Gián điệp điện Élysée

Thứ sáu - 03/07/2015 05:37

Espionnage Élysée

By WikiLeaks, (on 2015-06-29)

Theo: https://wikileaks.org/nsa-france/

Bài được đưa lên Internet ngày: 29/06/2015

 

Xem thêm: Chương trình gián điệp của NSA trên không gian mạng.

 

Hôm nay, 29/06/2015, WikiLeaks tiếp tục “Gián điệp điện Élysée”, xuất bản đang diễn ra của chúng tôi về sự thu thập các tài liệu TUYỆT MẬT từ các chiến dịch giám sát của Mỹ chống lại Pháp.

 

Xuất bản hôm nay gồm 7 tài liệu tuyệt mật chi tiết hóa cách mà Mỹ đã có chính sách trong thời gian dài gián điệp kinh tế chống lại Pháp, bao gồm cả can thiệp tất cả các hợp đồng và các cuộc thương thảo của các tập đoàn có giá trị hơn 200 triệu USD của Pháp. Các tài liệu trình bày rằng Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA), còn xa mới là một tổ chức lừa đảo, đang triển khai một chính sách gián điệp kinh tế được Giám đốc Tình báo Quốc gia của Mỹ đã tạo ra. Các tài liệu chi tiết hóa các quy trình tình báo, từ việc giao nhiệm vụ cho NSA thu thập các thông tin kinh tế có mong muốn, cho tới sản xuất các báo cáo tình báo được phát triển, chúng được gửi tới “Các yếu tố Được hỗ trợ” của chính phủ Mỹ, bao gồm Bộ Thương mại Mỹ, Đại diện Thương mại Mỹ, Kho bạc Mỹ và Cục Tình báo Trung ương (CIA).

 

Trung tâm trong kho các tài liệu là 2 lệnh gián điệp dài hạn (“các yêu cầu thu thập”) chúng xác định các dạng tình báo mà NSA được giao nhiệm vụ thu thập trong các chiến dịch giám sát chống lại Pháp. Các tài liệu làm rõ rằng NSA đã được giao nhiệm vụ lấy tin tình báo về tất cả các khía cạnh của nền kinh tế Pháp, từ chính sách của chính phủ, ngoại giao, ngân hàng và sự tham gia trong các cơ quan quốc tế tới phát triển hạ tầng, các thực tiễn kinh doanh và các hoạt động thương mại. CÁc tài liệu thiết lập rằng các chiến dịch tình báo kinh tế Mỹ chống lại Pháp đã chạy hơn 1 thập kỷ và đã bắt đầu ít nhất từ năm 2002. Vài tài liệu được ủy quyền chia sẻ với các đối tác “5 cặp mắt” - nhóm các quốc gia nói tiếng Anh trong hợp tác tình báo chặt chẽ với Mỹ: Canada, New Zealand, Úc và vài quốc gia bạn bè của Pháp ở Liên minh châu Âu (EU), nước Anh, gợi ý mạnh mẽ rằng Anh cũng đã hưởng lợi từ các hoạt động gián điệp kinh tế của Mỹ chống lại Pháp.

 

Kho chứa cũng bao gồm 5 tóm tắt tình báo TUYỆT MẬT từ việc gián điệp của Mỹ lên các cuộc hội thoại và giao tiếp truyền thống của các quan chức Pháp. Các tài liệu chỉ ra việc gián điệp của Mỹ đối với Bộ trưởng Tài chính Pháp, Thượng nghị sỹ Pháp, các quan chức trong Kho bạc và Ban lãnh đạo Chính sách Kinh tế, đại sứ Pháp ở Mỹ, và các quan chức với trách nhiệm trực tiếp về chính sách thương mại ở EU. Tờ Intercept tiết lộ sự cân nhắc kỹ và chính sách nội bộ của Pháp về Tổ chức Thương mại Thế giới - WTO, về Thỏa thuận Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), G7 và G20, ngân sách Pháp 2013, sự đi xuống của nền công nghiệp ô tô ở Pháp, và sự liên quan của các công ty Pháp trong chương trình Dầu khí và Lương thực ở Iraq trong những năm 1990.

 

Người sáng lập ra WikiLeaks Julian Assange nói: “Nước Mỹ đã và đang tiến hành gián điệp kinh tế chống lại Pháp từ hơn một thập kỷ qua. Nó không chỉ gián điệp Bộ trưởng Tài chính Pháp, mà nó đã ra lệnh can thiệp vào từng hợp đồng hoặc thương thảo có giá trị hơn 200 triệu USD của mọi công ty Pháp. Điều đó không chỉ bao trùm tất cả các công ty chính của Pháp, từ BNP Paribas, AXA và Credit Agricole tới Peugeot và Renault, Total và Orange, mà nó còn ảnh hưởng tới các hiệp hội nông nghiệp chính của Pháp. 200 triệu USD là khoảng 3.000 công ăn việc làm của Pháp. Hàng trăm hợp đồng như vậy được ký mỗi năm. Nước Mỹ không chỉ sử dụng các kết quả của bản thân việc gián điệp này, mà trao đổi những can thiệp đó với nước Anh. Liệu các công dân Pháp có đáng biết rằng nước của họ đang bị làm cho cháy túi bởi các vụ gián điệp của các quôc gia được cho là đồng minh? Nhưng đúng đấy!”

 

Để phỏng vấn/bình luận về Gián điệp Élysée, hãy liên hệ với cố vấn pháp lý ở Paris của WikiLeaks, Juan Branco: Tel. +33 671 19 21 47

 

Hôm nay, 23/06/2015, WikiLeaks đã bắt đầu xuất bản “Gián điệp Élysée”, một bộ sưu tập các báo cáo tình báo TUYỆT MẬT và các tài liêị kỹ thuật từ NSA có liên quan tới việc nhằm vào và đánh tín hiệu can thiệp tình báo các giao tiếp truyền thông của các quan chức cấp cao từ các chính phủ tiền nhiệm của Pháp trong 10 năm qua.

 

Các tài liệu tuyệt mật bắt nguồn từ sự giám sát của NSA có chủ đích trực tiếp vào các giao tiếp truyền thông của Tổng thống Pháp Francois Hollande (2012–cho tới nay), Nicolas Sarkozy (2007–2012), và Jacques Chirac (1995–2007), cũng như các bộ trưởng nội các Pháp và Đại sứ Pháp ở Mỹ. Các tài liệu cũng gồm "các bộ chọn" từ danh sách các mục tiêu, chi tiết hóa các số điện thoại cầm tay của nhiều quan chức điện Élysée cho tới bao gồm điện thoại trực tiếp của Tổng thống.

 

Nổi bật trong kho các tài liệu tuyệt mật đó là các tóm tắt các cuộc hội đàm giữa các quan chức chính phủ Pháp có liên quan tới vài vấn đề căng thẳng nhất mà nước Pháp và cộng đồng quốc tế đang đối mặt, bao gồm cả khủng hoảng tài chính toàn cầu, the khủng hoảng nợ của Hy Lạp, lãnh đạo và tương lai của Liên minh châu Âu, mối quan hệ giữa chính quyền của ông Hollande và chính phủ Đức của bà Angela Merkel, các nỗ lực của Pháp để xác định thành lập phái đoàn thường trực ở Liên hiệp quốc, sự liên can của Pháp trong xung đột ở Palestine và tranh chấp giữa các chính phủ Pháp và Mỹ về việc gián điệp của Mỹ lên Pháp.

 

Một quốc gia thành viên sáng lập của EU và một trong 5 thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc, Pháp từng là đồng minh gần gũi của Mỹ, và đóng một vai trò chính trong một số cơ quan quốc tế có liên quan tới Mỹ, bao gồm cả Nhóm G7, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại tây dương (NATO) và Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).

 

Sự phát hiện mức độ gián điệp của Mỹ chống lại các lãnh đạo và các nhà ngoại giao của Pháp vang cùng với sự tiết lộ trước đó trong giới báo chí Đức có liên quan tới việc gián điệp của Mỹ lên các giao tiếp truyền thông của Thủ tướng Đức Angela Merkel và các quan chức Đức. Tiết lộ đó đã kích động một vụ lùm xùm chính trị ở Đức, cuối cùng là một yêu cầu chính thức trong sự hợp tác tình báo của Đức với Mỹ, điều vẫn còn đang diễn ra.

 

Trong khi những tiết lộ của Đức đã tập trung vào sự việc được cách li mà các quan chức cao cấp đã bị tình báo Mỹ ngắm đích, thì xuất bản của WikiLeaks hôm nay cung cấp sự thấu hiểu lớn hơn nhiều trong việc gián điệp của Mỹ lên các đồng minh của nó, bao gồm cả nội dung thực tế các sản phẩm tình báo bắt nguồn từ các can thiệp đó, chỉ ra cách mà Mỹ gián điệp các cuộc gọi điện thoại của các nhà lãnh đạo và các bộ trưởng Pháp vì tình báo chính trị, kinh tế và ngoại giao.

 

Người sáng lệp ra WikiLeaks Julian Assange nói: “Nhân dân Pháp có quyền biết rằng chính phủ được bầu của họ chịu sự giám sát thù địch từ một nước được cho là đồng minh. Chúng tôi tự hào về công việc của bạn với các nhà xuất bản hàng đầu của Pháp là các tờ Liberation và Mediapart để mang câu chuyện này ra ánh sáng. Các nhà lãnh đạo Pháp có thể kỳ vọng các tiết lộ quan trọng và đúng lúc hơn trong tương lai gần”.

 

Các bài báo của các đối tác truyền thông:

Libération - France

Mediapart – France

 

Today, 29 June 2015, WikiLeaks continues "Espionnage Élysée", our ongoing publication of a collection of TOP SECRET documents from United States surveillance operations against France.

 

Today's publication comprises seven top secret documents detailing how the US has had a decade- long policy of economic espionage against France, including the interception of all French corporate contracts and negotiations valued at more than $200 million. The documents demonstrate that the US National Security Agency, far from being a rogue organisation, is carrying out an economic espionage policy created by the US Director of National Intelligence. The documents detail the intelligence process, from the tasking of the NSA with collection of desired economic information to the production of developed intelligence reports, which are sent to "Supported Elements" of the US government, including the US Department of Commerce, the US Trade Represenative, the US Treasury and the Central Intelligence Agency.

Central within the cache of documents are two long-term spying orders ("collection requirements") which define the kinds of intelligence the NSA is tasked with collecting in its surveillance operations against France. The documents make clear that the NSA has been tasked with obtaining intelligence on all aspects of the French economy, from government policy, diplomacy, banking and participation in international bodies to infrastructural development, business practices and trade activities. The documents establish that the US economic intelligence operations against France have run for more than a decade and started as early as 2002. Some of the documents are authorised for sharing with the "Five Eyes" partners – the group of Anglophone countries in close intelligence co-operation with the United States: Canada, New Zealand, Australia and France's fellow member state of the European Union, the United Kingdom, strongly suggesting that the United Kingdom has also benefited from the United States' economic espionage activities against France.

The cache also includes five TOP SECRET intelligence summaries from US spying on the conversations and communications of French officials. The documents show US spying on the French Finance Minister, a French Senator, officials within the Treasury and Economic Policy Directorate, the French ambassador to the United States, and officials with direct responsibility for EU trade policy. The intercepts reveal internal French deliberation and policy on the World Trade Organization, the Trans-Pacific Partnership Agreement, the G7 and the G20, the 2013 French budget, the decline of the automotive industry in France, and the involvement of French companies in the Oil for Food programme in Iraq during the 1990s.

WikiLeaks founder Julian Assange said: "The United States has been conducting economic espionage against France for more than a decade. Not only has it spied on the French Finance Minister, it has ordered the interception of every French company contract or negotiation valued at more than $200 million. That covers not only all of France's major companies, from BNP Paribas, AXA and Credit Agricole to Peugeot and Renault, Total and Orange, but it also affects the major French farming associations. $200 million is roughly 3,000 French jobs. Hundreds of such contracts are signed every year. The United States not only uses the results of this spying itself, but swaps these intercepts with the United Kingdom. Do French citizens deserve to know that their country is being taken to the cleaners by the spies of supposedly allied countries? Mais oui!"

For French-language interviews/comment regarding Espionnage Élysée please contact WikiLeaks' Paris-based legal advisor, Juan Branco: Tel. +33 671 19 21 47

Today, 23 June 2015, WikiLeaks began publishing "Espionnage Élysée", a collection of TOP SECRET intelligence reports and technical documents from the US National Security Agency (NSA) concerning targeting and signals intelligence intercepts of the communications of high-level officials from successive French governments over the last ten years.

The top secret documents derive from directly targeted NSA surveillance of the communications of French Presidents Francois Hollande (2012–present), Nicolas Sarkozy (2007–2012), and Jacques Chirac (1995–2007), as well as French cabinet ministers and the French Ambassador to the United States. The documents also contain the "selectors" from the target list, detailing the cell phone numbers of numerous officials in the Elysee up to and including the direct cell phone of the President.

Prominent within the top secret cache of documents are intelligence summaries of conversations between French government officials concerning some of the most pressing issues facing France and the international community, including the global financial crisis, the Greek debt crisis, the leadership and future of the European Union, the relationship between the Hollande administration and the German government of Angela Merkel, French efforts to determine the make-up of the executive staff of the United Nations, French involvement in the conflict in Palestine and a dispute between the French and US governments over US spying on France.

A founding member state of the European Union and one of the five permanent members of the UN Security Council, France is formally a close ally of the United States, and plays a key role in a number of US-associated international institutions, including the Group of 7 (G7), the North Atlantic Treaty Organization (NATO) and the World Trade Organization (WTO).

The revelation of the extent of US spying against French leaders and diplomats echoes a previous disclosure in the German press concerning US spying on the communications of German Chancellor Angela Merkel and other German officials. That disclosure provoked a political scandal in Germany, eventuating in an official inquiry into German intelligence co-operation with the United States, which is still ongoing.

While the German disclosures focused on the isolated fact that senior officials were targeted by US intelligence, WikiLeaks' publication today provides much greater insight into US spying on its allies, including the actual content of intelligence products deriving from the intercepts, showing how the US spies on the phone calls of French leaders and ministers for political, economic and diplomatic intelligence.

WikiLeaks founder Julian Assange said: "The French people have a right to know that their elected government is subject to hostile surveillance from a supposed ally. We are proud of our work with leading French publishers Liberation and Mediapart to bring this story to light. French readers can expect more timely and important revelations in the near future."

Media Partners Articles:

Libération - France

Mediapart – France

 

Dịch: Lê Trung Nghĩa

letrungnghia.foss@gmail.com

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Về Blog này

Blog này được chuyển đổi từ http://blog.yahoo.com/letrungnghia trên Yahoo Blog sang sử dụng NukeViet sau khi Yahoo Blog đóng cửa tại Việt Nam ngày 17/01/2013.Kể từ ngày 07/02/2013, thông tin trên Blog được cập nhật tiếp tục trở lại với sự hỗ trợ kỹ thuật và đặt chỗ hosting của nhóm phát triển...

Bài đọc nhiều nhất trong năm
Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm gì nhất ở mã nguồn mở?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập246
  • Máy chủ tìm kiếm4
  • Khách viếng thăm242
  • Hôm nay34,064
  • Tháng hiện tại436,568
  • Tổng lượt truy cập36,495,161
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây