Tuyên bố Giáo dục Mở Cape Town: Mở khóa cho triển vọng của tài nguyên giáo dục mở

Thứ năm - 13/12/2018 05:27
Cape Town Open Education Declaration: Unlocking the promise of open educational resourcesTheo: https://www.capetowndeclaration.org/read-the-declaration
Lời người dịch: Tuyên bố này được xuất bản hơn 10 năm trước, vào ngày 22/01/2008, khởi xướng lời kêu gọi hành động mà sau đó đã phát triển trong phong trào giáo dục mở mạnh mẽ cho tới ngày nay.
Xem thêm: Giáo dục mở và tài nguyên, giấy phép tư liệu mở
Chúng ta đang ở trên đỉnh của cuộc cách mạng toàn cầu về dạy và học. Các nhà giáo dục toàn thế giới đang phát triển kho khổng lồ các tài nguyên giáo dục trên Internet, mở và tự do cho tất cả mọi người để sử dụng. Các nhà giáo dục đó đang tạo ra thế giới nơi mà từng và mỗi con người trên trái đất có thể truy cập và đóng góp cho tổng tất cả các tri thức của loài người. Họ cũng đang gieo các hạt giống của sư phạm mới, nơi các nhà giáo dục và những người học tạo lập, định hình và tiến hóa cùng nhau tri thức, đào sâu các kỹ năng và sự hiểu biết khi họ đi.
Phong trào giáo dục mở đang nổi lên này kết hợp truyền thống các ý tưởng tốt đã thành danh với các nhà giáo dục đồng nghiệp và văn hóa cộng tác, tương tác của Internet. Nó được xây dựng dựa vào lòng tin rằng mọi người nên có quyền tự do để sử dụng, tùy biến thích nghi, cải thiện và phân phối lại tài nguyên giáo dục mà không có rào cản. Các nhà giáo dục, những người học và những người khác chia sẻ lòng tin này đang tập hợp lại cùng nhau như một phần nỗ lực của thế giới để làm cho giáo dục vừa tiếp cận được hơn và vừa hiệu quả hơn.
Bộ sưu tập toàn cầu đang mở rộng của tài nguyên giáo dục mở đã tạo ra nền tảng trù phú màu mỡ cho nỗ lực này. Các tài nguyên được cấp phép mở bao gồm các tư liệu khóa học, các kế hoạch bài giảng, các sách giáo khoa, các trò chơi và các tư liệu khác, hỗ trợ cho việc dạy và học. Chúng đóng góp để tạo ra giáo dục tiếp cận được nhiều hơn, đặc biệt ở những nơi tiền dành cho các tư liệu học tập là khan hiếm. Chúng cũng nuôi dưỡng dạng văn hóa có sự tham gia của tất cả các bên trong học tập, tạo lập, chia sẻ và cộng tác đang thay đổi nhanh chóng nhu cầu của các xã hội tri thức.
Tuy nhiên, giáo dục mở không có giới hạn chỉ cho tài nguyên giáo dục mở. Nó cũng dựa vào các công nghệ mở để tạo thuận lợi cho học tập cộng tác, mềm dẻo và chia sẻ mở các thực hành dạy học để trao quyền cho các nhà giáo dục nhằm hưởng lợi từ những ý tưởng tốt nhất từ các đồng nghiệp của họ. Nó có thể cũng phát triển để bao gồm cả các tiếp cận mới về đánh giá, công nhận và học tập cộng tác. Việc hiểu được và ôm lấy những cách tân như những điều đó là quan trọng sống còn cho tầm nhìn lâu dài của phong trào này.
Có nhiều rào cản cho việc hiện thực hóa tầm nhìn này. Hầu hết các nhà giáo dục vẫn chưa nhận thức được về kho các tài nguyên giáo dục mở đang gia tăng. Nhiều chính phủ và cơ sở giáo dục hoặc chưa nhận thức được hoặc chưa bị thuyết phục về những lợi ích của giáo dục mở. Những khác biệt giữa các hệ thống cấp phép cho các tài nguyên mở tạo ra sự lúng túng và tính không tương thích. Và, tất nhiên, đa phần dân số thế giới còn chưa có sự truy cập tới các máy tính và các mạng trong khi chúng là phần không thể thiếu cho hầu hết các nỗ lực giáo dục mở hiện hành.
Các rào cản đó có thể vượt qua được, nhưng chỉ bằng cách làm việc cùng nhau. Chúng tôi mời những người học, các nhà giáo dục, huấn luyện viên, tác giả, trường học, trường cao đẳng, trường đại học, nhà xuất bản, liên đoàn, xã hội nghề nghiệp, những người làm chính sách, các chính phủ, các quỹ và những tác nhân khác, các bên chia sẻ tầm nhìn của chúng tôi cam kết theo đuổi và khuyến khích cho giáo dục mở và, đặc biệt, cho 3 chiến lược nhằm gia tăng sự vươn tới và tác động của tài nguyên giáo dục mở:
  1. Các nhà giáo dục và những người học: Trước hết, chúng tôi khuyến khích các nhà giáo dục và những người học tích cực tham gia vào phong trào giáo dục mở đang nổi lên. Việc tham gia bao gồm: tạo lập, sử dụng, tùy biến thích nghi và cải thiện tài nguyên giáo dục mở; ôm lấy các thực hành giáo dục mở được xây dựng xung quanh sự cộng tác, phát hiện và tạo lập tri thức; và mời các bạn ngang hàng và các đồng nghiệp cùng tham gia vào. Việc tạo lập và sử dụng các tài nguyên mở nên được coi là phần không thể thiếu đối với giáo dục và nên được hỗ trợ và thưởng tương xứng.
  2. Tài nguyên giáo dục mở: Thứ hai, chúng tôi kêu gọi các nhà giáo dục, tác giả, nhà xuất bản và các cơ sở phát hành các tài nguyên của họ mở. Các tài nguyên giáo dục mở đó nên được chia sẻ tự do qua các giấy phép mở để tạo thuận lợi cho bất kỳ ai để sử dụng, tùy biến thích nghi, dịch, cải tiến và chia sẻ. Các tài nguyên nên được xuất bản ở các định dạng tạo thuận lợi cho sử dụng và soạn sửa, và thích nghi được với sự đa dạng các nền tảng kỹ thuật. Bất kỳ khi nào có thể, chúng cũng nên là sẵn sàng ở các định dạng sao cho những người khuyết tật và những người còn chưa có sự truy cập tới Internet cũng truy cập được.
  3. Chính sách giáo dục mở: Thứ ba, các chính phủ, các ban lãnh đạo các trường học, các trường cao đẳng và đại học nên làm cho giáo dục mở trở thành ưu tiên cao. Lý tưởng, các tài nguyên giáo dục được những người đóng thuế cấp tiền nên là các tài nguyên giáo dục mở. Các quy trình công nhận và áp dụng nên trao sự ưu tiên cho tài nguyên giáo dục mở. Các kho tài nguyên giáo dục nên tích cực đưa vào và nhấn mạnh các tài nguyên giáo dục mở trong các bộ sưu tập của chúng.
Các chiến lược đó thể hiện hơn là chỉ những điều đúng đắn phải làm. Chúng tạo thành sự đầu tư khôn ngoan trong việc dạy và học cho thế kỷ 21. Chúng sẽ làm cho có khả năng để tái định hướng các nguồn vốn từ các sách giáo khoa đắt giá hướng tới việc học tập tốt hơn. Chúng sẽ giúp cho các giảng viên trở nên xuất sắc trong công việc của họ và cung cấp các cơ hội mới cho tác động toàn cầu và nhìn thấy được. Chúng sẽ tăng tốc cách tân trong việc dạy học. Chúng sẽ trao sự kiểm soát nhiều hơn đối với việc học tập đối với bản thân những người học. Đó là các chiến lược có ý nghĩa cho tất cả mọi người.
Hàng ngàn nhà giáo dục, người học, tác giả, nhà quản trị và người làm chính sách đã tham gia rồi trong các sáng kiến giáo dục mở. Chúng ta bây giờ có cơ hội phát triển phong trào này để bao gồm hàng triệu nhà giáo dục và các cơ sở từ tất cả các góc trái đất, cả những người giàu và những người nghèo. Chúng ta có cơ hội với tới được những người làm chính sách, làm việc vùng nhau để giành lấy các cơ hội ở phía trước. Chúng ta có cơ hội để lôi kéo các doanh nhân và các nhà xuất bản, những người đang phát triển các mô hình kinh doanh mở và có tính cách tân. Chúng ta có cơ hội nuôi dưỡng thế hệ mới những người học cam kết với các tư liệu giáo dục mở, được việc học tập của họ trao quyền và chia sẻ tri thức mới và sự thấu hiểu của họ với những người khác. Quan trọng nhất, chúng ta có cơ hội cải thiện đáng kể cuộc sống của hàng trăm triệu người khắp trên thế giới thông qua các cơ hội giáo dục và học tập sẵn sàng tự do, chất lượng cao, phù hợp với địa phương.
Chúng tôi, những người ký tên dưới dây, mời tất cả các cá nhân và các cơ sở tham gia với chúng tôi trong việc ký Tuyên bố Giáo dục Mở Cape Town, và, bằng cách đó, cam kết theo đuổi 3 chiến lược được nêu ở trên. Chúng tôi cũng khuyến khích những ai ký để theo đuổi các chiến lược bổ sung về công nghệ giáo dục mở, chia sẻ mở các công nghệ dạy học và các tiếp cận khác nhằm thúc đẩy lý do giáo dục mở rộng lớn hơn. Với từng người hoặc cơ sở nào tiến hành cam kết này - và với từng nỗ lực để khớp nối xa hơn tầm nhìn của chúng tôi - chúng tôi dịch chuyển gần hơn tới thế giới giáo dục mở, mềm dẻo và hiệu quả cho tất cả mọi người.
Hiện có 2.915 chữ ký cho Tuyên bố này.
Danh sách đầy đủ các bên ký là ở đây. Bạn cũng có thể xem các danh sách các chữ ký của các tổ chức và của những người tham gia trong cuộc gặp ở Cape Town, các bên ký kết đầu tiên Tuyên bố này.
We are on the cusp of a global revolution in teaching and learning. Educators worldwide are developing a vast pool of educational resources on the Internet, open and free for all to use. These educators are creating a world where each and every person on earth can access and contribute to the sum of all human knowledge. They are also planting the seeds of a new pedagogy where educators and learners create, shape and evolve knowledge together, deepening their skills and understanding as they go.
This emerging open education movement combines the established tradition of sharing good ideas with fellow educators and the collaborative, interactive culture of the Internet. It is built on the belief that everyone should have the freedom to use, customize, improve and redistribute educational resources without constraint. Educators, learners and others who share this belief are gathering together as part of a worldwide effort to make education both more accessible and more effective.
The expanding global collection of open educational resources has created fertile ground for this effort. These resources include openly licensed course materials, lesson plans, textbooks, games, software and other materials that support teaching and learning. They contribute to making education more accessible, especially where money for learning materials is scarce. They also nourish the kind of participatory culture of learning, creating, sharing and cooperation that rapidly changing knowledge societies need.
However, open education is not limited to just open educational resources. It also draws upon open technologies that facilitate collaborative, flexible learning and the open sharing of teaching practices that empower educators to benefit from the best ideas of their colleagues. It may also grow to include new approaches to assessment, accreditation and collaborative learning. Understanding and embracing innovations like these is critical to the long term vision of this movement.
There are many barriers to realizing this vision. Most educators remain unaware of the growing pool of open educational resources. Many governments and educational institutions are either unaware or unconvinced of the benefits of open education. Differences among licensing schemes for open resources create confusion and incompatibility. And, of course, the majority of the world does not yet have access to the computers and networks that are integral to most current open education efforts.
These barriers can be overcome, but only by working together. We invite learners, educators, trainers, authors, schools, colleges, universities, publishers, unions, professional societies, policymakers, governments, foundations and others who share our vision to commit to the pursuit and promotion of open education and, in particular, to these three strategies to increase the reach and impact of open educational resources:
1. Educators and learners: First, we encourage educators and learners to actively participate in the emerging open education movement. Participating includes: creating, using, adapting and improving open educational resources; embracing educational practices built around collaboration, discovery and the creation of knowledge; and inviting peers and colleagues to get involved. Creating and using open resources should be considered integral to education and should be supported and rewarded accordingly.
2. Open educational resources: Second, we call on educators, authors, publishers and institutions to release their resources openly. These open educational resources should be freely shared through open
licences which facilitate use, revision, translation, improvement and sharing by anyone. Resources should be published in formats that facilitate both use and editing, and that accommodate a diversity of technical platforms. Whenever possible, they should also be available in formats that are accessible to people with disabilities and people who do not yet have access to the Internet.
3. Open education policy: Third, governments, school boards, colleges and universities should make open education a high priority. Ideally, taxpayer-funded educational resources should be open educational resources. Accreditation and adoption processes should give preference to open educational resources. Educational resource repositories should actively include and highlight open educational resources within their collections.
These strategies represent more than just the right thing to do. They constitute a wise investment in teaching and learning for the 21st century. They will make it possible to redirect funds from expensive textbooks towards better learning. They will help teachers excel in their work and provide new opportunities for visibility and global impact. They will accelerate innovation in teaching. They will give more control over learning to the learners themselves. These are strategies that make sense for everyone.
Thousands of educators, learners, authors, administrators and policymakers are already involved in open education initiatives. We now have the opportunity to grow this movement to include millions of educators and institutions from all corners of the earth, richer and poorer. We have the chance to reach out to policymakers, working together to seize the opportunities ahead. We have the opportunity to engage entrepreneurs and publishers who are developing innovative open business models. We have a chance to nurture a new generation of learners who engage with open educational materials, are empowered by their learning and share their new knowledge and insights with others. Most importantly, we have an opportunity to dramatically improve the lives of hundreds of millions of people around the world through freely available, high-quality, locally relevant educational and learning opportunities.
We, the undersigned, invite all individuals and institutions to join us in signing the Cape Town Open Education Declaration, and, in doing so, to commit to pursuing the three strategies listed above. We also encourage those who sign to pursue additional strategies in open educational technology, open sharing of teaching practices and other approaches that promote the broader cause of open education. With each person or institution who makes this commitment -- and with each effort to further articulate our vision -- we move closer to a world of open, flexible and effective education for all.
There are currently 2915 signatories to the Declaration.
The full list of individual signatories is here. You can also view lists of organizational signatores and the participants in the Cape Town meeting, who were the first signatories to the Declaration.
Dịch: Lê Trung Nghĩa
letrungnghia.foss@gmail.com
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Về Blog này

Blog này được chuyển đổi từ http://blog.yahoo.com/letrungnghia trên Yahoo Blog sang sử dụng NukeViet sau khi Yahoo Blog đóng cửa tại Việt Nam ngày 17/01/2013.Kể từ ngày 07/02/2013, thông tin trên Blog được cập nhật tiếp tục trở lại với sự hỗ trợ kỹ thuật và đặt chỗ hosting của nhóm phát triển...

Bài đọc nhiều nhất trong năm
Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm gì nhất ở mã nguồn mở?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập91
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm90
  • Hôm nay2,504
  • Tháng hiện tại599,991
  • Tổng lượt truy cập37,401,565
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây