Sư phạm Mở là gì?

Thứ hai - 23/09/2024 05:45
Sư phạm Mở là gì?

What is Open Pedagogy?

October 21, 2013 by opencontent

Theo: https://opencontent.org/blog/archives/2975

Bài được đưa lên Internet ngày: 21/10/2013

Hàng trăm ngàn từ đã được viết về tài nguyên giáo dục mở (TNGDM), nhưng rất ít bài viết về cách TNGDM – hay nói chung là tính mở – làm thay đổi hoạt động giáo dục. Việc thay thế TNGDM cho các nguồn tài nguyên thương mại đắt tiền chắc chắn sẽ tiết kiệm tiền và tăng khả năng tiếp cận các tài liệu hướng dẫn cốt lõi. Việc tăng khả năng tiếp cận các tài liệu hướng dẫn cốt lõi chắc chắn sẽ tạo ra những cải thiện đáng kể về kết quả học tập cho những sinh viên mà nếu khác có lẽ sẽ không có quyền truy cập vào các tài liệu này (ví dụ: không đủ khả năng mua sách giáo khoa). Nếu tỷ lệ những học sinh đó trong một nhóm dân số nhất định đủ lớn, thì sự cải thiện trong việc học tập của họ thậm chí có thể được phát hiện khi so sánh việc học tập trong nhóm người trước khi áp dụng TNGDM với việc học tập trong nhóm người sau khi áp dụng TNGDM. Tiết kiệm được một khoản tiền đáng kể và không gây hại cho kết quả học tập (hoặc thậm chí cải thiện đôi chút kết quả học tập) rõ ràng là một chiến thắng. Tuy nhiên, có nhiều chiến thắng lớn hơn nữa có thể đạt được với tính mở.

Việc sử dụng TNGDM tương tự như cách chúng ta đã sử dụng các sách giáo khoa thương mại sẽ không đạt được mục đích. Điều đó giống như việc lái chiếc máy bay hạ cánh xuống đường. Vâng, chiếc máy bay có các bánh xe và có khả năng hạ cánh xuống đường (miễn là con đường đó đủ rộng). Nhưng mục đích của máy bay là bay với tốc độ hàng trăm dặm một giờ – chứ không phải như lái xe. Việc lái máy bay vòng quanh, chỉ vì lái xe là cách chúng ta vẫn di chuyển trong quá khứ, lãng phí tiềm năng to lớn của máy bay. Vậy tiềm năng bổ sung tương tự của TNGDM là gì khi so sánh với sách giáo khoa thương mại và các tài nguyên thương mại khác? TNGDM là:

  • Miễn phí để truy cập

  • Miễn phí để sử dụng lại

  • Miễn phí để sửa lại

  • Miễn phí để phối lại

  • Miễn phí để phân phối lại

Câu hỏi đặt ra là, mối quan hệ giữa những khả năng bổ sung này và những gì chúng ta biết về việc dạy và học hiệu quả là gì? Làm thế nào chúng ta có thể mở rộng, sửa lại và phối lại phương pháp sư phạm của mình dựa trên những khả năng bổ sung này? Có rất nhiều, rất nhiều câu trả lời tiềm năng cho câu hỏi này. Sau đây là một ví dụ.

Vứt bỏ bài tập sử dụng một lần

Nếu bạn từng nghe tôi nói trong vài tháng vừa qua, bạn có thể đã nghe tôi phản đối “các bài tập sử dụng một lần” (Disposable Assignments). Chúng là các bài tập mà sinh viên phàn nàn về việc phải làm và giảng viên phàn nàn về việc chấm điểm. Đó là những bài tập không mang lại giá trị nào cho thế giới - sau khi sinh viên dành ba giờ để tạo ra nó, giáo viên dành 30 phút để chấm điểm, và rồi sinh viên vứt nó đi. Những bài tập này không chỉ không mang lại giá trị nào cho thế giới mà thực tế còn hút hết giá trị của thế giới. Thật là lãng phí thời gian và sức lực não bộ (và có khả năng là nguồn thặng dư nhận thức khổng lồ)!

Nếu chúng ta thay đổi những "bài tập sử dụng một lần" này thành các hoạt động thực sự mang lại giá trị cho thế giới thì sao? Khi đó, sinh viên và giảng viên có thể cảm thấy khác về thời gian và công sức họ đã đầu tư vào chúng. Tôi đã nhiều lần thấy rằng họ thực sự cảm thấy khác về những nỗ lực họ bỏ ra trong những hoàn cảnh này.

Nhưng cụ thể chúng ta có thể phối lại những hoạt động hiệu quả nào để vứt bỏ bài tập sử dụng một lần? Tôi thích cuốn sách Học tập Nhìn thấy được (Visible Learning) của John Hattie như một nguồn để tìm ra những hoạt động hiệu quả. Trong cuốn sách, Hattie tổng hợp các phát hiện từ hơn 800 siêu phân tích của 50.000 nghiên cứu về 80.000.000 sinh viên để đưa ra quy mô hiệu ứng trung bình cho hơn 130 tác động đến việc học tập, bao gồm tác động của sinh viên, tác động của giáo viên, tác động của giảng dạy và tác động của trường học. Sau đây là một số tác động mà tôi đồng tình, cùng với quy mô hiệu ứng của chúng theo ước tính của Hattie, một mô tả ngắn gọn và số trang từ phiên bản đầu tiên:

Mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh = 0,72

“Việc phát triển mối quan hệ đòi hỏi các kỹ năng của giảng viên – chẳng hạn như kỹ năng lắng nghe, đồng cảm, quan tâm và có thái độ tích cực đối với người khác…. Giảng viên nên lắng nghe để tạo thuận lợi cho sự phát triển của sinh viên bằng việc chứng minh rằng họ quan tâm về việc học tập của từng sinh viên như một con người và đồng cảm với sinh viên”. Các trang 118-119.


 

Độ rõ ràng của giảng viên = 0,75

Độ rõ ràng – được sinh viên đánh giá (không phải giảng viên khác) – trong việc “tổ chức, giải thích, ví dụ và thực hành có hướng dẫn, và đánh giá việc học tập của sinh viên.” Trang 126.


 

Các ví dụ thực hành = 0,57

“Ví dụ thực hành làm giảm tải nhận thức cho học sinh để các em tập trung vào các quá trình dẫn đến câu trả lời đúng chứ không chỉ đưa ra câu trả lời.” Trang 172.


 

Tổ chức và chuyển đổi = 0,85

“Sắp xếp lại công khai hoặc bí mật các tài liệu hướng dẫn để cải thiện việc học. (ví dụ: lập dàn ý trước khi viết bài)…. Các loại chiến lược được đưa vào danh mục này (chẳng hạn như tóm tắt và diễn giải) thúc đẩy cách tiếp cận tích cực hơn đối với các nhiệm vụ học tập.” Trang 190-191.


 

Phản hồi = 0,73

Trang 173-178.


 

Giảng dạy qua lại = 0,74

“Điểm nhấn là giảng viên tạo điều kiện cho sinh viên học và sử dụng các chiến lược nhận thức như tóm tắt, đặt câu hỏi, làm rõ và dự đoán…. Hiệu quả cao nhất khi có sự giảng dạy rõ ràng về các chiến lược nhận thức trước khi bắt đầu giảng dạy qua lại.” Trang 204.

Ví dụ về Sư phạm Mở

Khi bạn có thể cho rằng tất cả các tư liệu bạn đang sử dụng trong và với lớp học của bạn là TNGDM, thì đây là một cách để phối lại các hoạt động hiệu quả được liệt kê ở trên với TNGDM để cung cấp cho bạn và sinh viên của bạn các cơ hội bỏ thời gian và nỗ lực của bạn vào công việc làm cho thế giới trở thành một nơi tốt hơn thay vì lãng phí nó vào các bài tập sử dụng một lần.

  • Bắt đầu bằng việc thiết lập các mối quan hệ tin cậy với sinh viên. Bạn hãy hỏi họ làm điều gì đó họ có thể trước đó chưa bao giờ thử. Họ sẽ không đi theo bạn nếu họ không tin bạn.

  • Cung cấp một mô tả rõ ràng về bài tập đó - sinh viên sẽ sửa lại và phối lại tư liệu hướng dẫn cốt lõi của lớp học (chúng là TNGDM) với TNGDM khác và với tác phẩm gốc của riêng bạn để tạo ra một hướng dẫn nhỏ (trong bất kỳ phương tiện nào) về một chủ đề mà sinh viên thường phải vật lộn với nó trong khóa học. Họ sau đó sẽ sử dụng hướng dẫn của họ để dạy về chủ đề đó cho bạn bè của họ. Hướng dẫn tốt nhất sẽ được tích hợp vào trong bộ sưu tập TNGDM hoặc sách giáo khoa mở chính thức để các sinh viên khác sử dụng bắt đầu từ học kỳ sau.

  • Ngoài mô tả rõ ràng bài tập đó, bạn cũng nên cung cấp mô tả chi tiết về cách thức bài tập đó sẽ được chấm điểm như thế nào và/hoặc các ví dụ về tác phẩm chất lượng cao của sinh viên.

  • Hãy chỉ ra sự đa dạng các ví dụ thực hành. Nếu đây là lần đầu tiên bạn sử dụng bài tập có giá trị này, hãy sử dụng TNGDM mà bạn đã biên soạn để hỗ trợ việc học tập của sinh viên như là các ví dụ của bạn. Hãy nói cho sinh viên qua một quá trình lựa chọn các tài nguyên hiện có và phối lại chúng thành thứ gì đó hỗ trợ cụ thể cho việc học tập của họ. Nếu bạn có tác phẩm của sinh viên hiện hành thì bạn có thể chỉ ra, thậm chí còn tốt hơn.

  • Mời học sinh tham gia vào hoạt động phối lại (hay còn gọi là sắp xếp và chuyển đổi) với mục tiêu hướng đến các tương tác kèm cặp bạn bè sắp tới của họ (sử dụng các chiến lược như tóm tắt, đặt câu hỏi và làm rõ trong quá trình thiết kế bản phối lại của họ).

  • Cung cấp phản hồi có tính xây dựng cho sinh viên về bản phối lại của họ và mời họ sửa lại hướng dẫn của họ.

  • Khi các bản sửa lại hoàn thành, mời sinh viên tham gia vào trải nghiệm giảng dạy qua lại. Sau việc giảng dạy qua lại đó, hãy mời sinh viên thực hiện vòng cuối cùng sửa lại dựa trên kinh nghiệm của đối tác của họ với các tư liệu đó.

  • Sau khi xem xét, bạn hãy chúc mừng những sinh viên có bài hướng dẫn sẽ được tích hợp vào tư liệu khóa học chính thức cho học kỳ tiếp theo.

Bài tập này rõ ràng tận dụng các quyền sử dụng lại, sửa đổi, phối lại, phân phối lại các TNGDM để cho phép sinh viên mở rộng và cải thiện các tư liệu hướng dẫn chính thức bắt buộc cho khóa học. Vì sinh viên biết rằng công việc của họ sẽ được cả bạn bè và các thế hệ sinh viên tương lai sử dụng, nên họ đầu tư vào công việc này ở một cấp độ khác. Vì bài tập này khuyến khích họ làm việc theo bất kỳ phương tiện nào họ thích, nên sinh viên chọn thứ gì đó họ thích, điều này khiến họ đầu tư ở một cấp độ khác. Vì bất kỳ bản phối lại nào trong số này có thể giúp sinh viên học kỳ tiếp theo rốt cuộc nắm bắt được khái niệm đã được chứng minh là rất khó trong quá khứ, nên giảng viên sẵn sàng đầu tư vào phản hồi và khuyến khích ở một cấp độ khác.

Các ví dụ về tác phẩm của sinh viên trong ngữ cảnh của Sư phạm Mở

Tôi đã lặp đi lặp lại một phiên bản của cách tiếp cận này trong nhiều năm tới nay. Mặc dù không có gì hiệu quả trên mọi phương diện, nhưng nó có xu hướng tạo ra những bài làm tuyệt vời đến mức điên rồ của sinh viên. Một phiên bản đầu tiên của bài tập này vào năm 2007 đã mang đến cho bạn cuộc tranh luận của Kennedy và Nixon về giá trị của blog và wiki, Rick Noblenski: Chuyên gia về Blasting Caps và Người ủng hộ Wiki, và cuộc đối đầu giữa cha và con trai về Chính sách của Quận liên quan đến Blog và Wiki.

Các phiên bản sau của bài tập này mang đến cho bạn các phiên bản của sách giáo khoa mở Quản lý dự án cho các Nhà thiết kế hướng dẫn (Project Management for Instructional Designers), hiện bao gồm nhiều trường hợp điển hình video; các ví dụ được viết lại hoàn toàn trong văn bản; sự phù hợp với kỳ thi chứng chỉ Project Management Professional; một thuật ngữ mở rộng; và các phiên bản HTML, PDF, ePub, MOBI và MP3 có thể tải xuống của cuốn sách (cùng với các cải tiến khác). Cuốn sách cũng được sử dụng làm giáo trình chính thức của ít nhất một trường đại học khác.

Tất nhiên tôi không phải là người duy nhất thử nghiệm các loại bài tập này - Murder, Madness, and Mayhem: Latin American Literature in Translation là một trong những bài tập yêu thích khác của tôi (xem bài luận này để biết mô tả).

Định nghĩa Sư phạm Mở

Điều gì khiến bài tập này trở thành một ví dụ về sư phạm mở thay vì chỉ là một thứ khác mà chúng ta yêu cầu học sinh phải làm? Như đã mô tả, bài tập này là không thể nếu không có các quyền được các giấy phép mở cấp. Đây là bài kiểm tra cuối cùng về việc liệu một cách tiếp cận hoặc kỹ thuật cụ thể có thể được gọi một cách chính đáng là "sư phạm mở" hay không - liệu có thể thực hiện được nếu không có quyền truy cập miễn phí và quyền 4R đặc trưng của các TNGDM hay không? Nếu câu trả lời là có, thì bạn có thể có một hoạt động giáo dục hiệu quả nhưng bạn không có một ví dụ nào về sư phạm mở. Sư phạm mở là tập hợp các hoạt động giảng dạy và học tập chỉ có thể thực hiện được trong bối cảnh quyền truy cập miễn phí và quyền 4R đặc trưng của các TNGDM.

Hundreds of thousands of words have been written about open educational resources, but precious little has been written about how OER – or openness more generally – changes the practice of education. Substituting OER for expensive commercial resources definitely save money and increase access to core instructional materials. Increasing access to core instructional materials will necessarily make significant improvements in learning outcomes for students who otherwise wouldn’t have had access to the materials (e.g., couldn’t afford to purchase their textbooks). If the percentage of those students in a given population is large enough, their improvement in learning may even be detectable when comparing learning in the population before OER adoption with learning in the population after OER adoption. Saving significant amounts of money and doing no harm to learning outcomes (or even slightly improving learning outcomes) is clearly a win. However, there are much bigger victories to be won with openness.

Using OER the same way we used commercial textbooks misses the point. It’s like driving an airplane down the road. Yes, the airplane has wheels and is capable of driving down on the road (provided the road is wide enough). But the point of an airplane is to fly at hundreds of miles per hour – not to drive. Driving an airplane around, simply because driving is how we always traveled in the past, squanders the huge potential of the airplane. So what is the analogous additional potential of open educational resources, compared to commercial textbooks and other commercial resources? OER are:

  • Free to access

  • Free to reuse

  • Free to revise

  • Free to remix

  • Free to redistribute

The question becomes, then, what is the relationship between these additional capabilities and what we know about effective teaching and learning? How can we extend, revise, and remix our pedagogy based on these additional capabilities? There are many, many potential answers to this question. Here’s one example.

Killing the Disposable Assignment

If you’ve heard me speak in the last several months, you’ve probably heard me rail against “disposable assignments.” These are assignments that students complain about doing and faculty complain about grading. They’re assignments that add no value to the world – after a student spends three hours creating it, a teacher spends 30 minutes grading it, and then the student throws it away. Not only do these assignments add no value to the world, they actually suck value out of the world. Talk about an incredible waste of time and brain power (an a potentially huge source of cognitive surplus)!

What if we changed these “disposable assignments” into activities which actually added value to the world? Then students and faculty might feel different about the time and effort they invested in them. I have seen time and again that they do feel different about the efforts they make under these circumstances.

But which effective practices specifically might we remix in order to kill the disposable assignment? I love John Hattie’s book Visible Learning as a source for finding effective practices. In the book Hattie compiles findings across over 800 meta-analyses of 50,000 studies of 80,000,000 students to arrive at average effect sizes for over 130 influences on learning, including student influences, teacher influences, teaching influences, and school influences. Here are a few that resonate with me, together with their effect sizes as estimated by Hattie, a brief description, and page numbers from the first edition:

Teacher Student Relationships = 0.72
“Developing relationships requires skills by the teacher – such as the skills of listening, empathy, caring, and having positive regard for others…. Teachers should learn to facilitate students’ development by demonstrating that they care for the learning of each student as a person and empathizing with students.” Pp. 118-119.

Teacher Clarity = 0.75
Clarity – as rated by students (not other teachers) – in “organization, explanation, examples and guided practice, and assessment of student learning.” P. 126.

Worked Examples = 0.57
“Worked examples reduce the cognitive load for students such that they concentrate on the processes that lead to the correct answer and not just providing an answer.” P. 172.

Organizing and Transforming = 0.85
“Overt or covert rearrangement of instructional materials to improve learning. (e.g., making an outline before writing a paper)…. The types of strategies included in this category (such as summarizing and paraphrasing) promote a more active approach to learning tasks.” Pp. 190-191.

Feedback = 0.73
Pp. 173-178.

Reciprocal Teaching = 0.74
“The emphasis is on teachers enabling their students to learn and use cognitive strategies such as summarizing, questioning, clarifying, and predicting…. The effects were highest when there was explicit teaching of cognitive strategies before beginning reciprocal teaching.” P. 204.

An Example of Open Pedagogy

When you can assume that all the materials you’re using in and with your class are open educational resources, here’s one way to remix the effective practices listed above with OER in order to provide you and your students with opportunities to spend your time and effort on work that makes the world a better place instead of wasting it on disposable assignments.

  • Begin by establish relationships of trust with students. You’re about to ask them to do something they’ve probably never tried before. They won’t follow you if they don’t trust you.

  • Provide a clear description of the assignment – students will revise and remix the core instructional materials of the class (which are OER) with other OER and with their own original work in order to create a small tutorial (in any medium) on a topic that students in the course generally struggle with. They will then use their tutorial to teach the topic to one of their peers. The best tutorials will be integrated into the official OER collection or open textbook for use by other students starting next semester.

  • In addition to a clear description of the assignment, you should also provide a detailed description of how the assignment will be graded and / or examples of high quality student work.

  • Show a variety of worked examples. If this is the first time you’re using this valuable assignment, use the OER that you’ve compiled to support student learning as your examples. Talk students through the process of selecting existing resources and remixing them into something that specifically supports their learning. If you have existing student work that you can show, even better.

  • Invite students to engage in the remix activity (aka organizing and transforming) with an eye toward their upcoming peer tutoring interactions (using strategies like summarizing, questioning, and clarifying in the design of their remix).

  • Provide constructive feedback to students on their remix and invite them to revise their tutorials.

  • Once the revisions are complete, invite students to engage in the reciprocal teaching experience. After reciprocal teaching, invite the students to make a final round of revisions based on their partner’s experience with the materials.

  • After your review, publicly congratulate the students whose tutorials will be integrated into the official course materials for next semester.

This assignment clearly leverages the reuse, revise, remix, redistribute permissions of open educational resources in order to enable students to extend and improve the official instructional materials required for the course. Because students know their work will be used both by their peers and potentially by future generations of students, they invest in this work at a different level. Because the assignment encourages them to work in any medium they prefer, students pick something they’ll enjoy, which leads them to invest at a different level. Because any one of these remixes might end up helping next semester’s students finally grasp the concept that has proven so difficult in the past, faculty are willing to invest in feedback and encouragement at a different level.

Examples of Student Work in the Context of Open Pedagogy

I’ve been iterating over a version of this approach for several years now. While nothing is universally effective, it tends to result in insanely awesome student work. An early version of this assignment back in 2007 brought you Kennedy and Nixon debating the merits of blogs and wikis, Rick Noblenski: Blasting Caps Expert and Wiki Advocate, and a father and son confrontation over District Policies Regarding Blogs and Wikis.

Later versions of this assignment brought you versions of the open textbook Project Management for Instructional Designers, which now includes multiple video case studies; completely rewritten examples in-text; alignment with the Project Management Professional certification exam; an expanded glossary; and downloadable HTML, PDF, ePub, MOBI, and MP3 versions of the book (among other improvements). The book is also used as the official course text at least one other university.

Of course I’m not the only one experimenting with these kinds of assignments – Murder, Madness, and Mayhem: Latin American Literature in Translation is another one of my favorites (see this essay for a description).

Defining Open Pedagogy

What makes this assignment an instance of open pedagogy instead of just another something we require students to do? As described, the assignment is impossible without the permissions granted by open licenses. This is the ultimate test of whether or not a particular approach or technique can rightly be called “open pedagogy” – is it possible without the free access and 4R permissions characteristic of open educational resources? If the answer is yes, then you may have an effective educational practice but you don’t have an instance of open pedagogy. Open pedagogy is that set of teaching and learning practices only possible in the context of the free access and 4R permissions characteristic of open educational resources.

Dịch: Lê Trung Nghĩa

letrungnghia.foss@gmail.com

Tác giả: Nghĩa Lê Trung

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Về Blog này

Blog này được chuyển đổi từ http://blog.yahoo.com/letrungnghia trên Yahoo Blog sang sử dụng NukeViet sau khi Yahoo Blog đóng cửa tại Việt Nam ngày 17/01/2013.Kể từ ngày 07/02/2013, thông tin trên Blog được cập nhật tiếp tục trở lại với sự hỗ trợ kỹ thuật và đặt chỗ hosting của nhóm phát triển...

Bài đọc nhiều nhất trong năm
Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm gì nhất ở mã nguồn mở?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập70
  • Máy chủ tìm kiếm11
  • Khách viếng thăm59
  • Hôm nay2,447
  • Tháng hiện tại70,515
  • Tổng lượt truy cập35,252,310
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây