CMCN4 và gợi ý đào tạo nhân lực ngành TT-TV với các kỹ năng và năng lực khoa học mở (toàn văn)

Thứ hai - 12/11/2018 07:26
CMCN4 và gợi ý đào tạo nhân lực ngành TT-TV với các kỹ năng và năng lực khoa học mở (toàn văn)
 
 
Bài viết cho hội thảo khoa học ‘Đào tạo ngành thông tin - thư viện trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0’ do Khoa TT-TT Đại học KHXHNV, ĐHQG-HCM tổ chức ngày 09/11/2018 tại thành phố Hồ Chí Minh
Bài được đăng trong kỷ yếu hội thảo, các trang 8-21
--------------------------------------------------------
 
Tóm tắt:
Rất cần khoa học mở cho cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN4) ở Việt Nam. Bộ các kỹ năng và năng lực khoa học mở và các thành phần của nó là mới lạ đối với các cơ sở giáo dục mọi cấp ở Việt Nam. Các thư viện, các thủ thư, những người chuyên nghiệp về thông tin và các nhà nghiên cứu là các tác nhân không thể thiếu trong ứng dụng và phát triển khoa học mở. Vì vậy, bài viết gợi ý đào tạo và huấn luyện các kỹ năng và năng lực khoa học mở, trước hết là các thành phần như truy cập mở và tài nguyên giáo dục mở, những thành phần là cơ bản và phù hợp nhất với môi trường huấn luyện và đào tạo cho các thủ thư, sinh viên và giảng viên chuyên ngành thông tin - thư viện (TT-TV).
Các từ khóa: cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN4); khoa học mở; truy cập mở (TrCM); tài nguyên giáo dục mở (TNGDM); dữ liệu mở (DLM); dữ liệu mở liên kết (DLMLK); thông tin - thư viện (TT-TV); thủ thư; kỹ năng và năng lực.
--------------------------------------------------------
Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN4) đang len lỏi khắp mọi lĩnh vực của xã hội trên phạm vi toàn cầu, đang và sẽ mang lại những thay đổi chưa từng có trong lịch sử loài người. Giống như bất kỳ cuộc cách mạng nào, việc đào tạo huấn luyện các kỹ năng và năng lực mới để đáp ứng các nhu cầu của cuộc cách mạng là cần thiết, và với CMCN4, trong số những điều khác, các kỹ năng và năng lực của khoa học mở là điều không thể thiếu, được cả các quốc gia G7, G20, OECD và đặc biệt là các quốc gia của Liên minh châu Âu đề cập tới ngày một nhiều trong thời gian gần đây. Các hoạt động huấn luyện/đào tạo khoa học mở trong lĩnh vực Thông tin - Thư viện (TT-TV) có vai trò quan trọng trong việc nâng cao nhận thức và có khả năng cung cấp các kỹ năng và năng lực cần thiết để Việt Nam cũng có thể tiếp cận CMCN4 phù hợp với điều kiện hoàn cảnh hiện nay.
A. Định nghĩa Khoa học Mở và các thành phần liên quan tới nhau của nó
 
Các nhà khoa học châu Âu định nghĩa Khoa học Mở như sau:
Khoa học Mở[1] đại diện cho tiếp cận nghiên cứu có tính cộng tác, minh bạch, và truy cập được. Một dải rộng lớn các hoạt động tới dưới cái ô Khoa học Mở, bao gồm xuất bản Truy cập Mở, Dữ liệu Mở, Sổ ghi chép Mở, Rà soát lại Ngang hàng Mở, và Giáo dục Mở. Nó cũng bao gồm cả khoa học công dân, nơi những người không phải là các chuyên gia tham gia trực tiếp vào nghiên cứu.
Liên minh Xuất bản Học thuật và Tài nguyên Hàn lâm – SPARC (Scholarly Publishing and Academic Resources Coalition), một liên minh toàn cầu với cam kết làm cho Mở thành mặc định cho nghiên cứu và giáo dục đã đưa ra các định nghĩa cho một vài thành phần quan trọng của Khoa học Mở như sau:
Truy cập mở là sự sẵn sàng tự do, ngay lập tức, trên trực tuyến của các bài báo nghiên cứu có sự kết hợp với các quyền để sử dụng các bài báo đó một cách đầy đủ trong môi trường số. Truy cập mở là sự cập nhật hiện đại cần thiết cho truyền thông nghiên cứu sử dụng đầy đủ Internet cho những gì đã được xây dựng từ ban đầu để làm - tăng tốc cho nghiên cứu.
Truy cập mở là sự sẵn sàng tự do, ngay lập tức, trên trực tuyến của các bài báo nghiên cứu đi cùng với các quyền để sử dụng đầy đủ các bài báo đó trong môi trường số. Truy cập mở đảm bảo rằng bất kỳ ai cũng có thể truy cập và sử dụng các kết quả đó - để biến các ý tưởng thành các ngành công nghiệp và các đột phá để cuộc sống tốt đẹp hơn.
Dữ liệu Mở là dữ liệu nghiên cứu sẵn sàng tự do trên Internet cho phép bất kỳ người sử dụng nào tải về, sao chép, phân tích, tái chế, truyền tới các phần mềm hoặc sử dụng vì bất kỳ mục đích nào khác mà không có các rào cản về tài chính, pháp lý hay kỹ thuật khác với các rào cản không thể tách rời khỏi việc có được sự truy cập tới bản thân Internet.
Dữ liệu Mở Liên kết là dữ liệu liên kết được phát hành theo một giấy phép mở, không cản trở sử dụng lại nó một cách tự do.
Giáo dục Mở xoay quanh các tài nguyên, các công cụ và các thực hành là tự do, không có các rào cản về pháp lý, tài chính và kỹ thuật và có thể hoàn toàn được sử dụng, được chia sẻ và được tùy biến thích nghi trong môi trường số.
Nền tảng của Giáo dục Mở là Tài nguyên Giáo dục Mở - OER (Open Educational Resources), chúng là các tài nguyên dạy, học và nghiên cứu không có các chi phí và không có các rào cản truy cập, và chúng cũng mang sự cho phép về pháp lý để sử dụng mở. Thông thường, sự cho phép này được trao thông qua việc sử dụng một giấy phép mở (ví dụ, các giấy phép Creative Commons) cho phép bất kỳ ai tự do để sử dụng, tùy biến thích nghi và chia sẻ tài nguyên đó - bất kỳ lúc nào, bất kỳ ở đâu. Sự cho phép “Mở” thường được định nghĩa theo “5R”: người sử dụng được tự do để Giữ lại, Sử dụng lại, Làm lại, Pha trộn và Phân phối lại (Retain, Reuse, Revise, Remix and Redistribute) các tư liệu giáo dục đó.
Các thành phần của khoa học mở có liên quan tới nhau. Tuy nhiên, vì mục đích và trong phạm vi của bài viết này, chỉ nêu lên sự liên quan giữa một vài thành phần như tài nguyên Truy cập Mở (TrCM), Dữ liệu Mở (DLM) và Tài nguyên Giáo dục Mở (TNGDM) từ khía cạnh cấp phép mở Creative Commons, như trong Hình 2.
Hình 2 cho thấy phổ các giấy phép khác nhau có khả năng gắn vào các tài nguyên để đáp ứng được với các định nghĩa khác nhau của DLM và TNGDM là khác nhau, cụ thể:
  • Chỉ 3 giấy phép ở phần trên cùng có thể gắn vào tài nguyên để nó đáp ứng được định nghĩa của DLM.
  • Chỉ 5 giấy phép ở phần trên có thể gắn vào tài nguyên để nó đáp ứng được định nghĩa của TNGDM.
  • Cả 7 giấy phép đều có thể gắn vào tài nguyên để nó trở thành tài nguyên TrCM.
Điều quan trọng được nêu ở đây là: từ khía cạnh cấp phép mở Creative Commons, DLM và TNGDM trước hết đều là tài nguyên TrCM được.
 
Hình 2[2]. Phân biệt phổ các giấy phép Creative Commons với các tài nguyên mở[3]
 
B. CMCN4 với các đặc tính nổi bật của nó cần được đáp ứng
Trong thời gian qua, đã có không ít các bài viết nêu những đặc tính của CMCN4, trong số đó, có lẽ nổi bật nhất là: (1) người máy có khả năng thay thế con người; và (2) sự thông minh trong giải quyết nhiều vấn đề khác nhau trong cuộc sống của con người theo các mức độ ‘thông minh’ khác nhau, với mức thông minh cao nhất được cho là nhờ vào khả năng sử dụng các kết quả phân tích dữ liệu lớn theo thời gian thực (hoặc gần với thời gian thực) để đưa ra các quyết định điều khiển sự vận hành của một (vài) quy trình công việc nào đó cũng theo thời gian thực (hoặc gần với thời gian thực).’
Cả 2 đặc tính nổi bật nhất đó có khả năng hiện thực hóa được trong cuộc sống nhờ vào việc ứng dụng và phát triển của dữ liệu mở (DLM) và dữ liệu mở liên kết (DLMLK).
B1. Người máy có khả năng thay thế con người
 
 
Để người máy có khả năng thay thế con người, các dữ liệu được xuất bản phải có khả năng để máy cũng có khả năng đọc/hiểu được, chứ không chỉ con người đọc/hiểu được như trước kia, nghĩa là:
  • Dữ liệu cần tuân thủ quy tắc 4 điểm và lược đồ tiêu chuẩn 5 sao của Tim Berners-Lee, trong đó DLM là mức thấp nhất 1 sao trong lược đồ tiêu chuẩn 5 sao của DLMLK do Tim Berners-Lee, nhà phát minh ra World Wide Web, đã đưa ra vào năm 2006; và/hoặc
  • Dữ liệu cần tuân thủ các nguyên tắc FAIR (Findable, Accessible, Interoperable, Reusable) để các dữ liệu nghiên cứu tìm thấy được, truy cập được, tương hợp được và sử dụng lại được.
B2. Có được sự thông minh mức cần thiết
 
 
Để có được sự thông minh cần thiết, châu Âu, nơi đã nghiên cứu và triển khai hướng tới khoa học mở từ hơn 10 năm trước qua các chương trình khung FP7 cho các năm 2007-2013 và hiện nay qua chương trình Horizon 2020 và dự kiến qua chương trình khung FP9 cho các năm sau 2020, đã chỉ ra rằng, nếu:
  • Đi theo tiếp cận DLM thì kết quả thu được nhiều nhất là các ứng dụng thông minh
  • Đi theo tiếp cận DLMLK thì kết quả thu được không chỉ là các ứng dụng thông minh, mà còn cả các sản phẩm thông minh và các hệ thống thông minh.
B3. Gợi ý
Các nội dung được nêu ra ở các phần B1 và B2 ở trên đều là những cái đích quan trọng chúng ta muốn hướng tới, chứ chúng chưa hiện diện ở bất kỳ đâu ở Việt Nam hiện nay. Vì vậy nhu cầu và vai trò của đào tạo huấn luyện là quan trọng để các dữ liệu được xuất bản trong thời gian tới sẽ từng bước đạt được các yêu cầu của DLM và DLMLK.
Có thể tham khảo bài viết ‘Rất cần khoa học mở cho CMCN 4.0[4]’ trên tạp chí Tia Sáng để có thêm các chi tiết làm rõ thêm về các yêu cầu của DLM và DLMLK.
 
C. Các kỹ năng và năng lực cần thiết về khoa học mở
Hiện hành, các kỹ năng khoa học mở có thể được phân loại thành 4 nhóm chính sau đây:
  1. Các kỹ năng liên quan tới xuất bản TrCM
    1. Các kỹ năng thông tin thư viện và nghiên cứu
    2. Các kỹ năng về năng lực xuất bản mở (mức người sử dụng nghiên cứu).
  2. Các kỹ năng liên quan tới quản lý dữ liệu và DLM
    1. Các kỹ năng kỹ thuật, đặc biệt là các kỹ năng khoa học dữ liệu
  3. Các kỹ năng xúc tác để tiến hành nghiên cứu chuyên nghiệp
    1. Các kỹ năng quản lý nghiên cứu
    2. Các kỹ năng pháp lý
    3. Các kỹ năng về liêm chính và đạo đức nghiên cứu
  4. Các kỹ năng khoa học công dân
Có thể phân loại các kỹ năng khoa học mở theo một cách khác, như trong Hình 5. Khoang giữa bên phải Hình 5 liệt kê các kỹ năng khoa học mở ở mức tổng quát nhất cần được huấn luyện cho các đối tượng khác nhau. Các kỹ năng đó là: Truy cập Mở; Dữ liệu Mở; Quản lý dữ liệu nghiên cứu; Hạ tầng nghiên cứu; Các vấn đề pháp lý, bao gồm các quyền số, bản quyền, cấp phép; Đánh giá nghiên cứu; Khai thác văn bản và dữ liệu; Liêm chính nghiên cứu và hàn lâm; Lưu trữ bảo tồn; Thông tin nghiên cứu và quản lý hệ thống thông tin nghiên cứu hiện hành - CRIS (Current Research Information System); Tài nguyên Giáo dục Mở; và các kỹ năng khác.
Hình 5. Khả năng cung cấp huấn luyện các kỹ năng khoa học mở ở châu Âu[5]
 
Để có thể có được bức tranh toàn diện và chi tiết hơn về các kỹ năng cần thiết về khoa học mở, tham khảo toàn bộ chương 3 tài liệu ‘Cung cấp cho các nhà nghiên cứu các kỹ năng và năng lực họ cần để thực hành Khoa học Mở[6]’.
 
 
D. Gợi ý nội dung đào tạo nhân lực ngành thông tin thư viện với các kỹ năng và năng lực khoa học mở cần thiết
Với việc liệt kê các kỹ năng khoa học mở ở phần C, cộng với lưu ý ở phần A rằng từ khía cạnh cấp phép mở Creative Commons, DLM và TNGDM trước hết đều là tài nguyên TrCM được, cộng với đặc thù của việc đào tạo và nghiên cứu chuyên ngành TT-TV, gợi ý trước mắt nên tập trung vào đào tạo nhân lực ngành TT-TV về TrCM và TNGDM.
 
D1. Gợi ý đào tạo phần lý thuyết
Không phải ngẫu nhiên UNESCO năm 2015 đã xuất bản 2 bộ tài liệu chuyên về TrCM dành cho các trường thư viện và các nhà nghiên cứu. Đây chính là những nội dung cơ bản về TrCM rất nên được cân nhắc, nghiên cứu để có thể đưa vào đào tạo phần lý thuyết rất tốt cho các sinh viên và giảng viên chuyên ngành TT-TV. Các tài liệu đó đều đã được dịch sang tiếng Việt, gồm:
  1. Bộ tài liệu về TrCM dành cho các trường thư viện:
    1. Giới thiệu truy cập mở[7]
    2. Hạ tầng truy cập mở[8]
    3. Tối ưu hóa tài nguyên[9]
    4. Tính tương hợp và truy xuất[10]
  2. Bộ tài liệu về TrCM dành cho các nhà nghiên cứu:
    1. Truyền thông hàn lâm[11]
    2. Các khái niệm về tính mở và truy cập mở[12]
    3. Các quyền sở hữu trí tuệ[13]
    4. Đo đếm đánh giá nghiên cứu[14]
    5. Chia sẻ tác phẩm của bạn theo truy cập mở[15]
  3. Ngoài 2 bộ tài liệu trên, nên tham khảo tài liệu hướng dẫn làm chính sách TrCM của UNESCO: Chỉ dẫn chính sách để phát triển và thúc đẩy truy cập mở[16]. Bổ sung thêm là có rất nhiều các tài liệu liên quan tới chính sách TrCM ở tất cả các mức như nhóm quốc gia, quốc gia, tổ chức quốc tế, tổ chức quốc gia, cơ sở viện – trường. Tuy nhiên, chúng là nằm ngoài phạm vi trọng tâm của bài viết này.
Về TNGDM cũng có rất nhiều tài liệu. Gợi ý chắt lọc các nội dung từ các tài liệu sau đây để đưa vào đào tạo lý thuyết cho các sinh viên và giảng viên chuyên ngành TT-TV:
  1. Các tài liệu của UNESCO và Khối Thịnh vượng chung về Học tập (COL):
    1. Chỉ dẫn cơ bản về TNGDM[17]
    2. Các chỉ dẫn về TNGDM trong giáo dục đại học[18]
    3. TNGDM: Chính sách, các chi phí và sự biến đổi[19]
    4. TNGDM: Từ cam kết tới hành động[20]
  2. Các tài liệu khác
    1. Vai trò của các thư viện và các thủ thư trong các sáng kiến TNGDM[21]
    2. TNGDM trong các ngôn ngữ ít được sử dụng[22]
  3. Tham khảo thêm:
    1. Tài liệu ‘Tổng quan về TNGDM và một kịch bản giả tưởng về tương lai của giáo dục Việt Nam[23]’, được viết cho hội thảo do Hiệp hội Các trường đại học cao đẳng Việt Nam (AVNUC) tổ chức tại Hà Nội ngày 16/05/2018.
    2. Nhiều tài liệu về TNGDM đã được dịch sang tiếng Việt trên Blog: Phần mềm tự do nguồn mở cho Việt Nam[24].
 
D2. Gợi ý huấn luyện thực hành
Một số phần lý thuyết được gợi ý ở phần trên có khả năng được hiểu rõ hơn thông qua các bài thực hành sau:
  1. Thực hành cấp và sinh giấy phép mở Creative Commons cho các tài nguyên bằng các công cụ cấp và sinh giấy phép của Creative Commons. Thực hành này đặc biệt quan trọng vì nó chung cho tất cả các dạng tài nguyên mở như tài nguyên TrCM, TNGDM, DLM... Tham khảo thêm: ‘Sổ tay cấp phép mở của Liên bang’[25].
  2. Tìm kiếm và sử dụng các kho tài nguyên TrCM, TNGDM, DLM có sẵn trên Internet qua: ‘Tìm kiếm và sử dụng các nguồn tài nguyên được cấp phép mở[26]’.
  3. Thực hành theo ‘Khóa tập huấn ‘Xây dựng tài nguyên giáo dục mở trên nền tảng công nghệ mở’, một bước tiến nhỏ hướng tới ứng dụng và phát triển tài nguyên giáo dục mở (TNGDM) trong các thư viện đại học[27]’, như lược đồ trong Hình 6.
 
Hình 6. Lược đồ tạo lập và chia sẻ video truy cập mở, được cấp phép mở
 
  1. Bản địa hóa các tài nguyên TrCM, TNGDM từ tiếng Anh sang tiếng Việt bằng việc sử dụng môi trường trực tuyến của hệ thống wikiHow, bao gồm cả wikiHow.com và wikiHow.vn qua: ‘Viết bài trên wikiHow.vn[28]’ và một vài bài ví dụ cụ thể.
  2. Tạo lập sách điện tử định dạng epub bằng phương pháp mở[29].
  3. Ngoài các nội dung thực hành được nêu ở trên, một số bài thực hành khoa học mở có thể được nghiên cứu và tùy biến thích nghi để triển khai trong các cơ sở giáo dục đào tạo ở Việt Nam qua tài liệu ‘Sổ tay huấn luyện khoa học mở’ do ‘một nhóm 14 tác giả vào tháng 02/2018 đã cùng tới Thư viện Khoa học Công nghệ Quốc gia Đức ở Hannover để tạo ra cuốn sổ tay mở sống động này nhằm huấn luyện khoa học mở’[30].
Kết luận
Rất cần khoa học mở cho CMCN4 ở Việt Nam. Khoa học mở đang và sẽ trở thành dòng chính thống trên thế giới, trong khi ở Việt Nam hiện nay hầu như không tồn tại. Các kỹ năng và năng lực khoa học mở không được huấn luyện, đào tạo tại bất kỳ cơ sở giáo dục nào ở Việt Nam hiện nay. Các thư viện, các thủ thư, những người chuyên nghiệp về thông tin và các nhà nghiên cứu đều là các tác nhân chính trong ứng dụng và phát triển khoa học mở. Vì vậy, việc huấn luyện, đào tạo các kỹ năng và năng lực khoa học mở trong những năm tới tại các khoa TT-TV là quan trọng và cấp bách.
Trong phạm vi một bài viết cho hội thảo, sẽ không thể nêu hết được các vấn đề cần thiết có liên quan tới huấn luyện, đào tạo các kỹ năng và năng lực khoa học mở. Vì vậy, từ quan điểm chủ quan của tác giả, bài viết này chỉ gợi ý tham chiếu tới vài tài liệu được cho là cơ bản và có khả năng giúp cho việc huấn luyện, đào tạo các kỹ năng và năng lực khoa học mở trong thời gian tới, cả về lý thuyết và thực hành.
Cũng cần bổ sung thêm, để các cơ sở giáo dục, nhất là các cơ sở giáo dục công lập, có khả năng triển khai các hoạt động huấn luyện, đào tạo các kỹ năng và năng lực khoa học mở một cách chính thống, rất cần có chính sách khoa học mở và các thành phần cơ bản của nó ở mọi cấp quản lý, đặc biệt là ở cấp chính phủ[31].
 
Các tham chiếu
[1] Lê Trung Nghĩa biên dịch: Cung cấp cho các nhà nghiên cứu các kỹ năng và năng lực họ cần để thực hành khoa học mở, EC xuất bản tháng 7/2017: https://www.dropbox.com/s/qc0cfjd80ipmvnx/os_skills_wgreport_final_Vi_01032018.pdf?dl=0, trang 8
[2] TS. Cable Green, Open Education: The Moral, Business & Policy Case for OER, hình được tùy biến từ slide số 26 https://www.slideshare.net/cgreen/updated-keynote-slides-october-2014, giấy phép CC BY.
[3] Lê Trung Nghĩa, Cấp phép mở Creative Commons cho các tài nguyên truy cập mở, tài nguyên giáo dục mở và dữ liệu mở: https://vnfoss.blogspot.com/2018/05/cap-phep-mo-creative-commons-cho-cac.html
[4] Lê Trung Nghĩa: Rất cần khoa học mở cho CMCN4.0, Tạp chí Tia Sáng, 26/08/2017: http://tiasang.com.vn/-doi-moi-sang-tao/Rat-can-khoa-hoc-mo-cho-CMCN-40--10878
[5] Lê Trung Nghĩa biên dịch: Cung cấp cho các nhà nghiên cứu các kỹ năng và năng lực họ cần để thực hành Khoa học Mở, EC xuất bản tháng 07/2017: https://www.dropbox.com/s/qc0cfjd80ipmvnx/os_skills_wgreport_final_Vi_01032018.pdf?dl=0, trang 42
[6] Lê Trung Nghĩa biên dịch: Cung cấp cho các nhà nghiên cứu các kỹ năng và năng lực họ cần để thực hành Khoa học Mở, EC xuất bản tháng 07/2017: https://www.dropbox.com/s/qc0cfjd80ipmvnx/os_skills_wgreport_final_Vi_01032018.pdf?dl=0
[7] Lê Trung Nghĩa biên dịch: Giới thiệu truy cập mở, UNESCO xuất bản 2015: https://www.dropbox.com/s/pieghb3m5r7hm5i/231920E-Vi-06082017.pdf?dl=0
[8] Lê Trung Nghĩa biên dịch: Hạ tầng truy cập mở, UNESCO xuất bản năm 2015: https://www.dropbox.com/s/u1wc3yp0i9vib9h/232204E-Vi-16082017.pdf?dl=0
[9] Lê Trung Nghĩa biên dịch: Tối ưu hóa tài nguyên, UNESCO xuất bản năm 2015: https://www.dropbox.com/s/d7oh3271m0z622h/232201E-Vi-22082017.pdf?dl=0
[10] Lê Trung Nghĩa biên dịch: Tính tương hợp và truy xuất, UNESCO xuất bản năm 2015: https://www.dropbox.com/s/1xkxe2y8oy0ln2m/232199E-Vi-06082017.pdf?dl=0
[11] Lê Trung Nghĩa biên dịch: Truyền thông hàn lâm, UNESCO xuất bản năm 2015: https://www.dropbox.com/s/6irainzgx3qa65h/231938e-Vi-20092017.pdf?dl=0
[12] Lê Trung Nghĩa biên dịch: Các khái niệm về tính mở và truy cập mở, UNESCO xuất bản năm 2015: https://www.dropbox.com/s/bnpg9kn6phkqnii/232207E-Vi-27092017.pdf?dl=0
[13] Lê Trung Nghĩa biên dịch: Các quyền sở hữu trí tuệ, UNESCO xuất bản năm 2015: https://www.dropbox.com/s/dboxp5uju3kjy0u/232208E-Vi-09092017.pdf?dl=0
[14] Lê Trung Nghĩa biên dịch: Đo đếm đánh giá nghiên cứu, UNESCO xuất bản năm 2015: https://www.dropbox.com/s/n1xohy7tgjdnt4o/232210E-Vi-12102017.pdf?dl=0
[15] Lê Trung Nghĩa biên dịch: Chia sẻ tác phẩm của bạn theo truy cập mở, UNESCO xuất bản năm 2015: https://www.dropbox.com/s/bff7xp7ppmm6yun/232211E-Vi-14092017.pdf?dl=0
[16] Lê Trung Nghĩa biên dịch: Chỉ dẫn chính sách để phát triển và thúc đẩy truy cập mở, tác giả: Almar Swan, UNESCO xuất bản 2012: https://www.dropbox.com/s/t0pw2yrsfludxp5/215863e-Vi-04102017.pdf?dl=0
[17] Lê Trung Nghĩa biên dịch: Chỉ dẫn cơ bản về TNGDM, UNESCO và COL xuất bản năm 2011 và cập nhật 2015: https://www.dropbox.com/s/lr35lwf436l4ggj/215804e-Vi-04102015.pdf?dl=0
[18] Lê Trung Nghĩa biên dịch: Các chỉ dẫn về TNGDM trong giáo dục đại học, UNESCO và COL xuất bản năm 2011 và cập nhật 2015: https://www.dropbox.com/s/p1tfmi5swd229e8/213605e-Vi-21092015.pdf?dl=0
[19] Lê Trung Nghĩa biên dịch: TNGDM: Chính sách, các chi phí và sự biến đổi, UNESCO và COL xuất bản năm 2016: https://www.dropbox.com/s/rsweet9lr2j50i5/244365e-Vi-20072016.pdf?dl=0
[20] Lê Trung Nghĩa biên dịch: TNGDM: Từ cam kết tới hành động, COL xuất bản năm 2017: https://www.dropbox.com/s/vyoczt07w3r49pf/2017_COL_OER-From-Commitment-to-Action-Vi-15102017.pdf?dl=0
[21] Lê Trung Nghĩa biên dịch: Vai trò của các thư viện và các thủ thư trong các sáng kiến TNGDM, JISC và CETIS xuất bản tháng 08/2012: https://www.dropbox.com/s/u74gh16watjwqo2/OER-Libraries-Survey-Report-Vi-16032016.pdf?dl=0
[22] Lê Trung Nghĩa biên dịch: TNGDM trong các ngôn ngữ ít được sử dụng, các tác giả: Linda Bradley, Sylvi Vigmo, 2014: https://www.dropbox.com/s/uqae2g324jt49mf/WP2%20study%200207-Vi-24042016.pdf?dl=0
[23] Lê Trung Nghĩa: Tổng quan về TNGDM và một kịch bản giả tưởng về tương lai của giáo dục Việt Nam: https://www.dropbox.com/s/bfjjs0c64b8lq9d/OER-Overview_For_AVNUC_Conference_16052018.pdf?dl=0
[24] Lê Trung Nghĩa biên dịch: Giáo dục mở và tài nguyên, giấy phép tư liệu mở: http://vnfoss.blogspot.com/2014/06/giao-duc-mo-va-tai-nguyen-giay-phep-tu.html
[25] Lê Trung Nghĩa biên dịch: Sổ tay cấp phép mở của Liên bang (Mỹ): https://www.dropbox.com/s/4s48mcx47b6wb0c/open_licensing_playbook_final_Vi-26052018.pdf?dl=0
[26] Lê Trung Nghĩa, 2018: Tìm kiếm và sử dụng các nguồn tài nguyên được cấp phép mở: https://www.dropbox.com/s/xaz6kjsyh2ag44y/OER_Searching_%26_Using.pdf?dl=0
[27] Lê Trung Nghĩa, 2017: Khóa tập huấn ‘Xây dựng tài nguyên giáo dục mở trên nền tảng công nghệ mở’, một bước tiến nhỏ hướng tới ứng dụng và phát triển tài nguyên giáo dục mở (TNGDM) trong các thư viện đại học: http://vnfoss.blogspot.com/2018/10/khoa-tap-huan-xay-dung-tai-nguyen-giao.html
[28] wikihow.vn: Cách để Viết bài trên wikihow.vn: https://www.wikihow.vn/Vi%E1%BA%BFt-b%C3%A0i-tr%C3%AAn-wikihow.vn
[29] wikihow.vn: Cách để Tạo eBook định dạng ePub trong LibreOffice bằng Writer2ePub: https://www.wikihow.vn/T%E1%BA%A1o-eBook-%C4%91%E1%BB%8Bnh-d%E1%BA%A1ng-ePub-trong-LibreOffice-b%E1%BA%B1ng-Writer2ePub
[30] Lê Trung Nghĩa biên dịch, 2018: Sổ tay huấn luyện khoa học mở: https://www.dropbox.com/s/1qey0usiae43y5l/Open_Science_Trainning_Handbook_Vi-20052018.pdf?dl=0
[31] Lê Trung Nghĩa, Kỹ năng và năng lực cho khoa học mở: Thách thức và gợi ý cho Việt Nam: http://tiasang.com.vn/-khoa-hoc-cong-nghe/Ky-nang-va-nang-luc-cho-khoa-hoc-mo-Thach-thuc-va-goi-y-cho-Viet-Nam-12350
 
Lê Trung Nghĩa
 
PS: Bạn có thể tự do tải về bài trình bày ở định dạng PDF theo địa chỉ:
https://www.dropbox.com/s/5yxddqa1a3awc2n/Library_Edu_IR4_Final.pdf?dl=0


Xem thêm thông tin về phiên bản Slide theo địa chỉ:
https://vnfoss.blogspot.com/2018/11/cach-mang-cong-nghiep-40-va-goi-y-ao.html
hoặc:
https://letrungnghia.mangvn.org/Author/cach-mang-cong-nghiep-4-0-va-goi-y-dao-tao-nhan-luc-nganh-thong-tin-thu-vien-voi-cac-ky-nang-va-nang-luc-khoa-hoc-mo-6069.html
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Về Blog này

Blog này được chuyển đổi từ http://blog.yahoo.com/letrungnghia trên Yahoo Blog sang sử dụng NukeViet sau khi Yahoo Blog đóng cửa tại Việt Nam ngày 17/01/2013.Kể từ ngày 07/02/2013, thông tin trên Blog được cập nhật tiếp tục trở lại với sự hỗ trợ kỹ thuật và đặt chỗ hosting của nhóm phát triển...

Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm gì nhất ở mã nguồn mở?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập108
  • Máy chủ tìm kiếm6
  • Khách viếng thăm102
  • Hôm nay7,257
  • Tháng hiện tại271,161
  • Tổng lượt truy cập34,834,301
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây