1.2 Creative Commons ngày nay

Thứ năm - 14/03/2024 06:09
1.2 Creative Commons ngày nay

1.2 Creative Commons Today

Theo: https://certificates.creativecommons.org/cccertedu/chapter/1-2-creative-commons-today/

Như một tập hợp các công cụ pháp lý, một tổ chức phi lợi nhuận, và một mạng và phong trào toàn cầu, Creative Commons đã tiến hóa theo nhiều cách thức trong suốt quá trình lịch sử của nó.

Kết quả học tập

  • Phân biệt giữa Creative Commons như một tập hợp các giấy phép, một phong trào, và một tổ chức phi lợi nhuận

  • Giải thích vai trò của Mạng Toàn cầu CC

  • Mô tả các lĩnh vực công việc cơ bản đối với CC như một tổ chức phi lợi nhuận

Câu hỏi lớn / Vì sao nó lại quan trọng

Bây giờ chúng ta biết vì sao Creative Commons đã được khởi xướng. Nhưng ngày nay Creative Commons là gì?

Ngày nay, giấy phép CC là phổ biến trên web và được những người sáng tạo trên khắp thế giới sử dụng cho mọi loại nội dung mà bạn có thể tưởng tượng. Phong trào mở mở rộng vượt ra khỏi chỉ các giấy phép CC, là một lực lượng toàn cầu của những người đã cam kết với ý tưởng rằng thế giới là tốt hơn khi chúng ta chia sẻ và làm việc cùng nhau. Creative Commons là tổ chức phi lợi nhuận quản lý các giấy phép CC và giúp hỗ trợ cho phong trào mở.

Suy ngẫm cá nhân/Tại sao điều đó lại quan trọng với bạn

Khi bạn nghĩ về Creative Commons, bạn nghĩ về các giấy phép? Các nhà hoạt động xã hội tìm cách cải cách bản quyền? Một công cụ cho việc chia sẻ? Biểu tượng trong vòng tròn? Thứ gì đó khác?

Bạn tham gia với Creative Commons như một nhà sáng tạo, người sử dụng lại, và/hoặc một nhà biện hộ? Bạn có muốn trở thành?

Có được kiến thức cơ bản

Ngày nay, các giấy phép CC và các công cụ phạm vi công cộng được sử dụng trong khoảng 2,5 tỷ tác phẩm, từ các bài hát cho tới các video trên YouTube, cho tới nghiên cứu khoa học. Các giấy phép đó đã giúp cho phong trào toàn cầu đi cùng nhau xung quanh tính mở, cộng tác, và sáng tạo của con người được chia sẻ. CC, tổ chức phi lợi nhuận, từng nằm trong Trường Luật Stanford, hiện có đội ngũ nhân viên làm việc trên khắp thế giới với nhiều dự án khác nhau trong nhiều lĩnh vực khác nhau.

Chúng ta sẽ xem xét các khía cạnh này của Creative Commons — các giấy phép, phong tràotổ chức — và xem xét lần lượt từng khía cạnh.

Creative Commons: Các giấy phép

Các công cụ pháp lý CC cho các nhà sáng tạo nào chọn để chia sẻ các tác phẩm của họ với công chúng theo các điều khoản dễ dãi hơn so với cách tiếp cận mặc định về bản quyền “giữ lại tất cả các quyền” (All Rights Reserved). Các công cụ pháp lý đó được tích hợp vào các nền tảng nội dung do người sử dụng sinh ra như YouTube, Flickr, và Jamendo, và chúng được các dự án mở phi lợi nhuận sử dụng như Wikipedia và OpenStax. Chúng được các cơ sở sử dụng như Bảo tàng Nghệ thuật MetropolitanEuropeana, và các nhà sáng tạo riêng lẻ. Để sự sáng tạo sử dụng Creative Commons và bản quyền, hãy nghe bài hát này của Jonathan “Song-A-Day” Mann về lựa chọn sử dụng giấy phép CC cho âm nhạc của anh ấy.

Video: https://www.youtube.com/watch?v=NUGP-oW4_ZE

Đừng có khóa nó. Jonathan “Song-A-Day” Mann. CC BY.

Ngoài việc trao cho các nhà sáng tạo nhiều sự lựa chọn hơn về cách để chia sẻ tác phẩm của họ, các công cụ pháp lý CC phục vụ cho các mục tiêu chính sách quan trọng trong các lĩnh vực như xuất bản học thuật và giáo dục. Hãy xem video ngắn này, Vì sao Giáo dục Mở lại Quan trọng, để có ý thức về các cơ hội mà các giấy phép Creative Commons tạo ra cho giáo dục.

Video: https://www.youtube.com/watch?v=gJWbVt2Nc-I

Vì sao Giáo dục Mở lại Quan trọng. David Blake. CC BY.

Cũng cân nhắc xem vài (hoặc tất cả!) các tập phim của loạt Open Culture Voices (Các tiếng nói của Văn hóa Mở) để học hỏi về những lợi ích của việc mở ra quyền truy cập tới các bộ sưu tập di sản văn hóa. Kết hợp lại, các công cụ pháp lý đó giúp tạo lập các tài sản chung (commons) kỹ thuật số toàn cầu các dạng nội dung khác nhau - từ các truyện tranh (picture storybooks) đến cách truyện tranh minh họa (comics) — được cung cấp miễn phí cho bất kỳ ai sử dụng.

Các giấy phép CC có thể phục vụ bổ sung cho chức năng không bản quyền (non-copyright). Trong các cộng đồng thực hành được chia sẻ, các giấy phép có tác dụng báo hiệu một tập hợp các giá trị và cách vận hành khác với những gì được cung cấp theo hệ thống bản quyền mặc định.

Đối với một số người sử dụng, điều này ngụ ý quay lại mô hình kinh tế của các tài sản chung (the commons). Như nhà kinh tế học Mỹ David Bollier mô tả nó, “các tài sản chung phát sinh bất cứ khi nào một cộng đồng nhất định quyết định nó muốn quản lý tài nguyên theo cách thức hợp tác, với khía cạnh đặc biệt về quyền truy cập công bằng, sử dụng và tính bền vững”. Wikipedia là ví dụ tốt về một cộng đồng dựa vào các tài sản chung xung quanh nội dung được cấp phép CC.

Đối với những người khác, các công cụ pháp lý CC và các núm của chúng thể hiện tính giống nhau cho một tập hợp các giá trị cốt lõi. Các núm CC (CC buttons) đã trở thành các biểu tượng phổ biến khắp nơi cho việc chia sẻ, tính mở, và cộng tác của con người. Logo và các biểu tượng CC bây giờ là một phần của bộ sưu tập thiết kế thường trực ở Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại – MoMA (The Museum of Modern Art) ở Thành phố New York.

Trong khi không có động lực duy nhất nào cho việc sử dụng các giấy phép CC, có một ý nghĩa cơ bản rằng việc cấp phép CC bắt nguồn từ niềm tin cơ bản rằng kiến thức và sự sáng tạo là những khối xây dựng nên nền văn hóa của chúng ta chứ không phải là những hàng hóa đơn giản để từ đó thu được giá trị thị trường. Các giấy phép phản ánh niềm tin rằng mọi người đều có điều gì đó để đóng góp và không ai có thể sở hữu nền văn hóa chia sẻ của chúng ta. Về cơ bản, chúng phản ánh niềm tin vào lời hứa chia sẻ và cộng tác.

Creative Commons: một Phong trào

Kể từ năm 2001, một liên minh toàn cầu gồm nhiều người đã hình thành xung quanh Creative Commons và việc cấp phép mở[1]. Điều này bao gồm các nhà hoạt động làm việc về cải cách bản quyền khắp trên thế giới, các nhà hoạch định chính sách thúc đẩy các chính sách bắt buộc truy cập mở tới các tài nguyên giáo dục, nghiên cứu và dữ liệu được nhà nước cấp vốn, cũng như truy cập mở tới di sản văn hóa, và những người sáng tạo chia sẻ bộ các giá trị cốt lõi. Hầu hết mọi người và các cơ sở đó là một phần của phong trào CC không được kết nối chính thức với Creative Commons.

Mạng Toàn cầu CC - CCGN (CC Global Network) là nơi dành cho bất kỳ ai có quan tâm tớ và làm việc với các phong trào mở. Các thành viên của CCGN tới từ các tầng lớp khác nhau và bao gồm các luật sư, các nhà hoạt động, các học giả, nghệ sĩ, và nhiều hơn nữa, làm việc trong một dải rộng lớn các dự án và vấn đề có liên quan tới việc chia sẻ và cộng tác. Mạng lưới toàn cầu CC có hơn 700 thành viên và hơn 45 chi nhánh (Chapters) trên khắp thế giới. Để tìm hiểu thêm, hãy xem liệu có Chi hội nào ở quốc gia của bạn hay không hoặc liên hệ với network-support@creativecommons.org. Các nền tảng Mạng này là các lĩnh vực chuyên đề của Mạng nơi các tình nguyện viên cộng tác trong các hoạt động và dự án. Các nền tảng Mạng của CC là mở cho tất cả mọi người và bao gồm Nền tảng Giáo dục Mở (Open Education), Nền tảng Bản quyền (Copyright) và Nền tảng Văn hóa Mở (Open Culture).

Mạng Toàn cầu CC chỉ là một tác nhân trong nhiều phong trào mở lớn hơn, bao gồm những người tham gia Wikipedia (Wikipedians), Mozilla (Mozillians), các nhà biện hộ cho truy cập mở, và nhiều người khác.

Phần mềm tự do nguồn mở (Free and open source software) được trích dẫn như là lĩnh vực đầu tiên nơi việc chia sẻ mở được kết nối mạng đã tạo ra lợi ích hữu hình như một phong trào đi xa hơn nhiều so với công nghệ. Tổng quan của Người giải thích Hội thoại về các phong trào khác bổ sung thêm các ví dụ khác, chẳng hạn như Đổi mới Mở (Open Innovation) trong thế giới doanh nghiệp, Dữ liệu Mở (Open Data) (xem Các tài sản chung của Dữ liệu Mở (Open Data Commons)) và Nguồn đám đông (Crowdsourcing). Cũng có cả phong trào Truy cập Mở (Open Access), và phong trào đang phát triển xung quanh Tài nguyên Giáo dục Mở (Open Educational Resources). Và nhiều cơ sở di sản văn hóa và những người nắm giữ các bộ sưu tập khác (thường được tham chiếu tới như là các Phòng trưng bày, Thư viện, Kho lưu trữ, và Viện bảo tàng - GLAM (Galleries, Libraries, Archives, and Museums) đang phát hành các hình ảnh kỹ thuật số của các đối tượng trong các bộ sưu tập của họ, trở thành một phần của “Open GLAM” hoặc phong trào văn hóa mở.

Creative Commons: Tổ chức

Một tổ chức nhỏ phi lợi nhuận quản lý các công cụ pháp lý của Creative Commons và giúp thúc đẩy phong trào mở này. CC là một tổ chức phân tán, với các nhân viên và các nhà thầu CC làm việc từ các địa điểm khác nhau khắp trên thế giới.

Trong năm 2021, Creative Commons đã đầu một chiến lược mới nhằm vào việc trao quyền cho các chính phủ, cơ sở, cá nhân, và các cộng đồng khắp trên thế giới bằng việc trang bị cho họ các giải pháp kỹ thuật, pháp lý, và chính sách để xúc tác cho việc chia sẻ kiến thức và văn hóa vì lợi ích công cộng.

Điều này đánh dấu bước chuyển từ CC thúc đẩy chia sẻ nhiều hơn sang thúc đẩy chia sẻ tốt hơn. Chúng ta sẽ tiếp tục xây dựng các tài sản chung của kiến thức và văn hóa mang tính toàn diện, công bằng và truyền cảm hứng cho sự có đi có lại - tài sản chung phục vụ lợi ích công cộng. Được hướng dẫn bởi chiến lược này, công việc tổ chức của chúng tôi sẽ tập trung vào ba mục tiêu chiến lược:

  1. Biện hộ: Tái định hình hệ sinh thái mở để hỗ trợ cho việc chia sẻ công bằng và có đi có lại vì lợi ích công cộng.

  2. Đổi mới: Cải thiện các hạ tầng mở để thúc đẩy việc chia sẻ bền vững và có đạo đức vì lợi ích công cộng.

  3. Xây dựng năng lực: Tạo lập kiến thức và các tài sản di sản văn hóa càng mở có thể càng tốt.

Các lưu ý cuối cùng

Creative Commons đã phát triển từ tầng hầm của trường luật thành một tổ chức toàn cầu với phạm vi tiếp cận rộng rãi và tên tuổi đầy quyền lực gắn liền với tập hợp các giá trị cốt lõi được chia sẻ. Nó là, cùng một lúc, một tập hợp các giấy phép, một phong trào, và một tổ chức phi lợi nhuận. Chúng tôi hy vọng đơn vị này giúp trao cho bạn ý nghĩa về những gì tổ chức làm và, thậm chí quan trọng hơn, làm thế nào bạn có thể ra nhập với chúng tôi trong công việc của chúng tôi.

  1. Trong khi các giấy phép bản quyền mở tùy chỉnh khác đã được phát triển trong quá khứ, chúng tôi khuyến cáo sử dụng các giấy phép Creative Commons vì chúng là cập nhật, sử dụng miễn phí, và đã được áp dụng rộng rãi bởi các chính phủ, cơ sở và cá nhân như một tiêu chuẩn toàn cầu đối với các giấy phép bản quyền mở.

-----------------------------------------------------------------------

Giấy phép và Ghi công

Nội dung được cấp phép CC, Bản gốc

-----------------------------------------------------------------------

Về bài trước ………. Bài tiếp theo ………. Về mục lục.

As a set of legal tools, a nonprofit, and a global network and movement, Creative Commons has evolved in many ways over the course of its history.

Learning Outcomes

  • Differentiate between Creative Commons as a set of licenses, a movement, and a nonprofit organization

  • Explain the role of the CC Global Network

  • Describe the basic areas of work for CC as a nonprofit organization

Big Question / Why It Matters

Now we know why Creative Commons was started. But what is Creative Commons today?

Today CC licenses are prevalent across the web and are used by creators around the world for every type of content you can imagine. The open movement, which extends beyond just CC licenses, is a global force of people committed to the idea that the world is better when we share and work together. Creative Commons is the nonprofit organization that stewards the CC licenses and helps support the open movement.

Personal Reflection / Why It Matters to You

When you think about Creative Commons, do you think about the licenses? Activists seeking copyright reform? A useful tool for sharing? Symbols in circles? Something else?

Are you involved with Creative Commons as a creator, a reuser, and/or an advocate? Would you like to be?

Acquiring Essential Knowledge

Today, the CC licenses and public domain tools are used on approximately 2.5 billion works, from songs to from songs to YouTube videos to scientific research. The licenses have helped a global movement come together around openness, collaboration, and shared human creativity. CC the nonprofit organization, once housed within Stanford Law School, now has a staff working around the world on a host of different projects in various domains.

We’ll take these aspects of Creative Commons—the licenses, the movement, and the organization—and look at each in turn.

Creative Commons: The Licenses

CC legal tools for creators who choose to share their works with the public under more permissive terms than the default “all rights reserved” approach under copyright. The legal tools are integrated into user-generated content platforms like YouTube, Flickr, and Jamendo, and they are used by nonprofit open projects like Wikipedia and OpenStax. They are used by institutions like the Metropolitan Museum of Art and Europeana, and individual creators. For a creative take on Creative Commons and copyright, listen to this song by Jonathan “Song-A-Day” Mann about his choice to use CC licenses for his music.

Video: https://www.youtube.com/watch?v=NUGP-oW4_ZE

Won’t Lock it Down. Jonathan “Song-A-Day” Mann. CC BY.

In addition to giving creators more choices for how to share their work, CC legal tools serve important policy goals in fields like scholarly publishing and education. Watch the brief video, Why Open Education Matters, to get a sense for the opportunities Creative Commons licenses create for education.

Video: https://www.youtube.com/watch?v=gJWbVt2Nc-I

Why Open Education Matters. David Blake. CC BY.

Also consider watching a few (or all!) episodes of our CC Open Culture Voices series to learn about the benefits of opening up access to cultural heritage collections. Collectively, the legal tools help create a global digital commons of diverse types of content—from picture storybooks to comics —that is freely available for anyone to use.

CC licenses may additionally serve a non-copyright function. In communities of shared practices, the licenses act to signal a set of values and a different way of operating from what is provided under the default copyright system.

For some users, this means harkening back to the economic model of the commons. As American economist David Bollier describes it, “a commons arises whenever a given community decides it wishes to manage a resource in a collective manner, with special regard for equitable access, use and sustainability.” Wikipedia is a good example of a commons-based community around CC-licensed content.

For others, the CC legal tools and their buttons express an affinity for a set of core values. CC buttons have become ubiquitous symbols for sharing, openness, and human collaboration. The CC logo and icons are now part of the permanent design collection at The Museum of Modern Art (MoMA) in New York City.

While there is no single motivation for using CC licenses, there is a basic sense that CC licensing is rooted in a fundamental belief that knowledge and creativity are building blocks of our culture rather than simple commodities from which to extract market value. The licenses reflect a belief that everyone has something to contribute, and that no one can own our shared culture. Fundamentally, they reflect a belief in the promise of sharing and collaboration.

Creative Commons: the Movement

Since 2001, a global coalition of people has formed around Creative Commons and open licensing.[1] This includes activists working on copyright reform around the globe, policymakers advancing policies mandating open access to publicly funded educational resources, research, and data, as well as open access to cultural heritage, and creators who share a core set of values. Most of the people and institutions who are part of the CC movement are not formally connected to Creative Commons.

The CC Global Network (CCGN) is a place for everyone interested in and working with open movements. CCGN members come from diverse backgrounds and include lawyers, activists, scholars, artists, and more, working on a wide range of projects and issues connected to sharing and collaboration. The CC Global Network has over 700 members and over 45 Chapters around the world. To learn more, see if there is a Chapter in your country or contact network-support@creativecommons.org. The Network Platforms are the thematic areas of the Network where volunteers collaborate on activities and projects. CC’s Network Platforms are open to everyone and include the Open Education Platform, a Copyright Platform, and an Open Culture Platform.

The CC Global Network is just one player in multiple larger open movements, which include Wikipedians, Mozillians, open access advocates, and many more.

Free and open source software is cited as the first domain where networked open sharing produced a tangible benefit as a movement that went much further than technology. The Conversation’s Explainer overview of other movements adds other examples, such as Open Innovation in the corporate world, Open Data (see the Open Data Commons) and Crowdsourcing. There is also the Open Access movement, which aims to make research widely available, the Open Science movement, and the growing movement around Open Educational Resources. And, more cultural heritage institutions and other collection holders (often referred to as GLAMs, for the acronym [Galleries, Libraries, Archives, and Museums]) are releasing digital images of objects in their collections, becoming part of the “Open GLAM” or open culture movement.

Creative Commons: the Organization

A small nonprofit organization stewards the Creative Commons legal tools and helps power the open movement. CC is a distributed organization, with CC staff and contractors working from various locations around the world.

In 2021, Creative Commons embarked on a new strategy focused on empowering governments, institutions, individuals, and communities across the globe by equipping them with technical, legal, and policy solutions to enable sharing of knowledge and culture in the public interest.

This marks a pivot from CC promoting more sharing to fostering better sharing. We will continue to build a commons of knowledge and culture that is inclusive, just, and which inspires reciprocity — a commons that serves the public interest. Guided by this strategy, our organizational work will focus on three strategic goals:

  1. Advocacy: Reshape the open ecosystem to support equitable and prosocial sharing in the public interest.

  2. Innovation: Enhance the open infrastructures to foster sustainable and ethical sharing in the public interest.

  3. Capacity Building: Make knowledge and cultural heritage assets as openly accessible as possible.

Final remarks

Creative Commons has grown from a law school basement into a global organization with a wide reach and a powerful name associated with a core set of shared values. It is, at the same time, a set of licenses, a movement, and a nonprofit organization. We hope this unit helps give you a sense for what the organization does and, even more importantly, how you can join us in our work.

  1. While other custom open copyright licenses have been developed in the past, we recommend using Creative Commons licenses because they are up to date, free to use, and have been broadly adopted by governments, institutions and individuals as the global standard for open copyright licenses.

Licenses and Attributions

CC licensed content, Original

Dịch: Lê Trung Nghĩa

letrungnghia.foss@gmail.com

Tác giả: Nghĩa Lê Trung

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Về Blog này

Blog này được chuyển đổi từ http://blog.yahoo.com/letrungnghia trên Yahoo Blog sang sử dụng NukeViet sau khi Yahoo Blog đóng cửa tại Việt Nam ngày 17/01/2013.Kể từ ngày 07/02/2013, thông tin trên Blog được cập nhật tiếp tục trở lại với sự hỗ trợ kỹ thuật và đặt chỗ hosting của nhóm phát triển...

Bài đọc nhiều nhất trong năm
Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm gì nhất ở mã nguồn mở?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập61
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm59
  • Hôm nay15,861
  • Tháng hiện tại501,586
  • Tổng lượt truy cập37,303,160
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây