lộn với một hệ thống xác nhận hoặc từ chối các bài báo. Tuy nhiên, trong hầu hết các dịch vụ preprint được rà soát lại ngang hàng, không quyết định chính thức nào (xác nhận/không xác nhận) được đưa ra, không giống như trong các tạp chí truyền thống. Một bản preprint trải qua rà soát lại ngang hàng không được phân loại như là “được xác nhận” hoặc “không được xác nhận” chỉ dựa vào các rà soát lại. Rà soát lại đơn giản cung cấp các quan điểm phản biện, cả tích cực và tiêu cực, và nó duy trì tùy thuộc vào độc giả diễn giải chúng. Ngoài ra, quy trình rà soát lại ngang hàng vốn dĩ không đảm bảo chất lượng của một bài báo. Nó cung cấp các ý kiến phản biện của những người rà soát lại nhưng không cung cấp sự xác nhận chắc chắn. Nó cung cấp cho độc qỉa các yếu tố phản biện tích cực và tiêu cực ít nhiều dựa trên sự hiểu biết ít nhiều toàn diện và ít nhiều đầy đủ. Nó không là sự xác nhận mà là ý kiến của một hoặc nhiều người rà soát lại về tất cả hoặc một phần của bài báo.
Độc giả thường không thể đưa ra kết luận về xác thực dựa trên các bản rà soát lại ngang hàng vì chúng thường phức tạp và dài dòng, khiến chúng khó hiểu đối với ít nhất một bộ phận độc giả. Chỉ những chuyên gia dành thời gian để làm như vậy mới có quyền truy cập chuyên môn hoàn toàn vào cuộc đối thoại giữa những người đánh giá và các tác giả. Ngoài ra, độc giả thường thiếu bối cảnh để đánh giá chất lượng của các bài rà soát lại, vì họ không thể đánh giá cách những người đánh giá được lựa chọn, chuyên môn của họ về chủ đề này hoặc các xung đột lợi ích tiềm ẩn của họ. Sự không rõ ràng này trái ngược với vai trò của biên tập viên, những người sở hữu thông tin này và đưa ra quyết định sáng suốt về việc xác thực.
Hệ quả là, việc liệt kê, công bố, và đánh dấu các bản preprint như là “được rà soát lại” có khả năng sẽ làm phát sinh các vấn đề mới, vì các độc giả có thể không có khả năng để diễn giải đúng các bản rà soát lại ngang hàng và có thể nghĩ sai rằng ‘được rà soát lại’ có nghĩa là ‘được xác thực’.
Liên quan đến định nghĩa của một bản preprint được rà soát lại ngang hàng, quan điểm của Liên minh S là thú vị. Nó nêu rằng:
“
các ấn phẩm được rà soát lại ngang hàng
' –
được định nghĩa ở đây như là các tài liệu học thuật tuân thủ với quy trình rà soát lại ngang hàng tiêu chuẩn độc lập với tạp chí với sự xác thực rõ ràng hoặc ngầm định - được hầu hết các tổ chức của Liên minh S coi là có giá trị và tình trạng tương đương như là các ấn phẩm được rà soát lại ngang hàng sẽ được xuất bản trên một tạp chí hoặc một nền tảng được công nhận
”
Liên minh S đã bổ sung một lưu ý để làm rõ “xác thực rõ ràng hoặc ngầm định” là gì:
“
Một quy trình rà soát lại ngang hàng tiêu chuẩn được định nghĩa như là việc thu hút ít nhất hai chuyên gia rà soát lại tuân thủ các hướng dẫn COPE và không có xung đột lợi ích với (các) tác giả. Sự xác thực ngầm đã diễn ra khi những người rà soát lại nêu các điều kiện cần phải được thỏa mãn đối với một bài báo sẽ được xác thực. Một xác thực rõ ràng được biên tập viên, một ban biệt tập, hoặc cộng đồng giám sát quy trình rà soát lại đó thực hiện.
”
Độ chính xác này của Liên minh S làm cho có thể chỉ ra các bài preprint được rà soát lại ngang hàng nào có “giá trị và tình trạng tương đương như là các ấn phẩm được rà soát lại ngang hàng được xuất bản trên một tạp chí hoặc một nền tảng được thừa nhận”.
2. Giám tuyển không nhất thiết là xác thực
Giám tuyển có thể được coi như là sự phân loại, lựa chọn tích cực và (ít nhiều) nêu bật các bài báo được rà soát lại. Giám tuyển thường liên quan đến lựa chọn định tính tích cực: một bài báo được lựa chọn để đưa vào một bộ sưu tập dựa trên những phẩm chất – thường là tích cực – của nó.
Giám tuyển đôi khi là hệ quả của một quá trình đánh giá có được từ rà soát lại ngang hàng. Nó hoặc là ở dạng xác thực (ví dụ, ấn phẩm kinh điển, khuyến nghị công khai bản preprint từ PCI) hoặc ở dạng các bài báo nổi bật đã được xác thực rồi (ví dụ, F1000prime, Faculty Opinion, các blog, tin tức & lượt xem, khuyến nghị bản preprint từ PCI, v.v.).
Tuy nhiên, về lý thuyết, giám tuyển có thể được triển khai mà không có xác thực trước hoặc đồng thời (xem Stern & O’Shea, 2019 và Corker et al., 2024). Giám tuyển có thể không luôn tuân theo quy trình rà soát lại ngang hàng dẫn tới xác thực hoặc có thể không tự động liên quan tới một quy trình xác thực.
Điều này có thể gây ra vấn đề nếu độc giả nghĩ sai rằng các bản preprint được rà soát lại ngang hàng được giám tuyển như vậy là các bản preprint được xác thực.
Xác thực nhị phân như một giải pháp
Không giống như nhiều người ủng hộ các bản preprint được rà soát lại ngang hàng và, thường thấy hơn, các chỉ trích của những người trông giữ hệ thống xuất bản truyền thống, tại PCI, chúng tôi bảo vệ xác thực nhị phân (binary validation) các bản preprint được rà soát lại ngang hàng, một quyết định rõ ràng chấp nhận/từ chối sau rà soát lại ngang hàng. Quan điểm của chúng tôi là pha giám tuyển của mô hình PRC có thể hưởng lợi từ quyết định biên tập tích cực. Cách tiếp cận này có một ưu điểm: nó gửi đi tín hiệu rõ ràng tới độc giả, khẳng định rằng một phần cộng đồng khoa học đã đánh giá và xác thực bài báo đó.
Không giống như nhiều người ủng hộ các bản preprint được rà soát lại ngang hàng, tại PCI, chúng tôi bảo vệ xác thực nhị phân các bản preprint được rà soát lại ngang hàng, một quyết định rõ ràng chấp nhận/từ chối sau rà soát lại ngang hàng. Chia sẻ trên X
Lưu ý rằng không phải tất cả các cộng đồng khoa học đều có cùng tiêu chí chấp nhận/từ chối. Một số cộng đồng có tiêu chí khoa học khắt khe hơn, chọn lọc hơn những cộng đồng khác. Điểm mạnh tối thiểu có thể chấp nhận được về bằng chứng khác nhau giữa các tạp chí khoa học. Những khác biệt này giải thích một phần lý do tại sao cùng một nghiên cứu có thể được công bố trên một tạp chí này nhưng không được công bố trên tạp chí khác, bất kể bất kỳ lập luận nào liên quan đến tính nguyên bản hoặc tác động của nghiên cứu. Ví dụ, các tạp chí mà có thể công bố sau khi được PCI Registered Reports (PCI RR) khuyến nghị có "Mức độ kiểm soát thiên vị tối thiểu cần thiết để bảo vệ chống lại việc quan sát dữ liệu trước đó" khác nhau.
Sự khác biệt về tính nghiêm ngặt khoa học này để có được sự xác thực không đặt ra câu hỏi về việc kiểm soát mà chỉ xác định rõ ràng và làm rõ nó. Các tiêu chí chỉ cần khách quan và minh bạch, như với các tạp chí thân thiện với PCI RR. Sự đa dạng và tính không đồng nhất của ngưỡng chấp nhận phản ánh sự đa dạng của các cộng đồng và cơ quan xác thực. Trong hệ sinh thái xuất bản cổ điển, sự đa dạng này được phản ánh qua sự đa dạng của các tạp chí khoa học. Các tác giả ít nhiều quen thuộc với sự đa dạng này và độc giả cũng quen thuộc một phần với nó. Trong hệ sinh thái Xuất bản-Rà soát lại-Giám tuyển dựa trên xác thực trước hoặc cùng lúc với quá trình giám tuyển, có thể mong đợi hoặc thậm chí mong muốn có sự đa dạng về ngưỡng để có được xác thực và do đó, giám tuyển.
Hai mô hình PRC với xác thực
Chúng tôi tin tưởng rằng mô hình Xuất bản - Rà soát lại - Giám tuyển không thể đứng một mình: nó cần kết hợp một quyết định biên tập nhị phân, điều sẽ được thực hiện trước khi hoặc cùng lúc giám tuyển. Vì thế chúng tôi đề xuất hai hình thức của PRC, cả hai đều kết hợp bước xác thực dựa trên rà soát lại ngang hàng:
1. Xuất bản - Rà soát lại - Giám tuyển (= Xác thực): Trong mô hình này, bản thân giám tuyển hành động như là xác thực dựa trên rà soát lại ngang hàng. Điều này là những gì hầu hết các tạp chí khoa học làm. Ví dụ, một tạp chí có thể xuất bản một bản preprint được rà soát lại ngang hàng dựa trên rà soát lại ngang hàng được một dịch vụ khác tạo ra, như các tạp chí thân thiện với PCI hoặc các tạp chí liên quan đến Review Commons có thể làm.
2. Xuất bản - Rà soát lại (=>Xác thực)-Giám tuyển: Ở đây, rà soát lại ngang hàng dẫn tới xác thực trước bước giám tuyển. Giám tuyển cung cấp giá trị gia tăng cho bài báo đã nhận được rồi một quyết định chấp nhận (biên tập) dựa trên rà soát lại ngang hàng. Điều này là những gì F1000 đã thường làm hoặc những gì Nature (và các tạp chí khác) làm bằng việc xuất bản Tin tức & Lượt xem (News & Views) để nêu bật một bài báo đã được xuất bản rồi.
PRC trước sự chỉ trích của các mô hình xuất bản truyền thống
Cuối cùng, hãy đánh giá lại sự chỉ trích của mô hình xuất bản truyền thống - dài, mù mờ, không công bằng, không đủ tiêu chuẩn, độc quyền, không hiệu quả, và lỗi thời - trong bối cảnh của mô hình PRC với xác thực nhị phân:
Dài: Các bản preprint được xuất bản trước khi rà soát lại ngang hàng và xác thực, loại bỏ sự chậm trễ nơi các bài báo bị ẩn khỏi các độc giả trong quá trình đánh giá.
Mù mở: Các bản rà soát lại là có sẵn công khai, và các quyết định xác thực cũng có thể là minh bạch.
Không công bằng: Các tiêu chí đánh giá minh bạch, khách quan loại bỏ các lo ngại về tính công bằng.
Những người đánh giá không đủ tiêu chuẩn: Đảm bảo rằng các biên tập viên và người rà soát lại có năng lực giải quyết các chỉ trính đối với các đánh giá không đủ tiêu chuẩn.
Độc quyền: Rất nhiều biên tập viên, vì trường hợp này đi với các biên tập viên theo chủ đề của PCI, đảm bảo sự đa dạng các quan điểm.
Không hiệu quả: Trong khi không hệ thống là miễn nhiễm với các sai sót, tính minh bạch của việc rà soát lại và các đánh giá biên tập cho phép các độc giả xác định các khiếm khuyết tiềm tàng.
Lỗi thời: Thời gian sẽ trả lời liệu chúng tôi là đúng hay sai. Tuy nhiên, có một chỉ số khích lệ: tăng trưởng nhanh về sử dụng các Báo cáo được Đăng ký với quyết định nhị phân sau rà soát lại ngang hàng là dấu hiệu tích cực liên quan đến xác thực trong một hệ thống PRC.
Tóm lại, mô hình PRC, khi kết hợp với xác thực nhị phân, cung cấp một lựa chọn thay thế mạnh mẽ cho việc xuất bản truyền thống, giải quyết các chỉ trích chính của nó trong khi giữ lại các lợi ích của rà soát lại ngang hàng và giám tuyển.
-------------------------------------
Denis Bourguet
Denis Bourguet là nhà khoa học cao cấp tại Viện nghiên cứu nông học và môi trường quốc gia Pháp (INRAE). Ông làm việc tại Montpellier, Pháp, về sinh học tiến hóa về sự tiến hóa của khả năng kháng thuốc trừ sâu. Ông đồng sáng lập PCI vào cuối năm 2016 và đồng quản lý PCI kể từ đó.
The traditional scientific publication model, characterized by gate-keeping editorial decisions, has come under increasing criticism. Opponents argue that it is too slow, opaque, unfair, lacking in qualifications, dominated by a small group of individuals, inefficient, and even obsolete. In response to these critiques, two alternatives have gained traction: peer-reviewed preprints and the Publish-Review-Curate (PRC) model (Stern & O’Shea, 2019 and Liverpool, 2023). Both models share two common steps:
Step 1: Authors decide when to make their articles publicly available by depositing them as preprints on preprint servers or institutional open archives.
Step 2: These preprints are then formally reviewed by specialized services (such as Review Commons, PREreview, Peer Community In (PCI), etc.), and the reviews are made publicly accessible.
The Publish-Review-Curate model includes an additional step: curation. In the following, we will understand the curation of articles as a selective process leading to the presentation of articles in a collection organised by a journal or another service, a definition close to that of Google’s English dictionary provided by Oxford Languages. Note that some colleagues use a more extended definition for curation, ranging from simple compilation to certification of articles (Corker et al., 2024). Certain curation services (e.g., journals) select and incorporate reviewed preprints into their curated collections, providing them with an added layer of recognition that non-curated preprints do not receive.
Peer-reviewed preprints and the Publish-Review-Curate model are garnering increasing interest from various stakeholders: funders (e.g., cOAlition S), pro-preprint organizations (e.g., ASAPbio), publishers (such as those participating in the ‘Supporting interoperability of preprint peer review metadata’ workshop held on October 17 & 18 at Hinxton Hall, UK, co-organized by Europe PMC and ASAPbio), and even journals (e.g., PCI-friendly journals).
One notable example of an organisation that applies the Publish-Review-Curate (PRC) model is eLife (Hyde et al., 2022). In this model, authors first deposit their preprints and then submit them to eLife for peer review. After a round of reviews and the collection of a publication fee, eLife has, since 2023, removed the traditional accept/reject decisions. Instead, it focuses on public reviews and qualitative editorial assessments of preprints. The preprint is published on eLife’s website as a “Reviewed Preprint,” along with the editorial assessment and public reviews.
Another comparison often made with the PRC model is the Peer Community In (PCI) evaluation process. In PCI, authors publish their articles as preprints on open archives, submit them to a thematic PCI, and undergo one or more rounds of peer review. Afterwards, they receive a final editorial decision (accept/reject). Accepted articles are publicly recommended by PCI, along with peer reviews, editorial decisions, and author responses. PCI’s process mirrors the PRC model, with curation—marked by the preprint’s acceptance and publication of a recommendation text—following peer review. However, PCI only makes reviews public if the article is accepted.
Ambiguities in Peer-Reviewed Preprints and the PRC Model
Two key ambiguities blur the definition of peer-reviewed preprints and the PRC model:
1. Peer review is not necessarily validation
Peer review is often confused with a system of validating or rejecting articles. However, in most peer-reviewed preprint services, no formal decision (validation/non-validation) is made, unlike in traditional journals. A preprint undergoing peer review is not classified as “validated” or “not validated” based solely on reviews. Reviews simply offer critical perspectives, both positive and negative, and it remains up to the reader to interpret them. Additionally, the peer-review process does not inherently guarantee the quality of an article. It offers critical opinions by reviewers but does not provide a definitive validation. It provides the reader with positive and negative critical elements based on a more or less thorough and more or less complete expertise. It is not a validation but the opinion of one or more reviewers on all or part of the article. Readers often cannot draw conclusions about validation based on peer reviews because they are generally complex and lengthy, making them difficult to understand for at least part of the readership. Only experts who take the time to do so have complete expert access to the dialogue between reviewers and authors. In addition, readers often lack the context to judge the quality of reviews, as they are unable to evaluate how reviewers are selected, their expertise on the subject, or their potential conflicts of interest. This opacity contrasts with the role of editors, who do possess this information and make informed decisions on validation.
Consequently, listing, declaring, and marking preprints as “reviewed” will likely give rise to new problems, because readers may not be able to interpret peer reviews correctly and may mistakenly think that ‘reviewed’ means ‘validated’.
Concerning the definition of a peer reviewed preprint, cOAlition S position is interesting. It states that:
“
peer reviewed publications' – defined here as scholarly papers that have been subject to a journal-independent standard peer review process with an implicit or explicit validation – are considered by most cOAlition S organisations to be of equivalent merit and status as peer-reviewed publications that are published in a recognised journal or on a platform”
cOAlition S added a note to clarify what is an “implicit or explicit validation”:
“
A standard peer review process' is defined as involving at least two expert reviewers who observe COPE guidelines and do not have a conflict of interest with the author(s). An implicit validation has occurred when the reviewers state the conditions that need to be fulfilled for the article to be validated. An explicit validation is made by an editor, an editorial committee, or community overseeing the review process.”
This cOAlition S precision makes it possible to indicate which peer-reviewed preprints have “equivalent merit and status as peer-reviewed publications that are published in a recognised journal or on a platform.”
2. Curation is not necessarily validation
Curation can be viewed as a positive classification, selection and (more or less) highlighting of reviewed articles. Curation is generally associated with positive qualitative selection: an article is selected for inclusion in a collection based on its – generally positive – qualities.
Curation is sometimes the consequence of an evaluation process resulting from peer review. It is either a form of validation (e.g. classic publication, public recommendation of preprint by PCI) or a form of highlighting articles that have already been validated (e.g. F1000prime then Faculty Opinion, blogs, news & views, recommendation of postprint by PCI, etc.).
In theory, however, curation can be carried out without prior or simultaneous validation (see Stern & O’Shea, 2019 and Corker et al., 2024). Curation may not always follow a peer-review process leading to validation or may not be automatically associated with a validation process.
This can cause a problem if the reader mistakenly thinks that such curated peer-reviewed preprints are validated preprints.
Binary validation as a solution
Unlike many supporters of peer-reviewed preprints and, more generally, critics of gate-keeping of the traditional publication system, at PCI, we advocate for the binary validation of peer-reviewed preprints, a clear accept/reject decision after peer review. Our view is that the curation phase of the PRC model would benefit from a positive editorial decision. This approach has an advantage: it sends a clear signal to the reader, confirming that part of the scientific community has evaluated and validated the article.
Unlike many supporters of peer-reviewed preprints, at PCI, we advocate for the binary validation of peer-reviewed preprints, a clear accept/reject decision after peer review. Share on X
Note that not all scientific communities have the same acceptance/rejection criteria. Some communities have stricter, more selective scientific criteria than others. The minimum acceptable strength of evidence varies between scientific journals. These variations partly explain why the same study can be published in one journal but not in another, regardless of any arguments relating to the originality or impact of the study. For example, the journals in which it is possible to publish after a recommendation by PCI Registered Reports (PCI RR) have different “Minimum required level of bias control to protect against prior data observation”.
This variation in scientific stringency to obtain validation does not call gatekeeping into question but explicitly qualifies and nuances it. The criteria need only be objective and transparent, as with PCI RR-friendly journals. The diversity and heterogeneity of acceptance thresholds reflect a diversity of communities and validation bodies. In the classic publication ecosystem, this diversity is reflected by a diversity of scientific journals. Authors are more or less familiar with this diversity, and readers are partly familiar with it. In a Publish-Review-Curate ecosystem based on validation prior to or at the same time as curation, a diversity of thresholds can be expected or even desired to obtain validation and, therefore, curation.
Two models of PRC with validation
We believe that the Publish-Review-Curate model cannot stand by itself: it should incorporate a binary editorial decision, which should be made before or during curation. We therefore propose two forms of PRC, both of which incorporate a validation step based on peer reviews:
1. Publish-Review-Curate(=Validate): In this model, curation itself acts as validation based on peer reviews. This is what most scientific journals do. For example, a journal may publish a peer-reviewed preprint based on peer reviews produced by another service, as PCI-friendly journals or journals associated with Review Commons would do.
2. Publish-Review(=>Validate)-Curate: Here, peer reviews lead to validation before the curation step. Curation gives additional value to an article that has already received an (editorial) acceptance decision based on peer review. This is what F1000 used to do or what Nature (and other journals) do by publishing News & Views to highlight an already published article.
PRC in light of the criticism of traditional publication models
Finally, let’s reassess the criticisms of the traditional publication model—long, opaque, unfair, unqualified, monopolized, inefficient, and obsolete—in the context of a PRC model with binary validation:
Length: Preprints are published before peer review and validation, eliminating the delays where articles remain hidden from readers during evaluation.
Opacity: Reviews are publicly available, and validation decisions can also be transparent.
Unfairness: Transparent, objective evaluation criteria remove concerns about fairness.
Unqualified evaluators: Ensuring that editors and reviewers are competent addresses the criticism of unqualified evaluations.
Monopolization: A larger pool of editors, as is the case with PCI’s thematic editors, ensures a diversity of perspectives.
Inefficiency: While no system is immune to errors, the transparency of reviews and editorial assessments allows readers to identify potential flaws.
Obsolescence: Time will tell whether we are right or wrong. However, there is an encouraging indicator: the rapid growth in the use of Registered Reports with a binary decision post peer-review is a positive signal concerning validation in a PRC system.
In sum, the PRC model, when combined with binary validation, offers a robust alternative to traditional publishing, addressing its key criticisms while retaining the benefits of peer review and curation.
-------------------------------------
Denis Bourguet
Denis Bourguet is a senior scientist at the French National Institute for Research in Agronomy and environment (INRAE). He works in Montpellier, France, in evolutionary biology on pesticide resistance evolution. He co-founded PCI in late 2016 and co-manages PCI since then.
Dịch: Lê Trung Nghĩa
letrungnghia.foss@gmail.com
Tác giả: Nghĩa Lê Trung
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Blog này được chuyển đổi từ http://blog.yahoo.com/letrungnghia trên Yahoo Blog sang sử dụng NukeViet sau khi Yahoo Blog đóng cửa tại Việt Nam ngày 17/01/2013.Kể từ ngày 07/02/2013, thông tin trên Blog được cập nhật tiếp tục trở lại với sự hỗ trợ kỹ thuật và đặt chỗ hosting của nhóm phát triển...