Các tài liệu dịch sang tiếng Việt tới hết năm 2020

Thứ sáu - 01/01/2021 07:03
Các tài liệu dịch sang tiếng Việt tới hết năm 2020

 

A. Tài liệu về khoa học mở - truy cập mở - dữ liệu mở – OpenGLAM - Năng lực Số ...

  1. Khung Năng lực Số cho các Nhà giáo dục của châu Âu DigCompEdu’ - bản dịch sang tiếng Việt, là tài liệu của tác giả Redecker, C., Punie, Y. biên tập, do Văn phòng Xuất bản của Liên minh châu Âu, Luxembourg xuất bản năm 2017. “Khung DigCompEdu hướng tới các nhà giáo dục ở tất cả các mức giáo dục, từ giáo dục trẻ thơ cho tới đại học và người lớn, bao gồm cả giáo dục và đào tạo chung và nghề, giáo dục các nhu cầu đặc biệt, và các ngữ cảnh học tập không chính quy. Nó nhằm cung cấp khung tham chiếu chung cho những người phát triển các mô hình Năng lực Số, như các quốc gia thành viên, các chính phủ trong khu vực, các đơn vị thích hợp cấp khu vực và quốc gia, bản thân các cơ sở giáo dục và các nhà cung cấp đào tạo chuyên nghiệp cả khu vực nhà nước và tư nhân”. Bản dịch sang tiếng Việt có 94 trang. Tải về:

https://www.dropbox.com/s/j4pfuddw9vpaj9e/pdf_digcomedu_a4_final_Vi-26122020.pdf?dl=0

  1. Chính sách truy cập mở quốc gia đối với nghiên cứu do người đóng thuế cấp vốn: Thời gian là bây giờ’ - bản dịch sang tiếng Việt, là tài liệu do Liên minh Xuất bản Học thuật và Tài nguyên Hàn lâm (SPARC) xuất bản năm 2020, khẳng định rằng: “Khủng hoảng COVID-19 đã dạy cho chúng ta rằng chúng ta không thể quay về với khoa học như bình thường, nơi các bài báo bị khóa đằng sau các bức tường thanh toán và dữ liệu bị tắc trong các ống khép kín. Đã tới lúc để nước Mỹ áp dụng một chính sách truy cập mở quốc gia làm cho tất cả các bài báo nghiên cứu do người đóng thuế cấp vốn - và dữ liệu hỗ trợ chúng – mở tức thì cho tất cả mọi người”. Bản dịch sang tiếng Việt có 1 trang. Tải về:

https://www.dropbox.com/s/yd9sotujj74z51b/SPARC_PolicySheet_v5-1_Vi-20102020.pdf?dl=0

  1. Lời kêu gọi chung về Khoa học Mở’ - bản dịch sang tiếng Việt, là tài liệu của 3 tổ chức: WHO, UNESCO và Tổ chức Liên hiệp quốc về Quyền Con người, đưa ra lời kêu gọi về Khoa học Mở ngày 27/10/2020 cho thế giới. Bản dịch sang tiếng Việt có 2 trang. Tải về:

https://www.dropbox.com/s/4yvk7ez8p8nbcjc/joint_appeal_for_open_sciences_fin_en_fin_Vi-22112020.pdf?dl=0

  1. QUYẾT ĐỊNH CỦA ỦY BAN (CHÂU ÂU) ngày 22/02/2019 áp dụng giấy phép mở Creative Commons theo chính sách sử dụng lại của Ủy ban châu Âu - bản dịch sang tiếng Việt, theo đó chính sách sử dụng lại của Ủy ban châu Âu sẽ sử dụng các giấy phép mở Creative Commons như CC BY và CC0 cho các tài liệu/dữ liệu của mình. Bản dịch sang tiếng Việt có 3 trang. Tải về:

https://www.dropbox.com/s/o5czc845o1sh4dd/C-2019-1655-F1-EN-MAIN-PART-1_Vi-28102020.pdf?dl=0

  1. Chiến lược phần mềm nguồn mở 2020-2023 của Ủy ban châu Âu: Nghĩ Mở - bản dịch sang tiếng Việt, là tài liệu do Ủy ban châu Âu xuất bản ngày 21/10/2020 nêu chiến lược phần mềm nguồn mở của châu Âu để đạt được các mục tiêu trong giai đoạn 2020-2023 như sau: (1) Tiến bộ hướng tới tự chủ số; (2) Triển khai chiến lược số của châu Âu; (3) Chia sẻ và sử dụng lại vì lợi ích của tất cả mọi người; (4) Đóng góp cho xã hội tri thức; (5) Xây dựng dịch vụ công cấp độ thế giới. Bản dịch sang tiếng Việt có 21 trang. Tải về:

https://www.dropbox.com/s/8cmc3usjrjx5aq1/en_ec_open_source_strategy_2020-2023_Vi-29102020.pdf?dl=0

  1. Số tay chính sách bang [của nước Mỹ] về OER ấn bản 2020’- bản dịch sang tiếng Việt, là tài liệu do Liên minh Xuất bản Học thuật và Tài nguyên Hàn lâm – SPARC (Scholarly Publishing and Academic Resources Coalition) xuất bản năm 2000.
    Tài liệu đưa ra toàn cảnh chính sách Tài nguyên Giáo dục Mở - OER (Open Educational Resources) của các bang ở nước Mỹ cho tới năm 2020,
    gợi ý 10 bước xây dựng chính sách OER cho các bang còn chưa có chính sách đó. Bản dịch sang tiếng Việt có 19 trang. Tải về:

https://www.dropbox.com/s/h09lb3wo8lynp1w/SPARC_OER_State_Policy_Playboook_2020_Vi-06102020.pdf?dl=0

  1. Hướng dẫn Triển khai các Chính sách Gắn nhãn OER và chi phí thấp cho các trường Cao đẳng Cộng đồng và Kỹ thuật Washington’ - bản dịch sang tiếng Việt, là tài liệu của các trường Cao đẳng Cộng đồng và Kỹ thuật Bang Washington năm 2019, giấy phép CC BY 4.0. Tài liệu hướng dẫn chi tiết các đánh dấu các khóa học mở, OER và chi phí thấp, đưa ra các định nghĩa, các trường hợp điển hình và các ví dụ cụ thể cho từng trường hợp một. Vì thế, nó có thể là tài liệu tham khảo rất tốt cho bất kỳ cơ sở giáo dục nào có quan tâm tới việc đánh dấu khóa học mở và kham được. Bản dịch sang tiếng Việt có 16 trang. Tải về:

https://www.dropbox.com/s/j1gu5pqbpgn33jm/%21SBCTC%20OER%20%26%20Low-Cost%20Labeling%20Policies%20for%20Washington%20Community%20and%20Technical%20Colleges_Vi-09102020.pdf?dl=0

  1. KHUYẾN CÁO KHOA HỌC MỞ CỦA UNESCO - Bản thảo đầu tiên’ - bản dịch sang tiếng Việt. Theo quy trình, giai đoạn hiện nay, từ tháng 9/2020 tới tháng 1/2021, bản thảo đầu tiên của KHUYẾN CÁO KHOA HỌC MỞ CỦA UNESCO được hình thành và được chuyển cho các quốc gia thành viên của UNESCO để thu thập các ý kiến phản hồi. Đây chính là bản thảo đầu tiên đó. Bản dịch sang tiếng Việt có 29 trang. Tải về:

https://www.dropbox.com/s/d7juqw5oq5hurul/en-unesco_osr_first_draft_Vi-19102020.pdf?dl=0

  1. Đánh dấu khóa học mở và kham được: Các thực hành tốt nhất và các trường hợp điển hình’ - bản dịch sang tiếng Việt, là tài liệu của nhiều tác giả, do Sarah Hare, Jessica Kirschner, và Michelle Reed biên tập, Nhà in Mavs xuất bản năm 2020, giấy phép mở CC BY 4.0. Tài liệu hướng dẫn thực tế đánh dấu các khóa học với các tư liệu mở và kham được, bao gồm các Tài nguyên Giáo dục Mở (OER), các tư liệu chi phí thấp và không mất chi phí, một cách để thu hút các sinh viên chọn các khóa học phù hợp với túi tiền của họ trong mùa tuyển sinh các trường đại học và cao đẳng ở Mỹ và Canada. Bản dịch tiếng Việt có 280 trang. Tải về:

https://www.dropbox.com/s/de1x7trq7vl070v/Marking-Open-and-Affordable-Courses-Best-Practices-and-Case-Studies-1596578301_Vi_24092020.pdf?dl=0

  1. Hướng tới Khuyến cáo Khoa học Mở của UNESCO - Xây dựng sự đồng thuận toàn cầu về Khoa học Mở’ - bản dịch sang tiếng Việt, là tài liệu của UNESCO tóm tắt ngắn gọn cách tiếp cận của UNESCO hướng tới việc xây dựng Khuyến cáo Khoa học Mở được kỳ vọng sẽ được các quốc gia thành viên UNESCO phê chuẩn vào tháng 11/2021. Khuyến cáo này sẽ là phần tiếp theo Khuyến cáo về Khoa học và các Nhà nghiên cứu Khoa học năm 2017. Nó cũng sẽ được xây dựng dựa vào Chiến lược về Truy cập Mở tới Thông tin và Nghiên cứu Khoa học của UNESCO và Khuyến cáo Tài nguyên Giáo dục Mở mới của UNESCO. Bản dịch sang tiếng Việt có 6 trang. Tải về:

https://www.dropbox.com/s/yyv5vhd54m2mp0i/open_science_brochure_en_Vi-15082020.pdf?dl=0

  1. Khuyến cáo về Khoa học và các Nhà nghiên cứu Khoa học’ - bản dịch sang tiếng Việt, là tài liệu Khuyến cáo được các quốc gia thành viên UNESCO phê chuẩn vào ngày 13/11/2017 nhân Hội nghị Toàn thể UNESCO lần thứ 39. Đây là 1 trong 3 tài liệu quan trọng để xây dựng Khuyến cáo Khoa học Mở của UNESCO, dự kiến sẽ được phê chuẩn vào năm sau 2021. Bản dịch sang tiếng Việt có 34 trang. Tải về:

https://www.dropbox.com/s/wfj3y5hg6tcsg7k/263618eng_Vi-14082020.pdf?dl=0

  1. Triển khai có trọng tâm: 10 lĩnh vực chính trong Khuyến cáo về Tình trạng của các Nhà nghiên cứu Khoa học của UNESCO (2017)’ - bản dịch sang tiếng Việt, là tài liệu của UNESCO xuất bản năm 2017. Các cụm từ như Khoa học Mở và Truy cập Mở đã thấy xuất hiện trong tài liệu này. 10 lĩnh vực chính trong Khuyến cáo về Tình trạng của các Nhà nghiên cứu Khoa học của UNESCO cũng là những lĩnh vực cơ bản được đưa ra thảo luận để hướng tới xây dựng tài liệu Khuyến cáo về Khoa học Mở và các Nhà nghiên cứu sau này được các quốc gia thành viên UNESCO thông qua vào ngày 13/11/2017. Bản dịch tiếng Việt có 5 trang. Tải về:

https://www.dropbox.com/s/bdy6z1vqv27mbo4/369170eng_Vi-13082020.pdf?dl=0

  1. Học cách học trên trực tuyến’ - bản dịch sang tiếng Việt, là tài liệu của Trung tâm Học tập của Đại học Bách khoa Kwantlen. (2018). Học cách học trên trực tuyến. Surrey, BC: Đại học Bách khoa Kwantlen, giấy phép mở CC BY-SA 4.0 Quốc tế, sẽ hướng dẫn bạn, như một người học trên trực tuyến, qua một khóa tập huấn để chỉ cho bạn con đường học tập nhiều khả năng bạn sẽ trải qua. bản dịch sang tiếng Việt có 108 trang. Tải về:

https://www.dropbox.com/s/tkcdc0zq1bmjx5u/Learning-to-Learn-Online-1548885224_Vi-24082020.pdf?dl=0

  1. Tạo lập các kinh nghiệm học tập trên trực tuyến’ - bản dịch sang tiếng Việt, là tài liệu của MATT CROSSLIN và các tác giả khác, do Mavs Open Press xuất bản năm 2020. “Mục đích của cuốn sách này là để cung cấp hướng dẫn và tư vấn cho các giảng viên, những người muốn phát triển khóa học trên trực tuyến. Mục tiêu tổng thể là để cung cấp vài điều làm rõ về nhiều bước được yêu cầu để đề xuất và thiết kế khóa học, để mô tả các tài nguyên cần thiết, và để giải thích các vai trò của các bên tham gia đóng góp”. Bản dịch sang tiếng Việt 172 trang. Tải về:

https://www.dropbox.com/s/nsvqq7heg56sq8w/Creating-Online-Learning-Experiences-1535490005_Vi-05082020.pdf?dl=0

  1. Học lập nghiệp trong TVET’ - bản dịch sang tiếng Việt, là tài liệu thảo luận do UNESCO-UNEVOC xuất bản năm 2019, nó “nhằm truyền cảm hứng giới thiệu việc học lập nghiệp trong TVET hướng tới tiếp cận được lồng ghép đầy đủ, nơi mà việc học lập nghiệp được tích hợp vào vai trò, chức năng và phân phối các hệ thống TVET vì lợi ích của tất cả những người học. Nó được trình bày như là một tài liệu theo module, cho phép từng chương cũng phục vụ như là một hướng dẫn nhỏ về một chủ đề nhất định”. Bản dịch sang tiếng Việt có 56 trang. Tải về:

https://www.dropbox.com/s/sjudmoh2tj3l8cx/entrepreneurial_learning_discussion_paper1_Vi-15072020.pdf?dl=0

  1. Liên minh S: Đầu vào cho sự phát triển Khuyến cáo về Khoa học Mở của UNESCO’ - bản dịch sang tiếng Việt, tài liệu với các đề xuất đầu vào cho Khuyến cáo Khoa học Mở của UNESCO từ Liên minh S (cOAlition S), một nhóm hiện có 24 nhà cấp vốn nghiên cứu quốc gia, các tổ chức châu Âu và quốc tế và các quỹ từ thiện, đã đưa ra Kế hoạch S (Plan S) tháng 9/2018. Kế hoạch S, có hiệu lực từ 2021, yêu cầu tất cả các xuất bản phẩm học thuật là các kết quả từ nghiên cứu được các trợ cấp nhà nước hoặc tư nhân cấp vốn do các hội đồng nghiên cứu quốc gia, khu vực, và quốc tế và các cơ quan cấp vốn cung cấp, phải được xuất bản trên các tạp chí Truy cập Mở, trên các nền tảng Truy cập Mở, hoặc được làm cho sẵn sàng tức thì thông qua các kho Truy cập Mở mà không có cấm vận. Bản dịch sang tiếng Việt 13 trang. Tải về:

https://www.dropbox.com/s/txjha2yhc4jhl9g/cOAlition_S_input_for_UNESCO_OS_recommendation_Vi-17062020.pdf?dl=0

  1. Thông cáo báo chí: ‘Liên minh S công bố các yêu cầu minh bạch về giá thành’ - bản dịch sang tiếng Việt, thông cáo báo chí, theo đó ‘Liên minh S công bố các yêu cầu minh bạch về giá thành’, một bước quan trọng hướng tới việc ‘Biến Truy cập Mở đầy đủ và tức thì thành hiện thực’. Theo các yêu cầu này: “Từ tháng 7/2022 chỉ các nhà xuất bản nào gắn với các khung minh bạch về giá thành của Kế hoạch S (Plan S) vừa được phê chuẩn mới hợp lệ để tiếp cận được các vốn cấp từ các thành viên của Liên minh S (cOAlition S).” Bản dịch sang tiếng Việt 4 trang. Tải về:

https://www.dropbox.com/s/laucd2yiqvekngb/Press_Release_PriceTransparency_uploaded-1_Vi_16062020.pdf?dl=0

  1. Thư của tổ chức CC, IFLA và các tổ chức khác gửi WIPO nhân ngày Sở hữu Trí tuệ 2020 kêu gọi bảo vệ di sản văn hóa khỏi thiệt hại do biến đổi khí hậu gây ra, thư ngỏ của 5 tổ chức gửi cho Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới - WIPO (World Intellectual Property Organization), gồm: (1) Thông tin điện tử cho Hội đồng Quốc tế các Thư viện - EIFL (Electronic Information for Libraries); (2) Hội đồng Quốc tế các Kho lưu trữ – ICA (International Council of Archives); (3) Liên đoàn Quốc tế các Viện bảo tàng – ICOM (International Council of Museums); (4) Liên đoàn Quốc tế các Hiệp hội và cơ sở Thư viện – IFLA (International Federation of Library Associations and institutions); và (5) Hiệp hội các Nhà hoạt động xã hội Mỹ – SAA (Society of American Archivists). Thư yêu cầu WIPO có biện pháp khẩn cấp để bảo vệ di sản văn hóa bằng việc số hóa các bộ sưu tập được lưu giữ trong các phòng trưng bày, thư viện, kho lưu trữ và viện bảo tàng - GLAM (Galleries, Libraries, Archives, Museums) trong khi nhiều luật sở hữu trí tuệ hiện hành của các quốc gia không đủ bảo vệ và/hoặc cản trở việc tạo ra các bản sao dạng số và thậm chí các bản sao dạng in .v.v. Bản dịch sang tiếng Việt 78 trang. Tải về:

https://www.dropbox.com/s/pnhl1bi53iakvbo/WIPO%20Letter%20in%20English%20-%20World%20IP%20Day_Vi_24052020.pdf?dl=0

  1. Chỉ thị (EU) 2019 của Nghị viện và Hội đồng châu Âu ngày 17/04/2019 về bản quyền và các quyền liên quan trong Thị trường Số Duy nhất và các Chỉ thị sửa đổi bổ sung 96/9/EC và 2001/29/EC. Chỉ thị này mở đường cho việc truy cập mở tới các di sản văn hóa - OpenGLAM trên khắp châu Âu trong các phòng trưng bày, thư viện, kho lưu trữ, viện bảo tàng (GLAM), nó đặc biệt nhằm tới các tác phẩm và vấn đề chủ đề khác đã hết thời hạn bảo hộ của luật sở hữu trí tuệ - nằm trong phạm vi công cộng, phi thương mại hoặc do những người sử dụng tải lên. Bản dịch sang tiếng Việt 78 trang. Tải về:

https://www.dropbox.com/s/1jj51lc0e8r64pl/CELEX_32019L0790_EN_TXT_Vi-04052020.pdf?dl=0

  1. Việc cấp phép mở của các tư liệu đọc cấp tiểu học: Các cân nhắc và khuyến cáo’ - bản dịch sang tiếng Việt, là tài liệu của các tác giả Sofia Cozzolino từ Reading within Reach và Cable Green từ Creative Commons viết với sự hỗ trợ của những người Mỹ thông qua Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID). Tài liệu đã được chuẩn bị cho việc xây dựng bằng chứng và hỗ trợ đổi mới sáng tạo của USAID để cải thiện hỗ trợ đọc ở cấp tiểu học. Tài liệu được xuất bản tháng 10/2019, mang giấy phép Creative Commons Ghi công 4.0 Quốc tế (CC BY 4.0). Bản dịch sang tiếng Việt 65 trang. Tải về:

https://www.dropbox.com/s/gajuci65572mqjt/GRN%20Open%20Licensing%20of%20Primary%20Grade%20Reading%20Materials_0_Vi-16022020.pdf?dl=0

  1. Tài liệu khái niệm về cấp phép mở cho Bộ Giáo dục ở các quốc gia thu nhập thấp và trung bình’ [của USAID] - bản dịch sang tiếng Việt, là tài liệu do RTI International chuẩn bị cho Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ – USAID (United States Agency for International Development) rà soát lại, được xuất bản tháng 11/2018. Tài liệu khái niệm này được nhằm vào các Bộ Giáo dục ở các quốc gia đang phát triển có thu nhập thấp hoặc trung bình với mục đích là để: (a) cung cấp nền tảng xa hơn về lý do cho việc cấp phép mở; (b) giải thích việc cấp phép mở là gì và các giấy phép Creative Commons hoạt động như thế nào; và (c) trả lời những câu hỏi cấp bách nhất của các Bộ về ý nghĩa của việc cấp phép mở. Bản dịch sang tiếng Việt có 43 trang. Tải về:

https://www.dropbox.com/s/70br19dr4gr4r7h/Concept%20Paper%20on%20Copyright%20and%20Licensing_Final_V4_Vi-18022020.pdf?dl=0

  1. Cơ sở Chính sách Cấp phép Mở’ [của Mỹ] - bản dịch sang tiếng Việt, là tài liệu trên trang của Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ - USAID (US. International Development Agency) tại https://www.usaid.gov/sites/default/files/documents/1865/NW2-CCBY-HO4-Open_Licensing_Policy_Rationale.pdf, nói về chính sách cấp phép mở bằng các giấy phép Creative Commons của các Bộ - Ngành trong chính phủ Mỹ, đặc biệt đối với các tài nguyên giáo dục, nghiên cứu và dữ liệu được nhà nước cấp vốn bằng tiền thuế của người dân Mỹ. Bản dịch sang tiếng Việt 4 trang. Tải về:

https://www.dropbox.com/s/78oh10z5ybe8iq4/NW2-CCBY-HO4-Open_Licensing_Policy_Rationale_Vi-21022020.pdf?dl=0

  1. Cấp phép Mở được làm dễ dàng. Sơ lược về các khái niệm, thách thức, và cơ hội cho các nhà xuất bản châu Phi’ - bản dịch sang tiếng Việt, tài liệu của các tác giả Neil Butcher, Lisbeth Levey, và Kirsty von Gogh, do mạng tài nguyên biết chữ sớm xuất bản tháng 8/2018. Việc cấp phép mở không thay thế bản quyền, mà nó sửa các giấy phép ‘tất cả các quyền được giữ lại’ thành ‘vài quyền được giữ lại’. Bản dịch sang tiếng Việt 33 trang. Tải về:

https://www.dropbox.com/s/1bu5pm5ijdi9d2g/Primer%20on%20open%20licensing%20for%20African%20publishers_21.8.2018_1_Vi-20022020.pdf?dl=0

  1. Làm bằng Creative Commons’ - bản dịch sang tiếng Việt, là tài liệu của các tác giả Paul Stacey và Sarah Hinchliff Pearson, do Creative Commons xuất bản năm 2017. Tài liệu đề cập tới việc quản lý các tài nguyên bằng 3 hình thức: (1) Nhà nước; (2) Thị trường; và (3) Cái chung (The Commons); Cùng với nó là những khác biệt giữa những vật hữu hình với các nội dung số - những thứ vô hình.
    Tài liệu cũng đề cập tới các mô hình doanh thu của Cái chung (với thị trường thì gọi là mô hình kinh doanh) thông qua 24 ví dụ điển hình - tất cả các ví dụ đó đều tạo ra các nội dung được
    Làm bằng Creative Commons và tất cả họ đều đang có các mô hình doanh thu để duy trì bền vững, hoặc dựa hoàn toàn vào cộng đồng với những cái chung, hoặc một phần dựa vào cộng đồng, một phần dựa vào nhà nước và thị trường. Bản dịch sang tiếng Việt 260 trang. Tải về:

https://www.dropbox.com/s/a6n50my7owufi6w/Made%20with%20Creative%20Commons_Vi-10022020.pdf?dl=0

  1. Các hướng dẫn Đảm bảo Chất lượng cho Tài nguyên Giáo dục Mở: Khung TIPS Phiên bản 2.0’ - bản dịch sang tiếng Việt, là tài liệu của tác giả Paul Kawachi, Trung tâm Phương tiện Giáo dục Á châu của Khối Thịnh vượng chung - CEMCA (Commonwealth Educational Media Centre for Asia) xuất bản năm 2013, đề cập tới khung đảm bảo chất lượng cho Tài nguyên Giáo dục Mở - OER (Open Educational Resources) và đúc kết lại thành khung TIPS 2.0, gói gọn trong 38 tiêu chí, được tùy biến từ khung TIPS 1.0 với chất lượng OER được đánh giá theo 4 dòng tiêu chí: (1) Các quy trình dạy và học (Teaching and Learning Processes); (2) Nội dung thông tin và tư liệu (Information and Material Content); (3) Trình bày sản phẩm và định dạng (Presentation Product and Format); và (4) Kỹ thuật và Công nghệ của Hệ thống (System Technical and Technology). Bản dịch sang tiếng Việt 46 trang. Tải về:

https://www.dropbox.com/s/4h62xjr83z1yrv8/TIPS%20Framework_Version%202_0_Low_Vi-01012020.pdf?dl=0

  1. Các hướng dẫn Đảm bảo Chất lượng cho Tài nguyên Giáo dục Mở: Khung TIPS Phiên bản 1.0’ - bản dịch sang tiếng Việt, là tài liệu của tác giả Paul Kawachi, Trung tâm Phương tiện Giáo dục Á châu của Khối Thịnh vượng chung - CEMCA (Commonwealth Educational Media Centre for Asia) xuất bản năm 2013, nêu các khung đảm bảo chất lượng cho Tài nguyên Giáo dục Mở - OER (Open Educational Resources) và đúc kết lại thành khung TIPS 1.0 với chất lượng OER được đánh giá theo 4 dòng tiêu chí: (1) Các quy trình dạy và học (Teaching and Learning Processes); (2) Nội dung thông tin và tư liệu (Information and Material Content); (3) Trình bày sản phẩm và định dạng (Presentation Product and Format); và (4) Kỹ thuật và Công nghệ của Hệ thống (System Technical and Technology). Bản dịch sang tiếng Việt có 36 trang. Tải về:

https://www.dropbox.com/s/2fgrrgxpsk59iyk/OERQ_TIPS_978-81-88770-07-6_Vi-09012020.pdf?dl=0

  1. Nhóm Giáo dục Mở (OEC) công bố những người chiến thắng trong năm 2019 của Giải thưởng Giáo dục Mở vì sự Xuất sắc, Giải thưởng Cá nhân’ - bản dịch sang tiếng Việt, là tài liệu công bố các giải thưởng năm 2019 về Giáo dục Mở vì sự Xuất sắc cho các cá nhân. Nếu bạn có quan tâm tới Giáo dục Mở, thì đây là các tham chiếu tốt cho bạn. Bản dịch sang tiếng Việt có 3 trang. Tải về:

https://www.dropbox.com/s/pqe5q9ibuwzi44e/12786951-oec-announces-the-2019-winners-of-the-open-education-awards-for-excellence-individual-awards_Vi-31012020.pdf?dl=0

  1. Chương trình Trợ cấp OER Toàn cầu Đầu tiên của UNESCO-UNEVOC’ - bản dịch sang tiếng Việt, là tài liệu công bố Chương trình Trợ cấp OER Toàn cầu lần đầu tiên của của UNESCO-UNEVOC với các mốc thời gian trong năm 2020 và với số tiền lên tới 5.000 USD cho các cơ sở ứng viên được tuyển chọn nhằm ứng dụng và phát triển Tài nguyên Giáo dục Mở - OER (Open Educational Resources) và Thực hành Giáo dục Mở - OEP (Open Educational Practices) trong lĩnh vực Giáo dục và Huấn luyện Kỹ thuật và Nghề nghiệp - TVET (Technical and Vocational Education and Training). Bản dịch sang tiếng Việt có 6 trang. Tải về:

https://www.dropbox.com/s/fkqyhvxwlz0tzm6/First_UNESCO-UNEVOC_Global_OER_Grant_Programme_Vi-24012020.pdf?dl=0

B. Khoảng 350 đầu sách, tài liệu dịch đã được đưa lên Internet cho tới hết năm 2019 trở về trước ở các đường liên kết:


Hà Nội, thứ sáu, ngày 01/01/2021

Blogger: Lê Trung Nghĩa

letrungnghia.foss@gmail.com

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Về Blog này

Blog này được chuyển đổi từ http://blog.yahoo.com/letrungnghia trên Yahoo Blog sang sử dụng NukeViet sau khi Yahoo Blog đóng cửa tại Việt Nam ngày 17/01/2013.Kể từ ngày 07/02/2013, thông tin trên Blog được cập nhật tiếp tục trở lại với sự hỗ trợ kỹ thuật và đặt chỗ hosting của nhóm phát triển...

Bài đọc nhiều nhất trong năm
Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm gì nhất ở mã nguồn mở?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập28
  • Máy chủ tìm kiếm4
  • Khách viếng thăm24
  • Hôm nay5,998
  • Tháng hiện tại107,710
  • Tổng lượt truy cập31,263,182
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây