Khuyến cáo mới của UNESCO sẽ thúc đẩy truy cập tới tài nguyên giáo dục cho tất cả mọi người

Thứ bảy - 30/11/2019 05:32
Khuyến cáo mới của UNESCO sẽ thúc đẩy truy cập tới tài nguyên giáo dục cho tất cả mọi người
New UNESCO Recommendation will promote access to educational resources for all
25 November 2019
Theo: https://en.unesco.org/news/new-unesco-recommendation-will-promote-access-educational-resources-all
Bài được đưa lên Internet ngày: 25/11/2019
Xem thêm: Giáo dục mở và tài nguyên, giấy phép tư liệu mở
Một bước quan trọng đã được thực hiện hướng tới giáo dục chất lượng và truy cập tới thông tin cho tất cả mọi người, khi Hội nghị Toàn thể của UNESCO hôm nay đã phê chuẩn Khuyến cáo về Tài nguyên Giáo dục Mở - OER (Open Educational Resources).
Khuyến cáo này sẽ hỗ trợ phát triển và chia sẻ các tư liệu dạy và học được cấp phép mở, làm lợi cho các sinh viên, giảng viên và các nhà nghiên cứu khắp toàn cầu.
“Khuyến cáo về OER sẽ đóng góp cho việc xây dựng các xã hội tri thức mở và bao hàm toàn diện, và để đạt được các Mục tiêu Phát triển Bền vững - SDGs (Sustainable Development Goals)”, ông Moez Chakchouk, Trợ lý Tổng Giám đốc UNESCO về Truyền thông và Thông tin đã nhấn mạnh.
Tài nguyên Giáo dục Mở (OER) là các tư liệu học, dạy và nghiên cứu ở bất kỳ định dạng và phương tiện nào mà nằm trong phạm vi công cộng hoặc theo bản quyền mà đã được phát hành với một giấy phép mở, cho phép những người khác không mất chi phí để truy cập, sử dụng lại, tái mục đích, tùy biến thích nghi và phân phối lại.
Khuyến cáo của UNESCO sẽ hỗ trợ cho tạo lập, sử dụng và tùy biến thích nghi OER chất lượng và bao hàm toàn diện, và tạo thuận lợi cho sự hợp tác quốc tế trong lĩnh vực này. Các mục tiêu của nó cũng bao gồm phát triển các chính sách hỗ trợ và tạo ra các mô hình bền vững cho OER.
Trong các tranh luận ở Hội nghị Toàn thể, vài quốc gia thành viên từ các vùng khác nhau của thế giới đã bày tỏ sự ủng hộ của họ đối với Khuyến cáo về OER, nhấn mạnh vai trò quan trọng của nó trong việc cung cấp truy cập tới giáo dục chất lượng trên các nền tảng số. Đóng góp chính của OER cho việc xây dựng các xã hội tri thức mở, bao hàm toàn diện và có sự tham gia đã được cộng hưởng khắp cuộc thảo luận.
“Tôi chào đón sự hợp tác liên ngành xung quanh Khuyến cáo này”, bà Stefania Giannini, Trợ lý Tổng Giám đốc về Giáo dục của UNESCO, đã nói. “Nó chỉ ra cách để 2 Lĩnh vực có thể cộng tác và hỗ trợ cho các quốc gia thành viên”. Bà Giannini cũng đã nhấn mạnh rằng khái niệm OER đã được đưa ra ở UNESCO vào năm 2002.
Trong lưu ý kết luận của mình, ông Moez Chakchouk, Trợ lý Tổng Giám đốc về Truyền thông và Thông tin, đã công bố khởi xướng Liên minh Năng động (Dynamic Coalition) để mở rộng và tăng cường các cam kết và các chiến lược trong lĩnh vực OER.
Liên minh Năng động này phản ánh Tuyên bố cấp Bộ trưởng cho Hội nghị OER Thế giới lần thứ 2, và sẽ đóng góp cho việc thúc đẩy và tăng cường hợp tác quốc tế trong triển khai Khuyến cáo. UNESCO sẽ làm việc chặt chẽ để hỗ trợ các quốc gia thành viên và các bên tham gia đóng góp khác về khía cạnh này.
An important step was taken towards quality education and access to information for all, as UNESCO’s General Conference adopted today a Recommendation on Open Educational Resources (OER).
This new Recommendation will support the development and sharing of openly licensed learning and teaching materials, benefitting students, teachers and researchers worldwide.
“The Recommendation on OER will contribute to the building of open and inclusive knowledge societies, and to the achievement of the UN Sustainable Development Goals,” highlighted Mr Moez Chakchouk, UNESCO Assistant Director-General for Communication and Information.
OER are learning, teaching and research materials in any format and medium that reside in the public domain or are under copyright that have been released under an open license, which permit no-cost access, re-use, re-purpose, adaptation and redistribution by others.
The UNESCO Recommendation will support the creation, use and adaptation of inclusive and quality OER, and facilitate international cooperation in this field. Its objectives also include the development of supportive policies and the creation of sustainability models for OER.
During the General Conference debates, several Member States from different world regions expressed their support to the Recommendation on OER, underlining its important role in providing access to quality education on digital platforms. The key contribution of OER to the construction of open, inclusive and participatory knowledge societies was echoed throughout the discussion.
“I welcome the intersectoral cooperation around the Recommendation” said Ms Stefania Giannini, UNESCO Assistant Director-General for Education. “It shows how two Sectors can collaborate and support Members States”. Ms Giannini also highlighted that the term and concept of OER were coined in UNESCO in 2002.
In his concluding remarks, Mr Moez Chakchouk, Assistant Director General for Communication and Information, announced the launch of a Dynamic Coalition to expand and consolidate commitments and strategies in the area of OER
This Dynamic Coalition reflects the Ministerial Statement for the 2nd World OER Congress, and will contribute to promoting and reinforcing international cooperation on the implementation of the Recommendation. UNESCO will work closely to support Member States and other stakeholders in this regard.
Dịch: Lê Trung Nghĩa
letrungnghia.foss@gmail.com
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Về Blog này

Blog này được chuyển đổi từ http://blog.yahoo.com/letrungnghia trên Yahoo Blog sang sử dụng NukeViet sau khi Yahoo Blog đóng cửa tại Việt Nam ngày 17/01/2013.Kể từ ngày 07/02/2013, thông tin trên Blog được cập nhật tiếp tục trở lại với sự hỗ trợ kỹ thuật và đặt chỗ hosting của nhóm phát triển...

Bài đọc nhiều nhất trong năm
Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm gì nhất ở mã nguồn mở?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập140
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm137
  • Hôm nay19,284
  • Tháng hiện tại736,311
  • Tổng lượt truy cập36,794,904
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây