Chiến lược phần mềm nguồn mở (của Ủy ban châu Âu cho các năm 2020-2023)

Thứ năm - 12/11/2020 05:36
Open source software strategy
Theo: https://ec.europa.eu/info/departments/informatics/open-source-software-strategy_en
Ủy ban châu Âu sẽ tiếp tục khuyến khích và tận dụng tiềm năng chuyển đổi quá độ, đổi mới sáng tạo và cộng tác của nguồn mở. Chiến lược được làm mới cho giai đoạn 2020-2023 nhấn mạnh đặc biệt vào việc chia sẻ và sử dụng lại các giải pháp phần mềm, tri thức và sự tinh thông cũng như vào việc gia tăng sử dụng nguồn mở trong công nghệ thông tin (CNTT) và các lĩnh vực chiến lược khác.
Chiến lược phần mềm nguồn mở 2020-2023
Vào ngày 21/10/2020, Ủy ban châu Âu đã phê chuẩn Chiến lược Phần mềm Nguồn Mở mới cho giai đoạn 2020-2023 của Ủy ban. Đây là bước quan trọng hướng với việc đạt được các mục tiêu Chiến lược Số tổng thể của Ủy ban và đóng góp cho chương trình châu Âu Số.
Chiến lược trong nội bộ, theo chủ đề “Hãy nghĩ mở”, đặt ra tầm nhìn khuyến khích và tận dụng sức mạnh có tính chuyển đổi quá độ, đổi mới sáng tạo và cộng tác của nguồn mở, các nguyên tắc và các thực hành phát triển của nó. Nó thúc đẩy việc chia sẻ và sử dụng lại các giải pháp phần mềm, tri thức và sự tinh thông, để phân phối các dịch vụ châu Âu tốt hơn, có lợi cho xã hội và giảm các chi phí cho xã hội. Ủy ban cam kết gia tăng sử dụng nguồn mở của nó không chỉ trong các lĩnh vực thực hành như CNTT, mà còn trong các lĩnh vực nơi nó có thể là chiến lược.
Đọc chiến lược đầy đủ ở đây:
https://ec.europa.eu/info/sites/info/files/en_ec_open_source_strategy_2020-2023.pdf
Các mục đích chính của chiến lược mới là để xúc tác cho Ủy ban để:
  • Tiến bộ hướng tới tự chủ số của tiếp cận số độc lập, của bản thân châu Âu;
  • Triển khai Chiến lược Số của Ủy ban châu Âu;
  • Khuyến khích và sử dụng lại các phần mềm và ứng dụng, cũng như dữ liệu, thông tin và tri thức;
  • Đóng góp cho xã hội tri thức bằng việc chia sẻ mã nguồn của Ủy ban;
  • Xây dựng dịch vụ công cấp thế giới;
Triển khai chiến lược sẽ được 6 nguyên tắc hướng dẫn: nghĩ mở, biến đổi, chia sẻ, đóng góp, an toàn, duy trì sự kiểm soát. Trên thực tế, Ủy ban nhằm tăng cường văn hóa làm việc trong nội bộ phần lớn dựa rồi vào các nguyên tắc của nguồn mở để đạt được các mục tiêu chiến lược bằng việc bám theo các hành động cụ thể sau:
  • Thiết lập Văn phòng Chương trình Nguồn Mở trong Ủy ban;
  • Thiết lập và thúc đẩy mặc định nguồn nội bộ;
  • Cải thiện kho phần mềm;
  • Làm lại các thực hành phân phối phần mềm;
  • Xúc tác và tạo ra đổi mới sáng tạo với các phòng thí nghiệm nguồn mở;
  • Phát triển các kỹ năng và tuyển chọn tinh thông;
  • Gia tăng tầm với tới các cộng đồng;
  • Tích hợp nguồn mở vào điều hành CNTT trong nội bộ;
  • Đảm bảo an toàn phần mềm nguồn mở; Khuyến khích và thúc đẩy nguồn nội bộ;
Ủy ban đang sử dụng rồi cho nhiều dịch vụ CNTT-TT và các giải pháp phần mềm chính của nó, đã nâng cao vai trò của dạng phần mềm này trong nội bộ. Chiến lược trong giai đoạn 2014-2017 nhấn mạnh vào mua sắm, đóng góp cho các dự án phần mềm nguồn mở và cung cấp nhiều phần mềm hơn được phát triển trong Ủy ban như là nguồn mở.
Các mục tiêu cụ thể của chiến lược là:
Đối xử ngang bằng nhau trong mua sắm
Ủy ban sẽ đảm bảo sân chơi bình đẳng cho phần mềm nguồn mở khi mua sắm các giải pháp phần mềm mới. Điều này ngụ ý các giải pháp nguồn mở và sở hữu độc quyền sẽ được đánh giá trên cơ sở bình đẳng, cả 2 đều được đánh giá trên cơ sở tổng chi phí sở hữu, bao gồm cả các chi phí để thoát ra.
Đóng góp cho các cộng đồng
Các cơ quan dịch vụ của Ủy ban sẽ ngày càng tham gia vào các cộng đồng phần mềm nguồn mở để xây dựng dựa trên các khối xây dựng nguồn mở được sử dụng trong các phần mềm của Ủy ban.
Làm rõ các khía cạnh pháp lý
Để xúc tác cho cộng tác dễ dàng với các cộng đồng nguồn mở, các lập trình viên của Ủy ban sẽ hưởng lợi từ việc huấn luyện và tư vấn pháp lý đúng phù hợp về cách để làm việc với các vấn đề sở hữu trí tuệ có liên quan tới phần mềm nguồn mở.
Nguồn mở và phần mềm được Ủy ban phát triển tương hợp được
Phần mềm được các cơ quan dịch vụ của Ủy ban sản xuất, đặc biệt các phần mềm được sản xuất với mục đích đang được sử dụng bên ngoài Ủy ban, sẽ được mở mã nguồn và được xuất bản trên nền tảng Joinup và sẽ sử dụng Giấy phép Công cộng của Liên minh châu Âu (EUPL). Các phần mềm được sản xuất đó nên có mục tiêu tương hợp được và sử dụng các đặc tả kỹ thuật mở.
Minh bạch và truyền thông tốt hơn
Chiến lược nhấn mạnh sự điều hành được cải thiện, sử dụng gia tăng nguồn mở trong lĩnh vực an toàn CNTT-TT và điều chỉnh chiến lược này phù hợp với Chương trình ISA của EC, tạo thuận lợi để hiện đại hóa các dịch vụ chính phủ điện tử xuyên biên giới và liên các lĩnh vực.
  1. Ủy ban sẽ tiếp tục áp dụng chính thức, thông qua thủ tục Quản lý Sản phẩm, sử dụng các công nghệ và sản phẩm phần mềm nguồn mở.
  2. Ủy ban sẽ đảm bảo sân chơi bình đẳng cho phần mềm nguồn mở và thể hiện cân nhắc tích cực và công bằng trong sử dụng phần mềm nguồn mở - tính tới tổng chi phí sở hữu của giải pháp.
  3. Đối với tất cả các phát triển CNTT trong tương lai, Ủy ban sẽ thúc đẩy sử dụng các sản phẩm hỗ trợ các đặc tả kỹ thuật mở ưu tiên và được làm tài liệu tốt, được thừa nhận mà có thể được áp dụng, được triển khai và được mở rộng tự do. Tính tương hợp là vấn đề quan trọng đối với Ủy ban, và sử dụng các tiêu chuẩn được thiết lập tốt là yếu tố chủ chốt để đạt được điều đó.
  4. Đối với phát triển nội bộ các hệ thống thông tin mới, đặc biệt ở những nơi sự phát triển được các bên thứ 3 bên ngoài hạ tầng EC giám sát, phần mềm nguồn mở sẽ là lựa chọn được ưu tiên và được sử dụng ở bất kỳ khi nào có thể.
  5. Ủy bản sẽ tiếp tục làm rõ ngữ ảnh pháp lý xung quanh sử dụng phần mềm nguồn mở trong nội bộ và làm cho sự rõ ràng này sẵn sàng cho các bên có quan tâm. Các chủ đề chính sẽ được đề cập tới gồm: các sơ đồ cấp phép, các quyền sở hữu trí tuệ, các cơ hội ngang bằng trong ngữ ảnh mua sắm và tham gia trong các cộng đồng phần mềm nguồn mở.
  6. Ủy ban sẽ tiếp tục phát triển các hướng dẫn và các thực hành tốt nhất cho phép thiết lập phần mềm nguồn mở và các giải pháp pha trộn bao trùm tập hợp đầy đủ các dịch vụ chuyên nghiệp, bao gồm triển khai các giải pháp phần mềm nguồn mở trong các trung tâm dữ liệu ở mức dịch vụ y hệt như các giải pháp sở hữu độc quyền.
  7. Ủy ban sẽ tiếp tục phát triển và áp dụng thực hành tốt nhất và các công cụ đang nổi lên từ các cộng đồng phần mềm nguồn mở trong khi áp dụng các thực hành điều hành hiện đại đặc biệt trong lĩnh vực an toàn. Ngoài ra, EC sẽ tạo thuận lợi và thúc đẩy tạo ra các cộng đồng cho các sản phẩm phần mềm nguồn mở mà Ủy ban phát hành và tạo thuận lợi cho sự tham gia trong các cộng đồng phần mềm nguồn mở bên ngoài.
  8. Phần mềm nguồn mở đóng vai trò quan trọng trong các dự án Chính phủ điện tử và vì thế sẽ được xem xét trong khung của các hoạt động đó.
  9. Cộng tác giữa các nhóm của Ủy ban có trách nhiệm về các chiến lược phần mềm nguồn mở bên trong và bên ngoài sẽ tiếp tục được cải thiện để đạt được sự hội tụ, đặc biệt qua điều chỉnh phù hợp với sử dụng lại các giải pháp được thẩm định được chương trình ISA sản xuất.
  10. Hệ sinh thái CNTT-TT là cực kỳ năng động, đổi mới sáng tạo, và luôn tiến hóa; vì vậy nó tác động tới nhiều lĩnh vực các chính sách của Ủy ban. Trong ngữ cảnh này, DIGIT sẽ tiếp tục đóng vai trò tích cực trong thúc đẩy quan hệ đối tác tập trung vào phần mềm nguồn mở giữa các cơ quan của châu Âu và các bên tham gia đóng góp khác.
Kế hoạch hành động
Cùng với chiến lược này, một kế hoạch hành động toàn diện đã được tạo ra, đề cập tới tất cả 10 điểm ở trên. Nó có lộ trình thực thi trong giai đoạn 2015-2017.
Kế hoạch hành động này có sự phối hợp của nhiều hoạt động với các cơ quan dịch vụ khác nhau trong Ủy ban để đảm bảo rằng các nguyên tắc chiến lược được tuân thủ trong nội bộ. Các hoạt động đó bao gồm:
  • Kiểm kê
  • Các quy trình mua sắm và quản lý sản phẩm
  • Thúc đẩy các tiêu chuẩn
  • Khuếch tán các phần mềm do EC sản xuất ra bên ngoài
  • Kho kiến trúc dựa vào phần mềm nguồn mở
  • Tính tương thích của các giấy phép
  • Những điều làm rõ và các khuyến cáo cho các lập trình viên
  • Dịch vụ xung quanh phần mềm nguồn mở được sử dụng trong Ủy ban
  • Các hành động xung quanh các cộng đồng, bám theo, tham gia
  • Vì các hành động đó hầu hết là nội bộ, kết quả đầu ra nhìn thấy được sẽ là sự cung cấp các cơ hội ngang bằng nhau trong mua sắm, xuất bản và làm rõ cho các lập trình viên, sử dụng phần mềm nguồn mở trong các phát triển được xuất bản, .v.v. như được thể hiện trong chiến lược.
Lịch sử
Chiến lược của Ủy ban về sử dụng nội bộ phần mềm nguồn mở lần đầu đã được áp dụng vào năm 2000, và kể từ đó đã được cập nhật 3 lần.
Chiến lược nguồn mở trong Ủy ban: lịch sử
Sử dụng phần mềm nguồn mở trong Ủy ban gia tăng và được mở rộng tới các lĩnh vực mới với từng phiên bản mới.
EU-FOSSA - Kiểm tra phần mềm tự do nguồn mở
Dự án EU-FOSSA - ngắn gọn là cho việc Kiểm tra phần mềm tự do nguồn mở - nhằm làm gia tăng an toàn và tính toàn vẹn của các phần mềm nguồn mở quan trọng. Nó được Ủy ban châu Âu khởi xướng theo đề xuất của Nghị viện châu Âu sau phát hiện lỗi Heartbleed năm 2014… Thông tin thêm về EU FOSSA

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Về Blog này

Blog này được chuyển đổi từ http://blog.yahoo.com/letrungnghia trên Yahoo Blog sang sử dụng NukeViet sau khi Yahoo Blog đóng cửa tại Việt Nam ngày 17/01/2013.Kể từ ngày 07/02/2013, thông tin trên Blog được cập nhật tiếp tục trở lại với sự hỗ trợ kỹ thuật và đặt chỗ hosting của nhóm phát triển...

Bài đọc nhiều nhất trong năm
Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm gì nhất ở mã nguồn mở?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập190
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm188
  • Hôm nay39,028
  • Tháng hiện tại488,469
  • Tổng lượt truy cập38,015,293
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây