Ấn Độ “áp dụng phần mềm nguồn mở trong các hệ thống điều hành điện tử” - Nghĩ về an ninh

Thứ sáu - 21/03/2014 05:58
P { margin-bottom: 0.21cm; }A:link { }

Trước các thông tin dồn dập trong năm 2013 về các sự việc nổi bật có liên quan tới các vụ gián điệp thông tin như vụ tiết lộ gián điệp của đơn vị APT1 của Trung Quốcvụ giám sát ồ ạt của Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA), nhiều quốc gia trên thế giới cũng như ở Việt Nam đã và đang có những thay đổi cả trong các chính sách lẫn trong triển khai công việc thực tiễn hàng ngày để cải thiện an ninh an toàn thông tin cho các hệ thống của quốc gia mình.

Tháng 09/2013, Chính phủ Ấn Độ, Bộ Công nghệ Thông tin và Truyền thông, Cục Công nghệ Điện tử và Thông tin, đã xuất bản tài liệu “Khung áp dụng phần mềm nguồn mở trong các hệ thống điều hành điện tử” với nhiều khuyến cáo triển khai thực tiễn nhiều khía cạnh có liên quan tới PMNM. Một trong những khía cạnh đó là an ninh trong PMNM.

Dưới đây đưa ra những nội dung về khía cạnh an ninh trong PMNM của tài liệu nêu trên, với lưu ý rằng tài liệu ra đời 3 tháng sau khi sự kiện giám sát ồ ạt của Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ - NSA (National Security Agency) đã bị tiết lộ, bắt đầu từ đầu tháng 06/2013, và Ấn Độ cũng là một quốc gia nằm trong tầm ngắm của sự giám sát ồ ạt đó.

A. Hệ thống PMNM dựa vào nhiều người sử dụng

Các hệ thống PMNM hầu hết dựa vào mô hình UNIX với nhiều người sử dụng và sẵn sàng với mạng. Vì điều này, chúng đi với một cấu trúc an ninh và sự cho phép mạnh. Hệ quả là, các chỗ bị tổn thương trong hầu hết các ứng dụng chỉ tạo ra một lỗ hổng an ninh có giới hạn trong các hệ thống PMNM. Hơn nữa, tính sẵn sàng của mã nguồn đối với các hệ thống PMNM giúp cho các lập trình viên phát hiện ra và sửa các chỗ bị tổn thương, thường trước khi một lỗi có thể bị khai thác. Hầu hết các giải pháp và ứng dụng Internet dựa vào PMNM và cả các Tiêu chuẩn Mở; ví dụ, TCP/IP, HTTP, DNS, SMTP & IMAP.

B. Chỗ bị tổn thương và các sửa lỗi

Các lỗi ẩn dấu và các chỗ bị tổn thương về an ninh khó tồn tại hơn trong PMNM so với PMNĐ. Bất kỳ nhà cung cấp dịch vụ nào cũng có thể tham gia vào để sửa các lỗi và chỗ bị tổn thương trong PMNM so với kịch bản của người sử dụng mang ơn nhà cung cấp PMNĐ. Nói chung, PMNM nổi tiếng có tiềm năng về chu kỳ phát hành nhanh hơn, các sửa lỗi và an ninh của PMNM là tốt hơn; điều này thường là vì việc sửa các chỗ bị tổn thương về an ninh thường xuyên của cộng đồng PMNM tương ứng. Các thực tiễn về an ninh thường được các cơ quan dịch vụ hỗ trợ thương mại hỗ trợ mà cũng hỗ trợ cả sự bồi thường; điều này có một tác động mạnh mẽ lên sự triển khai các hệ thống dựa vào PMNM.

C. An ninh quốc gia và PMNM

Sự quan tâm về an ninh như các cửa hậu hoặc các lỗ hổng giấu giếm trong phần mềm đã khuyến khích nhiều tổ chức chuyển sang PMNM. Sự hồ nghi các phần mềm nước ngoài dạng “các hộp đen” mà không thể kiểm toán được đã được xem như là một trong những lý do Trung Quốc, Nhật và Hàn Quốc áp dụng PMNM của họ và như một trong những lý do vì sao các Chính phủ khác đang xem xét PMNM.

D. Thiết lập an ninh chuyên nghiệp với PMNM

Các hệ thống PMNM có xu hướng sẽ thường là an ninh hơn và sẽ được thậm chí các ngân hàng, các công ty tài chính và bảo hiểm sử dụng.

Các tổ chức cần đảm bảo rằng mức độ tinh thông đúng tồn tại với tất cả các dạng các nhà cung cấp hỗ trợ, bao gồm cả các chuyên gia trong nội bộ. Các dịch vụ hỗ trợ và duy trì phù hợp sẽ được làm cho sẵn sàng cho PMNM như trong trường hợp của PMNĐ, để giảm thiểu các rủi ro.

Như là lớp đầu tiên, một nhóm cốt lõi trung ương các cao thủ có đạo đức liên tục xem xét các chỗ bị tổn thương và các lỗ hổng vòng lặp của các giải pháp PMNM. Nhóm này nên có liên hệ với các cộng đồng, cung cấp các bản vá / cập nhật an ninh sao cho người sử dụng không cần lo về sự triển khai của PMNM. Như là lớp thứ 2, các giải pháp PMNM có thể để mở cho cộng đồng nghiên cứu hàn lâm, các sinh viên Khoa học Máy tính để kiểm thử an ninh các giải pháp PMNM đó và các vấn đề có thể sẽ được sử dụng cho các dự án của sinh viên để có được các giải pháp.

Các liên quan tới an ninh khác đối với PMNM hầu hết là y hệt như với PMNĐ; ví dụ, các phiên bản PMNM cũ hơn nào đó có thể lỗi thời và có thể không được hỗ trợ giống như trong trường hợp của PMNĐ. Phải tiếp cận trên cơ sở từng trường hợp một.

E. Một số chỉ dẫn chung về an ninh

Mỗi chỉ dẫn chung bên dưới đều đi kèm với một sản phẩm PMNM cụ thể được khuyến cáo để sử dụng, dù các PMNM đó thường không phải là duy nhất có khả năng được xem xét để sử dụng.

  1. Bảo vệ mạng với một tường lửa mạnh: Một phát tán Linux được tăng cường an ninh (PMNM như Smooth wall) cung cấp các hoạt động tường lửa của phần cứng sống còn như việc khóa các cổng, đưa vào danh sách đen các địa chỉ IP, bảo vệ chống virus... có thể được cân nhắc; cùng lúc, nó dễ dàng để sử dụng.

  2. Truy cập từ xa có an ninh: Nhiều lúc, được yêu cầu làm việc thông qua một giải pháp có an ninh (PMNM như Open VPN) từ các địa điểm ở xa với sự kiểm soát và giao diện đồ họa người sử dụng – GUI (Graphic User Interface) được bản địa hóa để dễ sử dụng.

  3. Đảm bảo an ninh cho dữ liệu trong các máy tính để bàn & xách tay cục bộ với việc mã hóa: Có rủi ro của việc khai thác các dữ liệu nhạy cảm nằm trong các máy tính để bàn và xách tay cục bộ từ những người không có thẩm quyền. Giải pháp phổ biến được khuyến cáo là sử dụng giải pháp mã hóa (PMNM như True Crypt) sao cho thậm chí nếu có một sự truy cập vật lý tới hệ thống cục bộ từ những người không có thẩm quyền, thì nội dung không thể sử dụng được nếu không có khóa số theo yêu cầu.

  4. Đảm bảo an ninh cho các điểm truy cập WiFi: Các điểm truy cập WiFi được yêu cầu phải được bảo vệ bằng việc sử dụng giải pháp phù hợp (PMNM như WPA2 với máy chủ xác thực RADIUS) để có mạng an toàn cho tổ chức; giải pháp đó cho phép những người sử dụng có thẩm quyền đăng nhập vào dễ dàng với tên và mật khẩu trong khi ẩn dấu được các khóa mã của mình khỏi những người sử dụng đầu cuối.

  5. Áp dụng thực tiễn tốt nhất cho quản trị hệ thống:

    1. Tất cả những người sử dụng nên sử dụng các mật khẩu mạnh. Sự xác thực mạnh nhiều yếu tố nên được kích hoạt với các kết hợp mật khẩu một lần - OTP (One Time Password), chữ ký số, vân tay sinh học... Nếu các xác thực y hệt được lặp đi lặp lại trong nhiều ứng dụng, thì giải pháp xác thực đăng nhập duy nhất - SSO (Single Sign On) (như hệ thống xác thực tập trung - CAS (Central Authentication System) có thể được sử dụng.

    2. Chỉ các dịch vụ được yêu cầu nên được gọi tới trong các hệ thống, đặc biệt ở trung tâm dữ liệu; đó là, giải pháp theo đó không được yêu cầu cho việc quản lý hệ thống hiện hành nên được tắt. Tương tự, việc giám sát các lưu ký và các thư mục tệp nên được thực hiện bằng việc sử dụng giải pháp phù hợp (PMNM như Mon) cho bất kỳ hoạt động đáng ngờ nào trên cơ sở thường xuyên; các cảnh báo được tự động và các cuộc thăm dò ý kiến có thể được kích hoạt.

    3. Cơ chế sao lưu và phục hồi thảm họa phù hợp (các vị trí cục bộ / ở xa) sẽ được kích hoạt. Tương tự, sự tạo ra các tệp lưu ký ở mức ứng dụng sẽ được kích hoạt ở các máy chủ ở xa.

  6. Truy cập Internet có an ninh từ intranet thông qua Ủy quyền (Proxy) web: Một ủy quyền web (PMNM như Squid) nên được làm cho sẵn sàng để định tuyến, lọc & giám sát truy cập web và cũng để ngăn chặn việc tải về phần mềm độc hại.

F. Khuyến cáo

An ninh các giải pháp PMNM đối với các kho PMNM có thể được cải thiện bằng việc tạo ra 2 lớp cơ chế kiểm toán nội bộ & bên ngoài và cơ chế bổ sung theo cấu trúc được đề xuất.

G. Kết luận

Những giải thích, chỉ dẫn và khuyến cáo về khía cạnh an ninh các hệ thống PMNM được nêu ở trên trong chính sách của Chính phủ Ấn Độ trong điều hành các hệ thống điện tử là những câu trả lời mẫu mực để đáp lại những chuyện hoang đường thường thấy khi nói về an ninh các hệ thống PMNM. Những gì đã xảy ra trong vụ giám sát ồ ạt của NSA đang nói cho chính phủ các nước một điều ngược lại: Xây dựng hệ thống an ninh an toàn thông tin dựa vào các phần mềm nguồn đóng, sở hữu độc quyền, ví dụ cụ thể như xây dựng hệ thống an ninh an toàn thông tin dựa trên hệ điều hành Microsoft Windows, là tương tự như xây nhà trên bãi mìn, không có bất kỳ sự an ninh an toàn nào!.

Trần Lê

Bài đăng trên tạp chí Tin học và Đời sống, số tháng 3/2014, trang 38-39.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Về Blog này

Blog này được chuyển đổi từ http://blog.yahoo.com/letrungnghia trên Yahoo Blog sang sử dụng NukeViet sau khi Yahoo Blog đóng cửa tại Việt Nam ngày 17/01/2013.Kể từ ngày 07/02/2013, thông tin trên Blog được cập nhật tiếp tục trở lại với sự hỗ trợ kỹ thuật và đặt chỗ hosting của nhóm phát triển...

Bài đọc nhiều nhất trong năm
Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm gì nhất ở mã nguồn mở?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập783
  • Máy chủ tìm kiếm7
  • Khách viếng thăm776
  • Hôm nay9,414
  • Tháng hiện tại103,344
  • Tổng lượt truy cập36,161,937
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây