OER và tương lai của Knewton

Thứ hai - 26/10/2015 06:28

OER and the Future of Knewton

Posted on August 18, 2014 by Michael Feldstein

Theo: http://mfeldstein.com/oer-future-knewton/

Bài được đưa lên Internet ngày: 18/08/2014

 

Lời người dịch: Một trả lời nữa đáp lại bài của CEO Jose Ferriera của Knewton. Bài viết này sử dụng các khía cạnh triết lý, pháp lý và các mô hình kinh doanh của phần mềm tự do nguồn mở để trả lời cho các câu hỏi như: (1) Liệu việc phát triển các Tài nguyên Giáo dục Mở (OER) có phá vỡ thị trường sách giáo khoa truyền thống hay không? (2) Liệu có thể bán các nội dung OER lấy tiền được hay không? Có một điều chắc chắn toát lên từ sự đáp lại này là: “Đối với nội dung giáo dục, nó có thể là sự truy cập tới các phần mềm kiểm thử hoặc phân tích, hoặc các dịch vụ lên kế hoạch và triển khai chương trình giảng dạy. Đây là danh sách không bao giờ cạn kiệt”. Xem thêm: Giáo dục mở và tài nguyên, giấy phép tư liệu mở.

 

Jose Ferriera, CEO của Knewton, gần đây đã xuất bản một mẩu tin trên edSurge viện lý rằng việc mở rộng OER không thể “làm đổ vỡ nền công nghiệp sách giáo khoa” vì, theo ông, nó có các giá trị sản xuất thấp, không có thiết kế chỉ dẫn, và không ở mức chuyên nghiệp. Không ngạc nhiên, David Wiley đã không đồng ý. Tôi cũng không đồng ý, nhưng với vài lý do hơi khác với của David.

 

Khi nói về Tài nguyên Giáo dục Mở - OER (Open Educational Resources) hoặc, về vấn đề đó, phần mềm nguồn mở (PMNM), là quan trọng để phân biệt giữa giấy phép và mô hình bền vững. Tất cả đều bắt đầu bằng một giấy phép. Đặc biệt, nó bắt đầu với giấy phép bản quyền. Bất kỳ khi nào chúng ta nói về Creative Commons hoặc GPL, thì một giấy phép mở trao sự cho phép về bản quyền cho bất kỳ ai muốn nó, miễn là những người đó muốn sử dụng lại nội dung có thiện chí tuân theo những điều khoản của giấy phép đó. Bằng việc trao sự cho phép bao trùm, người sở hữu bản quyền của tài nguyên đó chọn bỏ đi tiềm năng kiếm doanh thu nhất định (về lý thuyết). Nếu tài nguyên đó là có sẵn tự do, thì vì sao bạn lại phải trả tiền cho nó chứ?

 

Điều này làm nảy sinh câu hỏi cho bất kỳ tài nguyên nào cần phải được duy trì và cải tiến qua thời gian về cách mà nó sẽ được hỗ trợ. Trong những ngày đầu của nguồn mở, các dự án thường từng được hỗ trợ thông qua các tình nguyện viên cá nhân hoặc các nhóm nhỏ các tình nguyện viên, điều đã giới hạn các dạng và kích cỡ các dự án PMNM có thể được tạo ra. Điều này phần lớn cũng là tình trạng của OER ngày hôm nay. Nhiều OER được các tình nguyện viên xây dựng lên. Theo các hoàn cảnh đó, nếu dự án là ở dạng có thể được duy trì đúng thích hợp tốt qua những nỗ lực được cam kết của các tình nguyện viên, thì nó có thể sống sót và tiềm tàng phát đạt. Nếu không, nó sẽ ốm yếu và tiềm tàng sẽ chết.

 

Nhưng các tài nguyên mở không phải được hỗ trợ thông qua chủ nghĩa tình nguyện. Có khả năng xây dựng các mô hình doanh thu mà có thể trả tiền cho sự duy trì chúng. Ví dụ, có khả năng lấy tiền vì những sử dụng các tư liệu khác với các tư liệu được giấy phép mở cho phép. Viện Khan (Khan Academy) phát hành các video của họ theo một giấy phép Creative Commons Phi thương mại Chia sẻ tương tự (CC BY-NC-SA). Mỗi ngày các sinh viên và giáo viên có thể sử dụng nó tự do theo các hoàn cảnh trong lớp học bình thường. Nhưng nếu một nhà xuất bản sách giáo khoa muốn đóng thành bó nội dung đó với tư liệu có bản quyền và bán nó với một phí nào đó, thì giấy phép đó không cho họ các quyền để làm thế. Viện Khan thì có thể (và, theo tôi biết, đang làm) lấy tiền để sử dụng lại thương mại nội dung đó.

 

Một khả năng khác là bán các dịch vụ có liên quan tới nội dung. Trong PMNM, điều này thường ở dạng các dịch vụ hỗ trợ và duy trì. Đối với nội dung giáo dục, nó có thể là sự truy cập tới các phần mềm kiểm thử hoặc phân tích, hoặc các dịch vụ lên kế hoạch và triển khai chương trình giảng dạy. Đây là danh sách không bao giờ cạn kiệt. Vấn đề là có khả năng để tạo ra doanh thu từ nội dung mở. Và doanh thu có thể trả tiền cho các tài nguyên để hỗ trợ các giá trị sản xuất cao, thiết kế chỉ dẫn, và mở rộng doanh nghiệp, đặc biệt khi sóng đôi với các tiền tài trợ và các nỗ lực tình nguyện. Các lựa chọn khác không nhất thiết sinh ra nhiều doanh thu như việc cấp phép dựa vào bản quyền như theo truyền thống, nhưng thường điều đó là vấn đề có thể tranh luận. Các mô hình kinh doanh dựa vào các giấy phép mở thường có sự lôi kéo khi thị trường cho sản phẩm được cấp phép đang bắt đầu hàng hóa hóa, nghĩa là các công ty đang bắt đầu đánh mất khả năng của họ để lấy giá cao cho các tư liệu có bản quyền của họ bằng bất kỳ cách gì.

 

Đó là phía doanh thu. Cũng là quan trọng để cân nhắc phía chi phí. Một mặt, mức độ ở đó nội dung giáo dục cần các giá trị sản xuất cao và “mức độ mở rộng chuyên nghiệp” là còn tranh cãi. Quay lại với Viện Khan một chút, Sal Khan đã đại chúng hóa sự hiểu biết rằng một nhu cầu không có sản xuất trong các studio chuyên nghiệp 3 máy quay đắt giá để tạo ra các video giáo dục có được tầm với và ảnh hưởng. Đó chỉ là một trong nhiều ví dụ được biết tốt hơn về OER mà được coi là có chất lượng cao thậm chí dù nó không có những gì những người chuyên nghiệp về xuất bản, theo truyền thống, đã nghĩ về như là “các giá trị sản xuất cao”. Mặt khác, là quan trọng để nhận thức được rằng phần lớn các doanh thu sách giáo khoa đi vào bán hàng và tiếp thị, và vì lý do tốt lành. Bất chấp nhiều nỗ lực của nhiều bên để tạo ra các cổng thông qua đó các giáo viên và sinh viên có thể tìm ra các tài nguyên giáo dục tốt, quy trình áp dụng trong giáo dục đại học vẫn bị đổ vỡ tệ hại. Cho tới nay với một ít ngoại lệ, cách tốt duy nhất để có được sự áp dụng lan truyền rộng các tư liệu chương trình giáo dục vẫn dường như là phải thuê một đội quân các đại diện bán hàng tới gõ cửa từng giáo viên. Còn chư ão khi nào hoặc làm thế nào điều này sẽ thay đổi.

 

Điều này đưa chúng ta tới sự thật khó khăn về vì sao câu hỏi liệu OER có thể “thắng” hay không là khó hơn tưởng tượng. Các nhà bảo vệ OER hoặc các nhà xuất bản sách giáo khoa đều không có mô hình kinh tế làm việc được ngay bây giờ. Các nhà xuất bản sách giáo khoa từng rất thành công trong nhiều năm nhưng đã phát triển các cấu trúc chi phí không bền vững mà chúng có thể không còn chống đỡ nổi qua những lôi kéo tới các giá trị sản xuất cao và sự hỗ trợ chuyên nghiệp được nữa. Nhưng những người bảo vệ OER còn chưa làm nứt được việc bán hàng và tiếp thị hoặc thậm chí các mô hình doanh thu mà xúc tác cho họ để làm những gì cần thiết để dẫn dắt sự áp dụng ở phạm vi rộng. Nếu bất kỳ ai cũng đang thua, thì cũng không ai đang thắng cả. Ít nhất vào lúc này.

 

Đây là nơi mà Knewton đưa vào bức tranh. Như bạn đã đọc về quan điểm của Jose, là quan trọng để giữ trong đầu rằng công ty của anh ta có con chó trong cuộc chiến này. (Phải công bằng có rủi ro nêu sự rõ ràng, cả của Devid cũng vậy). Trong khi Knewton đang làm ầm lên về việc đưa ra một sản phẩm sẽ xúc tác cho những người sử dụng đầu cuối tạo ra nội dung tùy biến được với bất kỳ tư liệu nào (bao gồm, có thể đoán chừng, OER), thì các doanh thu hiện hành của họ tới từ các nhà xuất bản sách giáo khoa và các công ty nội dung giáo dục khác. Xa hơn, các khả năng mang tính tùy biến thích nghi như những khả năng Knewton chào bổ sung thêm cho chi phí sản phẩm nội dung giáo dục, cả trực tiếp thông qua các phí mà công ty lấy và gián tiếp qua nỗ lực bổ sung được yêu cầu để thiết kế, sản xuất, và duy trì các sản phẩm có tính tùy biến thích nghi. Đối với tôi, lý lẽ lôi cuốn nhất mà David làm lợi cho “chiến thắng” của OER là dễ dàng hơn nhiều để giảm giá thành các tư liệu giáo dục hơn nó hiện có để làm gia tăng tính hiệu quả của họ. Vì thế nếu bạn đang đo đếm giá trị của sản phẩm bằng các độ lệch tiêu chuẩn cho từng USD, thì suy nghĩ khôn ngoan là nhằm vào mẫu số (trong khi hy vọng không bỏ qua hoàn toàn tử số). Liên kết yếu trong lý lẽ này là nó làm việc tốt nhất trong một thị trường khá hợp lý và trà xát thấp mà hạn chế nhu cầu cho các chi tiêu không có liên quan tới phát triển sản phẩm như bán hàng và tiếp thị. Nói cách khác, nó làm việc tốt nhất trong phản đề các điều kiện phải trả tiền cho các chi phí nền tảng của chúng, cả trực tiếp và gián tiếp. Điều này không nhất thiết là thứ tồi tệ cho giáo dục nếu các sản phẩm được cải tiến của Knewton thực sự có thể làm tăng tử số càng nhiều càng tốt hoặc nhiều nhà bảo vệ OER hơn có thể làm giảm đi mẫu số. Nhưng quan điểm của họ - cả về khía cạnh cách họ nghĩ về câu hỏi giá trị trong các tư liệu đang lưu hành và khía canh về cách mà họ cần phải xây dựng năng lực kinh doanh của việc trả lại 105 triệu USD vốn đầu tư mạo hiểm - sẽ thiên về các chi phí cao hơn so với ai đó hy vọng có thể tạo ra giá trị cao hơn một cách tương xứng.

 

Tất cả phân tích này giả thiết rằng trong ỷ lệ độ lệch tiêu chuẩn theo từng USD của David, tất cả các vấn đề đó là bản thân tỷ lệ đó, độc lập với các số cá nhân tạo nên nó. Nhưng điều đó không thể đúng một cách y hệt nhau được. Một vài sinh viên không thể kham nổi các tài nguyên giáo dục vượt quá một giá thành nhất định, bất kể chúng có hiệu quả như thế nào. (Tôi thích hạ thấp hơn các bản sao chụp của tôi bằng việc mua một Tesla. Lạy trời...). Trong các trường hợp khác, việc có các tài nguyên giáo dục có hiệu quả nhất có khả năng là quan trọng nhất và tiền dư ra không phải là một vấn đề lớn. Điều này đi xuống không chỉ bản thân các sinh viên có thể kham được bao nhiêu để trả tiền, mà còn cách mà giáo dục được cấp vốn và bao cấp nói chung. Vì thế có các vấn đề phức tạp để chơi ở đây về “giá trị”. Nhưng câu hỏi đâu tiên theo thứ tự của việc liệu OER có thể “phá vỡ được nền công nghiệp sách giáo khoa hay không”, câu trả lời của tôi là, “nó còn tùy”.

 

Jose Ferriera, the CEO of Knewton, recently published a piece on edSurge arguing that scaling OER cannot “break the textbook industry” because, according to him, it has low production values, no instructional design, and is not enterprise grade. Unsurprisingly, David Wiley disagrees. I also disagree, but for somewhat different reasons than David’s.

When talking about Open Educational Resources or, for that matter, open source software, it is important to distinguish between license and sustainability model, as well as distinguishing between current sustainability models and possible sustainability models. It all starts with a license. Specifically, it starts with a copyright license. Whether we are talking about Creative Commons or GPL, an open license grants copyright permission to anyone who wants it, provided that the people who want to reuse the content are willing to abide by the terms of the license. By granting blanket permission, the copyright owner of the resource chooses to give up certain (theoretical) revenue earning potential. If the resource is available for free, then why would you pay for it?

This raises a question for any resource that needs to be maintained and improved over time about how it will be supported. In the early days of open source, projects were typically supported through individual volunteers or small collections of volunteers, which limited the kinds and size of open source software projects that could be created. This is also largely the state of OER today. Much of it is built by volunteers. Sometimes it is grant funded, but there typically is not grant money to maintain and update it. Under these circumstances, if the project is of the type that can be adequately well maintained through committed volunteer efforts, then it can survive and potentially thrive. If not, then it will languish and potentially die.

But open resources don’t have to be supported through volunteerism. It is possible to build revenue models that can pay for their upkeep. For example, it is possible to charge for uses of materials other than those permitted by the open license. Khan Academy releases their videos under a Creative Commons Noncommercial Share-Alike (CC NC-SA) license. Everyday students and teachers can use it for free under normal classroom circumstances. But if a textbook publisher wants to bundle that content with copyrighted material and sell it for a fee, the license does not give them permission to do so. Khan Academy can (and, as far as I know, does) charge for commercial reuse of the content.

Another possibility is to sell services related to the content. In open source software, this is typically in the form of support and maintenance services. For education content, it might be access to testing or analytics software, or curriculum planning and implementation services. This is a non-exhaustive list. The point is that it is possible to generate revenue from open content. And revenue can pay for resources to support high production values, instructional design, and enterprise scaling, particularly when paired with grant funding and volunteer efforts. These other options don’t necessarily generate as much revenue as traditional copyright-based licensing, but that’s often a moot point. Business models based on open licenses generally get traction when the market for licensed product is beginning to commodify, meaning that companies are beginning to lose their ability to charge high prices for their copyrighted materials anyway.

That’s the revenue side. It’s also important to consider the cost side. On the one hand, the degree to which educational content needs high production values and “enterprise scaling” is arguable. Going back to Khan Academy for a moment, Sal Khan popularized the understanding that one need not have an expensive three-camera professional studio production to create educational videos that have reach and impact. That’s just one of the better known of many examples of OER that is considered high-quality even though it doesn’t have what publishing professionals traditionally have thought of as “high production values.” On the other hand, it is important to recognize that a big portion of textbook revenues go into sales and marketing, and for good reason. Despite multiple efforts by multiple parties to create portals through which faculty and students can find good educational resources, the adoption process in higher education remains badly broken. So far with a few exceptions, the only good way to get widespread adoption of curricular materials still seems to be to hire an army of sales reps to go knock on faculty doors. It is unclear when or how this will change.

This brings us to the hard truth of why the question of whether OER can “win” is harder than it seems. Neither the OER advocates nor the textbook publishers have a working economic model right now. The textbook publishers were very successful for many years but have grown unsustainable cost structures which they can no longer prop up through appeals to high production values and enterprise support. But the OER advocates have not yet cracked the sales and marketing nut or proven out revenue models that enable them to do what is necessary to drive adoption at scale. If everybody is losing, then nobody is winning. At least at the moment.

This is where Knewton enters the picture. As you read Jose’s perspective, it is important to keep in mind that his company has a dog in this fight. (To be fair at the risk of stating the obvious, so does David’s.) While Knewton is making noises about releasing a product that will enable end users to create adaptive content with any materials (including, presumably, OER), their current revenues come from textbook publishers and other educational content companies. Further, adaptive capabilities such as the ones Knewton offers add to the cost of an educational content product, both directly through the fees that the company charges and indirectly through the additional effort required to design, produce, and maintain adaptive products. To me, the most compelling argument David makes in favor of OER “winning” is that it is much easier to lower the price of educational materials than it is to increase their efficacy. So if you’re measuring the value of the product by standard deviations per dollar, then smart thing is to aim for the denominator (while hopefully not totally ignoring the numerator). The weak link in this argument is that it works best in a relatively rational and low-friction market that limits the need for non-product-development-related expenses such as sales and marketing. In other words, it works best in the antithesis of the conditions that exist today. Knewton, on the other hand, needs there to be enough revenue for curricular materials to pay for the direct and indirect costs of their platform. This is not necessarily a bad thing for education if Knewton-enhanced products can actually raise the numerator as much as or more than OER advocates can lower the denominator. But their perspective—both in terms of how they think about the question of value in curricular materials and in terms of how they need to build a business capable of paying back $105 million in venture capital investment—tilts toward higher costs that one hopes would result in commensurately higher value.

All of this analysis assumes that in David’s ratio of standard deviations per dollar, all that matters is the ratio itself, independently of the individual numbers that make it up. But that cannot be uniformly true. Some students cannot afford educational resources above a certain price no matter how effective they are. (I would love to lower my carbon footprint by buying a Tesla. Alas….) In other cases, getting the most effective educational resources possible is most important and the extra money is not a big issue. This comes down to not only how much the students themselves can afford to pay but also how education is funded and subsidized in general. So there are complex issues in play here regarding “value.” But on the first-order question of whether OER can “break the textbook industry,” my answer is, “it depends.”

Dịch: Lê Trung Nghĩa

letrungnghia.foss@gmail.com

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Về Blog này

Blog này được chuyển đổi từ http://blog.yahoo.com/letrungnghia trên Yahoo Blog sang sử dụng NukeViet sau khi Yahoo Blog đóng cửa tại Việt Nam ngày 17/01/2013.Kể từ ngày 07/02/2013, thông tin trên Blog được cập nhật tiếp tục trở lại với sự hỗ trợ kỹ thuật và đặt chỗ hosting của nhóm phát triển...

Bài đọc nhiều nhất trong năm
Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm gì nhất ở mã nguồn mở?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập265
  • Máy chủ tìm kiếm7
  • Khách viếng thăm258
  • Hôm nay41,354
  • Tháng hiện tại443,858
  • Tổng lượt truy cập36,502,451
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây