Bản địa hóa và chương trình OER@University RoadShow ở Việt Nam

Thứ hai - 03/10/2016 06:21
 
Lê Trung Nghĩa, letrungnghia.foss@gmail.com
Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Quốc gia về Công nghệ Mở,
Bộ Khoa học và Công nghệ
Bài viết cho Hội thảo Quốc tế lần thứ 2 về OER do Đại học Khoa học Xã hội Nhân văn và UNESCO đồng tổ chức tại Hà Nội ngày 28/09/2016
-------------------------------------------------------------------------------

 
Trong quá trình ứng dụng và phát triển tài nguyên giáo dục mở - OER (Open Educational Resource) ở Việt Nam, việc dịch và bản địa hóa các nội dung và OER có sẵn từ tiếng nước ngoài, chủ yếu là tiếng Anh, là không thể tránh khỏi.

 
A. Định nghĩa bản địa hóa
Theo Wikipedia, bản địa hóa ngôn ngữ là quy trình tùy biến thích nghi sản phẩm từng được dịch trước đó trong nhiều ngôn ngữ sang một quốc gia hoặc vùng cụ thể (theo tiếng Latin từ locus (địa điểm) và tiếng Anh local, “địa điểm nơi mà điều gì đó xảy ra hoặc được thiết lập”. Đây là pha 2 của một quá trình lớn hơn trong việc dịch sản phẩm và tùy biến thích nghi về văn hóa (cho các quốc gia, vùng hoặc các nhóm cụ thể) có tính tới những khác biệt trong các thị trường phân biệt được, một quá trình được biết tới như là quốc tế hóa và bản địa hóa.
Bản địa hóa khác với hoạt động dịch vì nó có liên quan tới nghiên cứu toàn diện về văn hóa của địa điểm đích để tùy biến thích nghi đúng sản phẩm cho các nhu cầu của địa phương.

 
B. Xuất phát điểm
Đối với các quốc gia như Việt Nam, để phát triển tài nguyên giáo dục mở - OER (Open Educational Resources), có lẽ có 2 cách chính: (1) Tự làm từ đầu với sự học hỏi kinh nghiệm của thế giới; và (2) Nhập khẩu công nghệ OER có lựa chọn từ nước ngoài vào và tùy biến cho phù hợp với điều kiện của Việt Nam;
Trong thực tế, luôn là sự kết hợp của 2 cách trên, với các mức độ khác nhau sao cho có hiệu quả nhất về chi phí, và công việc bản địa hóa luôn song hành với cả 2 cách đó.
Để ứng dụng và phát triển OER ở Việt Nam, có thể có nhiều cách tiếp cận khác nhau, một trong những cách đó, có thể theo trật tự như sau:
  1. Cách 1 làm trước như một thí điểm trong vài năm, ví dụ, 2 - 3 năm đầu để khởi xướng xây dựng được cộng đồng OER ban đầu tại Việt Nam, lấy nòng cốt gồm:
    1. Các giáo viên, các cán bộ công chức và những người có chuyên môn về thư viện và thông tin trong khu vực giáo dục, theo phân loại có khả năng như sau:
      • Các trường đại học và cao đẳng khu vực tư nhân
      • Các trường đại học và cao đẳng khối sư phạm và ngoại ngữ, với ưu tiên hàng đầu là tiếng Anh
      • Các trường đại học và cao đẳng của phần còn lại
      • Các sơ sở giáo dục khác như phổ thông, mẫu giáo, ...
    2. Cộng đồng nguồn mở trong tất cả các lĩnh vực đến từ tất cả các khu vực như giới doanh nghiệp, khu vực nhà nước, khu vực giáo dục, và những người làm việc tình nguyện và độc lập (freelancer), cả trong và ngoài nước, đặc biệt trong việc truyền bá các lĩnh vực mới về văn hóa - khoa học - giáo dục nguồn mở và phát triển các hệ thống thông tin dựa vào không chỉ khía cạnh kỹ thuật - công nghệ, mà còn cả các khía cạnh về triết lý - pháp lý - tổ chức cộng đồng nguồn mở - các mô hình kinh doanh nguồn mở... (các vấn đề phi kỹ thuật của nguồn mở) đã và đang được triển khai trên khắp thế giới trong hơn một thập kỷ qua.
    3. Các giáo viên, các cán bộ công chức và những người có chuyên môn khác với thư viện trong khu vực giáo dục, cũng giống như được nêu ở mục a ở trên.
    4. Trong giai đoạn 2 - 3 năm đầu thí điểm, mục tiêu chính là để:
      • Nâng cao nhận thức, tìm hiểu và làm quen bước đầu với OER và triển khai thực hành các công việc có liên quan tới OER với chi phí thấp nhất có thể.
      • Bước đầu xây dựng cộng đồng OER (như được nêu ở trên), cả trên trực tuyến (nhóm tin và/hoặc các trang về OER trong các phương tiện mạng xã hội...) và phi trực tuyến (hướng tới việc xây dựng Câu lạc bộ OER Việt Nam). Cộng đồng này cần nhanh chóng hòa nhập vào cộng đồng OER thế giới và/hoặc có những thành viên của cộng đồng là các nhân tố nước ngoài có cùng mục đích phù hợp với việc ứng dụng và phát triển OER ở Việt Nam và trên thế giới.
      • Bước đầu xây dựng được chính sách ở một vài nơi, với các mức quản lý càng cao càng tốt như quốc tế, quốc gia, địa phương và/hoặc cơ sở.
  1. Sau giai đoạn thí điểm ban đầu với cách 1 như được nêu ở trên, có thể và nên hướng tới cách 2. Cách này nhằm mục đích để cộng đồng OER ở Việt Nam có khả năng nhanh chóng tham gia vào môi trường phát triển OER cùng và không tách rời khỏi các cộng đồng OER thế giới với chi phí thấp nhất có thể (nhờ vào giai đoạn thí điểm vài năm theo cách 1), qua đó để nắm bắt, tùy biến thích nghi và thực hành phát triển OER với công nghệ đương thời của thế giới. Cùng lúc, ở những nơi có khả năng, vẫn có thể tiếp tục con đường như ở cách 1.
Ở giai đoạn này, một trong những công việc quan trọng sẽ là bản địa hóa nội dung OER của thế giới cho phù hợp với các điều kiện cụ thể của Việt Nam.

 
C. Nhu cầu về hệ thống tạo ra và/hoặc bản địa hóa đáp ứng nguyên tắc 5R của OER từ các hoạt động triển khai chương trình OER@University RoadShow 2016
Chương trình OER@University RoadShow 2016 là chương trình do một số đơn vị đã ký kết Bản ghi nhớ (MOU) ngày 29/12/2015 nhân Hội thảo Quốc tế 'Xây dựng nền tảng học liệu mở cho giáo dục đại học Việt Nam - Đề xuất chính sách, tạo lập cộng đồng và phát triển giải pháp công nghệ' và một vài cá nhân tình nguyện từ các tổ chức, doanh nghiệp khác đặt ra để triển khai công việc như được nêu trong khoản 1, mục d ở phần 'Xuất phát điểm' được nêu ở trên, mà hầu hết các hoạt động của nó có liên quan tới triển khai các công việc như được chỉ ra trong sơ đồ khái niệm OER như trên Hình 1 cho các đối tượng, trong năm 2016, là các giảng viên khoa thông tin - thư viện và cán bộ trung tâm thư viện là các thành viên của Liên Chi hội Thư viên Đại học Khu vực Phía Bắc (NALA) và Phía Nam (VILASAL), và một vài đại học - cao đẳng khác, như trong Bảng 1.

 
Như được chỉ ra trong Sơ đồ khái niệm OER trên Hình 1, phần 'Nội dung' là quan trọng nhất trong ứng dụng và phát triển OER, gắn chặt với nguyên tắc 5R của OER, trong tiếng Việt có nghĩa là sử dụng lại, phân phối lại, làm lại, pha trộngiữ lại. Việc bản địa hóa cũng sẽ được tập trung nhiều nhất ở phần 'Nội dung' này, trước hết là vào việc tạo ra OER có nội dung ban đầu từ các tiếng nước ngoài, mà trên thực tế, phần lớn là bằng tiếng Anh.
Thực tế triển khai các khóa huấn luyện của chương trình OER@University RoadShow 2016 cho thấy, việc dịch và bản địa hóa các nội dung từ tiếng Anh có trong hầu như tất cả các thành phần của sơ đồ khái niệm OER, như các nội dung liên quan tới: (a) sử dụng các công cụ phần mềm nguồn mở để tạo ra, phát hành, lưu trữ, quản lý, quảng bá và chia sẻ OER; (b) hệ thống giấy phép Creative Commons như là tài nguyên về pháp lý để phát triển các OER một cách hợp lệ; và (c) cả các nội dung để tạo ra các bài trình bày trong các khóa huấn luyện của chương trình.

 
Bảng 1. OER@University RoadShow 2016 và các nội dung
TT
Ngày tháng
Nội dung chương trình
Địa điểm đăng cai
1
Ngày 24 - 25/3/2016
1. Vài trò và tầm quan trọng của thư viện trong phát triển OER
2. Tổng quan về OER
3. Hệ thống giấy phép nguồn mở và thực hành cấp phép CC
4. OCW-OER-MOOC và Xuất bản mở trên hệ thống VOER
2
07/6/2016
Bộ công cụ mạng học tập cá nhân - môi trường chia sẻ và học tập của bạn (cả lý thuyết và thực hành)
FLIS, ĐH KHXH và NV HN
3
17/6/2016
1. Tổng quan về OER
2. Hệ thống giấy phép nguồn mở và thực hành cấp phép CC (phần Demo)
FLIS, ĐH KHXH và NV HCM
4
Ngày 27 - 28/6/2016
1. Tổng quan về OER
2. Hệ thống giấy phép nguồn mở và thực hành cấp phép CC
3. Bộ công cụ mạng học tập cá nhân - môi trường chia sẻ và học tập của bạn (cả lý thuyết và thực hành)
4. OCW-OER-MOOC và Xuất bản mở trên hệ thống VOER
LRC, Đại học Cần Thơ
5
12/8/2016
1. Vài trò và tầm quan trọng của thư viện trong phát triển OER
2. Tổng quan về OER
3. Hệ thống giấy phép nguồn mở và thực hành cấp phép CC
4. OCW-OER-MOOC và Xuất bản mở trên hệ thống VOER
Đại học Đồng Nai
6
Ngày 17/8/2016
1. Tổng quan về OER
2. Hệ thống giấy phép nguồn mở và thực hành cấp phép CC
3. OCW-OER-MOOC và Xuất bản mở trên hệ thống VOER
Đại học Văn Lang
7
Ngày 8/9/2016
1. Tổng quan về OER
2. Hệ thống giấy phép nguồn mở và thực hành cấp phép CC
3. OCW-OER-MOOC và Xuất bản mở trên hệ thống VOER
LIRC, Đại học Đà Nẵng
8
Ngày 23-24/9/2016
1. Tổng quan về OER
2. Hệ thống giấy phép nguồn mở và thực hành cấp phép CC
3. Bộ công cụ mạng học tập cá nhân - môi trường chia sẻ và học tập của bạn (cả lý thuyết và thực hành)
4. OCW-OER-MOOC và Xuất bản mở trên hệ thống VOER
Đại học Thăng Long, Hà Nội
 
Trong các hoạt động của OER@University RoadShow 2016, như trong Bảng 1, các công việc liên quan tới thành phần 'Nội dung' hầu như mới chỉ dừng lại ở bước demo cách thức để tạo ra nội dung, gắn giấy phép Creative Commons cho nội dung để trở thành OER và sử dụng môi trường mạng học tập của cá nhân là các ứng dụng - dịch vụ web như là các công cụ có sẵn trên trực tuyến để phát hành, quảng bá, quản lý các nội dung đó, ở mức độ rất sơ khởi, chủ yếu có liên quan tới các OER riêng rẽ - nhỏ lẻ của cá nhân, hoàn toàn chưa đề cập tới các OER lớn - cả gói thường thấy trong các dự án lớn cấp quốc gia và quốc tế - điều có lẽ là phù hợp với giai đoạn đầu nâng cao nhận thức về OER.
Bản thân bài trình bày 'Bộ công cụ mạng học tập cá nhân - môi trường chia sẻ và học tập của bạn' xuất phát từ thực tế là sau khi các học viên được trang bị những kiến thức tổng quan ban đầu về OER và cách thức sử dụng các công cụ có sẵn trên Internet để cấp phép Creative Commons cho các tư liệu mà các học viên tạo ra trong công việc hàng ngày thông qua các công cụ soạn thảo văn bản, trình chiếu và/hoặc trực tiếp trên trình duyệt web, nghĩa là họ đã tạo ra được các OER riêng lẻ cá nhân, hầu hết trong số họ không biết sẽ phải chia sẻ chúng như thế nào trên Internet, và nội dung 'Bộ công cụ mạng học tập cá nhân - môi trường chia sẻ và học tập của bạn' chính là để giúp các học viên, một phần, giải quyết được nhu cầu đó một cách đơn giản, hiệu quả tại thời điểm này, nhờ vào những ứng dụng, dịch vụ web có sẵn trên Internet.
Sử dụng 'Bộ công cụ mạng học tập cá nhân - môi trường chia sẻ và học tập của bạn', về bản chất, là sử dụng và tích hợp hàng loạt các ứng dụng - dịch vụ web có sẵn để tạo ra, phát hành, lưu trữ, quản lý, quảng bá và chia sẻ các OER riêng rẽ - nhỏ lẻ của cá nhân, nhờ vào việc tích hợp các chức năng riêng rẽ, được thiết kế cho từng ứng dụng - dịch vụ web có sẵn đó. Bên cạnh điểm mạnh của cách tiếp cận này là giúp tạo ra và quản lý được các OER và phù hợp cho việc dạy và học của cá nhân, thì nó cũng yêu cầu người sử dụng cần phải biết nhiều ứng dụng - dịch vụ Internet cùng một lúc, và điểm yếu dễ thấy là nó rất khó cho việc giám sát, theo dõi và hầu như không tồn tại quy trình rà soát lại ngang hàng đối với nội dung các OER của cá nhân, và vì vậy khó để khẳng định được chất lượng của chúng, và tới lượt nó, điều này nhiều khả năng sẽ gây khó cho việc sử dụng các nội dung đó sau này theo đúng nguyên tắc 5R của OER.
Thực tế các hoạt động của OER@University RoadShow 2016 cũng chỉ ra các học viên còn rất lúng túng trong việc tạo ra, phát hành, lưu trữ, quản lý, quảng bá và chia sẻ các nội dung được cấp phép mở với các giấy phép Creative Commons. Đặc biệt, trong một khóa học như vậy ở Trung tâm Học liệu Đại học Cần Thơ, đã có học viên đưa ra câu hỏi, nghi ngại về chất lượng của các OER tự các học viên tạo ra và đưa lên trên trực tuyến, khi không có quy trình, công cụ và/hoặc môi trường nào để thẩm định chất lượng của các nội dung OER riêng rẽ - nhỏ lẻ đó của các cá nhân.
Điều này cho thấy, nhu cầu tìm ra được một hệ thống giúp cho các học viên có khả năng tạo ra và/hoặc bản địa hóa vừa đáp ứng được nguyên tắc 5R của OER, và vừa có thể tin cậy được thông qua quy trình rà soát lại ngang hàng là rất cần thiết, trong khi các hệ thống được xây dựng trong các chương trình và/hoặc dự án ở mức quốc gia và thậm chí ở mức cơ sở còn chưa có khả năng thuyết phục các cấp quản lý để hiện thực hóa như nhiều nước trên thế giới đã và đang làm.
May thay, trong phong trào OER thế giới, luôn tồn tại những hệ thống như vậy.

 
D. Bản địa hóa - ví dụ cụ thể từ thực tiễn triển khai OER@University RoadShow 2016
Trong thực tế triển khai các khóa huấn luyện của OER@University RoadShow 2016, để có những hướng dẫn cụ thể, trực quan từng bước một bằng hình ảnh minh họa trong việc hướng dẫn truy cập Internet, cài đặt, đăng nhập, và các hoạt động khác có liên quan tới các ứng dụng - dịch vụ web, bài trình bày 'Bộ công cụ mạng học tập cá nhân - môi trường chia sẻ và học tập của bạn' đã sử dụng nhiều nội dung OER được dịch - bản địa hóa từ tiếng Anh sang tiếng Việt trên wikiHows, cụ thể là từ trang http://www.wikihow.com/ với các nội dung bằng tiếng Anh sang trang http://www.wikihow.vn/ với các nội dung bằng tiếng Việt, như một số nội dung được liệt kê bên dưới đây:

 
Bảng 2. Một số nội dung được dịch - bản địa hóa sang tiếng Việt trên wikiHows *
TT
Tiếng Việt - trên http://www.wikihow.vn/
Tiếng Anh - trên http://www.wikihow.com/
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11

 
* Các nội dung trên wikiHows luôn được cập nhật thay đổi, độc lập giữa bản tiếng Anh và tiếng Việt. Tất cả các bản dịch - bản địa hóa sang tiếng Việt ở trên đều được làm trong khoảng thời gian từ 11-15/05/2016 và hoàn toàn có khả năng được những người rà soát lại ngang hàng trong hệ thống sửa đổi, cập nhật nội dung.
** Bản tiếng Việt được làm thành tài liệu riêng, không có trên http://www.wikihow.vn/
*** Cho tới thời điểm viết bài này, bản tiếng Việt của 'Tải về Google Books' đã có 806 lượt truy cập.
**** Bài đã được tác giả khác dịch - bản địa hóa từ trước đó.

 
Đáng lưu ý là tất cả các nội dung trên wikiHows đều là các OER được cấp giấy phép Creative Commons Attribution-Noncommercial-Share Alike 3.0 (CC BY-NC-SA), vì vậy các nội dung của wikiHows là tự do để sửa đổi, xuất bản lại và chia sẻ. Hơn nữa, trong bản thân hệ thống wikiHows có quy trình rà soát lại ngang hàng từ những người tạo nội dung, những người hướng dẫn (mentor) và quản trị hệ thống bản địa địa phương (như của http://www.wikihow.vn/) dựa vào chính sách với các nguyên tắc, quy định và chỉ dẫn để đảm bảo chất lượng nội dung và nhiều công cụ hỗ trợ khác như hệ thống thư điện tử, diễn đàn nội bộ, trợ giúp hình ảnh và các công cụ khác. Điều này là đặc biệt quan trọng vì nó đồng nghĩa với việc các nội dung của wikiHows đảm bảo được nguyên tắc 5R của OER.
Để bất kỳ người bình thường nào trong cộng đồng OER ở Việt Nam cũng có khả năng sử dụng wikiHows một cách thành thục, bạn không chỉ cần phải biết tìm kiếm nội dung để bản địa hóa - ví dụ như trên http://www.wikihow.com/, rồi tiến hành bản địa hóa, sau đó đưa lên wikiHows tiếng Việt tại http://www.wikihow.vn/, mà bạn nhất thiết phải biết và hiểu rõ được tất cả chính sách của nó với các nguyên tắc, quy định và chỉ dẫn cũng như cách thức sử dụng các công cụ đi kèm trong hệ thống wikiHows như được nêu ở trên, và tới lượt nó, tất cả những nội dung đó đều cần phải được dịch - bản địa hóa sang tiếng Việt.

 
E. Vài số liệu thống kê và thông tin về wikiHows
Jack Herrick đã sáng lập ra wikiHow vào ngày 15/01/2005, với mục đích tạo ra sách hướng dẫn cách làm (how-to) với kiến thức rộng rãi và chính xác, các chỉ dẫn được cập nhật trong nhiều ngôn ngữ (hiện có 17 ngôn ngữ, trong đó có tiếng Việt). Ông là tác giả của bài báo 'Tất cả các con đường đều dẫn tới giáo dục' đã được dịch sang tiếng Việt. Tới tháng 02/2015, sau 10 năm tồn tại, wikiHows đã có 180.000 bài viết hướng dẫn cách làm trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Một vài số liệu thống kê ở thời điểm hiện tại về wikiHows:
  • Tổng số trang: 7.491.603
  • Tổng số bài báo: 192.768
  • Tổng số hình ảnh và các tệp khác: 2.803.199
  • Tổng số người sử dụng có đăng ký: 1.424.808
  • Tổng số các sửa đổi được thực hiện trên wikiHow: 25.028.226
  • Tổng số quản trị viên: 132
  • Tổng số người làm về hành chính: 4
  • Hiện tại, theo xếp hạng của Alexa, wikihow.com xếp thứ 193 ở Mỹ và 241 thế giới (theo truy cập ngày 07/08/2016).
Với sự sẵn sàng của http://www.wikihow.vn/ và giấy phép CC BY-NC-SA cho tất cả các nội dung, wikiHows là nguồn nội dung rất phong phú, nếu không nói là bất tận, cho việc bản địa hóa OER của Việt Nam với quy trình, tiêu chuẩn và chất lượng quốc tế.

 
F. Hướng tới chương trình OER@University RoadShow 2017 và bản địa hóa OER
Dự kiến, chương trình OER@University RoadShow 2017 sẽ tiếp tục các nội dung như đã được triển khai trong năm 2016 và được mở rộng thêm, một trong những hướng chính sẽ là bản địa hóa OER có sẵn bằng tiếng nước ngoài, chủ yếu là từ các nội dung tiếng Anh.
Và để có khả năng làm tốt được công việc dịch - bản địa hóa này, các đơn vị, cơ sở giáo dục nên có sự chuẩn bị về nhân lực, trước hết là sự kết hợp của các chuyên ngành như:
  1. Thông tin - thư viện, cả và trước hết là các giảng viên và cán bộ thư viện;
  2. CNTT-TT, bất kỳ ai có khả năng dịch - bản địa hóa các công cụ CNTT, đặc biệt là các công cụ web phục vụ cho việc đào tạo - huấn luyện - hướng dẫn sử dụng các công cụ đó trong ứng dụng và phát triển OER, đặc biệt là các cộng đồng nguồn mở.
  3. Ngoại ngữ tiếng Anh vì rất nhiều các công việc dịch - bản địa hóa có liên quan tới tất cả các phần công việc ứng dụng và phát triển OER như được chỉ ra trong Hình 1 về Sơ đồ khái niệm OER, hệ thống wikiHows, và nhiều hơn thế nữa.
Ngoài sự chuẩn bị về nhân lực của các cơ sở giáo dục, hy vọng sẽ còn có sự tham gia của wikiHows toàn cầu, và đặc biệt là đội wikiHow Vietnam, có thể trong một số các khóa huấn luyện về bản địa hóa OER trong năm 2017 ở một số tỉnh thành và vùng trọng điểm trong cả nước như Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ và Thái Nguyên....
Cũng hy vọng sẽ tiếp tục có sự tham gia và hỗ trợ đắc lực về nhiều mặt trong ứng dụng và phát triển OER ở Việt Nam như đã từng diễn ra trong suốt chương trình OER@University RoadShow 2016 của NALA, VILASAL, FLIS, RDOT, Quỹ Việt Nam và nhiều trường đại học khác đã giúp đăng cai, hỗ trợ về địa điểm, trang thiết bị và các hoạt động hậu cần khác, như được nêu trong Bảng 1.
Vì hầu hết các nội dung được trình bày trong các khóa huấn luyện trong năm 2016 được thay đổi và cập nhật liên tục, trong khi thời lượng và nội dung cho từng khóa huấn luyện cũng rất khác nhau, có thể có khả năng là các cá nhân, các đơn vị đã tham gia các khóa học trong năm 2016 có nhu cầu để mở lại các khóa huấn luyện để nắm chắc hơn về các khái niệm lý thuyết và để có khả năng thực hành thuần thục với (các) nội dung đã được làm quen. Hy vọng, các vấn đề như vậy, nếu có, cũng sẽ được giải quyết trong năm 2017.
Một vấn đề khác, là các khóa huấn luyện có lẽ nên được tiến hành có tổ chức và kế hoạch tốt hơn. Các khóa huấn luyện OER@University RoadShow 2016 dù đã được tổ chức khá tốt, nhưng hầu hết là không theo kế hoạch định sẵn, mà theo sự ngẫu nhiên qua giới thiệu, có lẽ cũng là phù hợp cho 'vạn sự khởi đầu nan', cả từ phía cung - các đơn vị và cá nhân chuẩn bị nội dung các khóa huấn luyện, lẫn từ phía cầu - các đơn vị có nhu cầu và quan tâm tới ứng dụng và phát triển OER.
Với OER@University RoadShow 2017, hy vọng sẽ có được một chút thay đổi, sao cho có khả năng có được kế hoạch càng sớm càng tốt, có thể với dự kiến là:
  1. Từ phía cung, các nội dung của OER@University RoadShow 2017 như trên Bảng 3.
  2. Từ phía cầu, hy vọng và mong muốn tiếp tục có được sự trợ giúp của NALA và VILASAL trong việc thu thập, tập hợp và lên kế hoạch để có thể chủ động về thời gian cho các khóa huấn luyện phù hợp với các nhu cầu và khả năng về kinh phí triển khai của NALA, VILASAL và của từng đơn vị thành viên của các tổ chức đó.
Bên cạnh đó, hy vọng có được sự quan tâm hơn nữa của các khu vực nhà nước để tạo ra được chính sách ở cấp quốc gia, và của các doanh nghiệp trong việc tìm kiếm, tạo ra và cung cấp các dịch vụ có lợi nhuận trong lĩnh vực OER, cũng như tiếp tục hỗ trợ - tài trợ kinh phí để triển khai các khóa học vì sự phát triển bền vững của phong trào OER nói riêng, và của của giáo dục Việt Nam nói chung.

 
Bảng 3. Dự kiến các nội dung của OER@University RoadShow 2017 từ phía cung *
TT
Nội dung
Ghi chú
1
Vài trò và tầm quan trọng của thư viện trong phát triển OER
Lý thuyết, 2016 có rồi
2
Tổng quan về OER
Lý thuyết, 2016 có rồi
3
Hệ thống giấy phép của thế giới nguồn mở và thực hành cấp phép CC cho OER
Lý thuyết + Thực hành, 2016 có rồi
4
OCW-OER-MOOC và thực hành trên hệ thống VOER
Lý thuyết + Thực hành, 2016 có rồi
5
Bộ công cụ mạng học tập cá nhân - môi trường chia sẻ và học tập của bạn
Thực hành, 2016 có rồi. Sẽ mở rộng thêm, 2017
6
Bản địa hóa OER
Lý thuyết + Thực hành, 2017
7
Truy cập mở & Khoa học mở
Lý thuyết, 2017

 
* Mọi đề xuất nội dung mới phù hợp theo nhu cầu đều được chào đón!

 
G. Lời kết
Đã và đang có các dự án bản địa hóa nội dung OER ở các châu Á, Phi, Mỹ Latin và cả ở châu Âu. Ở Việt Nam, việc triển khai bản địa hóa các nội dung OER là không thể tránh khỏi, nếu được thí điểm tốt trong năm 2017 thì sẽ là sự chuẩn bị tốt cho giai đoạn tiếp sau.
Có khả năng thực tế và khả thi để sử dụng các nội dung của wikiHows trong việc dạy và học của từng cá nhân, bất kể họ là ai, giáo viên, sinh viên hay bất kỳ ai khác, dựa vào các OER có sẵn được tùy biến thích nghi cho điều kiện của Việt Nam, trong một môi trường phát triển OER quốc tế, với quy trình, tiêu chuẩn, chất lượng quốc tế và có sẵn, phù hợp cho các OER riêng rẽ - nhỏ lẻ của các cá nhân, mà trước hết là cho các học viên của chương trình OER@University RoadShow 2017 và các năm tiếp sau.
Bản địa hóa trong một hệ thống như vậy, sẽ giúp cho các học viên của chương trình OER@University RoadShow có khả năng làm việc trong một môi trường thực, với quy trình thực, với nội dung thực, là cơ sở để khi thuần thục, họ có khả năng dễ dàng hơn để chuyển từ bản địa hóa sang tự sáng tạo nội dung với sự tự tin hơn vào khả năng của bản thân nhờ vào kinh nghiệm có được từ việc bản địa hóa các nội dung, vì thế có khả năng biến các học viên, ban đầu từ những người sử dụng thụ động các tư liệu giáo dục nhập ngoại thành những người đồng sáng tạo, những người sưu tập, và tiếp sau đó thành những người sáng tạo gốc ban đầu của các OER một cách tuần tự, có tiến hóa dần dần, một cách tự nhiên hơn, cả bằng tiếng Việt, tiếng Anh và các ngoại ngữ khác trong tương lai.
Bằng cách này, những người đồng sáng tạo, những người sưu tập và/hoặc những người sáng tạo gốc ban đầu các OER trong cộng đồng OER của Việt Nam sẽ thực sự phát triển cùng và không tách rời khỏi các cộng đồng OER của thế giới vì lợi ích của chính mình và có đóng góp trở lại cho sự phát triển chung của phong trào OER thế giới.

 

 
Bài viết này mang giấy phép Creative Commons Attribution (CC BY) v4.0 Quốc tế.
PS: Bài có bổ sung một vài thông tin cuối tháng 9/2016
 
Bạn có thể tải về tài liệu dạng PDF tại địa chỉ:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Về Blog này

Blog này được chuyển đổi từ http://blog.yahoo.com/letrungnghia trên Yahoo Blog sang sử dụng NukeViet sau khi Yahoo Blog đóng cửa tại Việt Nam ngày 17/01/2013.Kể từ ngày 07/02/2013, thông tin trên Blog được cập nhật tiếp tục trở lại với sự hỗ trợ kỹ thuật và đặt chỗ hosting của nhóm phát triển...

Bài đọc nhiều nhất trong năm
Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm gì nhất ở mã nguồn mở?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập0
  • Hôm nay1,362
  • Tháng hiện tại73,878
  • Tổng lượt truy cập36,875,452
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây