Các hoạt động của PRISM - Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ

Thứ hai - 16/09/2013 00:56

Chương trình PRISM bí mật hàng đầu cho phép cộng đồng tình báo Mỹ giành được sự truy cập từ 9 công ty Internet tới một dải rộng lớn các thông tin số, bao gồm cả thư điện tử và các dữ liệu được lưu trữ, nhằm vào các mục tiêu nước ngoài hoạt động bên ngoài nước Mỹ. Chương trình này được tòa án phê chuẩn nhưng không đòi hỏi sự cho phép riêng rẽ. Thay vào đó, nó vận hành dưới sự ủy quyền rộng lớn hơn từ các thẩm phán liên bang, những người giám sát sử dụng Luật Trinh sát Tình báo Nước ngoài - FISA (Foreign Intelligence Surveillance Act). Một số tài liệu mô tả chương trình này lần đầu tiên được tờ Bưu điện Washington (Washington Post) tiết lộ hôm 06/06. Các tài liệu mới được phát hành bên dưới đưa ra các chi tiết bổ sung về cách mà chương trình hoạt động, bao gồm cả các mức rà soát lại và kiểm tra giám sát ở Cơ quan An ninh Quốc gia - NSA (National Security Agency) và Cục Tình báo Liên bang - FBI (Federal Bureau of Investigation). Các tài liệu cũng chỉ ra cách mà chương trình này tương tác với các công ty Internet. Các slide đó, như tờ Bưu điện Washington đã lưu ý, thể hiện một sự lựa chọn từ tài liệu tổng thể, và các phần nhất định được biên tập lại. Dưới đây là bản dịch của các slide đó, với hy vọng các độc giả Việt Nam sẽ dễ hiểu hơn về chương trình này.

Slide được xuất bản ngày 10/07

Chương trình ngược lên dòng trên

Slide này chỉ PRISM chỉ như là một phần của hệ thống của NSA về việc nghe trộm điện tử. Chương trình “Ngược lên dòng trên” (Upstream) thu thập từ các mạng cáp quang mà truyền tải nhiều dữ liệu điện thoại và Internet của thế giới. Bản đồ nằm đằng sau mô tả các cáp ngầm dưới biển kết nối Bắc Mỹ với phần còn lại của thế giới.

Các slide được xuất bản ngày 29/06/2013

Lấy dữ liệu từ một đích ngắm mới

Slide này mô tả những gì xảy ra khi một nhà phân tích của Cơ quan An ninh Quốc gia - NSA “kiểm thử” hệ thống PRISM đối với thông tin về một đích ngắm mới đang bị giám sát. Yêu cầu để bổ sung một đích ngắm mới được tự động truyền qua tới một người giám sát đang rà soát lại “các bộ thu thập”, hoặc các khoản tìm kiếm. Người giám sát phải chứng thực cho “đức tin có lý” của người phân tích, được xác định như là 51% tin cậy, rằng đích ngắm được chỉ định là một cái đích của một quốc gia nước ngoài đang giám sát vào thời điểm thu thập.

 

Phân tích thông tin thu thập được từ các công ty tư nhân

Sau khi các thông tin giao tiếp giành được, các dữ liệu sẽ được các hệ thống chuyên dụng đặc biệt xử lý và phân tích mà xử lý âm thanh, văn bản, video và “các thông tin số của mạng” bao gồm cả các vị trí địa điểm và các chữ ký duy nhất các thiết bị của các đích ngắm.

 

Mỗi đích ngắm được chỉ định một ký hiệu vụ việc

Định dạng ký hiệu vụ việc của PRISM phản ánh tính sẵn sàng, được báo cáo của tờ Bưu điện Washington khẳng định, về giám sát thời gian thực cũng như các nội dung được lưu trữ.

Tìm kiếm cơ sở dữ liệu PRISM

Vào ngày 05/04, theo slide này, đã có 117.675 mục tiêu giám sát hoạt động trong cơ sở dữ liệu chống khủng bố của PRISM. Slide đó không chỉ ra có bao nhiêu người sử dụng Internet khác, và trong số họ có bao nhiêu người Mỹ, có các giao tiếp của họ bị thu thập “một cách không có chủ ý” trong khi giám sát các mục tiêu đó.

 

Các slide gốc được xuất bản ngày 06/06/2013

Giới thiệu chương trình

Một slide mà các nhà phân tích tại Cơ quan An ninh Quốc gia tóm tắt về chương trình rình mò có hiệu quả của cơ quan và đặc trưng với các biểu tượng logo của các công ty đã tham gia vào.

Giám sát truyền thông của một mục tiêu

Hình này chỉ cách một đống truyền thông điện tử của thế giới đi qua các công ty nằm ở nước Mỹ.

 

Các nhà cung cấp và các dữ liệu

Chương trình PRISM thu thập một dải rộng lớn các dữ liệu từ 9 công ty, dù các chi tiết là khác nhau đối với từng nhà cung cấp.

Các nhà cung cấp tham gia

Slide này chỉ ra khi nào từng công ty đã tham gia vào chương trình, với Microsoft tham gia đầu tiên, vào ngày 09/11/2007, và Apple là gần đây nhất, vào tháng 12/2012.

Trần Lê

Bài đăng trên tạp chí Tin học & Đời sống, số tháng 09/2013, trang 28-29.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Về Blog này

Blog này được chuyển đổi từ http://blog.yahoo.com/letrungnghia trên Yahoo Blog sang sử dụng NukeViet sau khi Yahoo Blog đóng cửa tại Việt Nam ngày 17/01/2013.Kể từ ngày 07/02/2013, thông tin trên Blog được cập nhật tiếp tục trở lại với sự hỗ trợ kỹ thuật và đặt chỗ hosting của nhóm phát triển...

Bài đọc nhiều nhất trong năm
Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm gì nhất ở mã nguồn mở?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập0
  • Hôm nay583
  • Tháng hiện tại73,099
  • Tổng lượt truy cập36,874,673
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây