Bộ ba BBB các sáng kiến về truy cập mở

Thứ ba - 07/11/2017 05:25
Nguồn: UNESCO xuất bản năm 2015
Sáng kiến Truy cập Mở Budapest – Budapest Open Access Initiative (2002) đã ghi lại những hiểu biết về triết học của các bên ký kết của nó:
Truyền thống cũ và công nghệ mới đã hội tụ để có thể tạo ra hàng hóa chung chưa từng có. Truyền thống cũ là thiện chí của các nhà khoa học và các học giả xuất bản các thành quả nghiên cứu của họ trên các tạp chí mà không có thanh toán tiền, vì lợi ích của sự thẩm tra và tri thức. Công nghệ mới là Internet. Hàng hóa chung họ làm cho có khả năng là sự phân phối điện tử rộng khắp thế giới các tư liệu tạp chí được rà soát lại ngang hàng và truy cập hoàn toàn tự do và không giới hạn tới nó bởi tất cả các nhà khoa học, học giả, giáo viên, sinh viên, và những cái đầu tò mò khác. Việc loại bỏ các rào cản truy cập tới tư liệu này sẽ tăng tốc cho nghiên cứu, làm giàu cho giáo dục, chia sẻ việc học tập của người giàu với người nghèo và người nghèo với người giàu, làm cho tư liệu này hữu dụng như nó có thể, và đặt ra nền tảng cho việc thống nhất loài người trong cuộc hội thoại chung về trí tuệ và yêu cầu về tri thức.
Mặt khác, các bên ký kết Tuyên bố Berlin (2003) tin tưởng rằng:
Internet đã làm thay đổi cơ bản thực tại thực tế và kinh tế của việc phân phối tri thức khoa học và di sản văn hóa. Lần đầu tiên từ trước tới nay, Internet bây giờ chào sự thay đổi để tạo thành sự trình bày tri thức của loài người một cách toàn cầu và có tính tương tác, bao gồm cả di sản văn hóa và đảm bảo sự truy cập toàn cầu… Chúng tôi, những người ký dưới đây, cảm thấy có bổn phận giải quyết các thách thức của Internet như một phương tiện chức năng đang nổi lên để phân phối tri thức. Rõ ràng, những diễn biến đó sẽ có khả năng sửa đổi đáng kể bản chất tự nhiên của việc xuất bản khoa học cũng như hệ thống đảm bảo chất lượng đang tồn tại … Chúng tôi đã phác thảo Tuyên bố Berlin để thúc đẩy Internet như là công cụ chức năng cho cơ sở tri thức khoa học toàn cầu và phản hồi của loài người và để chỉ định các biện pháp mà những người ra chính sách nghiên cứu, các cơ sở nghiên cứu, các đơn vị cấp vốn, các thư viện, các kho lưu trữ, và các viện bảo tàng cần phải cân nhắc. Sứ mệnh phổ biến tri thức của chúng tôi chỉ mới hoàn thành một nửa nếu thông tin không được làm cho sẵn sàng công khai và rộng rãi cho xã hội. Các khả năng mới để phổ biến tri thức không chỉ qua dạng kinh điển, mà còn, và ngày một gia tăng, qua hệ biến hóa truy cập mở qua Internet cần phải được ủng hộ. Chúng tôi định nghĩa truy cập mở như là nguồn toàn diện tri thức và di sản văn hóa của loài người đã được cộng đồng khoa học phê chuẩn… Để hiện thực hóa tầm nhìn toàn cầu và trình bày tri thức truy cập được, Web trong tương lai phải là bền vững, tương tác, và minh bạch. Nội dung và các công cụ phần mềm phải là truy cập mở và tương thích được.
Chúng tôi thấy tình cảm và lòng tin tương tự cũng được phản ánh trong Tuyên bố Bethesda (2003). Tuyên bố đó chỉ ra:
Nghiên cứu khoa học là quy trình phụ thuộc lẫn nhau, trong đó từng thí nghiệm được các kết quả của những người khác thông báo. Các nhà khoa học đang thực hiện nghiên cứu và các xã hội nghề nghiệp đang đại diện cho họ có lợi ích to lớn trong việc đảm bảo rằng các kết quả nghiên cứu được phổ biến càng tức thì, rộng rãi và có hiệu quả, càng tốt. Xuất bản điện tử các kết quả nghiên cứu chào cơ hội và bổn phận để chia sẻ các kết quả, các ý tưởng và các phát hiện nghiên cứu một cách tự do với cộng đồng khoa học và công chúng.
Ba tuyên bố tiên phong đã nhận được sự ủng hộ rộng rãi từ các nhà tư tưởng nổi tiếng toàn cầu và những người đoạt giải Nobel. Tương tự, các chỉ thị OA khác ở mức toàn cầu, quốc gia, khu vực và cơ sở, được giới thiệu sau các tuyên bố BBB, đã thừa nhận và ban hành dựa vào các nền tảng triết lý được khắc họa trong 3 tuyên bố tiên phong đó. Tất cả chúng tán thành các nguyên tắc của mô hình OA để tối đa hóa sự truy cập và lợi ích đối với các nhà khoa học, các học giả và công chúng trên khắp thế giới.

 
Blogger: Lê Trung Nghĩa
letrungnghia.foss@gmail.com

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Về Blog này

Blog này được chuyển đổi từ http://blog.yahoo.com/letrungnghia trên Yahoo Blog sang sử dụng NukeViet sau khi Yahoo Blog đóng cửa tại Việt Nam ngày 17/01/2013.Kể từ ngày 07/02/2013, thông tin trên Blog được cập nhật tiếp tục trở lại với sự hỗ trợ kỹ thuật và đặt chỗ hosting của nhóm phát triển...

Bài đọc nhiều nhất trong năm
Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm gì nhất ở mã nguồn mở?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập87
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm85
  • Hôm nay17,679
  • Tháng hiện tại590,541
  • Tổng lượt truy cập37,392,115
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây