HỌC ĐƯỢC GÌ TỪ CÁC CHÍNH SÁCH TRUY CẬP MỞ TRÊN THẾ GIỚI (PHẦN 2 VÀ HẾT)

Thứ hai - 24/10/2016 05:28
 
Lê Trung Nghĩa, letrungnghia.foss@gmail.com
Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Quốc gia về Công nghệ Mở,
Bộ Khoa học và Công nghệ (RDOT)
https://creativecommons.org/licenses/by-sa/4.0/
-------------------------------------------------------------------------------
 
 
F. VÀI NHẬN XÉT RÚT RA TỪ CÁC CHÍNH SÁCH NÊU TRÊN
Truy cập mở, như tất cả các chính sách được liệt kê ở trên, đều nhằm mục đích làm cho các kết quả nghiên cứu được nhà nước cấp tiền là truy cập được tự do đối với tất cả mọi người và vì lợi ích của xã hội và tất cả mọi người. 'Nguyên tắc theo đó các kết quả nghiên cứu từng được nhà nước cấp tiền sẽ là truy cập được tự do trong phạm vi công cộng là nguyên tắc đầy sức thuyết phục, về cơ bản không cãi lại được' [2, trang 5 và 18]. Hệ quả của điều này là nó làm thay đổi cơ bản hệ thống truyền thông nghiên cứu, làm dịch chuyển từ hệ thống độc giả trả tiền sang tác giả trả tiền, điều tới lượt nó đòi hỏi sự dịch chuyển trong các mô hình kinh doanh và các quy trình xuất bản trong một môi trường cạnh tranh hơn theo một cách thức bền vững tránh đổ vỡ, nơi các tay chơi đã thành danh và những người mới tới đều có khả năng phát triển, đặc biệt trong các lĩnh vực chủ chốt như các mối liên kết giữa các xuất bản phẩm và dữ liệu nằm bên dưới, sự xuất bản các chuyên khảo, và thí điểm về các cơ chế rà soát lại ngang hàng.
Sự dịch chuyển trong các mô hình kinh doanh và các quy trình xuất bản được đặt trong và tính tới sự phát triển không chỉ ở riêng một quốc gia, trong trường hợp cụ thể này là Vương quốc Anh, mà còn phải xem xét ở mức toàn cầu, và trong một giai đoạn chuyển đổi quá độ cần thiết, với Vương quốc Anh, là khoảng 5 năm.
Sự dịch chuyển trong các mô hình kinh doanh và các quy trình xuất bản đòi hỏi sự hợp tác và hài hòa hóa lợi ích của tất cả các bên tham gia đóng góp, điều sống còn nhưng rất không dễ thực hiện, khi mà lợi ích của từng bên là không giống nhau, mà theo [2, mục 8.5] thì:
  1. Các nhà nghiên cứu có quan tâm trong xuất bản và phổ biến nhanh và có hiệu quả các xuất bản phẩm nghiên cứu. Như là các tác giả, họ có quan tâm trong việc đảm bảo xuất bản trên các tạp chí có uy tín cao mà tối đa hóa cơ hội của họ để đảm bảo ảnh hưởng và sự tin cậy cao về tác phẩm họ đã làm, và các cơ hội của họ giành chiến thắng trợ cấp nghiên cứu tiếp sau. Như là các độc giả và những người sử dụng, họ có quan tâm trong truy cập nhanh, tự do ở thời điểm sử dụng; dễ dàng lái chỉnh; và khả năng để sử dụng, sử dụng lại, nội dung với càng ít hạn chế có thể càng tốt.
  2. Các trường đại học và các cơ sở nghiên cứu khác có quan tâm trong việc tối đa hóa doanh số và hiệu năng nghiên cứu của họ, trong khi luôn muốn giảm chi tiêu xuống. Các trường đại học lớn hơn có sự tăng cường nghiên cứu hưởng thụ rồi (và trả tiền cho) sự truy cập tới đa số các tạp chí thích hợp cho công việc của họ; nhưng họ có thể đối mặt với các chi phí bổ sung thêm như là kết quả của sự dịch chuyển sang các thanh toán ở phía của các tác giả. Các trường đại học ít tăng cường nghiên cứu hơn có thể thấy sự giảm bớt các chi phí như là kết quả của sự chuyển dịch như vậy.
  3. Các nhà cấp vốn nghiên cứu có quan tâm trong việc đảm bảo ảnh hưởng tối đa từ nghiên cứu chất lượng cao, và vì thế trong việc đảm bảo rằng các xuất bản phẩm nảy sinh từ công việc họ cấp vốn là có khả năng truy cập được rộng rãi - khắp cộng đồng nghiên cứu toàn cầu cũng như tất cả các cộng đồng khác mà có thể có quan tâm về các kết quả đó - với càng ít các hạn chế có thể càng tốt. Giống như các trường đại học, họ cũng có quan tâm trong việc giảm thiểu các chi phí.
  4. Các thư viện - đặc biệt trong khu vực giáo dục đại học - có quan tâm trong việc tối đa hóa số lượng các tạp chí và các xuất bản phẩm nghiên cứu khác mà họ có thể cung cấp cho các độc giả của họ, với chi phí thấp nhất có thể. Các thủ thư từng đi tiên phong trong việc tìm cách hạn chế sự gia tăng các chi phí của các tạp chí, và trong việc thúc đẩy sự phát triển của các kho. Họ cũng đang phát triển các vai trò của họ trong việc cung cấp các dịch vụ mới cho các nhà nghiên cứu trong môi trường thông tin mà đã thay đổi một cách cơ bản trong thập niên vừa qua.
  5. Các nhà xuất bản tới trong nhiều bộ dạng khác nhau: những người mà xuất bản hàng ngàn đầu tạp chí và những người xuất bản chỉ một đầu tạp chí; thương mại và phi thương mại; các nhà in ở các trường đại học và của xã hội học tập; và dựa vào đăng ký thuê bao và truy cập mở, với nhiều mô hình vận hành khác nhau cho cả 2 dạng đó. Tất cả đều có quan tâm trong việc duy trì bền vững và phát triển các dịch vụ để xuất bản và phổ biến các xuất bản phẩm nghiên cứu có hiệu quả mà đang được sự rà soát lại ngang hàng chống trụ. Các nhà xuất bản dựa vào đăng ký thuê bao và truy cập mở vận hành các mô hình kinh doanh khác nhau; nhưng cả 2 đều có quan tâm trong việc đảm bảo doanh thu mà xúc tác cho họ để chào các dịch vụ chất lượng cao cho các tác giả và các độc giả/người sử dụng. Đối với các nhà xuất bản dựa vào đăng ký thuê bao, sự phát triển các kho như vậy - đặc biệt nếu các giai đoạn cấm vận và các hạn chế khác về các quyền sử dụng và sử dụng lại được giảm thiểu - đặt ra các rủi ro mà gây cho họ lo ngại lớn, vì điều này có thể làm xói mòn các mô hình kinh doanh bằng việc cản trở họ lấy lại các chi phí của họ. Đối với các nhà xuất bản truy cập mở, những phát triển như vậy là tư liệu cơ bản vì họ lấy lại các chi phí của họ trước đó thông qua các APC; các kho đơn giản cung cấp kênh bổ sung cho sự phổ biến các bài báo họ xuất bản.
  6. Các xã hội học tập có quan tâm trong việc duy trì bền vững sự hỗ trợ của họ cho xuất bản và phổ biến nghiên cứu chất lượng cao, nhưng cũng cho công việc của họ vì lợi ích của công chúng trong việc thúc đẩy và hỗ trợ sự uyên thâm trong các chuyên ngành mà họ đại diện. Bất kỳ rủi ro nào cho thặng dư mà họ đảm bảo thông qua các xuất bản phẩm của họ cũng gây nguy hiểm cho các hoạt động rộng rãi hơn của các xã hội đó với sự ngờ vực, khi các thặng dư xuất bản của nó được sử dụng để cấp vốn.
Để gia tăng truy cập mở, có 3 cơ chế có quan hệ mật thiết với nhau cần phải được xem xét kỹ lưỡng trong giai đoạn chuyển đổi quá độ, đó là: (1) Các tạp chí dựa vào thuê bao; (2) Các tạp chí truy cập mở; và (3) Các kho, đặc biệt là các kho theo chủ đề. Làm thế nào để có được chính sách từ tất cả các bên tham gia đóng góp sao cho 3 cơ chế đó làm việc được hiệu quả mà không loại trừ lẫn nhau, phụ thuộc vào sự phối hợp và hợp tác của tất cả các bên tham gia đóng góp, như các trường đại học, các nhà cấp vốn, các thư viện, các nhà xuất bản, các xã hội học tập, các nhà nghiên cứu. Có lẽ chính vì thế, mà Vương quốc Anh, đã thành lập ra nhóm nghiên cứu với các đại diện từ tất cả các bên tham gia đóng góp đó, Nhóm Finch, để nghiên cứu thực tế hệ thống truyền thông nghiên cứu để đưa ra các đề xuất phù hợp thực tiễn nhất cho Chính phủ trong khi vẫn đảm bảo tương đối quyền lợi của các bên.
Thực tế ở Vương quốc Anh chỉ ra rằng, trong giai đoạn chuyển đổi, nhiều nhà xuất bản áp dụng mô hình lai, nghĩa là doanh thu của họ vừa dựa vào sự thuê bao và vừa dựa vào các khoản tiền xử lý các bài báo (APC) cho xuất bản truy cập mở. Các nhà cấp vốn chính cho nghiên cứu của Vương quốc Anh, như RCUK hoặc HEFCE đều có các chính sách cấp vốn cho các APC cho các cơ sở nghiên cứu, các cơ sở giáo dục công lập có tăng cường nghiên cứu hoặc trực tiếp cả gói, hoặc gián tiếp để xây dựng các quỹ thanh toán cho các APC tại các cơ sở đó. Chính vì vậy, cây quyết định về truy cập mở và giai đoạn cấm vận của RCUK như trên Hình 2 là rất đáng được quan tâm xem xét.
Trong giai đoạn chuyển đổi quá độ, đầu tư cho hệ thống truyền thông nghiên cứu không giảm đi (do những khoản tiết kiệm được từ truy cập mở có khả năng tạo ra), mà tăng lên, đặc biệt từ các nguồn vốn cấp của nhà nước, cả cho: (1) các tạp chí truy cập mở thông qua các APC; (2) cho việc mở rộng cấp phép truy cập tới lượng người sử dụng lớn hơn với số lượng nhiều hơn các tạp chí cho các khu vực giáo dục và y tế; (3) các kho; và (4) các vấn đề khác có liên quan tới truy cập mở. Tất cả các khoản đầu tư này, dù là một lần hay thường niên, hầu hết, như đối với Vương quốc Anh, là từ ngân sách nhà nước.
Về các giấy phép được áp dụng trong các chính sách truy cập mở được nêu ở trên, cũng như trong các tài liệu có liên quan được nêu trong bài viết này, đều sử dụng hệ thống giấy phép Creative Commons với các giấy phép khác nhau, thể hiện các sắc thái khác nhau của các tư liệu mà các khái niệm đó bao trùm. Bản thân các chính sách được nêu ở trên, phụ thuộc vào mục đích và điều kiện cụ thể của từng cơ quan hoặc tổ chức ban hành và các nguồn vốn cấp, chỉ định các giấy phép Creative Commons khác nhau cho các tư liệu khác nhau có sự tham gia của các nhân viên của họ với tư cách là tác giả và/hoặc đồng tác giả. Điều này cho thấy, nếu đi theo tiếp cận truy cập mở, thì nhu cầu phải hiểu biết rõ về hệ thống giấy phép Creative Commons là vô cùng lớn hiện nay.
Việc liệt kê vắn tắt chính sách truy cập mở của vài tổ chức ở trên, đặc biệt các chính sách của các tổ chức ở Vương quốc Anh - như của RCUK, HEFCE và LSE - cho thấy các chính sách được nghiên cứu kỹ lưỡng để từng bước triển khai truy cập mở có hiệu lực và hiệu quả vào thực tiễn cuộc sống, thể hiện rất rõ ở vài chi tiết như: (1) có giai đoạn chuyển tiếp dự kiến 5 năm; (2) cho từng loại tư liệu chứ không phải là tất cả cùng một lúc; (3) chính sách có dự kiến được rà soát lại và sửa đổi bổ sung từng năm một hoặc 2 năm một.
Chính sách truy cập mở trong tương lai của Vương quốc Anh nhiều khả năng là đầy tiềm năng hứa hẹn, thể hiện trong việc cả 10 đề xuất trong báo cáo của Nhóm Finch [2] đều đã được Chính phủ Vương quốc Anh chấp nhận (ngoại trừ một điểm nhỏ có liên quan tới thuế VAT áp dụng cho các tạp chí điện tử nhưng không cho các cuốn sách và tạp chí được in). Các khuyến cáo của Nhóm Finch về truy cập mở trong tương lai của Vương quốc Anh gồm (xem bình luận giải thích vì sao Chính phủ đồng ý trong tài liệu [3]):
  1. Đường hướng chính sách rõ ràng nên được đặt ra hướng tới hỗ trợ xuất bản các tạp chí truy cập mở hoặc lai, được các APC cấp vốn, như là phương tiện chính để xuất bản nghiên cứu, đặc biệt khi nó được cấp vốn nhà nước.
  2. Các Hội đồng Nghiên cứu và các cơ quan khác của khu vực nhà nước cấp vốn nghiên cứu ở Vương quốc Anh nên thiết lập các dàn xếp có hiệu quả và mềm dẻo hơn để đáp ứng các chi phí xuất bản các tạp chí truy cập mở và lai;
  3. Hỗ trợ để xuất bản truy cập mở nên được đi kèm với các chính sách để giảm thiểu những hạn chế về các quyền sử dụng và sử dụng lại, đặc biệt vì các mục đích phi thương mại, và về khả năng sử dụng các công cụ và dịch vụ mới nhất để tổ chức và thao tác văn bản và các nội dung khác;
  4. Trong giai đoạn chuyển đổi quá độ sang xuất bản truy cập mở toàn cầu, để tối đa hóa sự truy cập trong các khu vực giáo dục đại học và y tế tới các tạp chí và các bài báo được các tác giả ở Vương quốc Anh và từ khắp nơi trên thế giới sản xuất ra còn chưa truy cập được theo các điều khoản truy cập mở, thì các vốn cấp sẽ được mở rộng và hợp lý hóa các giấy phép hiện có để bao trùm tất cả các cơ sở trong các khu vực đó;
  5. Các cuộc thảo luận hiện hành về làm thế nào để triển khai đề xuất cho truy cập đi vào (walk-in) tới đa số các tạp chí sẽ được cung cấp trong các thư viện công cộng khắp Vương quốc Anh sẽ được theo đuổi với sức mạnh, cùng sự công khai và chiến dịch tiếp thị hiệu quả;
  6. Các cơ quan đại diện cho các khu vực chính bao gồm cả Chính phủ trung ương và địa phương, các tổ chức tự nguyện, và các doanh nghiệp sẽ làm việc cùng nhau với các nhà xuất bản, các xã hội học tập, các thư viện và các tác nhân khác với sự tinh thông thích đáng để cân nhắc các điều khoản và chi phí các giấy phép để cung cấp sự truy cập tới dải rộng lớn các nội dung thích hợp vì lợi ích của các nhóm các tổ chức trong các khu vực của họ; và cách thức các giấy phép như vậy có thể được cấp vốn;
  7. Các cuộc thảo luận và thương thảo trong tương lai giữa các trường đại học và các nhà xuất bản (bao gồm các xã hội học tập) về định giá các vụ làm ăn lớn và các đăng ký thuê bao khác nên tính tới các ngụ ý tài chính cho sự dịch chuyển sang xuất bản các tạp chí truy cập mở và lai, các mở rộng cấp phép, và những thay đổi là kết quả trong doanh thu được cung cấp cho các nhà xuất bản;
  8. Các trường đại học, các nhà cấp vốn, các nhà xuất bản, và các xã hội học tập nên tiếp tục làm việc cùng nhau để thúc đẩy xa hơn kinh nghiệm trong xuất bản truy cập mở đối với các chuyên khảo hàn lâm;
  9. Hạ tầng các kho theo chủ đề và của cơ sở nên được phát triển sao cho chúng đóng vai trò có giá trị bổ sung cho việc xuất bản chính quy, đặc biệt trong việc cung cấp sự truy cập tới dữ liệu nghiên cứu và tư liệu xám, và trong lưu giữ số.
  10. Những hạn chế về cấp vốn theo độ dài các giai đoạn cấm vận, và về bất kỳ hạn chế nào khác trong truy cập tới nội dung chưa được xuất bản theo các điều khoản truy cập mở, sẽ được cân nhắc thận trọng, để tránh rủi ro quá đáng cho các tạp chí có giá trị còn chưa được cấp vốn chủ yếu qua các APC. Các quy định nên được rà soát lại phù hợp với bằng chứng có sẵn đối với ảnh hưởng có khả năng của chúng lên các tạp chí như vậy.
Báo cáo của Nhóm Finch [2] cũng chỉ ra rằng trong giai đoạn quá độ dịch chuyển sang truy cập mở đầy đủ, có khả năng có nhiều rủi ro cho tất cả các bên tham gia đóng góp, cho các trường đại học, các nhà cấp vốn, các thư viện, các nhà xuất bản, các xã hội học tập, các nhà nghiên cứu nhưng Nhóm cũng nhấn mạnh đặc biệt rằng, rủi ro lớn nhất là không làm gì cả [2, mục 8.52, trang 109].
Truy cập mở, tài nguyên giáo dục mở hay dữ liệu mở có những phần giống nhau, có sự chồng lấn nhau nhưng là những khái niệm khác nhau và có khả năng phân biệt được.

 
G. THAY CHO LỜI KẾT
Với truy cập mở, có rất nhiều khái niệm và đi với chúng là các quy trình xử lý mới, rất mới đối với Việt Nam, cần có thời gian để hiểu thấu và so sánh chúng với những gì đang diễn ra trong việc truy cập tới các kết quả đầu ra nghiên cứu được cấp vốn nhà nước, trong hệ thống truyền thông nghiên cứu ở Việt Nam. Từ đó mới có thể có những khuyến cáo chính xác cho Việt Nam nên làm gì và như thế nào nếu đi theo tiếp cận truy cập mở.
Có lẽ, việc đầu tiên Việt Nam có thể và nên làm, là thành lập một nhóm nghiên cứu có đại diện từ các bên tham gia đóng góp như các trường đại học, các nhà cấp vốn, các nhà xuất bản, và các xã hội học tập để thảo luận về hiện trạng hệ thống truyền thông nghiên cứu ở Việt Nam và cách thức để dịch chuyển hệ thống đó sang tiếp cận truy cập mở sao cho lợi ích của từng bên có thể là hài hòa ở mức tất cả các bên đều có thể chấp nhận được chăng?
Quyết định gần đây nhất của Liên minh châu Âu khi tuyên bố về Khoa học Mở và chương trình Horizon 2020 của mình, với sự đầu tư kinh phí lên tới 70 - 80 tỷ EUR và các phong trào mở, hay như phong trào giáo dục mở - tài nguyên giáo dục mở ở Mỹ, Vương quốc Anh và các quốc gia khác trên thế giới đã và đang triển khai tích cực là dấu hiệu cho thấy truy cập mở tới các kết quả nghiên cứu được cấp vốn nhà nước là cái đích mà thế giới hướng tới, mà Việt Nam có lẽ không có cách gì để thoái thác nếu không muốn, như trong báo cáo của Nhóm Finch đã nêu, gặp rủi ro lớn nhất vì không làm gì cả [2, mục 8.52, trang 109].

 
Hà Nội, ngày 20/09/2016
Tài liệu tham khảo
[1] 'Chính sách truy cập mở của Ngân hàng Thế giới cho các xuất bản phẩm chính thức', Ngân hàng Thế giới được xuất bản ngày 02/04/2012.
[3] Thư trả lời của Chính phủ Anh cho Báo cáo của Nhóm Finch về “Khả năng truy cập, tính bền vững, sự xuất sắc: làm thế nào để mở rộng truy cập tới các xuất bản phẩm nghiên cứu”, xuất bản ngày 16/07/2012.
[4] 'Chính sách của RCUK về truy cập mở và chỉ dẫn hỗ trợ', Hội đồng Nghiên cứu của Vương quốc Anh (Research Councils UK), xuất bản 08/04/2013.
[6] 'Chính sách truy cập mở theo Khung Xuất sắc Nghiên cứu sau 2014', Hội đồng Cấp vốn cho Giáo dục Đại học cho nước Anh - HEFCE (Higher Education Funding Council for England) xuất bản 03/07/2014, được cập nhật vào tháng 07/2015.
[7] 'Chính sách về các xuất bản phẩm truy cập mở của LSE' - Trường Kinh tế và Khoa học Chính trị Luân Đôn - LSE (London School of Economics and Political Science), có hiệu lực từ 01/01/2015.
[8] Thông cáo báo chí của Ủy ban châu Âu - EC (European Commission) sau cuộc họp ngày 27/05/2016 về việc phê chuẩn các kết luận chuyển đổi quá độ hướng tới Hệ thống Khoa học Mở.
[10] 'Chỉ dẫn cơ bản về tài nguyên giáo dục mở (OER)', UNESCO và COL xuất bản năm 2011, 2015.
 

 

- Tải về bài trình bày ở định dạng PDF:

https://www.dropbox.com/s/k1hktoyp0zmjj8e/OA-Article-To-HCM-USSH-20092016.pdf?dl=0


- Xem và tải về bài trình bày dạng slide tại hội thảo 'Truy cập mở thông tin: động lực phát triển bền vững' diễn ra ngày 20/10/2016 tại Đại học KHoa học Xã hội và Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh:
http://www.slideshare.net/lnghia/oa-basic


 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Về Blog này

Blog này được chuyển đổi từ http://blog.yahoo.com/letrungnghia trên Yahoo Blog sang sử dụng NukeViet sau khi Yahoo Blog đóng cửa tại Việt Nam ngày 17/01/2013.Kể từ ngày 07/02/2013, thông tin trên Blog được cập nhật tiếp tục trở lại với sự hỗ trợ kỹ thuật và đặt chỗ hosting của nhóm phát triển...

Bài đọc nhiều nhất trong năm
Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm gì nhất ở mã nguồn mở?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập0
  • Hôm nay1,874
  • Tháng hiện tại74,390
  • Tổng lượt truy cập36,875,964
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây