Nguồn mở cho những người mới bắt đầu hoàn toàn

Thứ hai - 25/03/2013 06:07
P { margin-bottom: 0.21cm; }A:link { }

Open source for absolute beginners

By Elena Blanco, Published: 31 January 2006, Reviewed: 27 March 2012

Theo: http://www.oss-watch.ac.uk/resources/beginners

Bài được đưa lên Internet ngày: 27/03/2012

Lời người dịch: Bạn đã bao giờ sử dụng phần mềm tự do nguồn mở (PMTDNM) chưa? Nếu bạn sử dụng Internet thì có thể bạn đã và đang sử dụng PMTDNM rồi mà không hay biết đấy. Có vô số các PMTDNM trên thế giới mà bạn có thể tải về đề sử dụng một cách tự do. Nhưng mấu chốt của PMTDNM không nằm ở chỗ được sử dụng tự do, mà nằm trong các giấy phép đi kèm với các PMTDNM đó. Bạn đọc hết bài và chắc chắn bạn sẽ hiểu hơn về chúng.

Có lẽ bạn đã nghe rồi về phần mềm nguồn mở (PMNM) và bạn hoàn toàn không thể tin rằng nó đưa ra một cách thức sử dụng phần mềm một cách tự do. Có lẽ bạn đã nghe rằng nguồn mở là một phong trào của những người đàn ông (và một số đàn bà) tán thành việc để râu và đi dép sandal. Có lẽ bạn đơn giản không biết nó là gì và bạn muốn phát hiện ra nhiều hơn nữa. Bất kể động lực của bạn là gì, thì luôn là đúng lúc để bắt đầu học về phần mềm tự do nguồn mở (PMTDNM).

Phần mềm nguồn mở là gì?

Hãy hỏi đặc trưng chính xác định PMNM là gì và hầu hết mọi người sẽ nói cho bạn Nó là tự do! Trong khi điều này thường là đúng thì điều này lại không phải là đặc trưng xác định. Mấu chốt để hiểu ý nghĩa của PMNM nằm trong giấy phép.

Bạn có thể thậm chí không nhận thức được rằng hầu như tất cả các phần mềm đi với một giấy phép. Phần mềm là tư liệu bản quyền và giấy phép là cần thiết để cho phép bạn biết bạn có thể làm gì với phần mềm. PMNM luôn là phần mềm đã được phát hành theo một giấy phép được tổ chức Sáng kiến Nguồn Mở - OSI (Open Source Initiative) chứng thực. Các giấy phép đó được chứng thực để đáp ứng được các tiêu chí của Định nghĩa Nguồn Mở.

Các tiêu chí bao gồm việc trao quyền tự do phân phối lại phần mềm, truy cập tới mã nguồn, và quyền để sửa đổi mã nguồn đó và phân phối phiên bản được sửa đổi của phần mềm. Tất nhiên các vấn đề cấp phép có thể không phải là mối quan tâm đặc biệt của bạn. Tuy nhiên, đối với PMNM, chúng là sống còn vì chỉ giấy phép đó trao cho bạn, như một người nhận phần mềm, quyền được đặt ra trong Định nghĩa Nguồn Mở.

Vậy nó là tự do hay không?

Không có điều gì trong một giấy phép do OSI phê chuẩn cấm bất kỳ ai lấy tiền đối với một mẩu PMNM đặc biệt nào. Tuy nhiên, điều này hiếm khi xảy ra. Vì giấy phép cho phép bất kỳ ai cũng phân phối lại được phần mềm một cách tự do, nên bất kỳ khách hàng nào cũng có thể làm hàng triệu bản sao và chỉ để cho chúng đi. Việc lấy tiền phí của một giấy phép đối với PMNM chỉ không phải là một cách thực tế để kiếm tiền. Nhưng mà có, có những cách thức khác để kiếm tiền với phần mềm hơn chỉ là lấy tiền phí để cho phép mọi người sử dụng nó. Điều quan trọng để lưu ý là chi phí thấp của việc có PMNM là bởi một sản phẩm có phép và không phải là tiêu chí cho một giấy phép như vậy. Có cả những giấy phép khác nữa.

Phần mềm tự do có là y hệt như PMNM?

Có và không.

Nói phần mềm tự do là được Quỹ Phần mềm Tự do – FSF (Free Software Foundation) bảo vệ. Tự do ở đây luôn có nghĩa là tự do với ý của quyền tự do, không phải ý không có chi phí về tiền. Nó được đưa ra từ lâu, trước khi nói PMNM ra đời. Theo cách y hệt mà OSI là người nắm toàn quyền của định nghĩa nguồn mở, FSF là người nắm toàn quyền về Định nghĩa Phần mềm Tự do. Tuy nhiên, hoàn toàn có khả năng rằng một giấy phép có thể được FSF gọi là tự do cùng một lúc được OSI chứng thực như là nguồn mở. Quả thực, giấy phép phần mềm tự do nổi tiếng nhất, GPL cũng là một giấy phép mà OSI đã chứng thực.

Một điểm cuối cùng. Đừng có bị lạc lối nếu bạn đi qua khái niệm phần mềm miễn phí (freeware). Đây không phải là PMNM. Nó cũng không phải là phần mềm tự do (theo nghĩa của FSF). Nó chỉ là phần mềm không có chi phí tài chính. Một lần nữa, khái niệm này tới từ một kỷ nguyên sớm hơn. Bây giờ nó không được tán thành nhiều.

Để tìm thêm nhiều hơn, hãy thử xem lưu ý ngắn gọn này của OSS Watch: PMNM là gì?

Thế giới nguồn mở làm việc như thế nào?

Vì sao bất kỳ ai cũng có lẽ muốn cho đi chương trình phần mềm mà họ đã đổ mồ hôi sôi nước mắt? Và làm thế nào họ cho đi được? Hơn nữa điều gì sẽ xảy ra sau khi phần mềm đã được phát hành đối với tất cả các đồ lặt vặt đó? Ai sẽ chăm sóc nó và sản xuất các phiên bản mới và được cải tiến? Để trả lời cho các câu hỏi đó chúng ta phải xem xét nguồn mở như một phương pháp luận phát triển phần mềm, và trong ngữ cảnh của việc xây dựng cộng đồng.

Nguồn mở được một số người phát triển, họ có thể không có sự kết nối với nhau ngoài sự quan tâm trong dự án nguồn mở đó. Hệ quả là, các phương pháp luận phát triển phần mềm được áp dụng là không y hệt nhau như những gì được thấy trong các dự án phát triển nguồn đóng.

Vì nguồn mở được một nhóm các cá nhân phát triển với một sự quan tâm được chia sẻ trong dự án nên cộng đồng những người sử dụng và các lập trình viên này là chìa khóa cho sự tiến bộ của bất kỳ dự án nguồn mở nào. Các tài liệu sau xem xét các khía cạnh khác nhau của cả phương pháp luận phát triển và cộng đồng trong nguồn mở.

Tôi có thể thử một số PMNM này không?

Nếu bạn đang đọc trang này trực tuyến, thì có những cơ hội là bạn đang sử dụng hoặc đang tương tác rồi với một số PMNM.

TheOpenDisc - là một PMNM tuyệt vời có thể cài đặt được trên các máy tính cá nhân Windows của bạn. Nó mang tới cùng thứ tốt nhất của trình thư điện tử máy trạm, trình duyệt web, bộ phần mềm văn phòng và hơn thế nữa, tất cả trên một đĩa CD đơn giản để sử dụng cho sự cài đặt (hoặc bỏ cài đặt) dễ dàng. Thậm chí có một phiên bản chuyên dụng của OpenDisc được gọi là OpenEducationDisk mà nó là một sửa đổi của định dạng OpenDisk từ các giáo viên và các chuyên gia máy tính với một niềm đam mêm cho giáo dục.

Bạn có thể tải về ảnh ISO cho cả 2 đĩa CD đó sao cho bạn có thể tự mình đốt 1 đĩa CD. Và vì nó là PMNM, bạn có thể làm bao nhiêu bản sao tùy bạn thích cho các bạn bè hoặc đồng nghiệp của bạn.

Nếu bạn chưa từng bao giờ sử dụng Linux, bạn có thể muốn khai thác nó và một vài ứng dụng nguồn mở phổ biến mà không phải cố để cài đặt phần mềm. Chúng tôi gợi ý rằng bạn bắt đầu bằng việc xem Ubuntu, một phát tán Linux rất phổ biến [http://www.ubuntu.com/]. Vì sao không viếng thăm website Ubuntu để tải Ubuntu về trên một đĩa CD hoặc USB và chạy nó từ đó.

Có vô số các ứng dụng nguồn mở và quả thực các hệ điều hành có sẵn để tải về từ Internet. OSS Watch có một số lưu ý ngắn gọn cho việc khai thác một số phần mềm có sẵn. Một nơi tốt lành để bắt đầu có lẽ là chỉ dẫn các Mẹo hàng đầu về cách để chọn PMNM có sẵn.

Các nguồn bên ngoài:

Nằm trong vòng lặp

Để giữ được cập nhật với những gì đang xảy ra trong thế giới PMNM khi nó liên quan tới khu vực hàn lâm tại Anh mà bạn có thể muốn

OSS Watch cũng đưa ra các hội thảo tư vấn đặc thù các trường cho các trường đại học và cao đẳng tìm kiếm sự trợ giúp trong tư duy thông qua sự tham gia của họ với PMTDNM.

Thừa nhận

Tài liệu này có các ảnh được cấp phép Creative Commons cho những người sử dụng của Quỹ Phần mềm Tự do và những người sử dụng Flickr, WingedWolf, Brice FotoColin 30d.

Perhaps you have already heard about open source software and you can’t quite believe that it offers a way to use software for free. Perhaps you have heard that open source is a movement espoused by men (and some women!) sporting beards and sandals. Perhaps you have simply no idea what it is and you want to find out more. Whatever your motivations, it’s always a good time to start learning about free and open source software.

What is open source software?

Ask what the main defining c-haracteristic of open source software is and most people will tell you It’s free! Whilst this is usually true it is not the defining c-haracteristic. The key to understanding the meaning of open source software lies in the licence.

You may not have even been aware that virtually all software comes with a licence. Software is copyright material and the licence is needed to let you know what you can do with the software. Open source software is always software that has been released under a licence that has been certified by the Open Source Initiative (OSI). These licences are certified to meet the criteria of the Open Source Definition.

The criteria include granting of the right to freely redistribute the software, access to the source code, and the permission to modify that source code and distribute the modified version of the software. Of course licensing issues may not be of any particular interest to you. For open source software, however, these are crucial because only the licence gives you, as a receiver of the software, the permissions laid out in the Open Source Definition.

So is it free or not?

Nothing in an OSI-approved licence prohibits anyone f-rom c-harging for a particular piece of open source software. However, this rarely happens. Since the licence enables anyone to redistribute the software freely, any customer could make a million copies and just give them away. C-harging a licence fee for open source software just isn’t a practical way to make money. But yes, there are other ways to make money with software than merely c-harging a fee to let people use it. The important thing to note is that the low cost of acquiring open source software is a by-product of the licence and not a criteria for such a licence. There are others as well.

Is free software the same as open source software?

Yes and no.

The expression free software is championed by the Free Software Foundation (FSF). Free here always means free in the sense of freedom, not in the sense of having no monetary cost. It was coined long before the expression open source software came along. In the same way that the OSI is the arbiter of open source definition, the Free Software Foundation is the maintainer of the Free Software Definition. However, it is entirely possible that a licence can be deemed free by the FSF at the same time as being certified as open source by the OSI. Indeed, the best known free software licence, the GNU General Public License is also an OSI-certified licence.

One final point. Do not be mislead if you come across the term freeware. This is not open source software. It is also not free software (in the FSF sense). It is merely software with no financial cost. Again, this term comes f-rom an earlier era. It is much deprecated these days.

To find out more, try this OSS Watch briefing note: What is open source software?

How does the open source world work?

Why would anyone want to give away the software program that they have sweated blood and tears over? And how do they give it away? Moreover, what happens after the software has been released to all and sundry? Who looks after it and produces new and improved versions? To answer these questions we must consider open source as a software development methodology, and in the context of community building

Open source is developed by a number of people who may have no connection to one another apart f-rom their interest in the open source project. Consequently, the software development methodologies adopted are not the same as those found in closed source development projects.

Since open source is developed by a group of individuals with a shared interest in the project this community of users and programmers is key to the advancement of any open source project. The following documents look at various aspects of both the development methodology and community in open source.

Can I try some of this open source software?

If you are reading this page online, chances are that you are already using or interacting with some open source software.

TheOpenDisc- is an excellent source of open source software that can be installed on your Windows PC. It brings together best of breed email client, web browser, office suite and more, all on one simple to use cd for easy installation (or uninstall). There is even a specialized version of the OpenDisc called the OpenEducationDisc which is a modification of the OpenDisc format by teachers and computer specialists with a passion for education.

You can download the ISO image for both of these CDs so that you can burn a CD yourself. And, because it is open source software, you can make as many copies as you like for your friends or colleagues.

If you have never used Linux, you may want to explore it and some common open source applications without going to the effort of installing the software. We suggest that you start off by looking at Ubuntu, a very popular Linux distribution [http://www.ubuntu.com/]. Why not visit the Ubuntu website to download Ubuntu onto a CD or USB stick and run it f-rom there.

There are a huge number of open source applications and indeed operating systems available for download f-rom the Internet. OSS Watch has a number of briefing notes exploring some of the software available. A good place to start might be the Top Tips guidance on how to choose open source software.

External resources:

Stay in the loop

To keep up to date with what is happening in the open source world as it relates to the academic sector in the UK you may wish to

OSS Watch also provides institution specific consultation workshops for universities and colleges seeking assistance in thinking through their engagement with free and open source software.

Acknowledgements

This document contains Creative Commons licensed images by the Free Software Foundation and Flickr users WingedWolf, Brice Foto and Colin 30d.

Dịch: Lê Trung Nghĩa

letrungnghia.foss@gmail.com

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Về Blog này

Blog này được chuyển đổi từ http://blog.yahoo.com/letrungnghia trên Yahoo Blog sang sử dụng NukeViet sau khi Yahoo Blog đóng cửa tại Việt Nam ngày 17/01/2013.Kể từ ngày 07/02/2013, thông tin trên Blog được cập nhật tiếp tục trở lại với sự hỗ trợ kỹ thuật và đặt chỗ hosting của nhóm phát triển...

Bài đọc nhiều nhất trong năm
Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm gì nhất ở mã nguồn mở?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập204
  • Máy chủ tìm kiếm14
  • Khách viếng thăm190
  • Hôm nay9,609
  • Tháng hiện tại529,792
  • Tổng lượt truy cập36,588,385
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây