Báo cáo ‘Triển khai Khuyến nghị Khoa học Mở của UNESCO - Nhóm làm việc về chính sách và công cụ chính sách Khoa học Mở, cuộc họp lần 2’ - bản dịch sang tiếng Việt

Thứ ba - 20/12/2022 06:04
Báo cáo ‘Triển khai Khuyến nghị Khoa học Mở của UNESCO - Nhóm làm việc về chính sách và công cụ chính sách Khoa học Mở, cuộc họp lần 2’ - bản dịch sang tiếng Việt

Implementation of the UNESCO Recommendation on Open Science - Working Group on Open Science Capacity Building (second meeting)

Ngày 5/9/2022, 15:00–17:30 CEST (Giờ Paris), họp trực tuyến

Nguồn: https://unesdoc.unesco.org/ark:/48223/pf0000383804.locale=en

Căn cứ và mục tiêu

Khuyến nghị Khoa học Mở của UNESCO đã được thông qua tháng 11/2021 tại phiên Họp Toàn thể UNESCO lần thứ 41. Khung quốc tế đầu tiên này về khoa học mở đã được phát triển thông qua một quy trình tham vấn cân bằng theo khu vực, nhiều bên tham gia, toàn diện và minh bạch với sự hướng dẫn của một Ban Cố vấn Quốc tế.

Để hỗ trợ cho triển khai Khuyến nghị, UNESCO cộng tác với Đối tác Khoa học Mở Toàn cầu và với các đầu vào từ cộng đồng khoa học mở rộng lớn, đã khởi xướng 5 nhóm làm việc tập trung vào các lĩnh vực có tác động cao về khoa học mở, ấy là: xây dựng năng lực; chính sách; cấp vốn và các ưu đãi; hạ tầng; và giám sát.

Để hỗ trợ chuyển đổi sang các thực hành khoa học mở để triển khai hiệu quả Khuyến nghị Khoa học Mở, đã được đồng thuận rằng các sản phẩm của nhóm làm việc và chính sách và các công cụ chính sách Khoa học Mở sẽ bao gồm sự phát triển một kho lưu trữ toàn cầu các công cụ chính sách khoa học mở và phát triển một Hướng dẫn Chính sách Khoa học Mở.

Thảo luận trong cuộc họp lần 2 của nhóm làm việc này đã tập trung vào 2 tài liệu phác thảo được Ban Thư ký UNESCO chuẩn bị dựa trên cuộc họp lần đầu và đầu vào sau đó từ các thành viên nhóm làm việc này: bản thảo Các nguyên tắc Hướng dẫn cho Chính sách Khoa học Mở và bản thảo các đặc tính và các yêu cầu siêu dữ liệu của bản tóm tắt các chính sách khoa học mở toàn cầu.

Bản ghi âm cuộc họp có sẵn trên website Khoa học Mở của UNESCO và các slide trình bày được đưa vào phần phụ lục.

Tóm tắt thảo luận

Cuộc họp trên trực tuyến đã tập hợp được 89 người tham gia từ hơn 45 quốc gia. Tất cả các khu vực đã có đại diện với những người tham dự tới từ các trường đại học và các viện nghiên cứu, từ các nhà nghiên cứu, giáo sư, thủ thư cho tới giám đốc nghiên cứu: các Viện hàn lâm Khoa học Quốc gia; Tạp chí khoa học; hiệp hội các trường đại học; các thủ thư và hiệp hội thư viện; các phái đoàn thường trực tại UNESCO và các Ủy ban Quốc gia về UNESCO; các Chủ tịch UNESCO; và các tổ chức khu vực và quốc tế khác.

Về bản thảo Các nguyên tắc Hướng dẫn cho các Chính sách Khoa học Mở, các thông điệp chính của cuộc họp có thể được tóm tắt như sau:

  • Bản thảo là khung hữu ích sẽ được tinh chỉnh tiếp bằng việc bổ sung trình bày hoàn chỉnh hơn về việc vì sao chính sách khoa học mở là cần thiết, trong bối cảnh của khoa học ngày nay và các thách thức toàn cầu. Tài liệu có thể nêu bật thực tế là các chính sách khoa học mở là quan trọng để phát triển khoa học mở nhằm đóng góp để làm cho nghiên cứu hiệu quả hơn, tin cậy, có tác động, toàn diện, và đáp ứng được nhiều hơn các nhu cầu của xã hội.

  • Tài liệu cần tiếp tục làm rõ mức độ và phạm vi các nguyên tắc hướng dẫn và thừa nhận rằng cách tiếp cận chính sách về khoa học mở hiện hành là ở dạng một chính sách đơn nhất hay một loạt các chính sách với các mức độ kết nối lẫn nhau đa dạng.

  • Cần có sự cân bằng giữa cách tiếp cận linh hoạt và nhu cầu về một khung phù hợp với các nguyên lý trung tâm cố định của khoa học mở.

  • Chuyển đổi sang khoa học mở đòi hỏi thay đổi văn hóa và hướng dẫn cần thiết về cách để giải quyết sự thách thức văn hóa như vậy, bao gồm thông qua các cách tiếp cận chính sách từ dưới lên hoặc từ trên xuống.

  • Yếu tố phổ biến chung của khoa học mở là cộng tác, và cộng tác thực sự là khó khăn và phức tạp. Có thể là một yêu cầu cho một vài dạng phối hợp điều hành khoa học mở phải được cân nhắc trong bản thân chính sách khoa học mở.

  • Tài liệu cần lưu ý về sự tham gia thích đáng của các bên liên quan trong quá trình tạo lập chính sách và những người đang tạo lập chính sách khoa học mở phải biết dạng khung hỗ trợ và các ưu đãi nào là cần thiết để thực sự mở ra toàn bộ quy trình khoa học, thừa nhận tất cả các trụ cột của khoa học mở như được xác định trong Khuyến nghị.

Về bản tóm tắt chính sách khoa học mở, đã có sự đồng thuận rằng bản tóm tắt cần tập trung vào các chính sách mức quốc gia vì các lý do thực tế, thừa nhận rằng các chính sách ở các mức khác có thể được bổ sung vào bản tóm tắt và các mức khác có thể thích hợp hơn cho các quốc gia, các lĩnh vực và tiếp cận nhất định. Có nhu cầu cho mức tương hợp tối thiểu đối với bản tóm tắt để hỗ trợ việc giám sát triển khai Khuyến nghị.

Báo cáo

Báo cáo này cung cấp tổng quan các chủ đề và các quan điểm được thảo luận trong cuộc họp.

Mở đầu

Trong bài phát biểu khai mạc của mình, cô Ana Persik, Chuyên gia Chương trình chính sách khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo của UNESCO đã chào mừng những người tham gia và đã rà soát lại các mục tiêu của nhóm làm việc, chúng gồm:

  • hướng dẫn phát triển một kho lưu trữ toàn cầu các chính sách và các công cụ chính sách khoa học mở,

  • xác định các bước chính và các thách thức trong phát triển chính sách và các công cụ chính sách khoa học mở,

  • phát triển hướng dẫn cho Chính sách Khoa học Mở.

Dựa vào thảo luận trong cuộc họp lần đầu của nhóm làm việc này vào ngày 25/05/2022, các câu trả lời đã được gửi đi và hướng dẫn hiện hành về chủ đề này, Ban Thư ký đã chuẩn bị bản thảo tài liệu, Các nguyên tắc Hướng dẫn cho Chính sách Khoa học Mở, được chia sẻ với nhóm làm việc trước sự kiện này.

Đã nhận được 13 câu trả lời qua thư điện tử cho các câu hỏi chính sau đây được đặt ra tại cuộc họp đầu tiên của nhóm làm việc:

  • Chính sách chính nào cần cho khoa học mở?

  • Các thách thức chính nào cho việc tạo lập và triển khai chính sách Khoa học Mở?

  • Đâu là các sáng kiến chính sách Khoa học Mở hiện đang có/thành công?

  • Đâu là các công cụ chính sách hiện đang có?

  • Đâu là các điểm mạnh và điểm yếu của chúng?

  • Thông tin nào một kho lưu trữ toàn cầu các chính sách Khoa học Mở cần có?

Cô Perisik đã trình bày các đặc tính bằng đồ họa và dựa vào khu vực của những người đã cung cấp phản hồi như bảng bên dưới:

Bảng

Trình bày bản thảo Các nguyên tắc Hướng dẫn cho các Chính sách Khoa học Mở

Cô Tiffany Straza, nhà tư vấn chính sách khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo của UNESCO đã tóm tắt các điểm chính từ bản thảo Các nguyên tắc Hướng dẫn cho các Chính sách Khoa học Mở phản ánh các đầu vào nhận được từ nhóm làm việc này.

Tài liệu có 5 phần chính:

  1. Chính sách khoa học mở là gì

  2. Vì sao chính sách khoa học mở là hữu ích

  3. Các nguyên tắc hướng dẫn để tạo lập một chính sách khoa học mở

  4. Các yếu tố chính của một chính sách khoa học mở mạnh

  5. Triển khai một chính sách khoa học mở: bước chủ chốt đầu tiên và các cân nhắc

Có 5 chức năng chính đã được xác định cho các chính sách khoa học mở có thể được sử dụng để:

  • Chỉ ra cam kết;

  • Xây dựng tính ổn định, bao gồm cả ổn định về tài chính;

  • Cải thiện sự rõ ràng trong cách tiếp cận, kế hoạch tìm nguồn lực và hài hòa hóa với các nỗ lực có liên quan;

  • Thu hút nhóm rộng rãi những người tham gia vào khoa học mở; và

  • Loại bỏ các rào cản đối với khoa học mở.

Đã xác định và mô tả được 12 nguyên tắc hướng dẫn trong bản thảo tài liệu:

  • Tích hợp

  • Rõ ràng

  • Toàn diện

  • Phù hợp với chính sách hiện có

  • Cam kết về nguồn lực

  • Công bằng và hòa nhập

  • Bền lâu

  • Loại bỏ các rào cản

  • Học hỏi và tùy chỉnh

  • Linh hoạt

  • Thực thi

  • Giám sát và đánh giá

Bản thảo tài liệu có ý định xác định các thành phần chính của một chính sách khoa học mở mạnh:

  • Cơ sở lý luận và tầm nhìn xa đối với chính sách;

  • Quyền tài phán và hiệu lực của chính sách;

  • Hướng dẫn nhằm đảm bảo 4 trụ cột của khuyến nghị được xem xét:

    • Truy cập mở tới kiến thức khoa học;

    • Phát triển và sử dụng các hạ tầng khoa học mở;

    • Cải thiện sự tham gia mở với các tác nhân xã hội;

    • Cải thiện đối thoại mở với các hệ thống kiến thức khác;

  • Xem xét các vai trò, quyền hạn, trách nhiệm, và bổn phận của tất cả những ai triển khai và bị ảnh hưởng bởi chính sách; và

  • Xem xét việc xây dựng năng lực, đánh giá và thẩm định nghiên cứu, và hệ thống giám sát tuân thủ chính sách.

Cô Straza cũng đã lưu ý là tài liệu đề cập tới triển khai, tranh luận rằng sự hiện diện của một chính sách đứng một mình là không đủ; là quan trọng phải có đủ các nguồn lực và một kế hoạch triển khai để biến chính sách thành thực hành khoa học mở.

Thảo luận về bản thảo các Nguyên tắc Hướng dẫn cho các Chính sách Khoa học Mở

Những người tham gia nhóm làm việc này đã trả lời cho các yếu tố cụ thể và ngôn từ trong bản thảo tài liệu, đồng ý rằng bản thảo là một khung hữu ích để tinh chỉnh tiếp.

Những người tham gia đã gợi ý phần bổ sung mô tả quy trình tạo lập một chính sách khoa học mở, mở rộng nguyên tắc về tính hòa nhập cho quy trình này. Đặc biệt nhóm làm việc tìm cách đảm bảo rằng hướng dẫn được đưa ra đề cập tới tất cả các bên liên quan chứ không chỉ các nhà nghiên cứu. Nghĩa là, họ tranh luận rằng trọng tâm cần là cần làm việc với các nhân viên hàn lâm và các nhà nghiên cứu khi phát triển một chính sách cụ thể để họ thực sự chấp nhận và đưa nó vào thực hành của họ trong thực tế (lưu ý là tình cảm và mối quan tâm của họ là khác nhau theo khu vực và ngành học thuật).

Những người tham gia cũng đã gợi ý bắt đầu tài liệu với một trình bày hoàn chỉnh hơn về việc vì sao một chính sách khoa học mở là cần thiết, trong bối cảnh các thách thức của khoa học và toàn cầu ngày nay. Họ đã lưu ý rằng tài liệu có thể nêu bật rằng các chính sách khoa học mở là quan trọng để phát triển khoa học mở nhằm đóng góp để làm cho nghiên cứu hiệu quả, tin cậy, có tác động, hòa nhập và đáp ứng được nhiều hơn cho các nhu cầu của xã hội.

Được lưu ý là chức năng của chính sách, bản thân nó là cách tiếp cận từ trên xuống, là để xúc tác cho cách tiếp cận từ dưới lên tới khoa học mở. Có tranh luận rằng điểm mạnh chính của cách tiếp cận từ trên xuống là để thúc đẩy triển khai và cung cấp việc cấp vốn dài hạn ổn định. Tuy nhiên, đã có thảo luận rằng chính sách cũng có thể nuôi dưỡng cách tiếp tận từ dưới lên bằng việc coi trọng và tạo lập các khung hỗ trợ cho biện hộ, khuyến khích các nhà khoa học tham gia và xác định các nhà vô địch để giúp những người khác tham gia và thực hành khoa học mở.

Những người tham gia đã lưu ý là bản thảo đã phân biệt được giữa các chính sách khoa học mở tiêu chuẩn hóa các quy trình và các chính sách khoa học mở ưu đãi hoặc tạo thuận lợi cho các thực hành khoa học mở. Vài người tham gia đã đặt câu hỏi về tính hữu ích của việc phân loại đó trong khi nhận ra rằng các công cụ chính sách hiện có đã được phát triển tập trung nhiều vào các quy trình hơn là trao quyền cho các nhà nghiên cứu tham gia với khoa học mở. Cuối cùng, đã được đồng thuận rằng có thể là ý tưởng tốt để tích hợp xem xét sự khác biệt này trong quá trình thiết kế chính sách cho các quy trình khoa học mở. Một giải pháp khác được đề xuất là có sự phân loại các dạng công cụ chính sách khác nhau.

Các thành viên nhóm làm việc đã gợi ý làm lại tài liệu để làm rõ mức độ và phạm vi các nguyên tắc hướng dẫn. Các nguyên tắc hướng dẫn đó ban đầu đã được cân nhắc cho mức quốc gia, dù nhiều điểm có liên quan tới các cơ sở và các bên khác khi phát triển các chính sách khoa học mở.

Nhóm làm việc tiếp tục đồng thuận rằng có thể là hữu ích để thừa nhận trong bản thảo các nguyên tắc hướng dẫn rằng chính sách khoa học mở có thể ở dạng một chính sách đơn nhất hoặc một loạt các chính sách với các mức độ kết nối lẫn nhau khác nhau. Đưa ra sự phức tạp các bối cảnh quốc gia, những người tham gia đã tranh luận rằng có thể là không phù hợp để thực thi cách tiếp cận một chính sách đơn nhất đại diện cho khoa học mở ở mức quốc gia; tuy nhiên, việc có một bộ các chính sách rời rạc đã được thấy có những điểm yếu. Họ đã lưu ý là cần thiết phải cân bằng giữa cách tiếp cận linh hoạt và nhu cầu về một khung phù hợp với các nguyên lý trung tâm cố định của khoa học mở. Những người tham gia đã gợi ý rằng ở những nơi phù hợp, tài liệu đó có thể được sử dụng để cung cấp các gợi ý tinh chỉnh cho lĩnh vực hoặc mục đích đặc thù.

Vài thành viên của nhóm làm việc đã biện hộ rằng trong quá trình phát triển chính sách, là quan trọng phải phân biệt mức cam kết được các chính sách và các công cụ chính sách khác nhau yêu cầu, đặc biệt khi cân nhắc định nghĩa rộng về các công cụ chính sách có thể trải từ các hướng dẫn đơn giản cho tới các khuyến nghị có giới hạn. Họ đã lưu ý rằng trong tài liệu phác thảo, sự đa dạng và mức cam kết có thể được nêu trong nguyên tắc hướng dẫn ‘Cam kết có nguồn lực’.

Các chủ đề tích hợp (trong hệ thống quốc gia về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo) và phù hợp với các chính sách hiện có (bao gồm các chính sách trong khu vực giáo dục) đã được thấy chồng lấn một phần. Từ 'tích hợp' cũng bị đặt câu hỏi: do nhu cầu chuyển đổi sang khoa học mở, đòi hỏi ít nhất một phần chuyển đổi trong cách khoa học được tiến hành và quản lý, khái niệm tích hợp trong một hệ thống hiện có là không hoàn toàn phù hợp. Thay vào đó, những người tham gia gợi ý cần phải chuyển đổi toàn bộ hệ sinh thái nghiên cứu sang một mô hình mới, với khái niệm về cách tiếp cận tổng thể (tích hợp) đưa tất cả vào khoa học mở thay vì chỉ đưa khoa học mở vào hiện trạng.

Việc 'xóa bỏ các rào cản' được coi là được xây dựng theo cách tiêu cực, mặc dù khái niệm đơn giản hóa và xóa bỏ các rào cản đã được tán thành. Đã có câu hỏi đặt trọng tâm vào các ưu đãi hoặc khen thưởng cho việc có khoa học mở, thay vì nói về việc loại bỏ các rào cản. Điểm tương đồng đã được làm là việc bổ sung các ưu đãi hoặc khen thưởng đòi hỏi bổ sung các nguồn lực mới, điều có thể không nằm trong tâm với của tất cả; bắt đầu bằng cách loại bỏ các vật cản là một cách tiếp cận hiệu quả, dễ tiếp cận. Trong thảo luận về việc bổ sung các ưu đãi và loại bỏ những điều không khuyến khích, đã có tranh luận là không nên có hệ thống phân cấp vì cả hai cách tiếp cận đều hợp lệ.

Nhóm cũng đã lưu ý ngoài liên kết giữa các ưu đãi tài chính, các ưu đãi khác như thừa nhận công việc và thành tích cũng có giá trị đối với các nhà nghiên cứu. Nhóm vì thế đã gợi ý khái niệm thừa nhận nên được nhấn mạnh hơn nữa.

Về chủ đề nguồn lực, đã được cân nhắc là nguồn lực cho khoa học mở không chỉ là về việc bổ sung thêm tiền, mà còn là về việc chi tiêu tiền khác nhau, như cho các dạng hạ tầng mới hoặc thực hành mới. Những người tham gia đã lưu ý là nên có lộ trình rõ ràng cho tính bền vững lâu dài của các khoản đầu tư cho khoa học mở, để chắc chắn nguồn lực của khoa học mở được thực hiện theo một cách thức bền vững hoặc được triển khai như một phần của kế hoạch về nó có thể bền vững trong tương lai như thế nào.

Tài liệu phác thảo đã chỉ ra nhu cầu thậm chí đánh giá nhiều hơn các trụ cột của khoa học mở. Các quan điểm của những người tham gia là khác nhau: vài người lưu ý là vài phần này của khoa học mở có thể quan trọng hơn so với các phần khác phụ thuộc vào mục đích của các chính sách đặc thù và phổ tính mở giữa các ngành học thuật; những người khác đã lưu ý nhu cầu đề cập tất cả các khía cạnh của khoa học mở. Đã có sự thừa nhận rằng 2 trụ cột - tham gia mở với các tác nhân xã hội và đối thoại mở với các hệ thống khác - vẫn có ít tiến bộ hơn và vẫn nằm ngoài lề của khoa học chính thống, đòi hỏi nhiều nỗ lực và nguồn lực hơn.

Những người tham gia đã lưu ý là nhiều hơn các ngành, cơ sở, và quốc gia đang tập trung vào truy cập mở, với ít trọng tâm hơn nhằm vào các hạ tầng mở, sự tham gia mở với xã hội và đối thoại với các hệ thống kiến thức khác. Những người tham gia đã gợi ý rằng khi tạo lập chính sách, câu hỏi dạng khung hỗ trợ và các ưu đãi nào là cần thiết để thực sự mở toàn bộ quy trình khoa học cần thiết được yêu cầu.

Nhóm cũng đồng thuận rằng yếu tố chung của khoa học mở là cộng tác, và cộng tác đúng là khó khăn và phức tạp. Họ đã lưu ý rằng giữa các chính sách nghiên cứu và các chủ đề của chúng, khoa học mở có đặc thù là cực kỳ xuyên suốt: khoa học mở có thể không ánh xạ vào các cơ chế chính sách khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo (STI) hiện có ở cấp quốc gia. Nhóm đã lưu ý thêm là có thể có yêu cầu phối hợp điều hành khoa học mở, điều phải được xem xét trong bản thân chính sách khoa học mở. Những người tham gia gợi ý là kiểu quản trị mà khoa học mở có thể cần phải là một chủ đề của tài liệu hướng dẫn.

Nhóm đã nêu bật rằng sự thay đổi văn hóa có thể là một rào cản với những người tuân thủ và những người kháng cự lại. Đã được lưu ý là các tác nhân có liên quan trong việc xây dựng văn hóa khoa học cũng có thể được xem xét trong một đánh giá tác động, điều có thể tìm cách để xác định rõ ràng ai được và ai thua từ việc triển khai một chính sách nhất định. Bổ sung thêm vào ý muốn xác định thông tin này trong quá trình tạo lập một chính sách, những người tham gia đã tranh luận rằng thông tin này cũng có thể là một phần của việc giám sát và đánh giá chính sách đó.

Về nguyên tắc ‘Rõ ràng’, văn bản chính sách Khoa học Mở của NASA (“chính sách Thông tin Khoa học cho Ban lãnh đạo Sứ mệnh Khoa học”, Phần II-F) được đề xuất như một mô hình làm rõ sự khác biệt giữa những gì là bắt buộc và những gì được khuyến khích.

Phần II-F, NASA SPD-41: “Theo chỉ thị này, tất cả các hành động bắt buộc (như, các yêu cầu) được biểu thị bằng các tuyên bố chứa khái niệm “sẽ phải – shall”. Các khái niệm: “có lẽ – may” hoặc “có thể – can” biểu thị ưu tiên tùy ý hoặc sự cho phép, “nên – should” biểu thị thực hành tốt và được khuyến nghị, nhưng không là yêu cầu, “se – will” biểu thị kết quả đầu ra được kỳ vọng, và “là – are/is” biểu thị tư liệu có tính mô tả”.

Thảo thuận về Kho Toàn cầu các chính sách Khoa học Mở

Cô Persic đã trình bày quan điểm đối chiếu của nhóm về kho lưu trữ toàn cầu được đề xuất các công cụ chính sách khoa học mở.

Theo các đầu vào của nhóm, một kho chính sách khoa học mở cần phải:

  • Có các chính sách mức quốc gia

  • Có các bản sao các chính sách và công cụ chính sách như là các đối tượng số

  • Có siêu dữ liệu của các chính sách đó

  • Có dữ liệu máy đọc được và cho phép so sánh giữa các hệ thống quốc gia khác nhau

  • Có bảng chú giải

  • Dễ dàng điều hướng với một máy tìm kiếm tốt

  • Cho phép người sử dụng tạo lập các đầu vào mới (nếu thích hợp) và yêu cầu làm lại các đầu vào hiện có

Siêu dữ liệu chính cho từng tài liệu chính sách được đánh chỉ mục có thể cần bao gồm:

  • Ngày tháng áp dụng chính sách

  • Cơ quan chịu trách nhiệm

  • Các thực thể/phòng ban/cơ sở có liên quan

  • Phạm vi (cả các lĩnh vực nghiên cứu cũng như các trụ cột của khoa học mở; ví dụ, liệu chính sách có chỉ liên quan đến dữ liệu nghiên cứu hay không)

  • Tham vấn/quy trình tạo lập chính sách

  • Nguồn lực được cam kết từ ai và để triển khai chính sách

  • Pháp luật có liên quan

  • Ai và ngày nào được thêm vào kho lưu trữ

  • Các nhóm mục tiêu và các bên hưởng lợi

  • Kế hoạch triển khai

  • Các chỉ số giám sát và tuân thủ

Khi chuẩn bị giám sát môi trường chính sách cho khoa học mở, cô Persik đã lưu ý là thông tin bổ sung đã có được ở mức quốc gia, bao gồm liệu một chính sách có đề cập tới hay không vấn đề bình đẳng giới, đánh giá và thẩm định nhà nghiên cứu, cấp vốn và đầu tư, cộng tác và đồng sản xuất, và các mối quan hệ đối tác công - tư. Sự phù hợp giữa các chính sách của cơ sở, quốc gia, khu vực và quốc tế cũng có thể cần phân tích.

Cô Persik đã lưu ý là UNESCO sẽ yêu cầu tất cả các quốc gia thành viên xác nhận thông tin đối chiếu và cung cấp thông tin còn thiếu từ việc đối chiếu các chính sách khoa học mở quốc gia. Các kết quả đầu ra sẽ được chia sẻ với nhóm làm việc này.

Những người tham gia đồng ý là kho các chính sách sẽ là hữu ích, cho phép các cơ sở, các nhà cấp vốn và các chính phủ ở tất cả các mức có được thông tin đầy đủ và được truyền cảm hứng bởi những gì đã được làm và được các ví dụ hiện có hướng dẫn.

Được đồng thuận rằng kho lưu trữ cần tập trung vào các chính sách mức quốc gia vì các xem xét thực tế cũng như sự tồn tại của các kho lưu trữ và các chỉ mục khác với trọng tâm nhằm vào các tập con cụ thể của khoa học mở ở mức cơ sở, như các bộ sưu tập của ROARMap và Sherpa ROMEO về các chính sách truy cập mở. Những người tham gia đã chào mừng việc đưa và các chính sách bổ sung, đặc biệt ở những nơi chính sách mức bang vận hành bên trong một hệ thống liên bang.

Những người tham gia cũng lưu ý tới nhu cầu có mức tương hợp tối thiểu cho phép các so sánh quốc tế trong khi giám sát hoàn cảnh cụ thể của từng quốc gia.

Nhu cầu có sự hiểu biết và từ vựng chung được vài người tham gia lưu ý, với các bảng chú giải liên quan hiện có được chỉ ra như các ví dụ:

Các bước tiếp sau và kết thúc cuộc họp

Cô Ana Persik đã trình bày các bước tiếp sau cho Nhóm làm việc về chính sách và các công cụ chính sách khoa học mở và đã mời gọi phản hồi từ những người tham gia để hoàn tất các nguyên tắc hướng dẫn đối với sự phát triển chính sách khoa học mở đến tháng 12/2022.

Cô Persik kết thúc cuộc họp bằng việc cảm ơn Nhóm vì nhiều đóng góp và câu hỏi tích cực của họ và khuyến khích Nhóm gửi các bình luận và đầu vào cuối cùng tới openscience@unesco.org với thời hạn 25/09/2022.

Danh sách những người đã đăng ký tham gia

...
 

Tác giả: Nghĩa Lê Trung

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Về Blog này

Blog này được chuyển đổi từ http://blog.yahoo.com/letrungnghia trên Yahoo Blog sang sử dụng NukeViet sau khi Yahoo Blog đóng cửa tại Việt Nam ngày 17/01/2013.Kể từ ngày 07/02/2013, thông tin trên Blog được cập nhật tiếp tục trở lại với sự hỗ trợ kỹ thuật và đặt chỗ hosting của nhóm phát triển...

Bài đọc nhiều nhất trong năm
Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm gì nhất ở mã nguồn mở?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập63
  • Máy chủ tìm kiếm11
  • Khách viếng thăm52
  • Hôm nay163
  • Tháng hiện tại550,119
  • Tổng lượt truy cập36,608,712
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây