Snowden revelations: NZ's spy reach stretches across globe
5:00 AM Wednesday Mar 11, 2015
Bài được đưa lên Internet ngày: 11/03/2015
Lời người dịch: Các trích đoạn: “Ví dụ điển hình các hoạt động của GCSB là gián điệp các giao tiếp truyền thông ngoại giao của Việt Nam. Việt Nam có mối quan hệ thân thiện với New Zealand và là một đối tác thương mại đang phát triển. Nó không đặt ra mối đe dọa nào về an toàn hoặc lãnh thổ đối với New Zealand, giải thích truyền thống cho GCSB được đưa ra cho công chúng, nhưng nó vẫn nằm trong danh sách gián điệp của GCSB. Sự giải thích duy nhất có thể hiểu được đối với việc gián điệp Việt Nam của New Zealand là như một phần của chiến lược rộng lớn hơn do NSA dẫn dắt. Sự giám sát của GCSB đối với một quốc gia châu Á không được nêu tên được mô tả trong một tài liệu của NSA đề tháng 03/2013. Tài liệu đó, một báo cáo tháng được quan chức liên lạc của NSA ở GCSB viết, nói “GCSB có một khả năng chiến binh kiêu hãnh (Warriorpride) có thể thu thập chống lại một mục tiêu châu Á”. Điều này có nghĩa là GCSB đã và đang gián điệp hoặc Việt Nam, quốc gia châu Á duy nhất có tên trong danh sách đích tháng 04/2013, hoặc vài thành viên khác của Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). New Zealand tự xưng có các mối quan hệ gần gũi và thân thiết với tất cả các quốc gia châu Á”. Tài liệu gốc được phân loại tuyệt mật của NSA có tên Việt Nam: https://s3.amazonaws.com/s3.documentcloud.org/documents/1683920/nzodnipaperapr13-v1-0-pdf-redacted.pdf. Xem thêm: 'Chương trình gián điệp của NSA trên không gian mạng'.
Các tài liệu tiết lộ những khác biệt giữa các chương trình nghị sự bí mật và chính sách đối ngoại chính thống của các nước.
New Zealand gián điệp Việt Nam, Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan, các nước Nam Mỹ và một dải các nước khác để giúp điền các khe hở trong các hoạt động giám sát toàn cầu của Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA), các tài liệu chỉ ra.
Các tài liệu, có được từ người thổi còi của NSA Edward Snowden và được chia sẻ với tờ Herald, nhấn mạnh các khác biệt giữa các chính sách đối ngoại bí mật và chính thức của New Zealand. Chúng đã tiết lộ mức độ những đóng góp của Văn phòng An toàn Giáo tiếp của Chính phủ - GCSB ( Government Communications Security Bureau) cho nhóm 5 cặp mặt (Five Eyes), một liên minh giám sát mà New Zealand là một phần cùng với Mỹ, Anh, Canada và Úc.
Vào tháng 3/2013, vài tuần trước khi Snowden hoàn tất thu thập các tài liệu của NSA và bay sang Hong Kong, một quan chức NSA đã hoàn thành một báo cáo tuyệt mật phác họa những gì GCSB đóng góp trong liên minh do Mỹ dẫn dắt này.
Tờ Herald đã phân tích tài liệu này và các tài liệu khác trong sự cộng tác với website tin tức của Mỹ, tờ The Intercept, tờ đã có được chúng từ Snowden.
Đọc thêm:
Hồ sơ NSA của GCSB tiết lộ tổ chức của New Zealand đang quản lý các hoạt động gián điệp chống lại hơn 20 nước, bao gồm cả các quốc gia thân thiện và các đối tác thương mại.
Việc nghe lén trải rộng từ Ấn Độ và Iran ở châu Á cho tới các cơ sở khoa học được cách li ở Nam cực. Các quốc gia được liệt kê trong báo cáo của NSA trong một phần có đầu đề là “Đối tác cung cấp gì cho NSA”.
Báo cáo của quan chức NSA này nói GCSB “tiếp tục đặc biệt hữu dụng trong khả năng của nó để cung cấp cho NSA sự truy cập rồi tới các khu vực và quốc gia ... khó cho Mỹ để truy cập”.
Được nêu “GCSB cung cấp sự thu thập các giao tiếp truyền thông ngoại giao của Trung Quốc, Nhật/Bắc Triều tiên/ Việt Nam/ các quốc gia đảo Nam Thái bình dương, Pakistan, Ấn Độ, Iran và Nam cực”.
“Sự thu thập” có nghĩa là GCSB tiến hành giám sát tích cực các quốc gia và lãnh thổ đó. Báo cáo cũng liệt kê các lãnh thổ Nam Thái bình dương thuộc Pháp và Afghanistan như là các mục tiêu của GCSB. Tài liệu đó, gọi là “Mối quan hệ Tình báo của NSA với New Zealand” và được phân loại là tối mật, được Giám đốc Bàn Quốc gia của NSA về New Zealand chuẩn bị có trụ sở chính của cơ quan ở Maryland.
Có 3 cách chính mà GCSB đóng góp cho sự giám sát toàn cầu của NSA:
-
Ngắm đích các quốc gia bằng việc sử dụng cơ sở chặn đường vệ tinh Waihopai.
-
Truy cập các mạng giao tiếp truyền thông nội bộ các quốc gia từ các trạm nghe lén ẩn trong đại sứ quán New Zealand và các tòa nhà phái đoàn cao cấp.
-
Bởi các nhân viên của GCSB giúp dịch và phân tích các giao tiếp truyền thông mà các cơ quan khác của nhóm 5 cặp mắt chặn đường.
Ví dụ điển hình các hoạt động của GCSB là gián điệp các giao tiếp truyền thông ngoại giao của Việt Nam. Việt Nam có mối quan hệ thân thiện với New Zealand và là một đối tác thương mại đang phát triển. Nó không đặt ra mối đe dọa nào về an toàn hoặc lãnh thổ đối với New Zealand, giải thích truyền thống cho GCSB được đưa ra cho công chúng, nhưng nó vẫn nằm trong danh sách gián điệp của GCSB. Sự giải thích duy nhất có thể hiểu được đối với việc gián điệp Việt Nam của New Zealand là như một phần của chiến lược rộng lớn hơn do NSA dẫn dắt.
Sự giám sát của GCSB đối với một quốc gia châu Á không được nêu tên được mô tả trong một tài liệu của NSA đề tháng 03/2013. Tài liệu đó, một báo cáo tháng được quan chức liên lạc của NSA ở GCSB viết, nói “GCSB có một khả năng chiến binh kiêu hãnh (Warriorpride) có thể thu thập chống lại một mục tiêu châu Á”.
Điều này có nghĩa là GCSB đã và đang gián điệp hoặc Việt Nam, quốc gia châu Á duy nhất có tên trong danh sách đích tháng 04/2013, hoặc vài thành viên khác của Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). New Zealand tự xưng có các mối quan hệ gần gũi và thân thiết với tất cả các quốc gia châu Á.
Theo các tài liệu của Snowden, hệ thống chiến binh kiêu hãnh sử dụng các phần mềm độc hại để gây lây nhiễm và gián điệp các máy tính, và giám sát các điện thoại cầm tay bao gồm cả iPhones và Android. Báo cáo của NSA nói “sự ủy quyền cho GCSB sử dụng hệ thống của NSA đã hết hạn” - có nghĩa là chiến binh kiêu hãnh gián điệp quốc gia châu Á đó đã từng xảy ra trước đó chứ không phải vào thời gian đó - và “GCSB đang làm việc để tái thiết lập lại nó”.
Báo cáo hàng tháng của NSA nói GCSB “cũng đã làm việc trong cơ chế truyền dữ liệu từ GCSB tới NSA” cho dự án đó. Nói cách khác, hoạt động chống lại quốc gia châu Á đó từng được tiến hành cho NSA, với các giao tiếp truyền thông bị chặn được gửi cho cơ quan của Mỹ để phân tích. Được hỏi vì sao NSA cần New Zealand để tiến hành các hoạt động của chiến binh kiêu hãnh, một người phát ngôn của NSA đã nói cho tờ Herald: “Chúng tôi không yêu cầu các đối tác nước ngoài thực hiện bất kỳ hoạt động tình báo nào mà Chính phủ Mỹ bản thân nó có thể bị pháp luật cấm tiến hành... NSA sẽ không bình luận về các hoạt động đặc biệt, được cho là của tình báo nước ngoài”.
Hồ sơ tháng 04/2013 của GCSB bao gồm một một đoạn viết về cảm nhận của cơ quan của Mỹ về đồng minh New Zealand của nó. Quan chức NSA này viết: “GCSB đánh giá cao mối quan hệ của nó với NSA” và GCSB có thể “tiếp tục tìm và hỗ trợ các nỗ lực đôi bên cùng có lợi mà thể hiện cam kết với an toàn quốc gia và quốc tế qua mối quan hệ đối ngoại của mình”. NSA đã thấy GCSB như một người báo cáo tin cậy, sẵn sàng và có thiện chí “thể hiện sự cam kết của mình”.
Đáng ngạc nhiên, 4 quốc gia đó được liệt kê như là các mục tiêu của GCSB là các đồng minh tình báo của Mỹ. Nhóm 5 cặp mắt là một liên minh cấu trúc cao. Bên thứ nhất là NSA; Anh, Canada, Úc và New Zealand là các bên thứ 2; và theo một tài liệu khác của Snowden, 33 nước khác là các bên thứ 3. Trong số đó, GCSB gián điệp Ấn Độ, Pakistan, Pháp (các lãnh thổ Nam Thái bình dương) và Nhật. GCSB đang đi theo chính sách của các cơ quan Anh gián điệp tự do các đồng minh tình báo các bên thứ 3.
Một cái đích được cho là dễ đoán hơn là Iran, một cái đích chính của các cơ quan tình báo Mỹ nhiều thập kỷ. Nhưng nói chung, New Zealand đã có chính sách đối ngoại từ lâu rất khác về Iran so với của Mỹ và Anh. Iran là một thị trường xuất khẩu có giá trị và New Zealand đã không tham gia vào trong các biện pháp trừng phạt và đối đầu với Chính phủ của nó. Dường như một chính sách khác đã được áp dụng bí mật đối với các hoạt động tình báo, với GCSB nhằm đích Iran được cho là nhân danh của các nước đồng minh.
GCSB gián điệp các đối tác khác, như các nước Mỹ Latin và Nhật. Điều này tương tự như trái ngược với các chính sách đối ngoại chính thức.
GCSB giám sát các quốc gia làm việc ở Nam cực cũng không dễ dàng gì đối với chính sách chính thức của New Zealand như một quốc gia của Hiệp định Nam cực. Bộ Ngoại giao và Thương mại nói “sự tham gia ở Nam cực đưa ra cho New Zealand cơ hội đóng vai trò xây dựng và có ảnh hưởng trong khu vực ... điều được quản lý theo các nguyên tắc hợp tác quốc tế”.
Việc giám sát được thực hiện bằng việc chặn các liên kết vệ tinh Nam cực ở cơ sở Waihopai. Khoảng 20 quốc gia có các cơ sở quanh năm ở Nam cực, hầu hết chúng sử dụng một ít các liên kết vệ tính hệt như nhau.
“Các quốc gia đảo Nam Thái bình dương” bị ngắm đích, như một câu chuyện trước đó trên tờ Herald, bao gồm Fiji, Tonga, Tuvalu, Nauru, Kiribati, Samoa, Vanuatu, the Solomon Islands, New Caledonia và Polynesia thuộc Pháp. Tổng thể, GCSB nhằm đích chủ yếu các nước ngoài, để lại các hoạt động tình báo bên trong New Zealand cho Dịch vụ Tình báo An toàn New Zealand (với sự hỗ trợ đôi khi từ GCSB).
Báo cáo tháng 04/2013 cũng liệt kê “Những gì NSA cung cấp cho Đối tác”, chỉ ra những gì GCSB có được từ mối quan hệ của 5 cặp mắt. Nó chỉ nói: “NSA cung cấp về giao thông, xử lý, và báo cáo thô về các cái đích đôi bên cùng quan tâm, bổ sung thêm vào tư vấn kỹ thuật và thuê trang thiết bị”.
Sự giám sát và phân tích không chỉ là các cam kết của GCSB đối với các đồng minh tình báo. GCSB cũng đóng góp cho đồng minh các dự án phá mã và “phát hiện mạng”. Cái sau có liên quan tới việc tìm kiếm và định hình các nhân viên tình báo các mạng giao tiếp truyền thông nước ngoài để nhận diện những điều mà họ có thể muốn theo dõi.
Các tài liệu của Snowden bao gồm một trình chiếu slide của NSA năm 2012 trong dự án “Auroragold” của nó với một bản đồ thế giới ghi lại sự thành công của nhóm 5 cặp mắt trong việc nhận diện các mạng giao tiếp truyền thông ở từng quốc gia.
Bản đồ đó ghi lại 100% thành công trong việc phát hiện các mạng ở các đảo Solômn và Cook, 57% nhận diện các mạng ở Fiji, 33% ở Samoa, 30% ở Tonga và cứ như thế. Có khả năng là điều này từng là công việc của GCSB, nằm trong hệ thống kế hoạch giám sát của NSA.
Auroragold được một đội các nhà phân tích và lập trình viên của NSA quản lý, những người đã xây dựng một cơ sở dữ liệu các nhà vận hành mạng di động và các mạng, và sau đó đã làm việc trong “sự phát triển các mục tiêu” chống lại các mạng di động.
Nhân viên phát hiện mạng GCSB cũng nghiên cứu các mạng giao tiếp truyền thông ở các khu vực trách nhiệm của GCSB. Một báo cáo tháng 07/2009 của GCSB đã công bố: “Sự cộng tác gia tăng khắp các Đơn vị và Ban giám đốc GCSB, và giữa các đối tác 5 cặp mắt, trong một môi trường giao tiếp truyền thông năng động, là tạo ra sự khác biệt đáng kể trong việc hiểu biết các mạng, tiềm tàng khả năng của chúng ta để khai thác các mạng đó”.
Các biên bản họp kế hoạch của nhóm 5 cặp mắt vào tháng 06/2009 nói: “GCSB đang thiết lập độ Phân tích Mạng đầu tiên của họ vào tháng 10/2009”, với một quan chức từ cơ quan anh em Úc của GCSB được bổ nhiệm tới New Zealand để dẫn dắt đội mới đó.
“Đội mới ban đầu sẽ được tập trung vào phát triển truy cập và có mục tiêu cung cấp tiện ích Phân tích Mạng... nó có thể sau đó gia tăng sự hỗ trợ cho Stateroom [các trạm nghe lén đặt ở các đại sứ quán] và các lãnh địa khai thác mạng máy tính - CNE [Computer Network Exploitation]”.
Nicky Hager là nhà báo điều tra ở New Zealand và là một chuyên gia được quốc tế thừa nhận về giám sát kể từ khi xuất bản phẩm cuốn sách của ông Sức mạnh Bí mật (Secret Power) ra năm 1996.
Ryan Gallagher là một nhà báo Scotland mà công việc của ông ở tổ chức tin tức Mỹ The Intercept tập trung vào giám sát chính phủ, công nghệ và các quyền tự do dân sự.
Tranh luận về bài báo này bây giờ đã đóng.
- NZ Herald
Documents expose discrepancies between country’s secret agenda and official foreign policy.
New Zealand spies on Vietnam, China, India, Pakistan, South American nations and a range of other countries to help fill gaps in worldwide surveillance operations by the United States National Security Agency (NSA), documents show.
The documents, obtained by NSA whistleblower Edward Snowden and shared with the Herald, highlight discrepancies between secret and official foreign policy adopted by New Zealand. They expose the extent of Government Communications Security Bureau (GCSB) contributions to the Five Eyes, a surveillance alliance New Zealand is part of alongside the US, Britain, Canada, and Australia.
In April 2013, weeks before Snowden finished gathering NSA documents and flew to Hong Kong, an NSA officer completed a top-secret review outlining what the GCSB contributes within the US-led alliance.
The Herald analysed this document and others in collaboration with US news website The Intercept, which obtained them from Snowden.
Read more:
The NSA profile of the GCSB reveals the New Zealand organisation is running spying operations against 20 or more countries, including friendly nations and trading partners.
The eavesdropping stretches from India and Iran in Asia to isolated scientific bases in Antarctica. These countries are listed in the NSA report in a section headed "What Partner Provides to NSA".
The NSA officer's review said the GCSB "continues to be especially helpful in its ability to provide NSA ready access to areas and countries ... difficult for the US to access".
It said the "GCSB provides collection on China, Japanese/North Korean/Vietnamese/South American diplomatic communications, South Pacific island nations, Pakistan, India, Iran and Antarctica".
"Collection" means the GCSB conducts active surveillance on these countries and territories. The report also lists French South Pacific territories and Afghanistan as GCSB targets. The document, called "NSA Intelligence Relationship with New Zealand" and given a top-secret classification, was prepared by the NSA's Country Desk Officer for New Zealand based in the agency's headquarters in Maryland.
There are three main ways that the GCSB contributes to the NSA's worldwide surveillance:
Targeting countries using the Waihopai satellite interception base.
Accessing nations' internal communication networks from covert listening posts hidden in New Zealand embassy and high commission buildings.
By GCSB staff helping to translate and analyse communications intercepted by other Five Eyes agencies.
A typical example of GCSB operations is spying on Vietnamese diplomatic communications. Vietnam has friendly relations with New Zealand and is a growing trading partner. It poses no security or terrorist threat to New Zealand, the traditional explanation for the GCSB given to the public, but it is still on the GCSB spying list. The only conceivable explanation for New Zealand spying on Vietnam is as part of broader NSA-driven strategy.
The GCSB surveillance of an unnamed Asean country is described in an NSA document dated March 2013. The document, a monthly report written by the NSA liaison officer at the GCSB, said "GCSB has a Warriorpride capability that can collect against an Asean target".
This means GCSB had been spying either on Vietnam, the only Asean nation named on the April 2013 target list, or some other member of the Association of Southeast Asian Nations. New Zealand professes to have close and friendly relations with all the Asean nations.
According to Snowden documents, the Warriorpride system uses malware to infect and spy on computers, and to monitor cellphones including iPhones and Androids. The NSA report said the GCSB's "authorisation to use the NSA system had expired" - meaning the Warriorpride spying in the Asean country had been occurring previously but not at that time - and "GCSB is working to reestablish it".
The NSA monthly report said the GCSB was "also working on the data transfer mechanism from GCSB to NSA" for the project. In other words, the operation against the Asean country was being conducted for the NSA, with the intercepted communications sent to the US agency for analysis. Asked why the NSA needed New Zealand to conduct Warriorpride operations, an NSA spokesperson told the Herald: "We do not ask foreign partners to undertake any intelligence activity that the US Government would be legally prohibited from undertaking itself ... The National Security Agency will not comment on specific, alleged foreign intelligence activities."
The April 2013 profile of the GCSB includes a passage on the US agency's perception of its New Zealand ally. The NSA officer wrote: "The GCSB highly values its relationship with NSA" and the GCSB would "continue to seek and support mutually beneficial efforts that demonstrate its commitment to national and international security through its foreign partnership". The NSA saw the GCSB as a reliable supporter, ready and willing to "demonstrate its commitment".
Surprisingly, four of the countries listed as GCSB targets are US intelligence allies. Five Eyes is a highly structured alliance. The NSA is the First Party; Britain, Canada, Australia and New Zealand are Second Parties; and, according to another Snowden document, 33 other countries are Third Parties. Of these, the GCSB spies on India, Pakistan, France (South Pacific territories) and Japan. The GCSB is following the US and British agencies' policy of freely spying on the Third Party intelligence allies.
A more predictable-sounding target is Iran, a major target of US intelligence agencies for decades. But in public, New Zealand has had a distinctly different long-term foreign policy on Iran than the US and Britain. Iran is a valuable export market us and New Zealand has not joined in sanctions and confrontation with its Government. It appears a different policy has been applied in secret to intelligence operations, with the GCSB targeting Iran presumably on behalf of the allies.
The GCSB spies on other trading partners, such as unspecified Latin American countries and Japan. This similarly flies in the face of official foreign policies.
GCSB monitoring of nations working in Antarctica also sits uneasily with New Zealand's official policy as an Antarctic Treaty nation. The Ministry of Foreign Affairs and Trade says "involvement in Antarctica offers New Zealand the opportunity to play a constructive and influential role in a region ... which is managed according to principles of international cooperation".
The monitoring is done by intercepting Antarctic satellite links at the Waihopai base. About 20 nations have year-round bases in Antarctica, most of which use the same few satellite links.
The "South Pacific island nations" targeted, as an earlier Herald story showed, include Fiji, Tonga, Tuvalu, Nauru, Kiribati, Samoa, Vanuatu, the Solomon Islands, New Caledonia and French Polynesia. Overall, the GCSB mainly targets foreign countries, leaving intelligence operations within New Zealand to the New Zealand Security Intelligence Service (with occasional assistance from the GCSB).
The April 2013 report also lists "What NSA provides to the Partner", showing what the GCSB gains from its Five Eyes membership. It says just: "NSA provides raw traffic, processing, and reporting on targets of mutual interest, in addition to technical advice and equipment loans."
Surveillance and analysis are not the only GCSB commitments to the intelligence alliance. GCSB also contributes to alliance code-breaking projects and "network discovery". The latter involves intelligence staff finding and profiling overseas communications networks to identify ones they may want to monitor.
The Snowden documents include a 2012 NSA slideshow on its "Auroragold" project with a world map recording the Five Eyes' success at identifying communications networks in each country.
The map records 100 per cent success discovering networks in the Solomon Islands and Cook Islands, 57 per cent identifying networks in Fiji, 33 per cent in Samoa, 30 per cent in Tonga and so on. It is likely that this was GCSB work, fed into the NSA surveillance-planning system.
Auroragold is run by an NSA team of analysts and programmers who have assembled a database of mobile network operators and networks, and then worked on "target development" against the mobile networks.
The GCSB's network discovery staff likewise study communications networks in the GCSB's areas of responsibility. A July 2009 GCSB report declared: "Increased collaboration across GCSB Units and Directorates, and between Five Eyes partners, within a dynamic communications environment, is making a significant difference in the understanding of networks, and potentially our capability to exploit those networks."
The minutes of a Five Eyes planning meeting in June 2009 said: "GCSB is establishing their first Network Analysis team in October 2009," with an officer from the GCSB's Australian sister agency posted to New Zealand to lead the new team.
"The new team will initially be focused on access development and is aimed at proving the utility of Network Analysis ... which can then increase support to Stateroom [embassy-based listening posts] and CNE [Computer Network Exploitation] realms."
Nicky Hager is a New Zealand-based investigative journalist and an internationally recognised expert on surveillance since the publication of his book Secret Power in 1996.
Ryan Gallagher is a Scottish journalist whose work at US news organisation The Intercept is focused on government surveillance, technology and civil liberties.
Debate on this article is now closed.
- NZ Herald
Dịch: Lê Trung Nghĩa