5.4 Mở ra & chia sẻ các bộ sưu tập và nội dung

Thứ ba - 25/06/2024 04:30
5.4 Mở ra & chia sẻ các bộ sưu tập và nội dung

5.4 Opening Up & Sharing Collections and Content

Theo: https://certificates.creativecommons.org/cccertedu/chapter/5-4-sharing-collections-and-content/

Việc chia sẻ các bộ sưu tập và nội dung của bạn đến ở bước cuối cùng trên con đường hướng tới truy cập mở, nhưng đó là bước sẽ chứng minh giá trị của quyết định phát hành các bộ sưu tập và nội dung. Việc tương tác với công chúng cần có thời gian và công sức, đồng thời điều quan trọng là người sử dụng phải hiểu cách họ có thể tương tác với các bộ sưu tập và nội dung.

Câu hỏi lớn / Vì sao nó lại quan trọng

Việc đặt nền tảng cho việc triển khai chính sách truy cập mở của bạn tốn nhiều thời gian và tốn nhiều tài nguyên, nhưng một khi đã thực hiện xong, bạn có thể thu được những lợi ích của truy cập mở. Việc truyền đạt các chính sách bản quyền là rất quan trọng để đảm bảo rằng công chúng và những người sử dụng lại có thể hiểu những gì họ có thể làm với nội dung mở sẵn có. Truyền thông rõ ràng cho phép các cộng đồng khác nhau tương tác với nội dung, phối lại và sử dụng lại nội dung đó theo những cách thức mới và sáng tạo.

Kết quả học tập

  • Phân tích cách các chính sách bản quyền có thể được truyền đạt ở các cơ sở

  • Khám phá các cách thức bạn có thể tương tác với các cộng đồng người sử dụng lại khác nhau

Suy ngẫm cá nhân/Tại sao điều đó lại quan trọng với bạn

Bạn đã bao giờ chỉnh sửa một trang Wikipedia chưa? Bạn đã bao giờ sử dụng một tác phẩm nghệ thuật để thiết kế tờ rơi cho một sự kiện chưa? Làm thế nào bạn biết được liệu bạn có thể sử dụng lại nội dung đó hay không? Bạn đã bao giờ bị ấn tượng bởi các cách thức mà văn hóa có thể được diễn giải lại một cách sáng tạo chưa?

Có được kiến thức cơ bản

Có nhiều cách mà cơ sở của bạn có thể đo lường tác động một chính sách truy cập mở có thể có. Nhưng không còn nghi ngờ gì, một khía cạnh quan trọng của việc đo lường tác động đó sẽ là cách nội dung đó được công chúng sử dụng và chia sẻ như thế nào.

Điều quan trọng không chỉ là xác định các bên liên quan, các cộng đồng và người sử dụng đầu cuối trước khi phát hành truy cập mở, mà việc kết hợp họ vào quy trình lập kế hoạch cũng sẽ giúp bạn đạt được tác động. Bạn cũng có thể lập kế hoạch kết hợp các bên liên quan và người sử dụng khác nhau trong các giai đoạn sau, tùy theo nguồn lực mà bạn có sẵn.

Hãy đảm bảo chính sách bản quyền của bạn thực sự có ý nghĩa đối với khán thính phòng và công chúng của bạn.

Hiểu môi trường của bạn

Khi một cơ sở bắt đầu xem xét việc triển khai truy cập mở, nó có thể bắt đầu với mục tiêu đầy tham vọng là “phát hành càng nhiều nội dung càng tốt”. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải bắt đầu từ việc nhỏ và xây dựng thành công bằng các bước tăng dần. Đối với điều này, việc thực hiện thẩm định là chìa khóa. Việc thực hiện thẩm định yêu cầu xem xét các yếu tố khác nhau có thể ảnh hưởng đến dự án của bạn, bao gồm: loại và độ phức tạp của bộ sưu tập mà bạn muốn phát hành, quy mô và nguồn lực của cơ sở của bạn cũng như các bên liên quan có can dự.

Mỗi cơ sở là duy nhất, do đó không có cách tiếp cận “một kích thước phù hợp cho tất cả”. Tuy nhiên, có những điểm tương đồng giữa các cơ sở và chúng là những yếu tố quan trọng cần xem xét khi thiết kế kế hoạch về cách phát hành các bộ sưu tập.

Dưới đây là một số khuyến nghị để giúp bạn hiểu môi trường của bạn.

  • Đánh giá năng lực, hậu cần, nguồn lực và tính bền vững. Việc thực hiện đánh giá năng lực của cơ sở của bạn sẽ dẫn tới sự hiểu biết tốt hơn về các nguồn lực thực tế mà bạn có thể tin cậy và mang tính thực tế về những kỳ vọng và tác động tiềm tàng của chương trình truy cập mở của bạn. Điều này không có nghĩa là bạn không thể làm được gì cho đến khi có sẵn tất cả các nguồn lực và công nghệ, mà đúng hơn là bạn nên lập kế hoạch dựa trên các nguồn lực bạn có sẵn. Các câu hỏi quan trọng nên bao gồm: Có hỗ trợ nào cho truy cập mở tại cơ sở của bạn không? Hỗ trợ này có những hình dạng nào? Các dự án và hoạt động hiện tại có thể giúp bắt đầu cuộc trò chuyện về mở là gì? Bạn có thể bắt đầu với một cái gì đó nhỏ hay không? Bạn có năng lực nội bộ để đánh giá và thẩm định các vấn đề về bản quyền không? Bạn có cần hợp tác với một tổ chức khác? Bạn có khả năng duy trì chính sách truy cập mở và phát hành có thể truy cập được trong tương lai không?

  • Thử nghiệm và xây dựng các dự án thí điểm.

  • Xác định các bên liên quan, cộng đồng và người sử dụng đầu cuối. Nếu bạn muốn thu hút cộng đồng tham gia vào dự án của mình (bất kể cộng đồng đó là gì), hãy nhớ rằng việc xây dựng những mối quan hệ đó cũng cần có thời gian và nguồn lực. Ngay cả khi có nhiều lợi ích từ các nguồn lực cộng đồng, những người tình nguyện hoặc cộng tác trong việc cải thiện bộ sưu tập kỹ thuật số của bạn cần phải cảm nhận được mối liên hệ cá nhân với cơ sở. Bạn sẽ phải trả lời câu hỏi: Tại sao cơ sở này lại xây dựng bộ sưu tập kỹ thuật số này và cho ai? Việc xác định rõ người sử dụng đầu cuối của bạn là ai cũng sẽ giúp hướng dẫn các hoạt động và các bước bạn sẽ thực hiện để đạt được các mục tiêu của mình.

  • Tìm kiếm bạn bè, đồng minh và tấm gương. Một cách tốt để xây dựng trường hợp của bạn về truy cập mở là liên hệ với những người khác đã trải qua tình huống tương tự. Họ có thể cung cấp cho bạn lời khuyên thông minh. Họ sẽ thay đổi điều gì trong cách tiếp cận của họ? Điều gì đã giúp họ trên con đường dẫn tới mở? Điều gì hiệu quả và điều gì không hiệu quả với họ?

  • Hãy trình bày trường hợp của bạn. Điều này tất cả là về việc chuẩn bị lập luận và dữ liệu hỗ trợ để trình bày với lãnh đạo, chính quyền và đồng nghiệp tại cơ sở. Nhưng nó cũng là về khả năng nắm bắt những cơ hội có thể xuất hiện. Ví dụ, một số cơ sở quyết định thay đổi chính sách của họ xung quanh việc truy cập mở khi họ thiết kế lại trang web của mình. Hãy xác định những gì có thể là cơ hội ở cơ sở của bạn. Có thể là sự thay đổi về công nghệ; thiết kế lại quy trình làm việc; sắp xếp lại các phòng ban, hoặc một số cơ hội khác có thể xuất hiện để khơi dậy sự thảo luận.

  • Thuyết phục đồng nghiệp và lãnh đạo. Bạn có biết mối quan tâm của đồng nghiệp và lãnh đạo là gì không? Hãy dành chút thời gian để lắng nghe những mối quan tâm và cố gắng kết nối cách triển khai truy cập mở có thể giúp giải quyết một vài trong số chúng. Tập trung vào những gì đồng nghiệp có thể quan tâm và thực hiện nghiên cứu để hiểu liệu truy cập mở có thể hữu ích cho việc giải quyết vấn đề đó hay không và bằng cách nào.

Giải thích chính sách bản quyền của bạn

Một trong những lý do khiến các cơ sở di sản văn hóa phát hành các tác phẩm và nội dung là vì mối quan tâm đến việc phục vụ người sử dụng tốt hơn và hoàn thành sứ mệnh của họ. Một khía cạnh quan trọng của việc “phục vụ người sử dụng” là làm cho các chính sách bản quyền trở nên rõ ràng và dễ đọc đối với những người không phải là các chuyên gia pháp lý.

Các giấy phép và công cụ CC cũng như các nhãn khác như Tuyên bố về Quyền không phải là chính sách bản quyền: chúng là các công cụ hoặc nhãn hiệu thực tế, hợp pháp để triển khai thực tế chính sách bản quyền của cơ sở. Chính sách bản quyền của bạn phản ánh các quyết định của bạn về vấn đề bản quyền và điều chỉnh việc sử dụng cũng như sử dụng lại nội dung.

Các giấy phép và công cụ CC hữu ích vì chúng cung cấp một cách đơn giản để người dùng hiểu chính sách bản quyền đó. Tuy nhiên, bạn cũng nên giải thích chính sách bản quyền trên trang web của mình như một cách cung cấp cho người sử dụng các điểm truy cập khác nhau để chỉ ra cách họ có thể sử dụng lại tác phẩm và nội dung.

Chính sách bản quyền của bạn cũng phải giải thích cách người sử dụng thừa nhận ghi công cho bạn là người quản lý bộ sưu tập. Việc thừa nhận ghi công cho một cơ sở là một thông lệ tốt của người sử dụng và thể hiện thiện chí đối với các cơ sở quyết định chia sẻ mở bộ sưu tập của họ. Không nên sử dụng giấy phép CC như một cách để có được sự thừa nhận, vì đây không phải là vấn đề bản quyền.

Để biết ví dụ tuyệt vời về chính sách bản quyền rõ ràng, hãy xem trang Bản quyền của Thư viện Quốc gia Scotland (NLS). Trên trang đó, bạn có thể thấy rằng NLS cũng đề cập đến nội dung mà họ hiện đã lưu trữ trên các nền tảng khác, chẳng hạn như Flickr.

Xây dựng các câu hỏi thường gặp

Câu hỏi thường gặp là công cụ có giá trị để phác thảo rõ ràng chính sách của bạn và giải thích thông tin bổ sung về cách bạn xây dựng các hạng mục trong bộ sưu tập của mình. Thông tin cơ bản phải bao gồm chỉ dẫn rõ ràng về những gì người sử dụng có thể làm theo các công cụ và nhãn bạn có thể đang sử dụng và khi nào họ nên tiến hành nghiên cứu các quyền bổ sung. Một lựa chọn khác là bao gồm thông tin về các tệp bạn đang cung cấp, tức là định dạng, độ phân giải, kích thước hoặc chất lượng.

Có một số ví dụ tốt để xem xét. Viện bảo tàng Quốc gia ở Thụy Điển đã xây dựng thông tin cung cấp cho người sử dụng trong phần “Quyền và Bản sao chụp” của họ. Hãy dành một chút thời gian để xem xét chính sách của nó. Bạn thấy gì?

Bạn sẽ thấy rằng trong trường hợp này Bảo tàng Quốc gia đã quyết định đưa trực tiếp thông tin chứng thư giấy phép vào Câu hỏi thường gặp (bạn có nhớ những gì chúng ta đã thấy trong Bài 3 xung quanh ba lớp của giấy phép CC không?). Họ cũng đưa vào thông tin rất cụ thể về cách họ mong đợi người sử dụng có thể ghi công cho họ.

Ngoài ra, người tổng hợp có thể quyết định viết Câu hỏi thường gặp của riêng họ. Hãy xem ví dụ về Khả năng sử dụng lại của Europeana giải thích các chủng loại khác nhau mà bạn có thể tìm kiếm và cách người sử dụng diễn giải các giấy phép sử dụng lại. Các ví dụ khác bao gồm DigitalNZ có phần về Bản quyền, Khả năng tiếp cận và Quyền riêng tư. Đây là những ví dụ điển hình về cách các nhà tổng hợp khác nhau có thể tiếp cận các câu hỏi về bản quyền một cách khác nhau.

Smithsonian có mục Câu hỏi thường gặp dài cũng bao gồm thông tin liên quan về sáng kiến truy cập mở của nó. Hãy dành thời gian để xem xét chính sách này. Trong phần này, chúng tôi muốn nêu bật một trong những câu hỏi:[1]

Bằng cách này, Smithsonian cũng giải quyết được mối lo ngại rất cấp bách mà một số cơ sở di sản văn hóa gặp phải về tính chính xác của siêu dữ liệu của họ.

Tham khảo Khảo sát về các thực hành và chính sách GLAM Mở. Chuyển đến Cột M, “Chính sách quyền hoặc điều khoản sử dụng”. Sắp xếp bảng tính theo quốc gia của bạn và khám phá cách các tổ chức ở quốc gia của bạn xây dựng Câu hỏi thường gặp.

Làm rõ những mong đợi của bạn về việc sử dụng lại

Hãy thông báo cho người sử dụng của bạn những mong đợi tối thiểu của bạn về việc sử dụng lại. Như chúng ta đã thấy trong các bài trước, bạn không thể thêm các hạn chế bổ sung vào các tác phẩm thuộc phạm vi công cộng hoặc các tác phẩm mà bạn quyết định phát hành theo giấy phép CC. Một số điểm quan trọng được mô tả trong Câu hỏi thường gặp, “Các thay đổi và bổ sung cho giấy phép CC” sẽ được áp dụng:

  • bạn không thể yêu cầu bố trí chính xác giấy phép;

  • bạn không thể thêm các hạn chế bổ sung vào giấy phép.

Hơn nữa, lợi ích lớn nhất bạn có thể làm cho người sử dụng của mình là duy trì các điều khoản và điều kiện rõ ràng và dễ hiểu nhất có thể.

Ở một số quốc gia, người sử dụng không bắt buộc phải ghi công cho các tác phẩm thuộc phạm vi công cộng. Tuy nhiên, bạn có thể yêu cầu người sử dụng của mình áp dụng cách thực hành tốt nhất để thừa nhận ghi công hợp lý cho cơ sở khi sử dụng lại tác phẩm. Bạn cũng có thể cung cấp các trích dẫn mẫu hoặc tuyên bố ghi công cho biết bạn muốn tác phẩm được thừa nhận ghi công như thế nào. Hãy xem ví dụ này của The Wellcome Collection, một viện bảo tàng và thư viện ở Vương quốc Anh.

Hãy xem lại các Hướng dẫn về Phạm vi công cộng do Creative Commons tạo ra. Các Hướng dẫn đó được cấp giấy phép CC BY SA, nên bạn có thể sử dụng lại và tùy chỉnh chúng cho phù hợp với mục đích phục vụ riêng của mình (và Europeana đã dịch chúng sang nhiều ngôn ngữ!). Việc hướng dẫn người sử dụng của bạn về cách bạn mong đợi họ tuân thủ với thiện chí sẽ giúp ích rất nhiều trong việc ngăn chặn một số cách sử dụng mà bạn có thể thấy khó chịu.

Duy trì tính nhất quán trên các trang web và nền tảng của bên thứ ba

Một trong những thách thức lớn nhất là duy trì chính sách truy cập mở nhất quán trên nhiều trang web và nền tảng của bên thứ ba. Các trang web như vậy có thể bao gồm phần mềm thu thập kỹ thuật số nguồn mở hoặc độc quyền (ví dụ: Access to Memory, Collective Access, Islandora, Dspace), chúng bao gồm các khả năng khác nhau để thể hiện siêu dữ liệu về quyền. Trong một số trường hợp, các cơ sở có thể duy trì nhiều hơn một trang web. Ví dụ: một dự án nghiên cứu cụ thể đã số hóa một bộ sưu tập cụ thể có thể cần trang web đứng riêng của nó. Trong phạm vi có thể, các trang web đó nên cố gắng nhân bản chính sách y hệt như trang web chính của cơ sở để tránh nhầm lẫn.

Các cơ sở chọn truy cập mở cũng có xu hướng đưa hình ảnh của họ vào nhiều nền tảng. Các nền tảng của bên thứ ba có thể là thách thức, bởi vì một số nền tảng có thể hỗ trợ các giấy phép và công cụ CC, trong khi các nền tảng khác thì không. Các nền tảng truyền thông xã hội cũng có thể là thách thức. Nếu bạn quan tâm đến việc xem các cơ sở khác nhau áp dụng chiến lược truyền thông xã hội như thế nào để ghi công đúng cho các tác giả và thừa nhận các cơ sở, hãy xem cuộc trò chuyện này giữa các chuyên gia tại Europeana, Viện bảo tàng Nghệ thuật Indianapolis và Viện bảo tàng Getty.

Cách tốt nhất để đảm bảo người sử dụng lại thừa nhận ghi công là liên kết ngược lại tới trang web của cơ sở của bạn nếu nền tảng đó không cho phép cơ chế thích hợp để thừa nhận bạn. Ví dụ: Viện bảo tàng Tưởng niệm Chiến tranh Auckland có tài khoản Pinterest; hãy xem chiếc túi len dệt của Croatia này.

Túi len dệt của Croatia, Viện bảo tàng Auckland, CC BY.

Trong trường hợp này, Bảo tàng Tưởng niệm Chiến tranh Auckland đã quyết định chỉ ra các quyền CC BY theo cách thủ công trong hộp mô tả bên cạnh ảnh. Họ cũng có một đường liên kết về hạng mục đó trên trang web bộ sưu tập của họ, rồi dẫn dắt người sử dụng để thấy tham chiếu y hệt đến giấy phép CC BY khi duyệt qua các đối tượng.

Trên một số nền tảng của bên thứ ba như Flickr, Sketchfab và Wikimedia Commons, các giấy phép và công cụ CC được hỗ trợ (tức là nền tảng “tích hợp sẵn”) hoặc thậm chí chúng có thể có các tuyên bố riêng (được gọi là “mẫu” trên Wikimedia Commons). Đặc biệt, Wikimedia Commons có ngưỡng chấp nhận ảnh cao theo quy định bản quyền của họ. Họ chỉ chấp nhận các tác phẩm được xác định là thuộc phạm vi công cộng hoặc được chủ bản quyền tự nguyện phát hành theo giấy phép CC tương thích với của Wikimedia Commons.

Tuy nhiên, ngay cả khi tuyên bố bản quyền là bắt buộc và đã được tiêu chuẩn hóa theo mẫu thì vẫn có một số chỗ có thể thay đổi. Xem ví dụ về cách Cơ quan Lưu trữ Quốc gia Brazil phát hành bộ sưu tập của họ trên Wikimedia Commons. Hầu hết các hạng mục của họ đều được đánh dấu là thuộc phạm vi công cộng, với một ghi chú đặc biệt cho biết, “Vui lòng ghi thuộc tính là: Phạm vi công cộng / Bộ sưu tập Arquivo Nacional,” như bạn có thể thấy trong ví dụ này.

Viện bảo tàng Nghệ thuật Cleveland là một ví dụ khác về một tổ chức phát hành các bộ sưu tập của họ trên Wikimedia Commons. Hãy xem tác phẩm điêu khắc “Mùa đông” này của một nghệ sĩ vô danh. Trong trường hợp này, Viện bảo tàng Nghệ thuật Cleveland đã quyết định liên kết trở lại sáng kiến truy cập mở của họ trên trang web riêng của họ.

Và cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, chúng ta có Flickr. Flickr có một phần đặc biệt dành cho các GLAM muốn phát hành các bộ sưu tập của họ được gọi là Flickr Commons. Flickr đề nghị các cơ sở tham gia áp dụng Dấu phạm vi công cộng như một cách để xác định các tác phẩm thuộc phạm vi công cộng. Như trên Wikimedia Commons, các cơ sở có thể chọn thêm thông tin bổ sung vào từng hình ảnh.

Hãy đọc phân tích này của Douglas McCarthy, “Tuyên bố Quyền: liên kết hỏng trên Flickr Commons.” Trong bài viết đó, Douglas đã xác định một số cơ sở có chính sách về quyền trả về thông báo lỗi “404 – Không tìm thấy trang”. Điều này đặc biệt có vấn đề, bởi vì người sử dụng lại cần có khả năng truy xuất các điều kiện theo đó họ đang sử dụng tác phẩm.

Cuối cùng, ngày càng nhiều cơ sở đang lựa chọn xây dựng các API để tải lên và phát hành nội dung truy cập mở của họ. Nếu bạn có đủ nguồn lực để xây dựng API thì điều quan trọng cần cân nhắc là khả năng truy cập của API theo thời gian. Như bài viết này giải thích, việc không duy trì các API này có thể khiến thông tin biến mất khỏi Internet hoặc khiến một số đoạn mã phần mềm không thể sử dụng được.

Tương tác với các cộng đồng

Các cộng đồng mà bạn tham gia cùng là những cộng đồng sẽ chứng minh tác động của chính sách truy cập mở và họ là những cộng đồng sẽ cho phép bạn áp dụng vào thực tế một số lợi ích đã được khám phá trong phần này. Các cộng đồng cũng là những người sẽ lấy nội dung của bạn, đưa chúng vào các nền tảng khác nhau và cải thiện bộ sưu tập của bạn bằng cách tìm ra những cách thức mới, khác nhau và sáng tạo để sử dụng và sử dụng lại nội dung đó.

Tích hợp vào các giao diện bên ngoài

Một phần quan trọng trong việc làm cho nội dung và bộ sưu tập của bạn sẵn có là có thể đưa tác phẩm của bạn lên các kênh khác, chẳng hạn như Wikimedia Commons. Có rất nhiều ví dụ về các cơ sở thực hiện các hoạt động “GLAM-Wiki”, và một số trường hợp điển hình để khám phá.

Một ví dụ là Viện bảo tàng Ipiranga từ Brazil mà bạn có thể đọc trong bài viết này của Wiki Movimento Brasil. Giống như Rijksmuseum, Viện bảo tàng Ipiranga đã phải đóng cửa để cải tạo, nhưng họ đã tìm cách mở ra bộ sưu tập của mình thông qua Wikimedia Commons và bằng cách tích hợp nó vào Wikipedia.

Tuy nhiên, sự tích hợp này cũng có thể thu hút vốn cấp từ nhiều nguồn khác nhau. Ví dụ: Quỹ Sloan ở Mỹ đã hỗ trợ sự cộng tác giữa DPLA và Wikimedia để làm cho nội dung của DPLA nổi bật hơn trên các nền tảng Wikimedia.

Ngoài ra, các dự án Wikimedia còn cho phép làm với những cách rất thú vị để nâng cao nội dung của bạn. Ví dụ, hãy xem Wikidata Art Depiction Explorer cho phép người sử dụng lại mô tả những gì đang được mô tả trong một tác phẩm nghệ thuật cụ thể.

Các dự án Wikimedia chỉ là một trong những ví dụ mà bạn có thể giới thiệu nội dung của mình, nhưng đây là một ví dụ nổi bật vì Wikipedia là trang web duy nhất do một tổ chức phi lợi nhuận điều hành nằm trong số mười trang web được truy cập nhiều nhất trên Internet. Đây cũng là một nền tảng tuyệt vời về những gì bạn có thể đạt được nếu kết nối một cách khôn ngoan với cộng đồng Wikimedia. Điều này có nghĩa là dành thời gian để hiểu cách hoạt động của nền tảng và các con đường để kết nối với cộng đồng. Ví dụ: nếu bạn muốn bộ sưu tập của mình xuất hiện trên Wikipedia nhưng bạn không có mối quan hệ với cộng đồng Wikimedia hoặc có kế hoạch thuê một thành viên Wikipedia tại nơi cư trú – WiR (Wikipedian in Residence), thì bạn có thể cần phải đánh giá lại cách tương tác với cộng đồng này.

Thúc đẩy văn hóa sử dụng lại và phối lại

Việc đưa bộ sưu tập của bạn lên trên trực tuyến cũng có thể cho phép tạo ra các tác phẩm sáng tạo mới. Ví dụ: đó chính xác là những gì Viện bảo tàng và Phòng trưng bày Nghệ thuật Birmingham, Câu lạc bộ Black Hole và Chiến tranh Lạnh Steve Trust đã thực hiện với chiến dịch “Cắt, Sao chép, Phối lại” của họ, mời các nghệ sĩ phối lại bộ sưu tập có sẵn công khai của họ. Và một số kết quả khá đáng kinh ngạc, chẳng hạn như “Cold War Steve vs The PRB, 2020” (Cold War Steve (Christopher Spencer), CC0. Photomontage do Birmingham Museums Trust ủy quyền.)

“Cold War Steve vs The PRB, 2020” (Cold War Steve (Christopher Spencer), CC0. Photomontage do Birmingham Museums Trust ủy quyền.)

Có những ví dụ khác, chẳng hạn như giải thưởng Rijksstudio, khuyến khích mọi người phối lại các bộ sưu tập của họ và thậm chí khuyến khích sử dụng và áp dụng chúng vào các vật dụng hàng ngày. Những nơi khác, chẳng hạn như Thư viện Quốc hội Mỹ, khuyến khích mọi người khám phá danh mục âm nhạc trong phạm vi công cộng của họ và trở thành “các DJ công dân”. Và những dự án khác, chẳng hạn như dự án Coding Da Vinci ở Đức, khuyến khích việc sử dụng lại dữ liệu văn hóa như một cách để khám phá và sử dụng lại các bộ sưu tập.

Tập hợp các trường hợp được chọn này cho thấy tầm quan trọng của việc cho phép người sử dụng tham gia theo các điều kiện của riêng họ và khám phá nhiều khả năng chỉ bị giới hạn bởi trí tưởng tượng của chính họ.

Hướng tới khả năng tiếp cận

Trong bài viết “Hiệp ước Marrakesh: thách thức các GLAM tạo ra các tài liệu dễ đọc cho người khuyết tật” thủ thư người Argentina Virginia Simón xác định một số cách theo đó các GLAM có thể giúp làm cho các tác phẩm dễ tiếp cận hơn đối với người khuyết tật. Việc thu hút người sử dụng đa dạng là một trong những lợi ích chính đi kèm với di sản văn hóa kỹ thuật số. Hãy khám phá các cách thức khác nhau theo đó truy cập mở có thể cho phép cung cấp các trải nghiệm mới cho người sử dụng.

Nguồn lực cộng đồng và hoạt động tình nguyện

Một khía cạnh quan trọng khác của truy cập mở là nó trao các cơ hội mới cho cộng đồng tham gia vào các bộ sưu tập và nội dung của bạn. Sự tương tác với cộng đồng có thể đạt được thông qua các nhiệm vụ huy động nguồn lực từ cộng đồng hoặc thông qua làm việc với các tình nguyện viên trong các chiến dịch nội dung khác nhau, cùng nhiều ví dụ khác. Điều này góp phần vào sự tham gia tổng thể tốt hơn của công dân và cộng đồng với di sản văn hóa.

Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là các nhiệm vụ sử dụng nguồn lực từ cộng đồng không cần nỗ lực. Thông thường, việc cung cấp dịch vụ cộng đồng đòi hỏi cơ sở phải mất nhiều thời gian để chuẩn bị trước nội dung hoặc các bộ sưu tập có thể được sử dụng trong các nhiệm vụ hoặc các chiến dịch nội dung sử dụng nguồn lực cộng đồng.

Để làm ví dụ, hãy xem những gì Siobhan Leachman chia sẻ. Siobhan là một thành viên cộng đồng rất tích cực của các dự án Wikimedia. Siobhan tham gia với tư cách là tình nguyện viên cho Thư viện Di sản Đa dạng Sinh học và Trung tâm Phiên âm Smithsonian. Cô ấy cũng rất thẳng thắn về những dự án mà cô ấy quyết định đầu tư thời gian của mình vào, như được mô tả trong dòng tweet này:

Vào năm 2016, Siobhan đã có bài nói chuyện có tên “Nguồn đám đông & cách các GLAM khuyến khích tôi tham gia” tại Diễn đàn Số Quốc gia. Trong cuộc nói chuyện đó, cô đã đưa ra ba gợi ý cho các GLAM muốn thu hút những người như cô cộng tác:

  1. Hãy hào phóng với NỘI DUNG của bạn: cho phép các tình nguyện viên đóng góp cho dự án của bạn sử dụng nội dung và dữ liệu của bạn, tải xuống, sử dụng lại và đặt nó vào các trang web và dự án khác nơi họ đang cộng tác;

  2. Hãy hào phóng với SỰ TIN TƯỞNG của bạn: cho phép các tình nguyện viên bắt tay ngay vào các dự án thực hành; giúp họ dễ dàng tham gia; thiết kế những nhiệm vụ cụ thể, khả thi mà họ có thể hoàn thành; cho phép phản hồi và cải tiến, đồng thời tha thứ cho những sai lầm;

  3. Hãy hào phóng với THỜI GIAN: triển khai các kênh truyền thông khác nhau (mạng xã hội, họp trực tuyến, giờ hành chính) nơi các tình nguyện viên có thể liên hệ với bạn và trò chuyện về những gì họ đang làm và điều gì khiến họ hào hứng về dự án tình nguyện của họ; thiết lập sự cộng tác.

Quan trọng hơn, như Siobhan đã lưu ý, “Nguồn đám đông (Crowdsourcing) không phải là có được lao động miễn phí. Đó là sự cởi mở với các tình nguyện viên, ý tưởng và đóng góp của bạn. Đó là về sự cộng tác và sự cộng tác đòi hỏi phải có sự giao tiếp.” Đây là những gì chúng tôi đề cập đến trong phần này xung quanh việc lập kế hoạch phân bổ nguồn lực phù hợp để xây dựng các mối quan hệ này!

Bạn biết những dự án di sản văn hóa kỹ thuật số nào khác đang kết hợp giá trị của sự cộng tác? Bạn thích cái nào? Bạn đã nghĩ đến việc triển khai dự án huy động nguồn lực từ cộng đồng tại tổ chức của mình chưa?

Đánh giá tác động của bạn

Việc đánh giá tác động của bạn là rất quan trọng để hiểu liệu các nguồn lực có được phân bổ hợp lý hay không. Nó cũng cho phép bạn ủng hộ nội bộ cho tầm quan trọng của việc đầu tư nhiều nguồn lực hơn vào việc xây dựng năng lực kỹ thuật số.

Tác động của bạn sẽ luôn phụ thuộc vào mục tiêu của bạn, nhưng một phần quan trọng trong việc đánh giá tác động đó là theo dõi việc sử dụng lại. Các cơ sở có nguồn lực tốt có thể có khả năng theo dõi tác động của mình bằng cách triển khai các công cụ theo dõi, chẳng hạn như công việc mà Viện bảo tàng Nghệ thuật Cleveland đang thực hiện với bảng điều khiển CMA của họ.

Nhưng ngay cả khi bạn không có những nguồn lực đó, bạn vẫn có thể làm nhiều việc để đo lường tác động của mình. Ví dụ: bạn có thể đưa ra các cách thức để mọi người cung cấp cho bạn phản hồi về cách họ đang sử dụng và sử dụng lại di sản văn hóa mà bạn làm cho sẵn sàng mở trên trực tuyến. Hãy đưa ra những cách thức để mọi người kể câu chuyện của họ về cách để họ coi trọng và đánh giá cao những gì bạn đang làm.

Bằng cách khuyến khích người sử dụng tham chiếu ngược lại tới bạn trong các tuyên bố thừa nhận ghi công của họ, bạn cũng có thể có được cái nhìn tổng quan tốt hơn về việc ai, ở đâu, như thế nào bộ sưu tập của bạn đang được sử dụng lại để thông tin cho các đánh giá tác động của bạn.

Các lưu ý cuối cùng

Việc truyền thông các chính sách bản quyền của bạn một cách rõ ràng là điều cơ bản để cho phép các cộng đồng sử dụng lại nội dung của bạn. Có nhiều cách để các cộng đồng khác nhau có thể tương tác với nội dung của bạn. Việc theo dõi một số lần sử dụng lại này cho phép bạn xây dựng trường hợp của mình về việc phát hành bộ sưu tập và nội dung của bạn có tác động rộng rãi như thế nào.

-----------------------------------------------------------------------

  1. Văn bản viết: “Cam kết của Smithsonian đối với trách nhiệm văn hóa với truy cập mở là gì? Smithsonian tôn trọng các quyền và chủ quyền của các nền văn hóa đa dạng mà các bộ sưu tập của Smithsonian đại diện. Smithsonian tham gia với các cộng đồng này về việc sử dụng các tài sản này, vì vậy nội dung nhạy cảm về văn hóa có thể không phải là Truy cập Mở bây giờ hoặc trong tương lai. Vui lòng xem Tuyên bố về các Giá trị Truy cập Mở của Smithsonian để tìm hiểu thêm về các giá trị cốt lõi của Smithsonian trong việc áp dụng và thực hiện Sáng kiến Truy cập Mở, bây giờ và trong tương lai. Xin lưu ý rằng ngôn ngữ và thuật ngữ được sử dụng trong bộ sưu tập này phản ánh bối cảnh và văn hóa tại thời điểm nó được tạo ra và có thể bao gồm thông tin nhạy cảm về mặt văn hóa. Là một tài liệu lịch sử, nội dung của nó có thể mâu thuẫn với các quan điểm và thuật ngữ đương thời. Thông tin trong bộ sưu tập này không phản ánh quan điểm của Viện Smithsonian, nhưng có sẵn ở dạng nguyên bản để tạo điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu. Nếu có câu hỏi hoặc nhận xét về nội dung nhạy cảm, quyền truy cập và cách sử dụng liên quan đến bộ sưu tập này, vui lòng liên hệ openaccess@si.edu

-----------------------------------------------------------------------

Giấy phép và Ghi công

Nội dung được cấp phép CC, Bản gốc

 

Sharing your collections and content comes at the last step on the road towards open access, but it is the one that will prove the value of the decision of releasing collections and content. Engaging with the public takes time and work, and it is important that users understand how they can engage with collections and content.

Big Question / Why It Matters

Laying the groundwork for implementing your open access policy is time consuming and resource intensive, but once done, you can reap the benefits of open access. Communicating copyright policies is crucial to make sure that the public and reusers can understand what they can do with the openly available content. Clear communications allows for different communities to engage with the content and remix and reuse it in new and innovative ways.

Learning Outcomes

  • Analyze how copyright policies can be communicated within institutions

  • Explore ways in which you can engage with different communities of re-users

Personal Reflection / Why it Matters To You

Have you ever edited a Wikipedia page? Have you ever used an artwork to design a flyer for an event? How did you find out if you could reuse the content? Have you ever been impressed by the ways in which culture can get creatively re-interpreted?

Acquiring Essential Knowledge

There are many ways in which your institution can measure the impact that an open access policy might have. But without a doubt, an important aspect of measuring that impact will be how the content is being used and shared by members of the public.

Not only is it important to identify stakeholders, communities and end users before an open access release, but incorporating them into the planning process will also help you achieve impact. You can also plan to incorporate different stakeholders and users in later stages, according to the resources that you have available.

Make sure your copyright policy actually makes sense for your audience and public.

Understand your environment

When an institution starts to look at implementing open access, it might start with the ambitious goal of “releasing as much content as possible.” However, it is also important to start small and build upon success with incremental steps. For this, exercising due diligence is key. Exercising due diligence requires considering varying factors that may affect your project, including: the type and complexity of the collection you want to release, the size and resources of your institution, and the stakeholders involved.

Each institution is unique, so there is no “one size fits all” approach. However, there are commonalities across institutions, and these are important elements to consider when designing a plan on how to release collections.

Here are some recommendations to help you understand your environment.

  • Assess capacity, logistics, resourcing and sustainability. The exercise of assessing the capacity of your institution should lead to a better understanding of the actual resources that you can count on and being realistic about expectations and potential impacts of your open access program. This does not mean that nothing can be done until you have all the resources and technologies in place, but rather that you should plan according to the resources you have available. Important questions should include: Is there any support for open access at your institution? Which shapes does this support take? What are current projects and activities that could help start a conversation about open? Can you start with something small? Do you have in-house capacity to assess and evaluate copyright issues? Do you need to partner with another institution? Are you able to maintain the open access policy and release accessible in the future?

  • Test and build pilot projects.

  • Identify stakeholders, communities and end users. If you want to involve communities in your project (whatever those communities are), remember that building those relationships takes time and resources too. Even when there are many benefits from crowdsourcing, people volunteering or collaborating in enhancing your digital collection need to feel a personal connection with the institution. You should be able to answer the question: Why is the institution building this digital collection, and for whom? Having clarity on who your end user is will also help guide the activities and steps that you will take for achieving your goals.

  • Look for peers, allies and examples. A good way to build your case for open access is by getting in touch with other people that have gone through a similar situation. They might be able to provide you with smart advice. What would they have changed in their approach? What things helped them on their path to open? What worked, and what did not work for them?

  • Make your case. Making your case is all about being prepared with the arguments and the supporting data to present to leadership, authorities and colleagues at the institution. But it is also about being able to seize opportunities that might present themselves. For example, several institutions decide to change their policy around open access when they redesign their website. Identify what might be the window of opportunity in your own institution. Maybe a change in technology; a workflow redesign; a departamental re-arrangement, or some other opportunity that might present itself to spark the conversation.

  • Persuade colleagues and leadership. Do you know what the concerns of colleagues and leadership are? Take a moment to listen to the concerns and try to connect how implementing open access might help solve some of them. Focus on what colleagues might care about, and do the research to understand if and how open access might come in handy for solving that problem.

Explain your copyright policy

One of the reasons cultural heritage institutions release works and content is an interest in better serving their users and fulfilling their mission. An important aspect of “serving users” is to make copyright policies clear and easy to read for non-legal experts.

CC licenses and tools as well as other labels such as Rights Statements are not a copyright policy: they are practical, legal tools or labels to practically implement an institution’s copyright policy. Your copyright policy reflects your decisions on copyright issues and governs the use and reuse of content.

CC licenses and tools help because they offer a simple way for users to understand that copyright policy. But it is also good practice to explain your copyright policy on your website, as a way to give users different access points to figure out how they might be able to reuse works and content.

Your copyright policy should also explain how users should credit you as the steward of the collection. Crediting an institution is good practice by users and shows good faith on those institutions that decide to openly share their collection. Using a CC license as a way to obtain credit is not advised, since this is not a copyright problem.

For a great example of a clear copyright policy, see the National Library of Scotland page on Copyright. In that page, you can see that the NLS also refers to the content that they currently have hosted in other platforms, such as Flickr.

Build an FAQ

FAQs are valuable instruments to clearly outline your policy and explain additional information about how you are making items on your collection available. The basic information should include a clear indication of what users can do according to the tools and labels you might be using and when they should conduct additional rights research. Another option is to include information about the files you are making available, i.e., format, resolution, size or quality.

There are several good examples to look at. The Nationalmuseum in Sweden has built the information provided to users in their “Rights and Reproductions” section. Take a moment to look at its policy. What do you see?

You will find that in this case the Nationalmuseum decided to include the license deed information directly in the FAQ (remember what we saw in Unit 3 around the three layers of the CC license?). They also included very specific information on how they expect users can attribute them.

Additionally, aggregators can decide to write their own FAQ. See for example the one that Europeana did on Reusability to explain the different categories that you can search for and how a user should interpret the reuse licenses. Other examples include the DigitalNZ that has a section on Copyright, Accessibility and Privacy. These are good examples of how different aggregators might approach copyright questions differently.

The Smithsonian has a long FAQ that also includes relevant information about its open access initiative. Take the time to look at the policy. In this one, we want to highlight one of the questions:[1]

In this way, the Smithsonian also solves a very pressing concern that some cultural heritage institutions have around the accuracy of their metadata.

Consult the Survey of Open GLAM practices and policies. Go to Column M, “Rights policy or terms of use.” Organize the spreadsheet by your country and explore how institutions in your country are building their FAQs.

Make your expectations on re-use clear

Inform your user what your minimum expectations around re-use might be. As we have seen in previous units, you cannot add additional restrictions to public domain works or to works that you decide to release under a CC license. Some of the important points described in the FAQ, “Alterations and additions to the CC license,” will apply:

  • you cannot ask for an exact placement of the license;

  • you cannot add additional restrictions on the license.

Moreover, the biggest favor you can do for your users is to maintain terms and conditions that are as clear and straightforward as possible.

In several countries, users are not obliged to include attribution for public domain works. You can, however, ask your users to adopt the best practice of properly crediting the institution when reusing the work. You can also provide sample citations or attribution statements indicating how you wish the works to be credited. Check out this example by The Wellcome Collection, a museum and library in the UK.

Take a look again at the Public Domain Guidelines created by Creative Commons. Those Guidelines are licensed under a CC BY SA license, so you can reuse them and adapt them as you see fit to serve your own purpose (and Europeana has translated them into several languages!). Educating your users on how you expect them to abide by good faith will go a long way to help prevent some uses that you might find distasteful.

Maintain consistency across websites and third-party platforms

One of the biggest challenges is to maintain a consistent open access policy across multiple websites and third-party platforms. Such websites could include proprietary or open source digital collection software (e.g. Access to Memory, Collective Access, Islandora, Dspace), which include varying abilities to represent rights metadata. In some cases, institutions might maintain more than one website. For example, a particular research project that digitized a specific collection might need its own stand-alone website. To the extent possible, those websites should try to replicate the same policy as the main website of the institution to avoid confusion.

Institutions that choose to go open access also tend to put their images into multiple platforms. Third-party platforms can be challenging, because some platforms might support CC licenses and tools, while others might not. Social media platforms can also be challenging. If you are interested in seeing how different institutions adopt social media strategies to properly attribute authors and credit institutions, check out this conversation between professionals at Europeana, the Indianapolis Museum of Art and The Getty Museum.

The best way to ensure attribution by reusers is to link back to your institution’s website if the platform does not allow for a proper mechanism to acknowledge you. For example, the Auckland War Memorial Museum has a Pinterest account; take a look at this Croatian woven wool bag.

Croatian Woven Wool Bag, Auckland Museum, CC BY.

In this case, the Auckland War Memorial Museum decided to manually indicate the CC BY rights in the description box next to the photo. They also included a link back to the item on their collection website, which then leads to the user to see the same reference to the CC BY license when browsing through the objects.

In some third-party platforms like Flickr, Sketchfab and Wikimedia Commons, CC licenses and tools are supported (i.e. “built-in” the platform), or they might even have their own statements (called “templates” in Wikimedia Commons). Wikimedia Commons in particular has a high threshold for accepting photos per their copyright rules. They only accept works identified to be in the public domain or voluntarily released under a Wikimedia Commons-compatible CC license by the rightsholder.

However, even when the copyright statement is mandatory and already standardized by a template, there is still some room for variation. See for example how the National Archives of Brazil are releasing their collection on Wikimedia Commons. Most of their items are marked as being in the public domain, with a special note that states, “Please attribute as: Public domain / Arquivo Nacional Collection,” as you can see in this example.

The Cleveland Museum of Art is another example of an organization releasing their collections on Wikimedia Commons. Check out this sculpture, “Winter,” by an unknown artist. In this case, the Cleveland Museum of Art decided to link back to their open access initiative on their own website.

And last but not least, we have Flickr. Flickr has a special section for GLAMs that want to release their collections called Flickr Commons. Flickr offers participating institutions to apply a Public Domain Mark as a way to identify works that are in the public domain. As in Wikimedia Commons, institutions can choose to add additional information on each of the images.

Read this analysis by Douglas McCarthy, “Rights Statements: link rot in Flickr Commons.” In that article, Douglas identified several institutions whose rights policy returned a “404 – Page not found” error message. This is particularly problematic, because reusers need to be able to retrieve the conditions in which they were making use of the work.

Finally, more and more institutions are choosing to build APIs for uploading and releasing their open access content. If you have the resources to build an API, an important consideration is its accessibility over time. As this article explains, not maintaining these APIs might make information disappear from the Internet or make some pieces of software code impossible to use.

Engage with communities

The communities that you engage with are the ones that will prove the impact of the open access policy and they are the ones that will allow you to put in practice some of the benefits explored in this unit. Communities are also the ones that will take your content, put it in different platforms, and enhance your collection by finding new, different, and innovative ways to use it and reuse it.

Integration into external interfaces

An important part of making your content and collection available is being able to put your work out there in other channels, such as Wikimedia Commons. There are plenty of examples of institutions doing “GLAM-Wiki” activities, and several case studies to explore.

An example is the Ipiranga Museum from Brazil, which you can read about in this article by Wiki Movimento Brasil. Like the Rijksmuseum, the Ipiranga Museum had to close its premises for renovations, but they managed to open their collection through Wikimedia Commons and by integrating it into Wikipedia.

However, this integration may also attract funding from different sources. For example, the Sloan Foundation in the US supported the collaboration between DPLA and Wikimedia to make DPLA’s content more prominent in Wikimedia platforms.

Additionally, Wikimedia projects allow for very interesting ways in which your content can be enhanced. For example, take a look at the Wikidata Art Depiction Explorer, which allows for reusers to describe what is being depicted in a particular artwork.

Wikimedia projects are only one of the examples in which you could feature your content, but it is a prominent one given the fact that Wikipedia is the only website run by a non-profit to be among the top ten most visited websites on the Internet. It is also a great platform in terms of what you can achieve if you connect wisely with the Wikimedia community. This means taking the time to understand how the platform works and what the avenues to connect with the community are. For example, if you want your collection to be on Wikipedia but you don’t have relationships with the Wikimedia community or plans to hire a Wikipedian in Residence (WiR), then you might need to reassess how to engage with the community.

Foster reuse and remix culture

Putting your collections online can also allow for new creative works to be created. For example, that’s exactly what the Birmingham Museum and Art Gallery, Black Hole Club and Cold War Steve Trust did with their campaign “Cut, Copy, Remix,” inviting artists to remix their openly available collection. And some of the results are quite amazing, like this “Cold War Steve vs The PRB, 2020” (Cold War Steve (Christopher Spencer), CC0. Photomontage commissioned by Birmingham Museums Trust.)

“Cold War Steve vs The PRB, 2020” (Cold War Steve (Christopher Spencer), CC0. Photomontage commissioned by Birmingham Museums Trust.)

There are other examples, such as the Rijksstudio award, that encourages people to remix their collections and even encourages them to be used and applied on everyday items. Others, such as the Library of Congress of the US, encourage people to explore their public domain catalog of music and become “Citizen DJs.” And others, such as the Coding Da Vinci project in Germany, encourage reusing cultural data as a way to explore and reuse collections.

This selected set of cases shows how important it is to allow users to engage on their own terms and to explore the wide range of possibilities only limited by their own imagination.

Aim for accessibility

In her article “The Marrakesh Treaty: challenging GLAMs to generate readable documents for people with disabilities” Argentinean librarian Virginia Simón identifies some ways in which GLAMs can help make works more accessible for people with disabilities. Engaging diverse users is one of the main benefits that come with digital cultural heritage. Explore different ways in which open access can allow for providing new experiences for users.

Crowdsourcing & volunteering

Another important aspect of open access is that it gives new opportunities for communities to engage with your collections and content. Engagement with communities can be achieved through crowdsourcing tasks or through working with volunteers in different content campaigns, among other examples. This contributes to overall better engagement of citizenship and communities with cultural heritage.

However, this is not to say that by crowdsourcing tasks there is no effort involved. Normally, crowdsourcing requires a lot of time from the institution, to prepare in advance the content or collections that might be used in crowdsourcing tasks or content campaigns.

As an example, see what Siobhan Leachman has to share. Siobhan is a very active community member of Wikimedia projects. Siobhan participates as a volunteer for the Biodiversity Heritage Library and the Smithsonian Transcription Center. She is also very vocal about which projects she decides to invest her time in, as described in this tweet:

In 2016, Siobhan gave a talk called “Crowdsourcing & how GLAMs encourage me to participate” at the National Digital Forum. In that talk, she gave three suggestions for GLAMs who want to attract people like her to collaborate:

  1. Be generous with your CONTENT: allow for volunteers contributing to your projects to play with your content and your data, download it, reuse it, and place it in other websites and projects where they are collaborating;

  2. Be generous with your TRUST: allow for volunteers to go right away into hands-on projects; make it easy for them to participate; design concrete, achievable tasks they can accomplish; allow for feedback and improvement, and be forgiving of mistakes;

  3. Be generous with TIME: implement different communication channels (social media, online meetings, office hours) where volunteers can reach out to you and chat about what they are doing and what excites them about their volunteer project; establish collaboration.

More importantly, as Siobhan noted, “Crowdsourcing isn’t about getting free labor. It’s about being open to your volunteers, ideas, and contributions. It’s about collaboration, and collaboration requires communication.” This is what we refer to in this section around planning for allocating proper resources to build these relationships!

What other digital cultural heritage projects do you know that are incorporating the value of collaboration? Which ones do you like? Have you thought about implementing a crowdsourcing project at your institution?

Evaluate your impact

Evaluating your impact is crucial to understand if the resources are being properly allocated. It also allows you to advocate internally for the importance of putting more resources into building digital capabilities.

Your impact will always be dependent on your goals, but an important part of evaluating that impact will be to track reuse. Well-resourced institutions might be able to track their impact by deploying tracking tools, such as the work that the Cleveland Museum of Art is doing with their CMA dashboard.

But even if you do not have those resources, you can still do things to measure your impact. For example, you can offer ways for people to give you feedback on how they are using and reusing the cultural heritage you make openly available online. Offer avenues for people to tell their story about how they value and appreciate what you are doing.

By encouraging users to refer back to you in their credit statements, you might also be able to get a better overview of how, where, and by whom your collection is being reused to inform your impact evaluations.

Final remarks

Communicating your copyright policies clearly is fundamental to allowing communities to reuse your content. There are many ways in which different communities can engage with your content. Tracking some of these reuses allows you to build your case on how releasing your collections and content has a broad impact.

  1. The text reads: “What is the Smithsonian's commitment to cultural responsibility with open access? The Smithsonian respects the rights and sovereignty of the diverse cultures Smithsonian collections represent. The Smithsonian engages with these communities about the use of these assets, so culturally sensitive content may not be Open Access now or in the future. Please view the Smithsonian Open Access Values Statement to learn more about the Smithsonian’s core values in adopting and executing the Open Access Initiative, now and going forward. Please note that the language and terminology used in this collection reflects the context and culture of the time of its creation, and may include culturally sensitive information. As an historical document, its contents may be at odds with contemporary views and terminology. The information within this collection does not reflect the views of the Smithsonian Institution, but is available in its original form to facilitate research. For questions or comments regarding sensitive content, access, and use related to this collection, please contact openaccess@si.edu

Licenses and Attributions

CC licensed content, Original

Dịch: Lê Trung Nghĩa

letrungnghia.foss@gmail.com

Tác giả: Nghĩa Lê Trung

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Về Blog này

Blog này được chuyển đổi từ http://blog.yahoo.com/letrungnghia trên Yahoo Blog sang sử dụng NukeViet sau khi Yahoo Blog đóng cửa tại Việt Nam ngày 17/01/2013.Kể từ ngày 07/02/2013, thông tin trên Blog được cập nhật tiếp tục trở lại với sự hỗ trợ kỹ thuật và đặt chỗ hosting của nhóm phát triển...

Bài đọc nhiều nhất trong năm
Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm gì nhất ở mã nguồn mở?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập77
  • Máy chủ tìm kiếm5
  • Khách viếng thăm72
  • Hôm nay1,098
  • Tháng hiện tại507,260
  • Tổng lượt truy cập37,308,834
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây