‘Vấn đề của Cô gái vắt sữa Màu vàng - Triển vọng mô hình kinh doanh dựa vào Siêu dữ liệu Mở’ - bản dịch sang tiếng Việt

Thứ ba - 07/03/2023 05:54
‘Vấn đề của Cô gái vắt sữa Màu vàng - Triển vọng mô hình kinh doanh dựa vào Siêu dữ liệu Mở’ - bản dịch sang tiếng Việt

Là tài liệu của các tác giả: Harry Verwayen, Europeana, The Hague (Hà Lan), Martijn Arnoldus, Kennisland | Knowledgeland, Amsterdam (Hà Lan), Peter B. Kaufman, Intelligent Television, New York (Mỹ) và do Europeana xuất bản tháng 11/2011, giấy phép CC BY-SA.

Cô gái vắt sữa’ (The Milkmaid), một trong các tác phẩm nổi tiếng nhất của Johannes Vermeer, miêu tả cảnh người phụ nữ lặng lẽ rót sữa vào bát. Trong quá trình khảo sát Rijksmuseum đã phát hiện rằng đã có hơn 10.000 bản sao của hình ảnh này trên Internet - hầu hết là các bản sao tồi, hơi vàng. Vì kết quả của tất cả các bản sao chất lượng thấp đó trên web, theo Rijksmuseum, “mọi người đơn giản đã không tin vào các bưu thiếp trong cửa hàng của viện bảo tàng từng hiển thị các bức tranh gốc. Điều này từng là cú hích cho bản thân chúng tôi để đặt các hình ảnh độ phân giải cao của tác phẩm gốc với siêu dữ liệu mở lên web. Việc mở ra dữ liệu của chúng tôi là sự bảo vệ tốt nhất chống lại ‘Cô gái vắt sữa màu vàng’ (yellow Milkmaid)”.

Ví dụ này là nguyên nhân chính dẫn tới việc các cơ sở di sản văn hóa như các Phòng trưng bày, Thư viện, Kho lưu trữ và Viện bảo tàng - GLAM (Galleries, Libraries, Archives, Museums) ở châu Âu đã đi theo con đường Văn hóa Mở với việc tìm kiếm các mô hình kinh doanh mới dựa vào siêu dữ liệu mở với giấy phép mở Creative Commons Zero (CC0) và dữ liệu mở liên kết (Linked Open Data), kể từ khoảng 15 năm trước.

Tổng thể chúng tôi có thể kết luận rằng có sự thuyết phục mạnh giữa những người chuyên nghiệp về di sản văn hóa rằng những lợi ích của việc chia sẻ mở và phân phối mở sẽ lớn hơn các rủi ro… Tất cả điều này đòi hỏi sự thay đổi tư duy tập thể, khuyến khích chấp nhận vài rủi ro cần thiết và thiện chí mạnh mẽ đầu tư vào tương lai của xã hội chúng ta phục vụ và tham gia trong đó.

Đối với các cơ sở di sản văn hóa: “Phân biệt giữa 3 dạng mô hình kinh doanh làm việc với siêu dữ liệu. Trong hầu hết các trường hợp siêu dữ liệu được tạo ra như một phần của sứ mệnh công cộng của cơ sở, và nó không có hiệu ứng trực tiếp hoặc gián tiếp lên việc tạo ra giá trị và dòng doanh thu của tổ chức đó. Tuy nhiên, thường thấy siêu dữ liệu có thể được coi là hoạt động chính của tổ chức vì nó gián tiếp đóng góp (ví dụ, như một công cụ tiếp thị) cho doanh thu của tổ chức. Một số ít các cơ sở di sản văn hóa có nguồn doanh thu trực tiếp từ việc tạo lập và bán siêu dữ liệu; siêu dữ liệu sau đó trở thành một đề xuất giá trị cốt lõi của tổ chức.

Tự do tải về bản dịch sang tiếng Việt của tài liệu có 34 trang tại địa chỉ: https://www.dropbox.com/s/6riaok07oei0823/Whitepaper_2-The_Yellow_Milkmaid_Vi-21022023.pdf?dl=0

Xem thêm:

Blogger: Lê Trung Nghĩa

letrungnghia.foss@gmail.com

 

Tác giả: Nghĩa Lê Trung

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Về Blog này

Blog này được chuyển đổi từ http://blog.yahoo.com/letrungnghia trên Yahoo Blog sang sử dụng NukeViet sau khi Yahoo Blog đóng cửa tại Việt Nam ngày 17/01/2013.Kể từ ngày 07/02/2013, thông tin trên Blog được cập nhật tiếp tục trở lại với sự hỗ trợ kỹ thuật và đặt chỗ hosting của nhóm phát triển...

Bài đọc nhiều nhất trong năm
Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm gì nhất ở mã nguồn mở?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập81
  • Máy chủ tìm kiếm5
  • Khách viếng thăm76
  • Hôm nay23,404
  • Tháng hiện tại687,715
  • Tổng lượt truy cập36,746,308
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây