New Zealand đã gián điệp các ứng viên Giám đốc WTO

Thứ năm - 02/04/2015 06:23
New Zealand Spied on WTO Director Candidates
By Ryan Gallagher and Nicky Hager, @rj_gallagher, 03/22/2015, Sunday at 11:29 PM
Bài được đưa lên Internet ngày: 22/03/2015
 
Lời người dịch: Bên cạnh câu chuyện được kể về Văn phòng An toàn Giao tiếp truyền thông Chính phủ - GCSB của New Zealand gián điệp các ứng viên WTO, là việc GCSB tham gia nhóm 5 cặp mắt và gián điệp khoảng 20 quốc gia trong khu vực châu Á, Thái bình dương, trong đó có Việt Nam: “Trước khi có các tiết lộ, điều đã dựa vào các tài liệu từ người thổi còi của NSA là Edward Snowden, đã tiết lộ cách mà New Zealand tuồn các dữ liệu vào XKEYSCORE từ một cơ sở giám sát ở Waihopai Valley và đang gián điệp khoảng 20 quốc gia khắp thế giới, chủ yếu ở khu vực châu Á - Thái bình dương, trong số chúng có các đảo nhỏ ở Thái bình dương và các đối tác thương mại chính, bao gồm cả Nhật, Việt Nam và Trung Quốc”. Xem thêm: 'Chương trình gián điệp của NSA trên không gian mạng'.
 
New Zealand đã khởi xướng một chiến dịch giám sát lén lút nhằm vào các ứng viên ganh đua trở thành tổng giám đốc Tổ chức Thương mại Thế giới - WTO, một tài liệu tuyệt mật tiết lộ.
 
Trong giai đoạn dẫn tới sự bổ nhiệm vào tháng 05/2013, cơ quan nghe lén điện tử nước này đã lập trình ra một hệ thống gián điệp Internet để chặn các thư điện tử về một danh sách các ứng viên cao cấp từ Brazil, Costa Rica, Ghana, Indonesia, Jordan, Kenya, Mexico và Hàn Quốc.
 
Bộ trưởng thương mại New Zealand, Tim Groser, từng là một trong 9 ứng viên đua tranh cho vị trí đó ở WTO, một tổ chức quốc tế mạnh có trụ sở ở Geneva, Thụy Sỹ mà thương thảo các thỏa thuận thương mại giữa các quốc gia. Chiến dịch giám sát đó, được Văn phòng An toàn Giao tiếp truyền thông Chính phủ - GCSB triển khai, dường như là một phần của nỗ lực bí mật giúp cho Groser thắng vị trí làm việc đó.
 
Groser cuối cùng đã không được chọn vào vị trí đó.
 
Một tài liệu tuyệt mật mà tờ The Intercept có được và tờ New Zealand Herald tiết lộ GCSB đã sử dụng hệ thống giám sát Internet XKEYSCORE như thế nào để thu thập các giao tiếp truyền thông về các ứng viên tổng giám đốc WTO.
 
XKEYSCORE được NSA quản lý và được sử dụng để phân tích hàng tỷ thư điện tử, các phiên duyệt Internet và các cuộc chat trực tuyến được hút từ khoảng 150 vị trí khác nhau trên toàn cầu. GCSB đã có được sự truy cập tời XKEYSCORE vì New Zealand là một thành viên của liên minh giám sát 5 cặp mắt cùng với Mỹ, Anh, Canada và Úc.
 
Tài liệu gián điệp WTO chỉ ra cách mà cơ quan của New Zealand đã tạo ra một “dấu vết” ngắm đích của XKEYSCORE, một sự kết hợp các tên và các từ khóa được sử dụng để trích tách thông tin đặc biệt từ số lượng khổng lồ các thư điện tử và các giao tiếp truyền thông khác truy cập được qua hệ thống đó. Tài liệu tiết lộ rằng một dấu vết đã được tinh chỉnh đặc biệt để giám sát các ứng viên WTO và đã “được sử dụng để lọc giao thông theo ưu tiên”, tìm kiếm “các từ khóa [khi chúng] xuất hiện trong thân của thư điện tử”. Nó được đóng dấu với một ngày tháng “lần sửa đổi cuối cùng” ngày 06/05/2013, khoảng 1 tuần trước khi tổng giám đốc mới đã được công bố.
 
2 tìm kiếm tình báo khác đã được các nhân viên của GCSB triển khai như một phần của những gì họ gọi là “Dự án WTO”. Trước tiên, họ đã tìm các thư điện tử tham chiếu tới Groser, the WTO, ứng viên tổng giám đốc và các tên họ của các ứng viên: Alan John Kwadwo Kyerematen (Ghana); Amina Mohamed (Kenya); Anabel González (Costa Rica); Herminio Blanco (Mexico); Mari Elka Pangestu (Indonesia); Taeho Bark (South Korea); Ahmad Thougan Hindawi (Jordan); và Roberto Carvalho de Azevêdo (Brazil).
 
Thứ 2, họ đã vô hiệu hóa ứng viên Indonesia, Pangestu, cựu bộ trưởng thương mại và là một nhà kinh tế chuyên nghiệp của nước đó. Một dấu vết riêng rẽ của XKEYSCORE đã được tạo ra, nhằm vào “các vấn đề ứng viên WTO DG — tập trung vào ứng viên người Indonesia”. Điều này được cho là như vậy vì chính phủ New Zealand đã đặc biệt lo ngại rằng công việc đó có thể đi tới ứng viên khác của khu vực Thái bình dương trên Groser.
 
Sự giám sát Pangestu dường như đã ngắm đích vào tất cả các giao tiếp truyền thông Internet (không chỉ thư điện tử) gồm tên “Pangestu”, các từ “Indonesia”, “WTO” và “ứng viên”, và các tên ứng viên khác.
 
Các tìm kiếm đã có các chỉ dẫn từ khóa bằng tiếng Anh, Phpá và Tây Ban Nha - ví dụ “zealand,” “zelande” và “zelandia” — để bắt các giao tiếp truyền thông từ nhiều nước hơn. Các thông điệp bị chặn đã được truyền cho “đội thương mại” của GCSB, có khả năng đã có công việc thu thập tình báo cho những người trong chính phủ có liên quan tới vụ thầu của Groser cho vai trò của WTO.
 
Tờ The Intercept và New Zealand Herald đã cố gắng liên hệ với nhau về các cái đích có tên trước khi xuất bản. Vài người đã không tới được hoặc đã không trả lời yều cầu bình luận. Một người phát ngôn cho WTO đã không trả lời cho nhiều yêu cầu bình luận vào thời điểm xuất bản (cập nhật bên dưới).
 
Bark, ứng viên Hàn Quốc, nói ông đã không nghi hoặc rằng ông là cái đích của sự giám sát trong cuộc tranh đua của ông cho chức tổng giám đốc. Ông đã nói cho tờ New Zealand Herald ông đã không nhận được sự hỗ trợ của cơ quan tình báo như một phần chiến dịch của riêng ông. “Đây là một thế giới khác đối với các quốc gia rất tiên tiến”, ông nói.
 
Bark, bây giờ là một viện sỹ ở Đại học Quốc gia Seoul và đại sứ của Hàn Quốc về kinh tế và thương mại quốc tế, bổ sung thêm rằng ông từng không “bị làm cho tổn thương” bởi việc gián điệp vì ông đã không nghĩ nó đã có bất kỳ ảnh hưởng nào lên kết quả nỗ lực của ông để có công việc đó ở WTO. Nhưng ông đã đoán trước những người khác có thể bị tổn thương vì các tiết lộ nghe lén. “Ứng viên người Indonesia có thể rất khó chịu”, ông nói.
 
Chuyên gia luật kinh tế quốc tế Meredith Kolsky Lewis, người chuyên trong WTO, nói bà đã “bị sốc một chút” khi biết New Zealand đã gián điệp các thư điện tử của các ứng viên tổng giám đốc.
 
“Tôi ngạc nhiên một chút rằng New Zealand đã sử dụng sức mạnh giám sát có sẵn cho mục đích này”, Lewis nói. “Có khả năng những người đã ra lệnh giám sát đã muốn biết ai các nước khác trong khu vực đã ủng hộ”.
 
Andrew Little, lãnh đạo Đảng Lao động New Zealand, đã chỉ trích sự giám sát và đã mô tả nó như là “hoàn toàn bất hợp pháp”.
 
“Điều đó thật là xúc phạm”, Little nói. “Tôi có lẽ nghĩ đó là sự lạm dụng của các cơ quan tình báo và an toàn của chúng tôi. Đối với tôi, điều này nằm ngoài nghĩa vụ của GCSB. Chẳng có gì phải làm với các mối đe dọa về an toàn cả”.
 
Điều đó là vào cuối năm 2012, khi Groser từng được đề cử cho vị trí ở WTO.
 
Bộ trưởng thương mại New Zealand đã khởi xướng một chiến dịch vận động hành lang như một phần vụ đánh cược chức ứng viên của ông, du lịch tới châu Âu, Mỹ, châu Phi, các đảo vùng biển Caribe và Thái bình dương trong một nỗ lực giành sự ủng hộ từ các thành viên đại hội đồng WTO, bao gồm các đại diện từ hơn 160 quốc gia.
 
Tuy nhiên, chiến dịch của ông đã không thành công. Azevêdo của Brazil đã được bổ nhiệm là tổng giám đốc của WTO hôm 14/05/2013.
 
3 tuần trước, khi đã trở nên rõ ràng rằng Groser đã không nằm trong danh sách chọn cuối cùng, thủ tướng New Zealand, John Key, đã bày tỏ sự thất vọng của ông. “Cuối cùng sẽ luôn là một cú đánh dài - nên đã trao cho nó sự hỗ trợ tốt nhất của chính phủ”, Key nói.
 
Điều mà công chúng đã không biết là sự hỗ trợ này đã bao gồm cả việc triển khai GCSB để gián điệp các giao tiếp truyền thông về các đối thủ.
 
Vào thời điểm sự giám sát, Thủ tướng Key từng là bộ trưởng có trách nhiệm về GCSB, làm dấy lên câu hỏi về việc liệu ông có biết và cá nhân có phê chuẩn việc nghe lén điện tử để giúp Groser hay không.
 
Một người phát ngôn cho Key đã từ chối trả lời bất kỳ câu hỏi nào về việc gián điệp WTO và thay vào đó đã đưa ra một câu trả lời mẫu. “Các cơ quan tình báo New Zealand đã và đang, và sẽ tiếp tục là người đóng góp đáng kể cho an ninh quốc gia của chúng ta và an ninh của New Zealand trong nước và ở nước ngoài”, người phát ngôn nói.
 
 
Groser, người mà các nhà báo của tờ New Zealand Herald gặp được vào thứ bảy tuần trước, nói chính phủ không thảo luận về “những rò rỉ như vậy” vì ông đã nêu chúng “thường không đúng, [và] chúng là mất thời gian và cố tạo ra thiệt hại chính trị”. Được hỏi liệu ông có biết GCSB đã từng tiến hành giám sát ông, ông ta nói: “Tôi không có bình luận gì tạo ra bất kỳ điều gì”.
 
GCSB cũng đã từ chối bình luận về bất kỳ tiết lộ cụ thể nào. Trong một tuyên bố, giám đốc điều hành cơ quan này, Una Jagose, nói: “GCSB tồn tại để bảo vệ New Zealand và những người New Zealand. Chúng tôi có nghĩa vụ tình báo nước ngoài. Chúng tôi không bình luận về những tin đồng về các vấn đề có thể có hoặc có thể không. Mọi điều chúng tôi làm là hoàn toàn được phép và tuân theo sự giám sát độc lập”.
 
Tuần trước, tờ Intercept đã tiết lộ rằng GCSB đã sử dụng XKEYSCORE để ngắm đích các quan chức hàng đầu của chính phủ và người cầm đầu chiến dịch chống tham nhũng ở các đảo Solomon.
 
Trước khi có các tiết lộ, điều đã dựa vào các tài liệu từ người thổi còi của NSA là Edward Snowden, đã tiết lộ cách mà New Zealand tuồn các dữ liệu vào XKEYSCORE từ một cơ sở giám sát ở Waihopai Valley và đang gián điệp khoảng 20 quốc gia khắp thế giới, chủ yếu ở khu vực châu Á - Thái bình dương, trong số chúng có các đảo nhỏ ở Thái bình dương và các đối tác thương mại chính, bao gồm cả Nhật, Việt Nam và Trung Quốc.
 
Tờ Intercept nêu các chi tiết về các hoạt động giám sát của New Zealand trong sự cộng tác với các tờ báo New Zealand Herald, Herald on Sunday và Sunday Star-Times.
 
Cập nhật, ngày 22/03/2015 lúc 17:30 ET: Hôm chủ nhật đã gặp được qua điện thoại, người phát ngôn của WTO Keith Rockwell đã nói cho tờ Intercept ông “biết về điều này lần đầu tiên” và nói ông có lẽ không bình luận về việc gián điệp của New Zealand cho tới khi ông đã xem xét sát hơn các chi tiết. “Sáng mai tôi sẽ tới văn phòng và chúng tôi sẽ thảo luận về nó và chúng tôi sẽ cố chỉ ra những gì đang diễn ra”, ông nói.
 
Cập nhật, ngày 23/03/2015 lúc 14:00 ET: Rockwell, người phát ngôn của WTO, nói WTO sẽ không bình luận hơn về các tiết lộ và ông từ chối giải thích vì sao. “Chúng tôi sẽ không có bất kỳ bình luận gì về câu chuyện này hôm nay hoặc trong tương lai”, ông đã nói cho tờ Intercept trong một trả lời bằng thư điện tử.
 
New Zealand launched a covert surveillance operation targeting candidates vying to be director general of the World Trade Organization, a top-secret document reveals.
In the period leading up to the May 2013 appointment, the country’s electronic eavesdropping agency programmed an Internet spying system to intercept emails about a list of high-profile candidates from Brazil, Costa Rica, Ghana, Indonesia, Jordan, Kenya, Mexico and South Korea.
New Zealand’s trade minister, Tim Groser, was one of nine candidates in contention for the position at the WTO, a powerful international organization based in Geneva, Switzerland that negotiates trade agreements between nations. The surveillance operation, carried out by Government Communications Security Bureau, or GCSB, appears to have been part of a secret effort to help Groser win the job.
Groser ultimately failed to get the position.
A top-secret document obtained by The Intercept and the New Zealand Herald reveals how GCSB used the XKEYSCORE Internet surveillance system to collect communications about the WTO director general candidates.
XKEYSCORE is run by the National Security Agency and is used to analyze billions of emails, Internet browsing sessions and online chats that are vacuumed up from about 150 different locations worldwide. GCSB has gained access to XKEYSCORE because New Zealand is a member of the Five Eyes surveillance alliance alongside the United States, the United Kingdom, Canada and Australia.
The WTO spying document shows how the New Zealand agency created an XKEYSCORE targeting “fingerprint,” a combination of names and keywords used to extract particular information from the vast quantities of emails and other communications accessible through the system. The document reveals that a fingerprint was specially tailored to monitor the WTO candidates and was “used to sort traffic by priority,” looking for “keywords [as they] appear in the email_body.” It is stamped with a “last modified” date of May 6, 2013, about a week before the new director general was to be announced.
Two different intelligence searches were carried out by the GCSB staff as part of what they termed the “WTO Project.” First, they looked for emails referring to Groser, the WTO, the director general candidacy and the surnames of the other candidates: Alan John Kwadwo Kyerematen (Ghana); Amina Mohamed (Kenya); Anabel González (Costa Rica); Herminio Blanco (Mexico); Mari Elka Pangestu (Indonesia); Taeho Bark (South Korea); Ahmad Thougan Hindawi (Jordan); and Roberto Carvalho de Azevêdo (Brazil).
Second, they zeroed in on the Indonesian candidate, Pangestu, that country’s former minister of trade and a professional economist. A separate XKEYSCORE fingerprint was created, headed “WTO DG Candidacy issues — focus on Indonesian candidate.” This was presumably because the New Zealand government was particularly concerned that the job might go to another Pacific candidate ahead of Groser.
The surveillance of Pangestu appears to have targeted all Internet communications (not just email) containing the name “Pangestu,” the words “Indonesia,” “WTO” and “candidacy,” and the other candidates’ names.
The searches had keyword instructions in English, French and Spanish — for instance “zealand,” “zelande” and “zelandia” — in order to catch communications from more countries. The intercepted messages were to be passed to the GCSB’s “trade team,” which would likely have had the job of collating intelligence for people in government involved in Groser’s bid for the WTO role.
The Intercept and the New Zealand Herald attempted to contact each of the named targets prior to publication. Several were not reachable or did not respond to a request for comment. A spokesman for the WTO had not responded to multiple requests for comment at time of publication (update below).
Bark, the South Korean candidate, said he had no inkling that he was the focus of surveillance during his bid for the director general role. He told the New Zealand Herald he had received no intelligence agency support as part of his own campaign. “It’s a different world for very advanced countries,” he said.
Bark, now an academic at Seoul National University and South Korea’s ambassador-at-large for international economy and trade, added that he was not “offended” by the spying because he didn’t think it had any impact on the outcome of his effort to get the WTO job. But he predicted others would be stung by the eavesdropping revelations. “The Indonesian candidate would be very upset,” he said.
International economic law expert Meredith Kolsky Lewis, who specializes in the WTO, said she was “a bit shocked” at the allegation New Zealand had spied on emails about the director general candidates.
“I’m a little surprised that New Zealand used the surveillance power available to it for this purpose,” Lewis said. “It’s possible those who ordered the surveillance wanted to know who other countries in the region supported.”
Andrew Little, leader of New Zealand’s Labour Party, criticized the surveillance and described it as “completely out of order.”
“It just seems outrageous,” Little said. “I would have thought that [to be] a misuse of our security and intelligence agencies. It seems to me right outside the mandate of the GCSB. It’s nothing to do with security threats.”
It was in late 2012 that Groser was nominated for the position at the WTO.
The New Zealand trade minister launched a lobbying campaign as part of his candidacy bid, traveling to Europe, the United States, Africa, the Caribbean and around the Pacific Islands in an effort to win support from members of the WTO’s general council, which includes representatives from 160 countries.
However, his campaign was unsuccessful. Brazil’s Azevêdo (pictured above) was appointed the WTO’s new director general on May 14, 2013.
Three weeks earlier, when it had become clear that Groser was not going to make the final shortlist, New Zealand’s prime minister, John Key, expressed his disappointment. “At the end of the day it was always going to be a long shot — so he gave it his best go with the support of the government,” Key said.
What the public didn’t know was that this support had included deploying the GCSB to spy on communications about the competitors.
At the time of the surveillance, Prime Minister Key was the minister in charge of the GCSB, raising the question of whether he knew about and personally sanctioned the electronic eavesdropping to help Groser.
A spokesman for Key declined to answer any questions about the WTO spying and instead issued a boilerplate response. “New Zealand’s intelligence agencies have been, and continue to be, a significant contributor to our national security and the security of New Zealanders at home and abroad,” the spokesman said.
Groser, reached by New Zealand Herald reporters late Saturday, said the government wouldn’t discuss “such leaks” because he claimed they were “often wrong, [and] they are deliberately timed to try and create political damage.” Asked if he knew the GCSB was conducting surveillance for him, he said: “I’ve got no comment to make whatsoever.”
GCSB also declined to comment on any of the specific revelations. In a statement, the agency’s acting director, Una Jagose, said: “The GCSB exists to protect New Zealand and New Zealanders. We have a foreign intelligence mandate. We don’t comment on speculation about matters that may or may not be operational. Everything we do is explicitly authorized and subject to independent oversight.”
Last week, The Intercept revealed that GCSB used XKEYSCORE to target top government officials and an anti-corruption campaigner in the Solomon Islands.
Earlier disclosures, which were based on documents from NSA whistleblower Edward Snowden, have exposed how New Zealand is funneling data into XKEYSCORE from a surveillance base in the Waihopai Valley and is spying on about 20 countries across the world, predominantly in the Asia-Pacific region, among them small Pacific islands and major trading partners including Japan, Vietnam and China.
The Intercept is reporting details about New Zealand’s surveillance operations in collaboration with the New Zealand Herald, the Herald on Sunday and the Sunday Star-Times.
Update, March 22, 2015 at 17:30 ET: Reached by phone Sunday, WTO spokesman Keith Rockwell told The Intercept he was “learning about this for the very first time” and said he would not comment on the New Zealand spying until he had looked closer at the details. “Tomorrow morning I’ll go into the office and we’ll discuss it and we’ll try to figure out what’s going on,” he said.
Update, March 23, 2015 at 14:00 ET: Rockwell, the WTO’s spokesman, says the WTO will not be commenting further on the revelations and he refuses to explain why. “We will not have any comment on this story today or in the future,” he told The Intercept in an emailed response.
Dịch: Lê Trung Nghĩa

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Về Blog này

Blog này được chuyển đổi từ http://blog.yahoo.com/letrungnghia trên Yahoo Blog sang sử dụng NukeViet sau khi Yahoo Blog đóng cửa tại Việt Nam ngày 17/01/2013.Kể từ ngày 07/02/2013, thông tin trên Blog được cập nhật tiếp tục trở lại với sự hỗ trợ kỹ thuật và đặt chỗ hosting của nhóm phát triển...

Bài đọc nhiều nhất trong năm
Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm gì nhất ở mã nguồn mở?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập0
  • Hôm nay19,598
  • Tháng hiện tại259,260
  • Tổng lượt truy cập37,060,834
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây