Các thành phần cơ bản trong kế hoạch tổng thể xây dựng chính sách tài nguyên giáo dục mở – OER (Open Educational Resources) - bản toàn văn

Thứ hai - 16/12/2019 06:54
Các thành phần cơ bản trong kế hoạch tổng thể xây dựng chính sách tài nguyên giáo dục mở – OER (Open Educational Resources) - bản toàn văn
(Bài viết cho Hội thảo khoa học lần thứ XVII-ICTC2019: Các Hệ thống thông minh, Thái Nguyên, ngày 14/12/2019)



Tóm tắt:
Ngày 25/11/2019, tại Paris, tại Hội nghị Toàn thể lần thứ 40 của UNESCO, đại diện của 193 quốc gia đã thông qua Khuyến cáo về OER của UNESCO, được chi tiết hóa theo 5 khía cạnh mục tiêu: (1) Xây dựng năng lực của các bên tham gia đóng góp để tạo lập truy cập, sử dụng, tùy biến thích nghi và phân phối lại OER; (2) Phát triển chính sách hỗ trợ; (3) Khuyến khích OER chất lượng bao hàm toàn diện và công bằng; (4) Nuôi dưỡng sáng tạo các mô hình bền vững cho OER; (5) Tạo thuận lợi cho hợp tác quốc tế.
Bài viết này đề cập tới một pha cơ bản trong phát triển chính sách OER - thiết kế các thành phần cơ bản của kế hoạch tổng thể OER - với hầu hết các khía cạnh được nêu ở trên cũng hiện diện trong pha cơ bản của việc xây dựng chính sách hỗ trợ đó.
Từ khóa: tài nguyên giáo dục mở, OER, kế hoạch tổng thể, tầm nhìn, chính sách, mục tiêu phát triển bền vững, SDG, cấp phép mở, xây dựng năng lực, đảm bảo chất lượng, huấn luyện, giảng viên, mục tiêu, làm gì, ai làm, chỉ số giám sát, định chuẩn, định lượng, ví dụ trên thế giới, hiện trạng ở Việt Nam.



Đặt vấn đề: Chính sách OER là rất cần thiết!
Ngày 25/11/2019, tại Hội nghị Toàn thể lần thứ 40 của UNESCO ở Paris, đại diện của 193 quốc gia[1] đã thông qua Khuyến cáo về OER của UNESCO[2], được chi tiết hóa theo 5 khía cạnh mục tiêu: (1) Xây dựng năng lực của các bên tham gia đóng góp để tạo lập truy cập, sử dụng, tùy biến thích nghi và phân phối lại OER; (2) Phát triển chính sách hỗ trợ; (3) Khuyến khích OER chất lượng bao hàm toàn diện và công bằng; (4) Nuôi dưỡng sáng tạo các mô hình bền vững cho OER; (5) Tạo thuận lợi cho hợp tác quốc tế.
Câu hỏi đặt ra là: phát triển chính sách hỗ trợ OER như thế nào, ở mức quốc gia và/hoặc cơ sở phù hợp với ngữ cảnh của Việt Nam hiện nay?



Chính sách OER nên được xây dựng như thế nào?
Trong năm 2019, UNESCO và COL (Khối thịnh vượng chung về học tập – Commonwealth of Learning) đã xuất bản tài liệu ‘Các hướng dẫn phát triển các chính sách tài nguyên giáo dục mở’[3] đưa ra nhiều thông tin quý có thể giúp xây dựng chính sách OER cho Việt Nam, cả ở mức quốc gia lẫn ở mức cơ sở giáo dục, trong lĩnh vực quan trọng hàng đầu này hiện nay.
Hình 1. Quy trình xây dựng chính sách OER với 7 pha[4]
 
Chính sách OER, dù ở mức quốc gia hay cơ sở giáo dục, được xây dựng với 7 pha như được UNESCO khuyến cáo trong tài liệu nêu trên, được minh họa trên Hình 1, gồm: (1) Hiểu tiềm năng của OER; (2) Xác định tầm nhìn chính sách OER; (3) Lên khung chính sách OER; (4) Tiến hành phân tích khoảng cách; (5) Thiết kế kế hoạch tổng thể; (6) Lập kế hoạch điều hành và triển khai; (7) Khởi xướng chính sách OER.
Thiết kế kế hoạch tổng thể (Designing the masterplan) là pha thứ 5 trong 7 pha đó.
Để thiết kế kế hoạch tổng thể OER, cần hiểu rõ và tiến hành cả 4 pha trước nó. Bài viết này giả thiết các pha đó đã được hiểu rõ và đã được tiến hành.
 
Khung kế hoạch tổng thể OER
Kế hoạch tổng thể là tài liệu có các thành phần (các khối xây dựng) cụ thể cho toàn bộ chính sách. Các thành phần này là cơ bản, nhưng không là vét cạn (có thể bổ sung thêm), và có thể tùy biến thích nghi cho ngữ cảnh của quốc gia và/hoặc cơ sở giáo dục của bạn.
Các thành phần cơ bản của kế hoạch tổng thể OER gồm:
  1. Áp dụng khung cấp phép mở
  2. Tích hợp OER vào chương trình giảng dạy
  3. Đảm bảo phát triển, lưu trữ và khả năng truy cập OER
  4. Điều chỉnh phù hợp các thủ tục đảm bảo chất lượng
  5. Hỗ trợ xây dựng năng lực và nâng cao nhận thức
  6. Khuyến khích các mô hình kinh doanh bền vững và khởi xướng các chiến lược cấp vốn
  7. Thúc đẩy nghiên cứu dựa vào bằng chứng về tác động của OER
  8. Có cơ chế điều hành cho chính sách OER
Để mô tả các thành phần trong kế hoạch tổng thể OER, UNESCO-COL gợi ý nên cụ thể hóa các khía cạnh sau:
  • Mục tiêu của thành phần là gì?
  • Các hoạt động chính và các khu vực đích: Làm gì?
  • Các đối tác chính để triển khai: Ai làm?
  • Các chỉ số giám sát là gì?, hay thành công sẽ được đo đếm như thế nào?
Vì mục đích của bài viết này là khẳng định sự cần thiết và gợi ý thiết kế chính sách OER cho Việt Nam, các khía cạnh sau đây cũng được bổ sung vào mô tả đó:
  • Ví dụ điển hình của thế giới
  • Hiện trạng ở Việt Nam



Các thành phần cơ bản trong kế hoạch tổng thể OER
1. Áp dụng khung cấp phép mở
  • Mục tiêu: Xúc tác/đơn giản hóa sử dụng cấp phép mở cho tư liệu học tập
  • Làm gì?
    • Rà soát lại và tùy biến thích nghi các quy định liên quan tới sử dụng việc cấp phép mở cho các tư liệu học tập để thiết lập khung cấp phép mở
    • Đảm bảo tất cả các tài nguyên dạy và học được nhà nước cấp vốn phát hành theo các giấy phép mở
    • Khuyến khích những người sử dụng sử dụng cấp phép mở cho nội dung họ tự tạo ra.
  • Ai làm?
    • Các chuyên gia pháp lý để phát triển khung cấp phép mở
    • Những người tạo ra các vụ thầu của nhà nước đảm bảo rằng việc cấp phép mở là điều kiện cấp vốn
    • Các cơ sở và các cá nhân phát triển nội dung học tập
  • Các chỉ số giám sát:
    • Định chuẩn: Các quy định về sử dụng các tư liệu học tập trong các cơ sở giáo dục tạo tham chiếu cụ thể tới OER và việc cấp phép mở
    • Định lượng:
      • Tỷ lệ trong các hợp đồng của nhà nước đối với các tư liệu học tập đòi hỏi một giấy phép mở
      • Tỷ lệ các tư liệu học tập có giấy phép mở
  • Ví dụ trên thế giới:
    • Khung cấp phép và truy cập mở của chính phủ New Zealand (NZGOAL)[5], 2010
    • Bahrain: Tài nguyên Giáo dục Mở như là mặc định!
    • Chương trình TAACCCT của Bộ lao động Mỹ với 1,9 tỷ USD cho giai đoạn 2010-2014[6], yêu cầu tất cả các tư liệu giáo dục được tạo ra bằng cấp vốn trợ cấp đó sẽ được cấp phép theo giấy phép CC BY và đặt trên kho https://www.skillscommons.org/
    • Đại học Kỹ thuật Delft[7], Hà Lan; Đại học Nam Phi[8], Nam Phi; Đại học Edinburgh[9], Scotland; Đại học South Pacific[10], Fiji[11]; .v.v.
  • Hiện trạng ở Việt Nam: Không có khung cấp phép mở trong giáo dục Việt Nam ở bất cứ đâu, dù là ở mức quốc gia hay ở bất kỳ cơ sở giáo dục nào.
2. Tích hợp OER vào chương trình giảng dạy
  • Mục tiêu:
    • Khuyến khích và sử dụng OER như là nguyên tắc hướng dẫn trong chương trình giảng dạy
    • Làm cho dải rộng lớn các OER chung là sẵn sàng để bất kỳ cơ sở nào cũng có thể tùy biến thích nghi được
  • Làm gì?
    • Hướng dẫn các chuyên gia nghĩ lại chương trình giảng dạy để sử dụng OER
    • Tạo ra các tư liệu chương trình giảng dạy (đặc thù lĩnh vực) của quốc gia như là OER
  • Ai làm?
    • Các cơ quan liên quan tới phát triển chương trình giảng dạy mức quốc gia được tham gia trong các thảo luận về OER
    • Các chuyên gia trong phát triển chương trình giảng dạy và các nhà giáo dục định hình các mô hình phát triển chương trình giảng dạy mức quốc gia
  • Các chỉ số giám sát:
    • Định chuẩn: Tất cả hoặc hầu hết các chương trình giảng dạy sử dụng OER
    • Định lượng: Số lượng các tài nguyên chương trình giảng dạy sẵn sàng như là OER
  • Ví dụ trên thế giới: Xem phần 1 ở trên
  • Hiện trạng ở Việt Nam: Chưa ở cơ sở giáo dục nào tích hợp OER vào chương trình giảng dạy, ngoại trừ RMIT Vietnam[12].
3. Đảm bảo phát triển, lưu trữ và khả năng truy cập OER
  • Mục tiêu:
    • Khuyến khích phát triển OER ở tất cả các mức
    • Làm cho OER dễ phát hiện, truy cập được và tùy biến thích nghi được thông qua các nền tảng lưu trữ và soạn thảo dạng số
  • Làm gì?
    • Cung cấp tài nguyên cho các giảng viên và nhà sản xuất OER khác để khuyến khích phát triển và chia sẻ OER của họ
    • Tạo ra các kho/kho tham chiếu/nền tảng (đặc thù lĩnh vực) quốc gia cho OER
    • Xây dựng các kho/nền tảng của cơ sở cho OER hoặc tạo các đường liên kết mức quốc gia cho chúng
    • Tổ chức/mở rộng phạm vi các sáng kiến OER do cộng đồng dẫn dắt
    • Áp dụng các tiêu chuẩn siêu dữ liệu để tạo thuận lợi để phát hiện
  • Ai làm?
    • Các lãnh đạo cơ sở giáo dục thiết lập các cơ chế thưởng cho các chuyên gia tham gia vào OER
    • Các chuyên gia cơ sở dữ liệu cho các kho và các liên kết dữ liệu
    • Đại diện của những người sử dụng để có các giao diện thân thiện với người sử dụng
    • Các chuyên gia về nội dung cho các tiêu chuẩn siêu dữ liệu
  • Các chỉ số giám sát:
    • Định chuẩn: Tất cả hoặc hầu hết OER được điều chỉnh phù hợp với siêu dữ liệu để tạo thuận lợi cho khả năng phát hiện ra chúng
    • Định lượng: Số lượng/tỷ lệ OER có trên các nền tảng quốc gia, truy cập được theo (các) ngôn ngữ quốc gia
  • Ví dụ trên thế giới: 3 mức kho/kho tham chiếu/nền tảng OER thích hợp + ưu đãi, thưởng OER đảm bảo có thông tin cấp phép mở và tải về miễn phí.
    • Mức quốc gia: Open Up Resources ở Mỹ[13], Wikiwijs ở Hà Lan[14], Klascement ở Bỉ[15], Norwegian Digital Learning Arena của Nauy[16], nền tảng cộng tác NROER ở Ấn Độ[17], và SUP Numériques của Pháp[18].
    • Mức cơ sở: (1) Từng cơ sở riêng biệt - nhiều; (2) Nhóm các cơ sở, ví dụ: 14 cơ sở giáo dục đại học bang Georgia[19], Mỹ; (3) Theo chuyên ngành.
    • Mức cộng đồng: ví dụ, OER Commons[20].
  • Hiện trạng ở Việt Nam: Hầu như chưa có hạ tầng cho OER, ngoại trừ Đề án ‘Trung tâm Học liệu ngoại ngữ mở quốc gia’ đang được xây dựng; có vài trang nhỏ lẻ: (1) Kho tham chiếu OER của RMIT Vietnam[21]; (2) VOER[22]; (3) Sách mở Cánh Buồm[23].
4. Điều chỉnh phù hợp các thủ tục đảm bảo chất lượng
  • Mục tiêu: Các thủ tục đảm bảo chất lượng khuyến khích cải thiện liên tục các tư liệu học tập
  • Làm gì?
    • Rà soát lại và tùy biến thích nghi các quy định liên quan tới việc đảm bảo chất lượng OER.
    • Cho phép các thủ tục đảm bảo chất lượng cả dựa vào tiêu chuẩn lẫn do người sử dụng đánh giá cho OER
  • Ai làm?
    • Các cơ quan đảm bảo/ công nhận chất lượng
    • Các cơ sở/các công ty phát triển các tư liệu học tập như là OER
    • Các cộng đồng người sử dụng
  • Các chỉ số giám sát:
    • Định chuẩn:
      • Các thủ tục đảm bảo chất lượng đặc biệt nhắc tới OER và đã được tùy biến thích nghi cho các thuộc tính của chúng.
      • Các kho cho phép những người sử dụng xếp hạng các OER
  • Ví dụ trên thế giới: Z-Degrees của Cao đẳng Cộng đồng Tidewater[24] ở bang Virginia của Mỹ; Mô hình TIPS của CEMCA[25]; Mô hình soát lại ngang hàng của MERLOT[26], Mỹ.
  • Hiện trạng ở Việt Nam: Kiểm định chất lượng giáo dục chưa công nhận OER.
5. Hỗ trợ xây dựng năng lực và nâng cao nhận thức
  • Mục tiêu:
    • Để xúc tác cho những người sử dụng khai thác các phẩm chất của OER cho việc dạy và học
    • Để đảm bảo rằng tất cả các bên tham gia đóng góp hiểu rõ được về các phẩm chất của OER và cách chúng có thể được sử dụng
  • Làm gì?
    • Tùy biến thích nghi huấn luyện ban đầu và liên tục của các giảng viên và các nhà giáo dục để đưa việc xây dựng năng lực vào trong OER
    • Cung cấp việc huấn luyện và hỗ trợ cho các nhân viên thư viện và các thành viên chính khác của các cơ sở giáo dục về OER
  • Ai làm? (1) Các cơ quan phát triển nghề nghiệp cho các khu vực khác nhau của hệ thống giáo dục; (2) Các nhà lãnh đạo các cơ sở giáo dục; (3) Các thủ thư; (4) Các phòng CNTT và các nhà quản lý kho; (5) Các giảng viên, các nhà giáo dục, những người sử dụng.
  • Các chỉ số giám sát:
    • Định chuẩn: Các khóa học phát triển nghề nghiệp ban đầu và liên tục, bao gồm các module về sử dụng OER. Các khóa học đó là mở cho các giảng viên, các nhà giáo dục và thủ thư
    • Định lượng: Chia sẻ của các giảng viên (trong các khu vực giáo dục tương ứng), những người đã nhận được huấn luyện về OER trong 2 năm gần nhất
  • Ví dụ trên thế giới:
    • Cung cấp kỹ năng và năng lực tùy theo vai trò. Khóa học cơ bản về OER của COL[27] cho: (1) giảng viên; (2) thủ thư; (3) nhân viên CNTT và quản lý kho; (4) Lãnh đạo giáo dục các mức cơ sở và quốc gia;
    • Các phương pháp triển khai: (1) huấn luyện giảng viên ban đầu; (2) huấn luyện nghề nghiệp liên tục; (3) & (4): Các sự kiện tham gia mạng trao đổi và học tập ngang hàng về OER.
  • Hiện trạng ở Việt Nam: Do đặc thù, bổ sung thêm nhóm vai trò (5) Ngoại ngữ (tiếng Anh)
    • Từ 2015 tới nay, đã có các hoạt động nâng cao nhận thức qua các hội nghị[28], hội thảo và tập huấn[29] thực hành khai thác OER do cá nhân và các hội, hiệp hội thực hiện, tập trung ở các mức vai trò thấp, số lượng chưa nhiều, phạm vi chưa đủ rộng, hỗ trợ từ nhà nước còn yếu.
6. Khuyến khích các mô hình kinh doanh bền vững và khởi xướng các chiến lược cấp vốn
  • Mục tiêu: Để đảm bảo vòng đời sản xuất và sử dụng lại OER là bền vững qua thời gian cho các tác nhân nào tham gia trong sản xuất và sử dụng lại chúng
  • Làm gì?
    • Cung cấp các hợp đồng của nhà nước để sản xuất tư liệu học tập có đòi hỏi các giải pháp OER, và khuyến khích các tác nhân cấp vốn khác làm điều y hệt (như, các NGO và các nhà tài trợ)
    • Khuyến khích các công ty tư nhân tích hợp OER vào các mô hình kinh doanh của họ
    • Đảm bảo thưởng xứng đáng (thời gian, tiền) cho những người thiết kế và tái thiết kế OER
  • Ai làm?
    • Những người tạo ra các vụ thầu của nhà nước (chính phủ)
    • Các công ty, các hãng khởi nghiệp tư nhân
    • Các tổ chức xã hội và các NGO
    • Các nhà tài trợ chào các trợ cấp cho các sáng kiến
  • Các chỉ số giám sát:
    • Định chuẩn:
      • Tất cả các hợp đồng của nhà nước yêu cầu các tư liệu học tập dựa vào OER
      • Hầu hết các hợp đồng do các nhà tài trợ, các NGO cấp vốn đòi hỏi các tư liệu học tập dựa vào OER
      • Nhiều nhà cung cấp tư liệu học tập tư nhân hơn là tích cực trong lĩnh vực OER
      • Có các thủ tục để thưởng cho các giảng viên và các nhà giáo dục vì các tư liệu học tập dựa vào OER bằng thưởng thời gian nghỉ hoặc thanh toán tiền cho công việc này
  • Ví dụ trên thế giới: Các mô hình kinh doanh nguồn mở: của OERu[30], của Norwegian Digital Learning Arena của Nauy[31], của OpenStax[32].
  • Hiện trạng ở Việt Nam: các mô hình kinh doanh nguồn mở chưa là rõ ràng, bao gồm cả của OER, trong khi trên thế giới, các mô hình kinh doanh nguồn mở có doanh thu chủ yếu dựa vào việc bán các dịch vụ xung quanh các sản phẩm của chung cộng đồng, chứ không dựa vào việc bán các sản phẩm đó.
7. Thúc đẩy nghiên cứu dựa vào bằng chứng về tác động của OER
  • Mục tiêu:
    • Đảm bảo việc giám sát liên tục sự tiến bộ của chính sách được triển khai
    • Đảm bảo các mức nghiên cứu thích hợp về tác động của việc sử dụng OER tồn tại và có thể đưa ngược vào trong thiết kế chính sách OER
  • Làm gì?
    • Sử dụng các chỉ số như là lược đồ giám sát
    • Khởi xướng các chương trình cấp vốn nhà nước để đánh giá hiệu quả sử dụng OER
    • Các thủ tục đảm bảo chất lượng mức cơ sở, bao gồm đánh giá hiệu quả sử dụng các tư liệu học tập khác nhau, bao gồm cả OER
    • Cơ sở dữ liệu thực hành tốt về sử dụng OER trong việc dạy và học được thiết lập ở các mức cơ sở, quốc gia và quốc tế
  • Ai làm?
    • Những người tạo lập các chương trình cấp vốn nhà nước (chính phủ)
    • Các nhà nghiên cứu trong khu vực độc lập (như, trong giáo dục đại học)
    • Các giám đốc kho và cơ sở dữ liệu các tư liệu học tập
    • Cộng đồng quốc tế
  • Các chỉ số giám sát:
    • Định chuẩn:
      • Có lược đồ giám sát liên tục
      • Các nghiên cứu về tác động của OER được khởi xướng song song với các chương trình cấp vốn để sản xuất và sử dụng lại OER
    • Định lượng:
      • Số lượng các nghiên cứu điều tra tác động của OER lên các thực hành dạy và học
      • Chia sẻ của những người học mà việc học tập của họ được cải thiện qua sử dụng OER (phân biệt theo trọng tâm nghiên cứu và phương pháp)
      • Chia sẻ của các giảng viên và các nhà giáo dục, những người tích hợp OER vào tư liệu học tập họ sử dụng
  • Ví dụ trên thế giới: Các nghiên cứu của các nhóm sau: (1) Nghiên cứu về Tài nguyên Giáo dục Mở vì sự Phát triển (ROER4D)[33]; (2) OER Research Hub[34]; (3) Bản đồ Thế giới OER[35]; (4) Đám mây Tri thức OER[36]; (5) Nhóm Giáo dục Mở[37];
  • Hiện trạng ở Việt Nam: Nghiên cứu về giáo dục mở nói chung, về tài nguyên giáo dục mở (OER) nói riêng, hầu như còn rất hiếm, mới chỉ có ở dạng vài bài báo nghiên cứu về vài khía cạnh của OER, có thể vì trên thực tế, hầu như chưa ở đâu OER được đưa vào chương trình giảng dạy cũng như chính sách ưu đãi và khuyến khích OER cho các giảng viên/sinh viên. Nhận thức về OER chưa cao trong xã hội nói chung, các giảng viên/sinh viên nói riêng[38] (Báo cáo khảo sát tài nguyên giáo dục mở trong giáo dục đại học Việt Nam, 2016).
8. Có cơ chế điều hành cho chính sách OER
  • Mục tiêu:
    • Điều chỉnh chính sách OER với các chính sách, chiến lược đang có, hoặc các khung pháp lý thích hợp
    • Điều phối áp dụng các khung pháp lý mới
    • Ưu tiên và phân bổ ngân sách cho các dự án khác nhau về OER
    • Phát triển các tiêu chuẩn và đo đếm chất lượng OER
    • Giám sát sự tiến bộ của OER và điều chỉnh các khóa học
  • Làm gì?
    • Đảm bảo việc xúc tác cho các khung pháp lý và chính sách là có tại chỗ
    • Tạo ra vai trò bao quát để theo dõi và giám sát triển khai chính sách
    • Phát triển các kế hoạch thường niên và phân bổ vốn
    • Tư vấn các chuyên gia để phát triển các hướng dẫn và tạo thuận lợi cho việc xây dựng năng lực
    • Rà soát lại việc báo cáo và quyết định về điều chỉnh chính sách
  • Ai làm?
    • Ban có quyền mức cao báo cáo cho bộ trưởng hoặc thư ký thường trực về chính sách quốc gia
    • Ban có quyền mức cao báo cáo cho lãnh đạo hàng đầu hoặc cơ quan quản lý trong trường hợp chính sách của cơ sở
  • Các chỉ số giám sát:
    • Các cuộc họp thường xuyên
    • Cơ quan điều hành triển khai hành động để đạt được các mục tiêu của chính sách
  • Ví dụ trên thế giới: Hiện tại, Sáng kiến Giám sát toàn cầu OER đang được UNESCO phát triển để giúp các quốc gia đạt được các Mục tiêu Phát triển Bền vững – SDGs (Sustainable Development Goals) 4 5 thông qua ứng dụng và phát triển OER[39].
  • Hiện trạng ở Việt Nam: Chưa có cơ chế điều hành OER ở mọi phạm vi và mức độ.



Kết luận và gợi ý
OER là nền tảng của giáo dục mở [40], và vì vậy sẽ là khó để hướng tới phát triển giáo dục mở và/hoặc các hệ thống giáo dục mở như mong muốn của giáo dục Việt Nam, được nêu trong Nghị quyết trung ương số 29-NQ/TW năm 2013 với Đổi mới hệ thống giáo dục theo hướng mở, linh hoạt, .v.v.’ hay Luật Giáo dục số 43/2019/QH14 năm 2019 với ‘Xây dựng nền giáo dục mở, thực học, thực nghiệp, .v.v. nếu không phát triển kế hoạch tổng thể cho OER, một trong 7 bước quan trọng không thể thiếu trong chính sách tổng thể OER đối với một quốc gia hoặc cơ sở giáo dục như được UNESCO - COL gợi ý.
Không là ngẫu nhiên trong Khung năng lực CNTT-TT cho các giảng viên, phiên bản 3 năm 2018[41] của mình, UNESCO đã xếp OER ở vị trí số 1 trong số 9 hạng mục liên quan tới tiềm năng và các thách thức cách tân CNTT-TT đối với các giảng viên ở tất cả các bậc học và ngành học, với các công nghệ đương thời giúp bất kỳ quốc gia nào, kể cả Việt Nam, tiếp cận được với CMCN4 như: mạng xã hội, công nghệ di động, Internet của vạn vật, trí tuệ nhân tạo, thực tế ảo và thực tế tăng cường, dữ liệu lớn, .v.v. Với Khung năng lực CNTT-TT cho giảng viên phiên bản 3 với 3 mức tri thức đó, bất kỳ giảng viên nào muốn trở thành ‘giảng viên như nhà đổi mới sáng tạo’ - kỹ năng cao nhất của Khung năng lực CNTT-TT đó - thì anh/chị ta trước hết phải phấn đấu để có được mức tri thức thấp nhất - chiếm lĩnh (giành được) tri thức - để từ đó tiến tới mức tri thức thứ hai - đào sâu tri thức - để từ đó tiến tới mức thứ ba - sáng tạo tri thức mới. OER chính là phương tiện để giúp giảng viên, và bất kỳ người học nào, giành được tri thức nhiều nhất, mà không có các rào cản về tài chính, pháp lý và kỹ thuật. Để các giảng viên có được các năng lực của Khung năng lực CNTT-TT này, chính sách OER chắc chắn cần phải được xây dựng, cả ở mức quốc gia và cơ sở khắp toàn quốc. Bằng cách này, giáo dục Việt Nam mới có khả năng sản sinh ra các lớp sinh viên có đủ các năng lực CNTT-TT cần thiết trong tương lai để tiếp cận CMCN4.
OER, như được tài liệu của UNESCO khẳng định, cũng là yếu tố rất quan trọng để giúp các quốc gia đạt được nhiều trong số 17 mục tiêu phát triển bền vững (SDG) của Liên hiệp quốc tới năm 2030, đặc biệt là SDG 4 về giáo dục, nhằm: ‘đảm bảo giáo dục chất lượng bao hàm toàn diện và công bằng và thúc đẩy các cơ hội học tập suốt đời cho tất cả mọi người’[42], cũng là các mục tiêu mà nhà nước Việt Nam hướng tới. Thiếu chính sách OER, cả ở mức quốc gia và cơ sở, các mục tiêu SDG đó khó có thể đạt được.
Nói một cách khác, xây dựng chính sách OER là vấn đề cấp thiết hiện nay, trong đó có việc thiết kế các thành phần cơ bản của kế hoạch tổng thể xây dựng chính sách đó.



Các chú giải tham chiếu:
[1] Trang Giáo dục Mở của AVU&C: Liên minh hỗ trợ triển khai Khuyến cáo về Tài nguyên Giáo dục Mở của UNESCO, https://giaoducmo.avnuc.vn/giao-duc/lien-minh-ho-tro-trien-khai-khuyen-cao-ve-tai-nguyen-giao-duc-mo-cua-unesco-91.html
[2] Lê Trung Nghĩa biên dịch, 2019: Khuyến cáo về Tài nguyên Giáo dục Mở’ của UNESCO, https://www.dropbox.com/s/bd6trarm5kx61et/DCPMS_U1911920_Vi-04122019.pdf?dl=0
[3] UNESCO-COL, 2019: Guidelines on the development of open educational resources policies, https://www.oerafrica.org/sites/default/files/371129eng.pdf, CC BY-SA 3.0 IGO.
[4] UNESCO-COL, 2019: Guidelines on the development of open educational resources policies, https://www.oerafrica.org/sites/default/files/371129eng.pdf, CC BY-SA 3.0 IGO, page 3.
[5] Website NZGOAL: https://www.data.govt.nz/manage-data/policies/nzgoal/nzgoal-version-1
[6] Website TAACCCT: https://www.doleta.gov/taaccct/
[7] TU Delft Strategic Framework 2018-2024: https://www.tudelft.nl/en/about-tu-delft/strategy/tu-delft-strategic-framework-2018-2024/
[8] Lê Trung Nghĩa biên dịch, 2015: Chiến lược tài nguyên giáo dục mở (OER) 2014-2016, Đại học Nam Phi xuất bản 26/03/2014: https://www.dropbox.com/s/bfxvnrivpglr48v/OER-Strategy-March-2014-Vi-04062015.pdf?dl=0, CC BY 4.0.
[9] Lê Trung Nghĩa biên dịch, 2017: Chính sách tài nguyên giáo dục mở, Đại học Edinburgh xuất bản năm 2016: https://www.dropbox.com/s/kojpfwgn4z9pc28/openeducationalresourcespolicy-Vi-24022016.pdf?dl=0, CC BY-NC-SA 4.0.
[10] The University of the South Pacific, 2017: Open Educational Resources (OER) Policy: https://policylib.usp.ac.fj/form.readdoc.php?id=736
[11] UNESCO-COL, 2019: Guidelines on the development of open educational resources policies, https://www.oerafrica.org/sites/default/files/371129eng.pdf, CC BY-SA 3.0 IGO, page 37.
[12] ThS. Đỗ Văn Châu: Các dự án phát triển và sử dụng tài nguyên giáo dục mở, dữ liệu nghiên cứu mở tại trường Đại học RMIT Úc và RMIT Việt Nam. Kỷ yếu hội thảo ‘Xây dựng và khai thác tài nguyên giáo dục mở’, các trang 392-406.
[13] Website Open up resources: https://openupresources.org/
[14] Website Wikiwijs: https://www.wikiwijs.nl/
[15] Website Klascement: https://www.klascement.net/
[16] Website Norwegian Digital Learning Arena: https://ndla.no/en
[17] Website NROER: https://nroer.gov.in/welcome
[18] Website SUP Numériques: http://www.sup-numerique.gouv.fr/
[19] Website nhóm 14 cơ sở giáo dục ở Georgia: https://gaknowledge.org/
[20] Website OER Commons: https://www.oercommons.org/
[21] Kho OER của RMIT Việt Nam: http://rmit.libguides.com/c.php?g=650824
[22] Website VOER: https://voer.edu.vn/
[23] Trang Sách mở của nhóm Cánh Buồm: http://canhbuom.edu.vn/sachmo/
[24] Mô hình Z-degree của Cao đẳng Cộng đồng Tidewater: https://www.tcc.edu/
[25] Mô hình đảm bảo chất lượng TIPS: http://cemca.org.in/
[26] Mô hình rà soát lại ngang hàng của MERLOT: http://info.merlot.org/merlothelp/topic.htm#t=MERLOT_Peer_Review_Information.htm
[27] Khóa học cơ bản về OER của COL: https://learnoer.col.org/
[28] Tài liệu hội thảo “Xây dựng và khai thác tài nguyên giáo dục mở”, 4/10/2019: https://giaoducmo.avnuc.vn/hoi-thao/tai-lieu-hoi-thao-xay-dung-va-khai-thac-tai-nguyen-giao-duc-mo-44.html
[29] Các bài trình chiếu tại hội nghị, hội thảo nửa đầu năm 2019: https://vnfoss.blogspot.com/2019/07/cac-bai-trinh-chieu-tai-hoi-nghi-hoi.html
[30] Lê Trung Nghĩa biên dịch, 2016: Tài nguyên giáo dục mở: Chính sách, các chi phí và sự biến đổi, UNESCO xuất bản 2016, CC BY-SA 3.0 IGO: https://www.dropbox.com/s/rsweet9lr2j50i5/244365e-Vi-20072016.pdf?dl=0, trang 148-167
[31] Norwegian Digital Learning Arena: https://ndla.no/en
[32] UNESCO-COL, 2019: Guidelines on the development of open educational resources policies, https://www.oerafrica.org/sites/default/files/371129eng.pdf, CC BY-SA 3.0 IGO, page 69.
[33] Dự án ROER4D: http://roer4d.org/
[34] OER Research Hub: http://oerhub.net/what-we-do/current-projects/
[35] Bản đồ Thế giới OER: https://oerworldmap.org/
[36] The OER Knowledge Cloud: https://www.oerknowledgecloud.org/
[37] Open Education Group: https://openedgroup.org/
[38] Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội & Văn phòng UNESCO Bangkok, 2016: Báo cáo khảo sát tài nguyên giáo dục mở trong giáo dục đại học Việt Nam: https://www.dropbox.com/s/17whfe5tcpeetzx/OER_Survey_VN_2016.pdf?dl=0, CC BY-SA
[39] UNESCO-COL, 2019: Guidelines on the development of open educational resources policies, https://www.oerafrica.org/sites/default/files/371129eng.pdf, CC BY-SA 3.0 IGO, page iii.
[40] SPARC Open Education: https://sparcopen.org/open-education/
[41] Lê Trung Nghĩa biên dịch, 2018: Khung năng lực CNTT-TT cho các giảng viên, phiên bản 3 năm 2018 của UNESCO, UNESCO xuất bản năm 2018: https://www.dropbox.com/s/xgnx8ji27w48fuc/265721e_Vi-27112018.pdf?dl=0, CC BY-SA 3.0 IGO, chương II, mục 3: ‘Tiềm năng và các thách thức cách tân CNTT-TT’, các trang 25-31
[42] UNESCO-COL, 2019: Guidelines on the development of open educational resources policies, https://www.oerafrica.org/sites/default/files/371129eng.pdf, CC BY-SA 3.0 IGO, page iii.



https://creativecommons.org/licenses/by-sa/4.0/
Lê Trung Nghĩa
PS: Tải về bản toàn văn dạng PDF: https://www.dropbox.com/s/08zm450bi902ugi/OER_MasterPlan.pdf?dl=0
Bài trình chiếu có tại: https://www.dropbox.com/s/9yx4m4uaapsacr2/OER_MasterPlan_Design.pdf?dl=0
Xem thêm: Giáo dục mở và tài nguyên, giấy phép tư liệu mở
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Về Blog này

Blog này được chuyển đổi từ http://blog.yahoo.com/letrungnghia trên Yahoo Blog sang sử dụng NukeViet sau khi Yahoo Blog đóng cửa tại Việt Nam ngày 17/01/2013.Kể từ ngày 07/02/2013, thông tin trên Blog được cập nhật tiếp tục trở lại với sự hỗ trợ kỹ thuật và đặt chỗ hosting của nhóm phát triển...

Bài đọc nhiều nhất trong năm
Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm gì nhất ở mã nguồn mở?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập144
  • Máy chủ tìm kiếm8
  • Khách viếng thăm136
  • Hôm nay18,965
  • Tháng hiện tại467,744
  • Tổng lượt truy cập36,526,337
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây