5.3. Tìm kiếm, đánh giá, và tùy chỉnh các tài nguyên

Thứ ba - 28/05/2024 05:44
5.3. Tìm kiếm, đánh giá, và tùy chỉnh các tài nguyên

5.3 Finding, Evaluating, and Adapting Resources

Theo: https://certificates.creativecommons.org/cccertedu/chapter/6-3-finding-evaluating-and-adapting-resources/

Chúng ta đang sống trong một nền văn hóa trực quan và sôi động, đòi hỏi các nhà giáo dục phải cung cấp các tài nguyên học tập phù hợp trong lớp học, mặc dù việc tìm kiếm và sử dụng lại các tác phẩm tuyệt vời của người khác không phải lúc nào cũng đơn giản. Các thủ thư đóng vai trò quan trọng trong việc khám phá, phát triển, mô tả, cấp phép, quản lý và chia sẻ Tài nguyên Giáo dục Mở (OER), cũng như ủng hộ và hỗ trợ việc sử dụng chúng. Bài này sẽ hướng dẫn bạn cách tiếp cận thực tế để hỗ trợ áp dụng OER.

Câu hỏi lớn / Vì sao nó lại quan trọng

Những kỹ năng và kiến thức nào là cần thiết để tìm ra OER mà bạn và những người học của bạn cần? Nếu bạn sắp tham gia vào cộng đồng giáo dục mở toàn cầu, hãy tìm các tài nguyên mở tốt nhất cho khóa học của bạn và chia sẻ tác phẩm tốt của bạn như là OER, bạn cần biết – và biết cách dạy những người khác – cách để tìm kiếm, đánh giá và tùy chỉnh các tài nguyên được cấp phép mở. Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta muốn nghĩ lớn hơn… giáo dục mở có thể có tác động gì trên toàn cầu?

Tại sao tính cởi mở, cơ hội sửa lại, phối lại và chia sẻ nội dung lại quan trọng đến vậy?Nếu công chúng có quyền truy cập và có thể phối lại một cách sáng tạo kiến thức của thế giới, thì chúng ta có thể tìm thấy những cơ hội mới nào để giải quyết các thách thức toàn cầu (ví dụ: các Mục tiêu Phát triển Bền vững của Liên hiệp quốc)?

H1 Điện thoại di động của Tiago Aguiar. Phạm vi công cộng: CC0

Kết quả học tập

  • Tìm OER trong các kho mở, Google và các nền tảng khác

  • Đánh giá cách để sử dụng lại/sửa đổi/phối lại OER mà bạn tìm thấy

  • Chứng minh cách OER khác nhau có thể được sử dụng cùng nhau, chú ý đến tính tương thích của giấy phép

Suy ngẫm cá nhân/Tại sao điều đó lại quan trọng với bạn

Hiện tại bạn tìm thấy tài nguyên học tập của mình ở đâu? Bạn có tìm kiếm các giải pháp thay thế mở cho các tài liệu bạn hiện đang sử dụng không? Bạn đánh giá các tài nguyên học tập hiện có của mình như thế nào, và bạn có thể áp dụng các biện pháp đó cho nội dung được cấp phép mở như thế nào?

Một khi bạn xác định được tài nguyên học tập mà bạn hiện đang sử dụng, hãy tự hỏi mình những câu hỏi sau:

  1. Tài nguyên này có được cung cấp miễn phí cho tất cả người học của tôi không?

  2. Tôi và người học có thể giữ bản sao của tài liệu này mãi mãi không?

  3. Lớp học của tôi có quyền hợp pháp để sửa lỗi, cập nhật nội dung cũ hoặc không chính xác, cải tiến tác phẩm đó, và chia sẻ nó với các nhà giáo dục khác khắp trên thế giới được không?

  4. Người học của tôi có thể đóng góp và cải thiện tài nguyên học tập của chúng tôi như một phần của khóa học không?

Nếu câu trả lời cho những câu hỏi này là “Không” – có thể bạn đang sử dụng các tài nguyên học tập không cung cấp quyền hợp pháp mà bạn và người học của bạn cần để làm những gì bạn muốn làm. Ngược lại, nếu bạn trả lời “Có” cho tất cả các câu hỏi đó – bạn có khả năng đang sử dụng OER.

Có được kiến thức cơ bản

Tìm tài nguyên

Không phải mọi thứ trên Internet đều là OER, và một số tác phẩm được dán nhãn là “mở” có thể không có giấy phép hợp pháp để thực hiện 5R. Vậy làm thế nào để bạn nhận ra OER và làm cách nào để bạn chọn OER nào sẽ hoạt động tốt nhất trong lớp của bạn? Hãy nhớ: để một tài nguyên trở thành OER - nó phải (a) sẵn có miễn phí cho bất kỳ ai và (b) thuộc phạm vi công cộng hoặc theo một giấy phép mở cấp cho mọi người các quyền pháp lý 5R để sửa đổi tài nguyên đó.

Việc tìm kiếm các tài nguyên bạn muốn sử dụng là bước đầu tiên để đưa OER vào lớp học của bạn. Sự khám phá là một trong những rào cản chính đối với các nhà giáo dục sử dụng OER. May mắn thay, có nhiều cách đã được thiết lập để tìm kiếm OER.

Đầu tiên, để có phần giới thiệu ngắn về cách tìm kiếm OER, hãy xem video này “Làm cách nào tôi có thể tìm thấy OER?” (1:31).

Video: Làm cách nào tôi có thể tìm thấy OER: https://www.youtube.com/watch?v=NJRIaQkiWKw

“Làm cách nào tôi có thể tìm thấy OER?” Video của Hội đồng Giám đốc Trường học của Bang, CC BY 4.0. Nhạc của Lahaina của Blue Dot Sessions: CC BY NC 4.0

Có nhiều website lưu trữ các bộ sưu tập OER lớn (ví dụ, Wikimedia Commons), nhưng một số trường đại học lưu trữ các kho và dịch vụ OER của riêng họ. Bước đầu tiên tốt là thực hiện tìm kiếm OER chung bằng việc sử dụng Tìm kiếm nâng cao của Google và lọc kết quả của bạn theo “Quyền sử dụng” (trình đơn kéo xuống ở cuối màn hình). Xem bài đăng của Google về cách sử dụng công cụ này một cách hiệu quả.

Ngoài việc chia sẻ OER trên website hoặc blog của bạn, có hàng trăm nền tảng trực tuyến trên đó bạn có thể chia sẻ nội dung được cấp phép mở của mình. Creative Commons duy trì một thư mục của một số nền tảng OER phổ biến nhất được các nhà giáo dục sử dụng, được sắp xếp theo loại nội dung (ảnh, video, âm thanh, sách giáo khoa, khóa học, v.v.).

Các nhà giáo dục mở thường yêu cầu trợ giúp lẫn nhau khi tìm kiếm OER trên các dịch vụ danh sách giáo dục mở listservs. Dưới đây là một số bạn có thể muốn tham gia:

  1. CC Open Education Platform (invitation): Vui lòng cho chúng tôi biết bạn là ai và vì sao bạn muốn tham gia.

  2. OER Forum

  3. International OER Advocacy

  4. OER Discuss

  5. Open Knowledge Open Edu

  6. Open Edu SIG

  7. Wikimedia Education

  8. US OER Advocacy

  9. SPARC OE Forum

  10. Educause Openness

  11. SPARC Europe

  12. ENCORE+ Network

Nếu bạn muốn biết thêm về hầu hết các lựa chọn phổ biến nhất để tìm kiếm OER, hãy đọc học phần khóa học này của Open Washington.

Đánh giá các tài nguyên

Như với tất cả các tài nguyên giáo dục, OER cần được đánh giá trước khi sử dụng. Các nhà giáo dục mới làm quen với OER có thể có những lo ngại về chất lượng vì OER có sẵn miễn phí và có thể đã được các nhà giáo dục khác phối lại. Quá trình sử dụng và đánh giá OER không khác nhiều so với việc đánh giá các tài nguyên theo bản quyền truyền thống tất cả các quyền được giữ lại. Dù các tài liệu giáo dục được cấp phép mở hay đóng, bạn vẫn là người đánh giá chất lượng tốt nhất bởi vì bạn biết người học của mình cần gì và chương trình giảng dạy của bạn yêu cầu gì.

Các chuyên gia môn học (nhà giáo dục và thủ thư) đánh giá chất lượng và sự phù hợp của tài nguyên học tập. JISC đưa ra danh sách các tiêu chí đánh giá chất lượng:

  1. Độ chính xác

  2. Uy tín của tác giả/tổ chức

  3. Tiêu chuẩn kỹ thuật sản xuất

  4. Khả năng tiếp cận

  5. Phù hợp với các mục đích

Và hãy cẩn thận đừng để ai nói với bạn rằng OER là “chất lượng thấp” vì chúng miễn phí. Như Hướng dẫn phá bỏ lầm tưởng về OER của SPARC đã chỉ ra:

  1. Trong thế giới ngày càng được kết nối Internet và kỹ thuật số này, câu ngạn ngữ cũ “bạn nhận được những gì bạn phải trả” (you get what you pay for)/”tiền nào của nấy” đang ngày càng lỗi thời. Các mô hình mới đang phát triển trên mọi khía cạnh của xã hội nhằm giảm thiểu hoặc loại bỏ đáng kể chi phí cho người dùng và kiểu đổi mới này đã lan rộng sang các nguồn tài nguyên giáo dục.

  2. Các nhà xuất bản OER đã làm việc để đảm bảo chất lượng tài nguyên của họ. Nhiều sách giáo khoa mở được tạo ra trong các hướng dẫn biên tập và đánh giá ngang hàng nghiêm ngặt, và nhiều kho OER cho phép các giảng viên đánh giá (và xem các đánh giá của người khác về) tài liệu. Ngoài ra còn có ngày càng nhiều bằng chứng chứng minh rằng OER có thể vừa miễn phí vừa có chất lượng cao - và quan trọng hơn, hỗ trợ kết quả học tập tích cực của sinh viên.

Ngoài ra, hãy cảnh giác với các cuộc tranh luận về “tài nguyên giáo dục chất lượng cao hay thấp”, khi điều mà các nhà giáo dục thực sự nên quan tâm là “tính hiệu quả”. Hãy đọc hai bài đăng này của David Wiley: Đừng nói “Chất lượng cao”Không, Thực sự – Hãy đừng nói “Chất lượng cao”.

Phối lại và tùy chỉnh tài nguyên

Việc cấp phép mở cho các tư liệu học tập cho phép các nhà giáo dục sử dụng các tư liệu đó một cách hiệu quả hơn, điều này có thể dẫn đến kết quả học tập và sinh viên tốt hơn. OER có thể được phối lại và tùy chỉnh: được cập nhật, điều chỉnh và cải tiến cục bộ để phù hợp với nhu cầu của người học – dịch OER sang ngôn ngữ địa phương, tùy chỉnh sách giáo khoa mở sinh học để nó phù hợp với các tiêu chuẩn khoa học địa phương, hoặc sửa đổi mô phỏng OER để làm cho nó có thể truy cập được cho một học sinh không nghe được.

Những ý tưởng phối lại và chuyển thể là nền tảng của giáo dục. Việc tái sử dụng một cách sáng tạo các tài liệu do các nhà giáo dục và tác giả khác tạo ra không chỉ nhằm tìm kiếm nguồn cảm hứng; chúng tôi sao chép, tùy chỉnh và kết hợp các tài liệu khác nhau để tạo ra tài nguyên giáo dục cho người học của chúng tôi.

H2 Ảnh chụp của José Carlos Cortizo Pérez. CC BY 2.0

Việc kết hợp các tài liệu do người khác tạo ra và kết hợp các tài liệu từ các nguồn khác nhau có thể phức tạp, không chỉ từ góc độ sư phạm mà còn từ góc độ bản quyền.

Các tài nguyên giáo dục kỹ thuật số trên trực tuyến có các quyền pháp lý khác nhau cho phép (hoặc không) trao quyền cho công chúng để sử dụng, phối lại và chia sẻ các tài nguyên đó. Dưới đây là một số loại pháp lý đó:

  • Các tác phẩm thuộc phạm vi công cộng (không bị hạn chế bởi bản quyền) có thể được phối lại với bất kỳ tác phẩm nào. V

  • Các tác phẩm có bản quyền dạng tất cả các quyền được giữ lại, có sẵn miễn phí trên trực tuyến mà bạn chỉ có thể sử dụng theo điều khoản dịch vụ của dự án, hoặc sử dụng một ngoại lệ hay giới hạn đối với bản quyền, chẳng hạn như sử dụng hợp lý (Fair Use) hoặc xử lý hợp lý (Fair Dealing).

    • Ví dụ: nhiều khóa học trực tuyến mở đại chúng (MOOCs) cho phép sử dụng lại miễn phí nội dung của họ nhưng không cho phép sao chép, sửa đổi, phối lại hoặc phân phối lại.

  • Tác phẩm có bản quyền dạng tất cả các quyền được giữ lại ở các định dạng đóng và tác phẩm được cấp phép CC BY-ND không cho phép công chúng phối lại hoặc tùy chỉnh và chia sẻ chúng.

    • Ví dụ: một bộ phim bom tấn chỉ có trên dịch vụ phát trực tuyến mà bạn không thể sử dụng hoặc thậm chí liên kết tới.

  • Các tác phẩm được cấp phép Creative Commons (và các giấy phép miễn phí khác) có nhiều quyền và hạn chế khác nhau.

    • Ví dụ: Wikipedia (BY-SA) cho phép bạn sử dụng lại nội dung của họ cho mục đích thương mại, trong khi WikiHow (BY-NC-SA) thì không. Một bài viết trên Wikipedia không thể được phối lại với một bài viết trên WikiHow.

Nếu bạn muốn biết tác phẩm được cấp phép CC nào có thể được phối lại với các tác phẩm được cấp phép CC khác, hãy xem lại Biểu đồ phối lại CC (CC Remix Chart) mà chúng ta đã nghiên cứu trong Phần 4.4. Ở nơi có dấu kiểm màu xanh lá cây ở phần giao nhau của hai tác phẩm được cấp phép CC, bạn có thể phối lại hai tác phẩm đó. Khi bạn nhìn thấy chữ X màu đen, bạn không thể phối lại hai tác phẩm được cấp phép CC đó.

H3 Biểu đồ tính tương thích các giấy phép CC / CC BY 4.0

Các biểu ghi và siêu dữ liệu MARC

các tiêu chuẩn siêu dữ liệu cho OER giúp tạo ra nội dung sẵn sàng để sử dụng, cho phép khả năng tìm kiếm, tổ chức và tích hợp vào các hệ thống nội dung hiện hành tại cơ sở của bạn. Siêu dữ liệu có thể bao gồm các thông tin như tác giả, tiêu đề, lĩnh vực chủ đề, cấp lớp, từ khóa và thông tin phân loại khác.

Có nhiều nguồn để dễ dàng đưa các sách giáo khoa mở vào bộ sưu tập thư viện của bạn. UnGlue.it có cơ sở dữ liệu toàn diện về sách điện tử Creative Commons. Vào năm 2014, họ đã thêm 1.897 sách điện tử miễn phí – trong số đó có 1.076 sách có giấy phép Creative Commons. Họ cũng đã thêm các công cụ thủ thư vào unglue.it để cho phép người dùng tải xuống và tải lên các biểu ghi MARC (Danh mục có thể đọc được bằng máy) có thể tùy chỉnh. Là các tài nguyên được cấp phép mở, miễn phí, OER thường tồn tại bên ngoài danh mục và các tiêu chuẩn biên mục có thể khác nhau giữa các kho. Kiểm tra bản ghi danh mục Worldcat dành cho OpenStax để xem OER có thể trông như thế nào trong danh mục. Bạn lập danh mục OER như thế nào? Hãy sử dụng cuộc trò chuyện trong lớp để thảo luận.

Thư viện Sách giáo khoa Mở và BCCampus cũng cung cấp các biểu ghi thư mục MARC cho OER. Thư viện Sách giáo khoa Mở cũng sử dụng CC0 cho tất cả các biểu ghi MARC của họ. Đọc thêm về cách sử dụng CC cho biểu ghi MARC.

Các lưu ý cuối cùng

Chúng ta đang sống trong một thế giới thông tin phong phú đáng kinh ngạc và tỷ lệ kiến thức kỹ thuật số của chúng ta được cấp phép mở ngày càng tăng. Việc tìm kiếm các tài nguyên mở phù hợp với nhu cầu của không gian học tập của bạn và người học của bạn có thể là một thách thức. Một trong những động lực chính cho việc sử dụng OER là khả năng sửa đổi, phối lại và chia sẻ những tác phẩm này để phù hợp nhất với nhu cầu của người học của bạn. Các công cụ tìm kiếm, các kho OER và các dịch vụ nền tảng với các công cụ được xây dựng sẵn để sử dụng các giấy phép Creative Commons trợ giúp, nhưng việc tìm kiếm OER phù hợp vẫn cần thời gian cho các giảng viên và khách hàng quen của thư viện của bạn.

-----------------------------------------------------------------------

Giấy phép và Ghi công

Nội dung được cấp phép CC, Bản gốc

 

We live in a visual and vibrant culture that requires educators to provide relevant learning resources in the classroom, though finding and reusing others’ great works is not always simple.


 

Librarians play an important role in discovery, development, description, licensing, curation, and sharing of Open Educational Resources (OER), as well as in advocating for and supporting their use. This unit will guide you through a practical approach to supporting the adoption of OER.

Big Question / Why It Matters

What skills and knowledge are needed to find the OER you and your learners need? If you are going to join the global open education community, find the best open resources for your course, and share your good work as OER, you need to know – and know how to teach others – how to find, evaluate, and adapt openly licensed resources. What if we want to think bigger… what effect might open education have globally?

Why is the openness, the opportunity to revise, remix and share, of content so important? If the public had access to and could creatively remix the world’s knowledge, what new opportunities might we find to address global challenges (e.g. United Nations Sustainable Development Goals)?

Cell phone by Tiago Aguiar. Public domain: CC0

Learning Outcomes

  • Find OER in open repositories, Google, and other platforms

  • Evaluate how to reuse / revise / remix the OER you find

  • Demonstrate how different OER can be used together, paying attention to license compatibility

Personal Reflection / Why it Matters To You

Where do you currently find your learning resources? Do you seek open alternatives for materials you currently use? How do you evaluate your existing learning resources, and how can you apply those measures to openly licensed content?

Once you identify the learning resources you currently use, ask yourself the following questions:

  1. Is this resource available to all of my learners at no cost?

  2. Can my learners and I keep a copy of this resource forever?

  3. Does my class have the legal rights to fix errors, update old or inaccurate content, improve the work, and share it with other educators around the world?

  4. Can my learners contribute to and improve our learning resources as part of their course work?

If the answer to these questions is “No” – you’re likely using learning resources that don’t provide the legal permissions you and your learners need to do what you want to do. Conversely, if you answered “Yes” to all of the questions – you are likely using OER.

Acquiring Essential Knowledge

Finding resources

Not everything on the internet is OER, and some works labeled as “open” may not have the legal permissions to exercise the 5Rs. So how do you recognize OER and how do you choose which OER will work best in your class? Remember: for a resource to be an OER – it has to (a) be available to everyone at no cost and (b) be in the public domain or under an open license that gives everyone 5 Rs legal permissions to modify the resource.

Finding the resources you want to use is the first step to bringing OER into your classroom. Discovery is one of the primary barriers to educators using OER. Fortunately, there are many established ways to search for OER.

First, for a short introduction on how to find OER, watch this video “How can I find OER?” (1:31).

Video: How can I find OER? https://www.youtube.com/watch?v=NJRIaQkiWKw

“How can I find OER?” Video by Council of Chief State School Officers, CC BY 4.0. Music by Lahaina by Blue Dot Sessions: CC BY NC 4.0

There are many websites that host large collections of OER (e.g., Wikimedia Commons), but some universities host their own OER repositories and services. A good first step is to do a general OER search using Google Advanced Search and filter your results by “Usage Rights” (pull-down menu at the bottom of the screen). See Google’s post on how to use the tool effectively.

In addition to sharing your OER on your website or blog, there are hundreds of online platforms on which you can share your openly licensed content. Creative Commons maintains a directory of some of the most popular OER platforms used by educators organized by content type (photos, video, audio, textbooks, courses, etc).

Open educators often ask each other for help when looking for OER on open edu listservs. Here are a few you might want to join:

  1. CC Open Education Platform (invitation): Please tell us who you are and why you would like to join.

  2. OER Forum

  3. International OER Advocacy

  4. OER Discuss

  5. Open Knowledge Open Edu

  6. Open Edu SIG

  7. Wikimedia Education

  8. US OER Advocacy

  9. SPARC OE Forum

  10. Educause Openness

  11. SPARC Europe

  12. ENCORE+ Network

If you want to know more about most popular general options for searching for OER, read this Open Washington course module.

Evaluating resources

As with all education resources, OER need to be evaluated before use. Educators who are new to OER may have concerns about quality because OER are available for free and may have been remixed by other educators. The process of using and evaluating OER is not that different from evaluating traditional all-rights-reserved copyright resources. Whether education materials are openly licensed or closed, you are the best judge of quality because you know what your learners need and what your curriculum demands.

Subject specialists (educators and librarians) assess the quality and suitability of learning resources. JISC provides a list of criteria for assessment of quality:

  1. Accuracy

  2. Reputation of author/institution

  3. Standard of technical production

  4. Accessibility

  5. Fitness for purpose

And be careful not to let anyone tell you OER are “low quality” because they are free. As the SPARC OER Mythbusting Guide points out:

  1. In this increasingly digital and internet connected world, the old adage of “you get what you pay for” is growing outdated. New models are developing across all aspects of society that dramatically reduce or eliminate costs to users, and this kind of innovation has spread to education resources.

  2. OER publishers have worked to ensure the quality of their resources. Many open textbooks are created within rigorous editorial and peer-review guidelines, and many OER repositories allow faculty to review (and see others’ reviews of) the material. There is also a growing body of evidence that demonstrates that OER can be both free of cost and high quality—and more importantly, support positive student learning outcomes.

Also, be wary of debates about “high or low quality education resources,” when what educators should really be concerned about is “effectiveness.” Read these two posts from David Wiley: Stop Saying “High Quality” and No, Really – Stop Saying “High Quality.”

Remixing & adapting resources

Openly licensing learning materials enables educators to use the materials more effectively, which can lead to better learning and student outcomes. OER can be remixed and adapted: updated, tailored and improved locally to fit the needs of learners – translating the OER into a local language, adapting a biology open textbook to align it with local science standards, or modifying an OER simulation to make it accessible for a student who cannot hear.

The ideas of remix and adaptation are fundamental to education. Creative reuse of materials created by other educators and authors is about more than just seeking inspiration; we copy, adapt, and combine different materials to craft education resources for our learners.

Photo by José Carlos Cortizo Pérez. CC BY 2.0

Incorporating materials created by others and combining materials from different sources can be tricky, not only from a pedagogical perspective, but also from a copyright perspective.

Online digital education resources have different legal permissions that empower (or not) the public to use, remix and share those resources. Here are a few of those legal categories:

  • Public domain works (not restricted by copyright) can be remixed with any work.

  • All-rights-reserved copyrighted works, available for free online, which you can only use under the project terms of service, or using an exception or limitation to copyright, such as fair use or fair dealing.

    • For example: many MOOCs allow free reuse of their content, but do not allow copying, revise, remix, or redistribution.

  • All-rights-reserved copyrighted work in closed formats and CC BY-ND licensed work do not allow the public to remix or adapt and share them.

    • For example: a blockbuster movie available only in streaming service that you cannot use or even link to.

  • Creative Commons licensed works (and other free licenses) that have various permissions and restrictions.

    • For example: Wikipedia (BY-SA) allows you to reuse their content for commercial purposes, while WikiHow (BY-NC-SA) does not. A Wikipedia article cannot be remixed with a WikiHow article.

If you want to know which CC licensed works can be remixed with other CC licensed works, revisit the CC Remix Chart we studied in Section 4.4. Where there is a green check at the intersection of two CC licensed works, you can remix those two works. Where you see a black X, you cannot remix those two CC licensed works.

CC License Compatibility Chart / CC BY 4.0

MARC records & metadata


 

There are metadata standards for OER that make content available for use that allows searchability, organization, and integration into current content systems at your institution. Metadata can include information such as author, title, subject area, grade level, keywords, and other categorical information.

There are many sources to easily include open textbooks in your library collection. UnGlue.it has a comprehensive database of Creative Commons ebooks. In 2014 they added 1,897 free ebooks – of those 1,076 of them have Creative Commons licenses. They also added librarian tools to unglue.it to allow users to download and upload customizable MARC (Machine-Readable Cataloging) records. As free, openly licensed resources, OER often live outside of the catalog, and cataloging standards can differ between repositories. Check out the Worldcat catalog record for OpenStax to see what an OER might look like in the catalog. How do you catalog OER? Use the class chat to discuss.

Open Textbook Library and BCCampus also provide MARC bibliographic records for OER. Open Textbook Library also uses CC0 for all of their MARC records. Read more about how to use CC for MARC records.

Final remarks

We live in an amazing world of information abundance, and an increasing percentage of our digital knowledge is openly licensed. Finding the right open resources that fit the needs of your learning spaces and your learners can be a challenge. One of the major motivations for using OER is the ability to revise, remix, and share these works to best suit the needs of your learners. Search engines, OER repositories and platform services with built-in tools for using Creative Commons licenses help, but finding the right OER still takes time for your faculty and library patrons.

Licenses and Attributions

CC licensed content, Original

Provided by: Creative Commons. License: CC BY: Attribution

Dịch: Lê Trung Nghĩa

letrungnghia.foss@gmail.com

Tác giả: Nghĩa Lê Trung

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Về Blog này

Blog này được chuyển đổi từ http://blog.yahoo.com/letrungnghia trên Yahoo Blog sang sử dụng NukeViet sau khi Yahoo Blog đóng cửa tại Việt Nam ngày 17/01/2013.Kể từ ngày 07/02/2013, thông tin trên Blog được cập nhật tiếp tục trở lại với sự hỗ trợ kỹ thuật và đặt chỗ hosting của nhóm phát triển...

Bài đọc nhiều nhất trong năm
Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm gì nhất ở mã nguồn mở?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập31
  • Máy chủ tìm kiếm7
  • Khách viếng thăm24
  • Hôm nay7,414
  • Tháng hiện tại118,961
  • Tổng lượt truy cập37,645,785
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây