1.3 Creative Commons và GLAM Mở (Open GLAM)

Thứ hai - 18/03/2024 06:30
1.3 Creative Commons và GLAM Mở (Open GLAM)

1.3 Creative Commons and Open GLAM

Theo: https://certificates.creativecommons.org/cccertedu/chapter/1-3-creative-commons-and-open-glam/

Đâu là mối quan hệ giữa Creative Commons và “Văn hóa Mở”? Khám phá sứ mệnh được chia sẻ chung và nhìn qua những lợi ích của làm việc cộng tác với một phong trào mở lớn hơn.

Kết quả học tập

  • Mô tả tầm quan trọng của việc làm cho nội dung sẵn sàng qua Internet.

  • Khám phá lịch sử và những phát triển chính đã giúp phát triển phong trào Văn hóa Mở (đôi khi còn được biết tới như là phong trào Open GLAM).

Câu hỏi lớn / Vì sao nó lại quan trọng

Bây giờ khi bạn biết về Creative Commons, hãy để chúng tôi khám phá sự liên kết giữa Creative Commons và các phòng trưng bày, thư viện, kho lưu trữ và viện bảo tàng - GLAM (Galleries, Libraries, Archives and Museums), các cơ sở di sản văn hóa - CHIs (Cultural Heritage Institutions), và những người nắm giữ các bộ sưu tập khác. Creative Commons và GLAM tương tác với nhau như thế nào?[1]

Khi ngày càng có nhiều hơn các GLAM thích nghi với các khán thính phòng và người sử dụng ngày càng gia tăng trên trực tuyến, họ tìm kiếm các công cụ pháp lý Creative Commons, sự tinh thông, và hỗ trợ cộng đồng. Các GLAM chia sẻ mục tiêu chung với Creative Commons: làm cho kiến thức và văn hóa truy cập được, sử dụng được, và sử dụng lại được trên toàn cầu. Trong những năm gần đây, các cơ sở hàng đầu như Viện Smithsonian và Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan ở nước Mỹ, Rijksmuseum ở Hà Lan, và Bảo tàng Nghệ thuật Staten ở Đan Mạch, chỉ nêu một vài cái tên, đã tiên phong về truy cập mở tới các bộ sưu tập của họ bằng việc sử dụng các công cụ pháp lý CC, đã giúp phát triển các thực hành được khuyến nghị cho phong trào Văn hóa Mở. Hãy đọc về việc Smithsonian phát hành hơn 2,8 triệu[2] hình ảnh và dữ liệu bằng việc sử dụng CC0 trong bài đăng trên blog CC này và 3 trường hợp điển hình nêu bật vài người tiên phong của văn hóa mở trong bài đăng trên blog CC này. Các trường hợp điển hình đó là sẵn sàng bằng tiếng Pháp, Igbo, Ελληνικά, Bahasa Indonesiatiếng Anh.

Suy ngẫm cá nhân/Tại sao điều đó lại quan trọng với bạn

Điều đầu tiên bạn nghĩ đến khi nghĩ về “Văn hóa Mở” (Open Culture) là gì? Đâu là vai trò Creative Commons nên có trong việc giúp cho các GLAM phát hành các bộ sưu tập của họ trên trực tuyến? Tác động nào Creative Commons có thể có lên lĩnh vực di sản văn hóa?

Bạn có quan tâm việc ra nhập phong trào Văn hóa Mở không? Bạn hoặc cơ sở của bạn có thể tham gia như thế nào?

Có được kiến thức cơ bản

Các GLAM là những người nắm giữ và những người đóng góp chính cho kiến thức và văn hóa khắp trên thế giới. Từ các phát hành chính của vô số các bộ sưu tập cho tới một số ít các tác phẩm mang lại giá trị độc đáo cho các tài sản chung (the commons), các GLAM góp phần đáng kể của hơn 2,5 tỷ tác phẩm truy cập được theo một giấy phép CC hoặc công cụ của phạm vi công cộng.

Trong phần này, chúng ta sẽ khám phá 1) vài lợi ích của việc trao truy cập mở cho các tài nguyên của GLAM (các hạng mục bộ sưu tập và các tư liệu được các GLAM tạo ra) cũng như các thách thức các GLAM gặp phải khi làm như vậy; và 2) lịch sử ngắn gọn của phong trào Văn hóa Mở thông qua xem xét việc các cơ sở có tính đột phá đã đi tiên phong trong các nỗ lực Văn hóa Mở như thế nào.

Các cơ sở văn hóa, di sản trên trực tuyến và Internet

Trước nhất, hãy bắt đầu bằng việc hỏi: các cơ sở di sản văn hóa khác nhau có điểm gì chung? Mối quan hệ giữa các cơ sở khác nhau đó là gì? Nói rộng ra, khi chúng tôi nói về “GLAMs” chúng tôi tham chiếu tới các cơ sở nắm giữ và chăm sóc di sản văn hóa hoặc tài liệu. Họ thường chia sẻ các giá trị và sứ mệnh để làm nội dung (thường bao gồm “các tác phẩm” tiềm tàng được bảo vệ bởi bản quyền) mà họ lưu trữ sẵn cho những người sử dụng của họ. Từng trong số các cơ sở đó đối mặt các câu hỏi tương tự về bản quyền ở vài điểm trong quá trình các hoạt động của họ. Ví dụ: các tác phẩm và hồ sơ của các cơ sở có được bảo hộ bản quyền hay không và nếu có, ai sở hữu các quyền đó?

Bây giờ hãy để chúng tôi khám phá làm thế nào sứ mệnh của các phong trào mở phù hợp với sứ mệnh của các cơ sở đó. Như các kho lưu trữ của các tác phẩm, các cơ sở di sản văn hóa được người dân của thế giới tin tưởng với lượng ký ức nhân loại khổng lồ. Việc chăm sóc và bảo tồn ký ức và di sản này là một nhiệm vụ lớn lao. Các GLAM cũng phục vụ như là giao diện chính giữa các nhà sáng tạo hiện hành và quá khứ; họ cung cấp quyền truy cập tới kiến thức và di sản văn hóa mà truyền cảm hứng cho các nghệ sỹ mới, các nhà văn, nhạc công, và các nhà nghiên cứu để sáng tạo các tác phẩm mới và sản xuất kiến thức mới.

Tuy nhiên, đa số lớn các tác phẩm các GLAM lưu trữ không được số hóa và vẫn không truy cập được đối với hầu hết các đối tượng, trừ phi cơ sở triển khai các nỗ lực số hóa sử dụng nhiều tài nguyên và cung cấp công khai trên trực tuyến quyền truy cập tới các tác phẩm được số hóa đó. Làm cho số lượng lớn nội dung này sẵn sàng cho công chúng trên toàn thế giới là cốt lõi của sứ mệnh và trách nhiệm của các GLAM. Trọng tâm sứ mệnh của nhiều cơ sở văn hóa là để bảo tồn và đảm bảo quyền truy cập cho các nhà nghiên cứu, các nhà giáo dục và công chúng nói chung tới di sản mà họ quản lý cũng như kiến thức được tạo ra xung quanh di sản như vậy. Nhưng việc cung cấp truy cập mở tới các tác phẩm được số hóa bị cản trở bởi các thách thức quan trọng: các chương trình truy cập mở sẽ được duy trì qua thời gian như thế nào? Đâu là các vấn đề về bản quyền các cơ sở phải nhận thức được khi số hóa và làm cho các bộ sưu tập của họ sẵn sàng? Các quyền và sự cho phép quan trọng đó sẽ được làm sạch, được xử lý, và được quản lý như thế nào? Điều gì xảy ra với doanh thu trước đó thu được từ việc cấp quyền trong các đối tượng số đó? Và điều gì xảy ra nếu ai đó sử dụng một tác phẩm theo cách không tôn trọng, gây hại, hoặc vô đạo đức? Bản quyền hoặc sự cho phép và các điều kiện sử dụng lại khác được truyền đạt tới công chúng như thế nào?

Trong khi các cân nhắc này là đáng kể, là quan trọng để xem xét bức tranh rộng hơn: hầu hết các cơ sở di sản văn hóa hình dung việc tạo ra kiến thức truy cập được nhiều hơn, chia sẻ các câu chuyện, truyền cảm hứng cho những người khác, kết nối các khán thính phòng, bảo tồn kiến thức cho các thế hệ tương lai, và phổ biến thông tin và văn hóa. Phương tiện nào có thể thực hiện tầm nhìn này tốt hơn Internet?

Các GLAM có trách nhiệm của cơ sở để quản lý các bộ sưu tập, và điều này thường được viết trong sứ mệnh của họ. Trong môi trường trên trực tuyến, các GLAm có thể có động lực hơn để chia sẻ các bộ sưu tập của họ với các khán thính phòng rộng hơn, hơn là để sinh doanh thu từ việc cấp phép cho các hình ảnh. Khi điều này là đúng, các GLAM có cơ hội lớn hơn để gia tăng sự đa dạng các đại diện văn hóa bằng việc làm cho nội dung di sản văn hóa sẵn sàng và đối tác với các tác nhân khác trong môi trường kỹ thuật số mà đang làm việc hướng tới mục tiêu y hệt. Tất nhiên, điều này cũng tạo ra sức ép: Các GLAM sẽ duy trì tài chính bền vững cho tác phẩm như thế nào? Họ có thể giành được sự trực quan hơn đối với các tác phẩm họ quản lý như thế nào nếu họ phải cạnh tranh với các tác nhân thương mại hùng mạnh khác? Các thực hành mở có thể giúp giải quyết vài trong số các câu hỏi đó.

Việc áp dụng các thực hành mở và phát hành mở các hạng mục từ bộ sưu tập của họ giúp các GLAM làm việc hiệu quả hướng đến các sứ mệnh của họ và cải thiện sự phù hợp của họ hướng đến các khán thính phòng của thế kỷ 21. Đổi lại, điều này giúp cho các GLAM có được sự thừa nhận nhiều hơn cho công việc của họ, với tới được các khán thính phòng mới, và thấy các bộ sưu tập của họ được sử dụng theo các cách thức đổi mới sáng tạo, trong số những lợi ích khác. Nhiều GLAM có mục tiêu chia sẻ có trách nhiệm các hạng mục văn hóa họ quản lý thấy rằng các công cụ pháp lý Creative Commons cung cấp giải pháp tốt cho việc đạt được mục tiêu này, bao gồm khi được sử dụng kết hợp với các công cụ khác, chẳng hạn như các Tuyên bố Quyền. Các công cụ đó làm dễ dàng hơn cho các GLAM để tuyền đạt tới người sử dụng tình trạng bản quyền của một tác phẩm và liệu họ có thể sử dụng nó hay không và như thế nào.

Vị trí đáng tin cậy mà các GLAM có thể có trong các nền văn hóa tương ứng của họ thể hiện một cơ hội duy nhất để xây dựng một cộng đồng toàn cầu trực tuyến thực sự, đa dạng và công bằng hơn. Đổi lại, di sản kỹ thuật số mở và miễn phí, được phát hành bằng việc sử dụng các công cụ mở, có thể giúp cải thiện đáng kể nội dung giải trí, giáo dục và khoa học.

Trong Phần 1.1 chúng tôi đã mô tả sức ép giữa các luật bản quyền hiện hành và các khả năng chia sẻ lớn hơn do Internet xúc tác. Sức ép này được cảm thấy sâu sắc bởi các GLAM có mong muốn mở nội dung của họ ra cho các khán thính phòng trên trực tuyến. Thông thường, các dự án số hóa bị cản trở bởi các hạn chế bản quyền. Vì thế, các luật bản quyền, các giấy phép, và các công cụ, tạo thành một phần không thể thiếu của bất kỳ dự án kỹ thuật số nào liên quan đến nội dung di sản văn hóa. Là rất quan trọng để tích hợp các câu hỏi & cân nhắc về bản quyền vào các tiến trình kỹ thuật số hàng ngày.

Bằng việc cung cấp các giấy phép và các công cụ phạm vi công cộng cũng như sự tinh thông về bản quyền và mạng lưới các đồng nghiệp to lớn, Creative Commons có thể giúp hoàn thành các mục tiêu xúc tác cho việc chia sẻ tốt hơn kiến thức và văn hóa.

Chúng ta sẽ khám phá hơn nữa các thách thức và cơ hội của Open GLAM trong Bài 5.

Văn hóa Mở: Nó là gì?

Văn hóa Mở, hay GLAM Mở (Open GLAM) là một khái niệm, một phong trào và một mạng lưới lỏng lẻo các cơ sở và những người làm việc với di sản văn hóa, làm việc cùng nhau để gia tăng số lượng các tác phẩm sẵn sàng trong phạm vi công cộng, phát triển các tài sản chung về văn hóa, làm cho di sản văn hóa sẵn sàng trên trực tuyến mà không bị hạn chế bản quyền quá đáng, và giúp những người khác triển khai các chính sách truy cập mở tới di sản văn hóa. Như được chi tiết hóa trong Bài 5, trong khi không có định nghĩa duy nhất nào về “mở”, nó tham chiếu tới các giá trị quan trọng, như những cam kết để gìn giữ các tác phẩm của phạm vi công cộng nằm lại trong phạm vi công cộng và đảm bảo di sản văn hóa có thể được truy cập và sử dụng lại trong một dải rộng lớn các bối cảnh mới.

GLAM Mở (Open GLAM) đưa vài trong số các khái niệm và giá trị của các phong trào “mở” đến lĩnh vực “GLAM”.

OpenGLAM” (viết liền) tham chiếu tới một sáng kiến cộng tác trong phong trào GLAM Mở rộng lớn hơn. OpenGLAM đã bắt đầu vào khoảng năm 2010, khi Quỹ Tri thức Mở (Open Knowledge Foundation) đã nhận được trợ cấp từ Ủy ban châu Âu như một phần của Các bản thảo được Số hóa cho Europeana - DM2E (Digitised Manuscripts to Europeana). Ngay từ đầu, vài tổ chức và mạng lưới như Creative Commons và Quỹ Wikimedia Foundation và các chi nhánh của chúng đã là một phần của cuộc đàm thoại này.

Vào năm 2018, các thành viên của cộng đồng Creative Commons, Quỹ Wikimedia, và Tri thức Mở đã bắt đầu tái sinh sáng kiến này. Nhưng như một cuộc đàm thoại và mạng lưới, “OpenGLAM” không “thuộc về” bất kỳ tổ chức duy nhất nào; mọi người, những người chuyên nghiệp và các nhà biện hộ có thể tham gia thông qua các cách thức và phương tiện khác nhau.

Văn hóa Mở: lịch sử ngắn gọn

Vào năm 2004, Viện bảo tàng Brooklyn từng là viện bảo tàng đầu tiên ở nước Mỹ (và có lẽ trên thế giới) tiên phong bổ sung một giấy phép Creative Commons vào các tác phẩm di sản văn hóa kỹ thuật số của họ, như họ đã giải thích trong cuộc phỏng vấn Creative Commons này.

Phong trào Văn hóa Mở đã chậm rãi phát triển kể từ đó. Sáng kiến “OpenGLAM” lần đầu tiên được Quỹ Tri thức Mở - OKN (Open Knowledge Foundation) khởi xướng vào năm 2010 và được tài trợ từ Liên minh châu Âu. Như một phần của điều đó, OKN đã phác thảo Các nguyên tắc của OpenGLAM, chúng đã được thiết lập khoảng năm 2011 và sau đó được sửa lại vào năm 2013, với vài sự cộng tác từ các cơ sở khác, chủ yếu là các cơ sở làm việc trong lãnh địa “mở”. Bạn có thể đọc nhiều hơn về những người áp dụng sớm văn hóa mở trong Những người tiên phong của Văn hóa Mở của CC, một báo cáo xem xét các yếu tố khác nhau đã tác động tới sự thành công của các chương trình truy cập mở sớm được khởi xướng bởi Phòng trưng bày Nghệ thuật Quốc gia - National Gallery of Art (của nước Mỹ), Viện bảo tàng Nghệ thuật Statens (Statens Museum for Kunst), và Thư viện Công cộng New York (New York Public Library).

Cùng lúc, các cộng đồng khác có liên quan tới thế giới mở như các cộng đồng Wikimedia cũng đã có những nỗ lực theo hướng này. Sự kiện GLAM - Wiki đầu tiên vào năm 2009 ở Úc đã tập hợp các cơ sở di sản văn hóa, các biên tập viên Wikipedia và những người tình nguyện, và các thành viên của Creative Commons nhằm thảo luận cách để hoàn thành sứ mệnh chung: làm cho kiến thức sẵn sàng trong cộng đồng.

Sự kiện GLAM-Wiki đó đã tạo ra một tập hợp các khuyến nghị giải thích một phần xung lượng đối với phong trào Văn hóa Mở. Khi đó, các cơ sở đã tải lên Internet một phần các bộ sưu tập của họ, nhưng thiếu các thực hành số hóa và chia sẻ dựa vào sự đồng thuận. Vài cơ sở, như Viện bảo tàng Brooklands ở Vương quốc Anh, đã tuyên bố bản quyền đối với việc sao chụp các tác phẩm trong phạm vi công cộng được số hóa, hoặc đã áp dụng các giấy phép rất hạn chế cho các tác phẩm được số hóa (và vài cơ sở khác vẫn còn làm như vậy!). Các cơ sở cũng đã phát hành các tập hợp dữ liệu và siêu dữ liệu theo các điều kiện sử dụng rất khác nhau. Nhiều cơ sở thiếu (và tới nay vẫn thiếu) các nguồn lực, thời gian hoặc kiến thức để số hóa và chia sẻ hiệu quả các tác phẩm của họ. Rất quan trọng đối với các đàm thoại về Văn hóa Mở là một thỏa thuận về các thực hành được khuyến nghị cho việc cung cấp truy cập mở tới nội dung.

Đọc các khuyến nghị từ sự kiện GLAM-Wiki năm 2009. Ấn tượng của bạn về chúng là gì? Chúng có cộng hưởng với bạn không? Liệu có khả năng để bám thao các khuyến nghị đó trong bối cảnh của bạn không? Chúng có thể được cập nhật như thế nào?

Ngay sau sự kiện đó, các nhà tổng hợp kỹ thuật số khác nhau của các tổ chức di sản văn hóa đã ra mắt. Đầu tiên là Europeana, nhà tổng hợp kỹ thuật số của các cơ sở di sản văn hóa ở châu Âu. Các nhà tổng hợp kỹ thuật số khác bao gồm Digital NZ cho New Zealand, Trove cho Úc, Thư viện Công cộng Kỹ thuật số châu Mỹ (Digital Public Library of America) ở nước Mỹ, và Canadiana ở Canada.

Các dự án nhà tổng hợp hành động như các nhà biện hộ chính cho tính mở. Europeana, ví dụ, đã xuất bản các tài liệu như hiến chương Phạm vi Công cộng, một tài liệu chính sách nêu bật tầm quan trọng của phạm vi công cộng. Europeana cung cấp hạ tầng để chia sẻ nội dung từ khắp tất cả các cơ sở giám tuyển của châu Âu; tính mở được mã hóa như một phần của đánh giá chất lượng của nó cho việc xuất bản nội dung, như được nêu trong Khung Xuất bản.

Kể từ khi được tạo ra, Creative Commons, các chi nhánh của nó và Mạng Toàn cầu đã cộng tác với các GLAM, xây dựng các chính sách mở và định hình các thực hành mở để chia sẻ các bộ sưu tập kỹ thuật số trên trực tuyến bằng việc sử dụng các công cụ CC. Vài trong số các cộng tác đó còn có sự tham gia của các chi hội và chi nhánh của Wikimedia, Europeana và các tổ chức khác.

Các cộng tác đó mang lại sức sống cho Văn hóa Mở. Trong lịch sử tóm tắt này, chúng tôi đã tóm tắt vài sự kiện chính đã dẫn tới Văn hóa Mở như chúng ta biết tới nó ngày nay. Chúng ta sẽ xem xét kỹ sau vài trường hợp điển hình trong khóa học này.

Vì sao tham gia Văn hóa Mở

Sau hơn 20 năm các cơ sở di sản văn hóa cung cấp truy cập mở tới các bộ sưu tập của họ, có bằng chứng đáng kể về những lợi ích của Văn hóa Mở. Bên dưới là tóm tắt các lợi ích như vậy, điều chúng ta sẽ khám phá chi tiết hơn trong Bài 5.

  • Gia tăng thiện chí và sự công nhận.

  • Cải thiện sự phù hợp với các khán thính phòng của thế kỷ 21.

  • Gia tăng hiệu quả của nhân viên và phù hợp sứ mệnh tốt hơn.

  • Hoàn vốn đầu tư tốt hơn trong số hóa và quản lý hạ tầng số.

  • Gia tăng sự hiện diện và tính trực quan trên trực tuyến, nhờ tích hợp vào các giao diện với bên ngoài, như Wikimedia Commons.

  • Gia tăng nghiên cứu và tạo lập kiến thức mới xung quanh các bộ sưu tập.

  • Đưa vào các tài nguyên giáo dục, đặc biệt các Tài nguyên Giáo dục Mở - OER (Open Educational Resources).

  • Duy trì bền vững văn hóa sử dụng lại và phối lại.

Tham gia với Văn hóa Mở như thế nào?

Có vài cách để các GLAM có thể tham gia phong trào Văn hóa Mở:

  • Trở thành người biện hộ trong cơ sở của riêng bạn, bằng việc có đàm thoại với các đồng nghiệp.

  • Tiếp cận các đồng nghiệp, và hỏi về các gợi ý và ý tưởng. Các đồng nghiệp có thể giúp bạn đi từ Không Truy cập Mở tới vài Truy cập Mở.

  • Đọc các trường hợp điển hình và lấy cảm hứng!

  • Phát hành mở một phần nhỏ bộ sưu tập của bạn và khám phá sau đó bạn có thể đi đâu!

Các nhà thực hành, những người chuyên nghiệp và các nhà biện hộ của GLAM hoặc bất kỳ ai có quan tâm tới các vấn đề của Văn hóa Mở có thể can dự bằng việc tham gia vào một số kênh truyền thông sau đây:

  • Tham gia Nền tảng Văn hóa Mở của CC, nơi chúng tôi thảo luận các vấn đề có liên quan tới phong trào Văn hóa Mở, bắt tay vào các dự án cùng nhau, và tổ chức chương trình cố vấn.

  • Đăng ký vào thư tin Văn hóa Mở của CC: Các vấn đề của Văn hóa Mở

  • Bám theo (hoặc thậm chí giám tuyển!) tài khoản Twitter @openglam hoặc có các đàm thoại theo thẻ hashtag #OpenCulture.

  • Ban hành các chính sách truy cập mở trong các cơ sở và chia sẻ kinh nghiệm đó.

  • Chia sẻ tài liệu về di sản văn hóa phi vật thể theo các giấy phép miễn phí, như Wiki Loves FolkloreWiki Loves Living Heritage làm.

  • Tham gia vào danh sách thư của GLAM Wiki để được cập nhật thông tin.

  • Tham gia vài cộng đồng tồn tại rồi trên Slack. Bạn có thể tham gia cộng đồng #openculture trong CC bằng việc tham gia kênh #open-culture trong Slack của CC; hoặc bạn cũng có thể tham gia nhiều cộng đồng kỹ thuật khác, như “phòng thí nghiệm GLAM” (GLAM labs).

  • Tham gia các danh sách thư của Cộng đồng Bản quyền của Europeana.

  • Tham gia các Nhóm Facebook của Wikimedia, như Wikipedia + Libraries và Wikidata + GLAM.

  • Học hỏi nhiều hơn về chương trình văn hóa mở của CC trong tệp âm thanh Tư duy Mở Tháng 2/2022 này.

-----------------------------------------------------------------------

1. Lưu ý: Chúng tôi thường sử dụng “GLAM” và “cơ sở di sản văn hóa” lẫn cho nhau trong khóa học này.

2. Bộ sưu tập Truy cập Mở của Smithsonian có khoảng 5 triệu hạng mục kỹ thuật số 2D và 3D, cho tới nay.

-----------------------------------------------------------------------

Giấy phép và Ghi công

Nội dung được cấp phép CC, Bản gốc

-----------------------------------------------------------------------

Về bài trước ………. Bài tiếp theo ………. Về mục lục.

What is the relationship between Creative Commons and “Open Culture”? Explore the shared mission and take a look at the benefits of working collaboratively with the larger open movement.

Learning Outcomes

  • Describe the importance of making content available over the Internet.

  • Explore the history and key developments that helped grow the Open Culture (sometimes known as the Open GLAM) movement.

Big Question / Why It Matters

Now that you know about Creative Commons, let us explore the connection between Creative Commons and galleries, libraries, archives and museums (GLAMs), cultural heritage institutions (CHIs), and other collection holders. How do Creative Commons and GLAMs interplay?[1]

As more and more GLAMs adapt to increasingly online audiences and users, they seek Creative Commons legal tools, expertise, and community support. GLAMs share a common goal with Creative Commons: to make knowledge and culture globally accessible, usable, and reusable. In recent years, leading institutions like the Smithsonian Institution and Metropolitan Museum of Art in the USA, the Rijksmuseum in the Netherlands, and Denmark’s Statens Museum for Kunst, to name only a few, pioneered open access to their collections using CC legal tools, which helped develop recommended practices for the Open Culture movement. Read about the Smithsonian’s release of over 2.8[2] million images and data using CC0 in this CC blog post and three case studies featuring some of the pioneers of open culture in this CC blog post. The case studies are available in français, Igbo, Ελληνικά, Bahasa Indonesia and English.

Personal Reflection / Why It Matters to You

What is the first thing that comes to mind when thinking about “Open Culture”? What role should Creative Commons play in helping GLAMs release their collections online? What impact can Creative Commons have on the cultural heritage sector?

Are you interested in joining the Open Culture movement? How might you or your institution get involved?

Acquiring Essential Knowledge

GLAMs are fundamental holders and contributors of knowledge and culture all over the world. From major releases of enormous collections to a handful works that bring unique value to the commons, GLAMs contribute a significant portion of the over 2.5 billion works that are accessible under a CC license or public domain tool.

In this section, we will explore 1) some of the benefits of granting open access to GLAM resources (collection items and GLAM-created materials) as well as the challenges that GLAMs encounter when doing so, and 2) a brief history of the Open Culture movement through a look at how groundbreaking institutions pioneered Open Culture efforts.

Cultural institutions, online heritage and the Internet

First, let’s start by asking: what do the various cultural heritage institutions have in common? What’s the relationship between these different institutions? Broadly speaking, when we talk about “GLAMs” we refer to institutions that hold and care for cultural or documentary heritage. They often share values and a mission to make the content (which often includes “works” potentially protected by copyright) that they host available to their users. Each of these institutions face similar questions about copyright at some point in the course of their activities. For example: are the institutions’ works and records under copyright and if so, who owns the rights?

Now let us explore how the missions of open movements align with the missions of these institutions. As repositories of works, cultural heritage institutions are entrusted by the world’s populations with the vast amount of humanity’s memory. Caring for and preserving this memory and heritage is a formidable task. GLAMs also serve as a key interface between current and past creators; they provide access to knowledge and cultural heritage that inspire new artists, writers, musicians, and researchers to create new works and produce new knowledge.

However, the vast majority of works that GLAMs hold are not digitized and remain inaccessible to most audiences, unless the institution undertakes resource-intensive digitization efforts and provides public online access to those digitized works. Making this great amount of content available to the public worldwide is core to the mission and responsibilities of GLAMs. The focus of many cultural institutions’ missions is to preserve and ensure access for researchers, educators and the general public to the heritage that they steward as well as the knowledge created around such heritage. But providing open access to digitized works is hampered by important challenges: how will open access programs be maintained over time? What are the copyright issues that institutions must be aware of when digitizing and making available their collections? How are these important rights and permissions going to be cleared, processed, and managed? What happens with the revenues formerly derived from licensing the rights in the digital objects? And what happens if someone makes a use of a work in a way that is disrespectful, harmful, or unethical? How are copyright or other reuse permissions and conditions communicated to the public?

While these considerations are significant, it is important to look at the broader picture: most cultural heritage institutions envision making knowledge more accessible, sharing stories, inspiring others, connecting audiences, preserving knowledge for future generations, and disseminating information and culture. What medium can accomplish this vision better than the Internet?

GLAMs have institutional responsibilities to steward collections, and this is frequently written in their missions. In the online environment, GLAMs may be more motivated to share their collections with broader audiences than to generate revenue from licensing images. When this is the case, GLAMs have a greater opportunity to increase the diversity of cultural representations by making cultural heritage content available and partnering with other actors in the digital environment that are working towards the same goal. Of course, this also creates tension: how are GLAMs going to financially sustain the work? How can they garner more visibility of the works they steward if they have to compete with other powerful commercial actors? Open practices can help address some of these questions.

Adopting open practices and openly releasing items from their collection help GLAMs effectively work toward their missions and enhance their relevance towards 21st century audiences. In turn, this helps GLAMs gain more recognition for their work, reach new audiences, and see their collections used in innovative ways, among other benefits. Many GLAMs aiming to responsibly share the cultural items they steward find that Creative Commons’ legal tools provide a good solution for achieving this goal, including when used in combination with other tools such as Rights Statements. These tools make it easy for GLAMs to communicate to users the copyright status of a work and whether they can use it and how.

The trusted position that GLAMs might have in their respective cultures presents a unique opportunity to build a more equitable, diverse and truly online global commons. In turn, free and open digital heritage, released using open tools, can help dramatically improve recreational, educational and scientific content.

In Section 1.1 we described the tension between existing copyright laws and the possibilities for greater sharing that the Internet enables. This tension is deeply felt by GLAMs wishing to open their content to online audiences. Often, digitization projects are hampered by copyright restrictions. Therefore, copyright laws, licenses, and tools, form an integral part of any digital project involving cultural heritage content. It is very important to integrate copyright questions and considerations into everyday digital workflows.

By providing the licenses and public domain tools as well as copyright expertise and a vast network of peers, Creative Commons can help accomplish the goals of enabling better sharing of knowledge and culture.

We will further explore the challenges and opportunities of Open GLAM in Unit 5.

Open Culture: What is it?

Open Culture (or Open GLAM) is a concept, a movement and a loose network of institutions and people dealing with cultural heritage that work together to increase the number of works available in the public domain, grow the cultural commons, make cultural heritage available online without undue copyright restrictions, and help others implement open access policies to cultural heritage. As detailed in Unit 5, while there is no singular definition of “open”, it refers to important values, such as commitments to keeping public domain works in the public domain and ensuring cultural heritage can be accessed and reused in a wide range of new contexts.

Open GLAM brings some of the concepts and values of “open” movements to the “GLAM” sector.

OpenGLAM” (all letters attached) refers to a collaborative initiative within the broader Open GLAM movement. OpenGLAM started in around 2010, when the Open Knowledge Foundation received a grant from the European Commission as part of the DM2E (“Digitised Manuscripts to Europeana”). Since the beginning, several organizations and networks like Creative Commons and the Wikimedia Foundation and their affiliates have been part of the conversation.

In 2018, members of the Creative Commons community, the Wikimedia Foundation, and Open Knowledge began to revitalize the initiative. But as a conversation and network, “OpenGLAM” does not “belong” to any single organization; people, professionals and advocates can get involved through different ways and means.

Open Culture: a brief history

In 2004, the Brooklyn Museum was the first museum in the US (and probably in the world) to pioneer adding a Creative Commons license to their digital cultural heritage works, as they explained in this Creative Commons interview.

The Open Culture movement has slowly grown since then. The “OpenGLAM” initiative was first hosted in 2010 by Open Knowledge Foundation (OKN) and depended on funding from the European Union. As part of that, OKN drafted the OpenGLAM Principles, which were established around 2011 and then revised in 2013, with some collaboration from other institutions, mainly those working in the “open” arena. You can read more about open culture early adopters in CC’s Pioneers of Open Culture, a report examining various factors that impacted the success of early open access programs launched by The National Gallery of Art (United States), Statens Museum for Kunst, and New York Public Library.

In parallel, other communities related to the open world such as Wikimedia communities were doing efforts in that direction. The first GLAM-Wiki event in 2009 in Australia brought together cultural heritage institutions, Wikipedia editors and volunteers, and members of Creative Commons to discuss how to fulfill their common mission: making knowledge available in the commons.

The GLAM-Wiki event produced a set of recommendations that partially explain the impetus for the Open Culture movement. At the time, institutions were uploading parts of their collections to the Internet, but lacked agreed-upon digitization and sharing practices. Some institutions, like the Brooklands Museum in the UK, claimed copyright over digitized reproductions of public domain works, or applied very restrictive licenses to digitized works (and some other institutions still do!). Institutions also released datasets and metadata under very differing use conditions. Many institutions lacked (and still lack) the resources, time, or knowledge to effectively digitize and share their works. Crucial to Open Culture conversations is an agreement on recommended practices for providing open access to content.

Read the recommendations that came out of the GLAM-Wiki event in 2009. What is your impression of them? Do they resonate with you? Is it possible to follow the recommendations in your context? How might they be updated?

Soon after that event, different digital aggregators of cultural heritage organizations launched. The first one was Europeana, the digital aggregator of cultural heritage institutions in Europe. Other digital aggregators include Digital NZ for New Zealand, Trove for Australia, the Digital Public Library of America in the United States, and Canadiana in Canada.

These aggregator projects act as key advocates for openness. Europeana, for example, published documents like the Public Domain charter, a policy document that highlights the importance of the public domain. Europeana provides the infrastructure to share content from across all European cultural institutions; openness is coded as part of its quality assessment for publishing content, as stated in the Publishing Framework.

Since its creation, Creative Commons, its chapters and Global Network have collaborated with GLAMs, building open policies and shaping open practices to share digital collections online using CC’s tools. Several of these collaborations have further involved Wikimedia chapters and affiliates, Europeana, and others.

These collaborations give life to Open Culture. In this brief history, we have summarized some of the key events that led to Open Culture as we know it today. We will take a closer look at a few case studies later in the course.

Why join Open Culture?

After more than 20 years of cultural heritage institutions providing open access to their collections, there is significant evidence about the benefits of Open Culture. Below is a summary of such benefits, which we will explore in more detail in Unit 5.

  • Increased goodwill and recognition.

  • Enhanced relevance vis-a-vis 21st century audiences.

  • Increased staff efficiency and better mission alignment.

  • Better return on investment in digitization and digital infrastructure management.

  • Increased online presence and visibility, thanks to integration into external interfaces, like Wikimedia Commons.

  • Increased research and new knowledge creation around collections.

  • Inclusion in educational resources, particularly Open Educational Resources (OER).

  • Sustained reuse and remix culture.

How to join Open Culture?

There are several ways in which GLAMs can join the Open Culture movement:

  • Become an advocate at your own institution, by having a conversation with colleagues.

  • Reach out to peers, and ask for tips and ideas. Peers can help you go from No Open Access to some Open Access.

  • Read case studies and get inspired!

  • Release a small portion of your collection openly and explore where you can go next!

GLAM practitioners, professionals and advocates or anyone interested in Open Culture issues can get involved by participating in some of the following channels of communication:

-----------------------------------------------------------------------

1. Note: We often use “GLAM” and “cultural heritage institution” interchangeably in this course.

2. The Smithsonian Open Access collection has around 5 million 2D and 3D digital items, to date.

-----------------------------------------------------------------------

Licenses and Attributions

CC licensed content, Original

Dịch: Lê Trung Nghĩa

letrungnghia.foss@gmail.com

Tác giả: Nghĩa Lê Trung

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Về Blog này

Blog này được chuyển đổi từ http://blog.yahoo.com/letrungnghia trên Yahoo Blog sang sử dụng NukeViet sau khi Yahoo Blog đóng cửa tại Việt Nam ngày 17/01/2013.Kể từ ngày 07/02/2013, thông tin trên Blog được cập nhật tiếp tục trở lại với sự hỗ trợ kỹ thuật và đặt chỗ hosting của nhóm phát triển...

Bài đọc nhiều nhất trong năm
Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm gì nhất ở mã nguồn mở?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập93
  • Máy chủ tìm kiếm8
  • Khách viếng thăm85
  • Hôm nay1,155
  • Tháng hiện tại236,195
  • Tổng lượt truy cập35,417,990
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây