Hơn 700 cơ sở nghiên cứu của Đức đạt được thỏa thuận truy cập mở với Springer Nature

Thứ tư - 18/09/2019 05:28
More than 700 German research institutions strike open-access deal with Springer Nature
By Gretchen Vogel, Aug. 22, 2019 , 1:40 PM
Theo: https://www.sciencemag.org/news/2019/08/more-700-german-research-institutions-strike-open-access-deal-springer-nature
Bài được đưa lên Internet ngày: 22/08/2019
Xem thêm: Khoa học Mở - Open Science
BERLIN - Một nhóm hơn 700 cơ sở nghiên cứu và thư viện của Đức hôm nay đã công bố một thỏa thuận với nhà xuất bản Springer Nature làm đơn giản hơn cho các tác giả để xuất bản các bài báo của họ theo truy cập mở. Thỏa thuận này là hợp đồng truy cập mở lớn nhất mức quốc gia cho tới nay, nhưng nó không cho phép các tác giả xuất bản truy cập mở trên Nature và trên các tạp chí anh em của nó.
Nhóm này, có tên là Project DEAL, đã thương lượng hơn 3 năm qua với các nhà xuất bản chủ chốt để đạt được các thỏa thuận dạng "xuất bản và đọc". Các thỏa thuận như vậy trao cho các cơ sở thành viên sự truy cập đầy đủ toứi nội dung trên trực tuyến của một nhà xuất bản và làm cho các bài báo mà các nhà nghiên cứu của họ xuất bản trở thành tự do truy cập được trên toàn cầu. Các khoản phí không dựa vào các thuê bao, mà dựa vào phí cho từng bài báo được xuất bản.
Project DEAL đã đạt được thỏa thuận tương tự với nhà xuất bản Wiley vào tháng 2, nhưng thỏa thuận này là lớn hơn. Thỏa thuận này được kỳ vọng bao trùm hơn 13.000 bài báo mỗi năm được các nhà nghiên cứu làm việc trong các cơ sở của Đức xuất bản, so với con số 9.500 trên các tạp chí của Wiley. Điều đó làm cho nó trở thành “thỏa thuận chuyển đổi quá độ lớn nhất từ trước tới nay” về truy cập mở, CEO Daniel Ropers của Springer Nature đã nói trong thông cáo báo chí ở đây vào sáng nay.
Tuy nhiên, thỏa thuận này không bao trùm Nature, Nature Medicine, và các tạp chí thuê bao khác mà chúng là một phần thương hiệu Nature - hoặc các tạp chí như Scientific American hoặc Spektrum der Wissenschaft của Đức. Các tạp chí đó không có lựa chọn ở đó các nhà khoa học có thể trả một khoản phí để làm cho bài báo của họ sẵn sàng tự do, nên chúng không phù hợp với thỏa thuận, Roper nói. Các cơ sở sẽ vẫn cần phải mua các thuê bao đối với các tạp chí đó, và các bài báo của các tác giả Đức trên chúng vẫn sẽ đứng đằng sau một bức tường thanh toán.
Theo bản ghi nhớ được ký sáng nay, các tác giả tương ứng trong một cơ sở thành viên của Project DEAL có thể xuất bản các bài báo truy cập mở trên khoảng 1.900 tạp chí của Springer Nature với chi phí 2.750€ mỗi bài báo. (Các tạp chí đó là các tạp chí “lai” - nó là sự pha trộn giữa các bài báo truy cập mở và bức tường thanh toán). Các tác giả cũng sẽ nhận được giảm giá 20% về phí xuất bản trên BioMed Central và trên các tạp chí truy cập mở của SpringerOpen. Các cơ sở thành viên sẽ có truy cập đầy đủ trên trực tuyến tới khoảng 2.500 tạp chí truy cập mở và lai của Springer Nature, bao gồm cả các lưu trữ ngược về năm 1997.
Tổng thanh toán sẽ dựa vào số lượng các bài báo các tác giả Đức xuất bản theo thỏa thuận này. Một vài chi tiết vẫn còn phải được bàn thảo thêm, nhưng nhóm này và nhà xuất bản kỳ vọng ký được thỏa thuận cuối cùng trong các tháng sắp tới. Nó sẽ có hiệu lực từ 2020 tới 2022, với lựa chọn kéo dài thêm 1 năm trước khi có các thương thảo mới.
“[Các nhà đàm phán] của Project DEAL dường như nhắm tới tiếp cận cùng thắng cho cả đôi bên”, Leo Waaijers, một nhà biện hộ cho truy cập mở và là thủ thư đã nghỉ hưu ở Đại học Công nghệ Delft ở Hà Lan, nói. “Các nhà xuất bản giữ nguyên doanh thu dựa vào thuê bao của họ, và các cơ sở nghiên cứu có được sự truy cập mở nhiều hơn”. Tuy nhiên, ông lưu ý là phí 2.750€ của thỏa thuận này là cao hơn so với các khoản phí trong thỏa thuận trước đó Springer Nature có được ở Hà Lan. “Rủi ro lớn là giá thành này sẽ trở thành chuẩn mực… Vì thế, chúng ta vẫn còn rất xa với tình huốn thị trường nơi mà các nhà xuất bản chào dịch vụ với giá cạnh tranh”.
Ở mức thực hành, các nhà nghiên cứu ở Đức sẽ thấy việc xuất bản các bài báo truy cập mở dễ dàng hơn, Frank Sander, người đứng đầu các Dịch vụ Thư viện Số của Max Planck (MPDL Services), một công ty ở Đức, người đã từng quản lý các hợp đồng của Project DEAL, nói. Thay vì các nhà nghiên cứu trả các khoản phí truy cập mở cho tạp chí được thỏa thuận bao trùm, MPDL Services sẽ trả. MPDL Services sau đó sẽ gửi hóa đơn về cho cơ sở của tác giả. Thỏa thuận này được thiết lập để hỗ trợ cho thỏa thuận trước đó của Project DEAL với Wiley, ngụ ý việc cấp vốn của Đức cho các xuất bản phẩm sẽ dịch chuyển từ các thư viện sang các cơ sở nghiên cứu, ông lưu ý.
Các tổ chức nghiên cứu chính của Đức đã thành lập Project DEAL vào năm 2014 với mục tiêu thương lượng các thỏa thuận truy cập mở rộng khắp quốc gia với các nhà xuất bản chính. Các thương lượng đã bắt đầu vào năm 2015 với người khổng lồ xuất bản Elsevier nhưng bị bế tắc vào cuối năm 2016. Các nỗ lực để đạt được thỏa thuận vào năm 2017 cũng thất bại, và các thương lượng bị trao kể từ giữa năm 2018. Trong khi chờ đợi, gần 200 tổ chức thành viên đã để cho các thuê bao Elsevier của họ mất hiệu lực, và họ bây giờ không có truy cập trên trực tuyến tới các tạp chí của nhà xuất bản này.
Các thỏa thuận với Wiley và Springer Nature có thể đưa các thương lượng đó quay lại, Horst Hippler, cựu chủ tịch của Hội nghị các Hiệu trưởng Đức ở Bonn và là nhà thương lượng hàng đầu của Project DEAL, nói. Dù chưa có các thỏa thuận chính thức diễn ra, vẫn có liên hệ không chính thức, ông nói. Ông có lịch nói chuyện với CEO của Elsevier trong các tuần tới. “Chúng tôi sẽ nói về các diễn biến”, ông nói, “và với hợp đồng thứ 2 này, các điều kiện biên đã có chút thay đổi”.
Được đăng trên doi:10.1126/science.aaz2308
BERLIN—A consortium of more than 700 German research institutions and libraries today announced an agreement with publisher Springer Nature to make it simpler for authors to publish their papers open access. The agreement is the largest national open-access deal to date, but it doesn’t allow authors to publish open access in Nature or its sister journals.
The consortium, called Project DEAL, has negotiated for more than 3 years with major publishers to reach “publish and read” agreements. Such agreements give member institutions full access to a publisher’s online content and make papers that their researchers publish freely available worldwide. Charges are based not on subscriptions, but on a fee per published paper.
Project DEAL reached a similar agreement with the publisher Wiley in February, but this agreement is bigger. It is expected to cover more than 13,000 articles per year published by researchers working at German institutions, compared with roughly 9500 in Wiley journals. That makes it “the largest ever transformative agreement” for open access, Springer Nature CEO Daniel Ropers told a press conference here this morning.
The agreement does not, however, cover Nature, Nature Medicine, and other subscription journals that are part of the Nature brand—or magazines like Scientific American or the German Spektrum der Wissenschaft. Those titles do not have an option in which scientists can pay a fee to make their paper freely available, so they did not fit into the agreement, Ropers said. Institutions will still need to purchase subscriptions to those journals, and German authors’ papers in them will remain behind a paywall.
Under the memorandum of understanding signed this morning, corresponding authors at a Project DEAL member institution can publish open-access papers in roughly 1900 Springer Nature journals for €2750 per paper. (Those journals are “hybrid” journals—which mix open-access and paywalled papers.) Authors will also receive a 20% discount on fees to publish in BioMed Central and SpringerOpen open-access journals. Member institutions will have full online access to about 2500 of Springer Nature’s hybrid and open-access journals, including archives back to 1997.
Total payments will be based on the number of papers that authors from Germany publish under the agreement. A few details remain to be worked out, but the consortium and publisher expect to sign a final contract in the coming months. It will run from 2020 through 2022, with an option to extend 1 year before new negotiations.
“Project DEAL [negotiators] seem to aim at a win-win for both parties,” says Leo Waaijers, an open-access advocate and retired librarian at the Delft University of Technology in the Netherlands. “The publishers keep their subscription-based revenues intact, and the institutes get more open access.” However, he notes the agreement’s €2750 fee is higher than those in an earlier deal Springer Nature struck in the Netherlands. “The big risk is that this price will become the norm. … So, we are still far away from a market situation where publishers offer a service for a competitive price.”
On a practical level, researchers in Germany will find publishing their papers open access much simpler, says Frank Sander, head of the Max Planck Digital Library Services (MPDL Services), a company in Munich, Germany, formed to manage the Project DEAL contracts. Instead of researchers paying open-access fees to a journal covered by the agreement, MPDL Services will pay. MPDL Services will then bill the authors’ institution. This arrangement, which was set up to support the earlier Project Deal agreement with Wiley, means German funding for publications will shift from libraries to research institutions, he notes.
Germany’s main research organizations formed Project DEAL in 2014 with the goal to negotiate nationwide open-access agreements with major publishers. Negotiations started in 2015 with publishing giant Elsevier but ran aground by late 2016. Efforts to reach an agreement in 2017 also failed, and negotiations have been on hold since mid-2018. In the meantime, nearly 200 member organizations have let their Elsevier subscriptions lapse, and they now lack online access to the publisher’s journals.
The agreements with Wiley and Springer Nature may bring those talks back to life, says Horst Hippler, former president of the German Rectors’ Conference in Bonn and head negotiator for Project DEAL. Although there are no official ongoing negotiations, there is still unofficial contact, he says. He is scheduled to talk with Elsevier’s CEO in the coming weeks. “We are talking about developments,” he says, “and with this second contract, the boundary conditions have changed somewhat.”
Posted in: doi:10.1126/science.aaz2308
Dịch: Lê Trung Nghĩa
letrungnghia.foss@gmail.com
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Về Blog này

Blog này được chuyển đổi từ http://blog.yahoo.com/letrungnghia trên Yahoo Blog sang sử dụng NukeViet sau khi Yahoo Blog đóng cửa tại Việt Nam ngày 17/01/2013.Kể từ ngày 07/02/2013, thông tin trên Blog được cập nhật tiếp tục trở lại với sự hỗ trợ kỹ thuật và đặt chỗ hosting của nhóm phát triển...

Bài đọc nhiều nhất trong năm
Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm gì nhất ở mã nguồn mở?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập221
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm219
  • Hôm nay26,509
  • Tháng hiện tại339,616
  • Tổng lượt truy cập37,866,440
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây