Chuyện về Koha, hệ thống quản lý thư viện nguồn mở đầu tiên

Thứ sáu - 10/03/2017 06:30

The story of Koha, the first open source library management system

Posted 16 Apr 2014 Joann Ransom

Theo: https://opensource.com/education/14/4/story-of-koha-lms

Bài được đưa lên Internet ngày: 16/04/2014

Xem thêm: Giáo dục mở và tài nguyên, giấy phép tư liệu mở


 

Một thư viện công cộng nhỏ đang phục vụ 30.000 dân ở New Zealand đã phát triển và phát hành hệ thống quản lý thư viện nguồn mở đầu tiên trên thế giới vào năm 2000. Horowhenua Library Trust đã đặt tên cho hệ thống đó là Koha, theo tiếng địa phương Māori của New Zealand có nghĩa là quà tặng hoặc sự đóng góp.

Đây là câu chuyện giải thích vì sao chúng tôi đã phát triển Koha và làm thế nào nó đã thay đổi cách thức làm việc của chúng tôi và hàng triệu người khác.

Hệ thống quản lý thư viện mới

Vào năm 1999, với hệ thống 12 năm chạy trên một máy chủ 386, Horowhenua Library Trust (HLT) đã cần phải thay thế hệ thống quản lý thư viện (LMS) của chúng tôi. Chúng tôi đã tuân theo quy trình thường thấy là Yêu cầu Đề xuất – RFP (Request For Proposal), và sau khi đọc một lượng giấy tờ gây choáng người, chúng tôi đã thấy không thỏa mãn với bất kỳ sự lựa chọn nào. Đã có các hệ thống có sẵn có thể phân phối với chi phí mà chúng tôi không thể kham nổi, các hệ thống mà chúng tôi có thể kham nổi nhưng đã không đáp ứng được các nhu cầu của chúng tôi, và tất cả các hệ thống đó đã có những giải pháp truyền thông đắt giá hơn nhiều so với những gì chúng tôi đang sử dụng. Hơn nữa, không hệ thống nào sử dụng giao diện web cả.

Chúng tôi đã kêu gọi Katipo Communications phát triển một LMS dựa vào web cho chúng tôi, và họ đã gợi ý nó sẽ được phát hành theo Giấy phép Công cộng Chung GNU (GPL) như một cách thức để đảm bảo dự án được vĩnh cửu (họ đã không muốn bỏ ra phần còn lại những tháng ngày của họ để hỗ trợ cho hệ thống sở hữu độc quyền) và điều này có thể khuyến khích những người khác sử dụng nó - cải tiến và cải thiện nó dài lâu. GPL cũng có thể đảm bảo rằng những sửa đổi và bổ sung sau đó từ các cơ quan khác vẫn sẽ là nguồn mở, có lợi cho tất cả những người sử dụng.

Trong khi “shareware” và “freeware” từng sẵn sàng kể từ những ngày đầu của điện toán, thì phần mềm nguồn mở đã phát triển trong những năm cuối trước năm 2000 theo một mức độ phạm vi hoàn toàn khác. Nó không còn bị trói buộc vào lãnh địa của các chương trình “sở thích riêng” nữa. Các dự án nguồn mở đã bắt đầu sản sinh ra các phần mềm đạt hoặc vượt trội về chất lượng so với các sản phẩm thương mại khi đó, và Linux đã bắt đầu thách thức Windows trong các dự án phạm vi rất rộng.

Các thủ thư và phần mềm tự do nguồn mở - FOSS (Free, Open Source Software)

Các thủ thư và phần mềm tự do nguồn mở có nhiều điểm chung. Họ đều:

  • tin tưởng rằng thông tin sẽ truy cập được tự do tới bất kỳ ai

  • hưởng lợi từ sự hào phóng của những người khác

  • thuộc về các cộng đồng

Tuy nhiên, làm việc với FOSS là cách thức làm việc rất khác đối với các thủ thư, những người theo truyền thống là thuận tiện hơn trong mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau với các nhà cung cấp. Sự thay đổi tư duy đáng kể được yêu cầu để tối đa hóa giá trị từ nguồn mở.

Đây KHÔNG phải là về việc chấp nhận những gì bạn được trao mà là việc khớp nối những gì bạn muốn. Các thủ thư cần phát triển các kỹ năng mới để tương tác hoặc tham gia đầy đủ trong cộng đồng mà nó là trái tim của các dự án nguồn mở.

Cộng đồng nguồn mở

Các dự án nguồn mở chỉ sống sót nếu cộng đồng được xây dựng xung quanh sản phẩm đảm bảo sự tiến bộ liên tục của nó. Koha là mạnh hơn so với bất kỳ lúc nào cho tới bây giờ vì nó được cộng đồng tích cực của các lập trình viên, các thủ thư và các nhà cung cấp hỗ trợ - những người thực sự nói được với nhau!

Từng đối tác có vai trò để đóng trong cộng đồng nguồn mở thành công:

Các thủ thư và các khách hàng hoặc những người sử dụng đầu cuối với những mối quan tâm mà họ đại diện là những phán xét tối thượng đối với việc liệu có hay không một sản phẩm hoặc dịch vụ được mong đợi, và họ xác định sự thành công của sản phẩm hoặc của nhà cung cấp.

Các lập trình viên, những người tạo ra mã và các công cụ.

Các nhà cung cấp lọc các ý tưởng và mang tới thị trường chỉ các lựa chọn có khả năng sống được, có khả năng tiềm tàng sinh lợi nhuận, và bền vững được.

Lưu ý chính của tôi trình bày tại KohaCon09 ở Thane, Ấn Độ đã khai thác cộng đồng các quan hệ đối tác này và những tương tác giữa chúng được cân bằng sẽ là sống còn như thế nào.

Nhà cung cấp và các thư viện

Khi mối quan hệ đó có sự cân bằng tuyệt vời thì mối quan hệ đó sẽ thịnh vượng; các nhà cung ấp có được đầu vào và phản hồi tuyệt vời về sự phát triển các tính năng, việc kiểm thử khả năng sử dụng có tính vét cạn về thiết kế và chức năng, và trọng tải của khuyến mại tự do. Tuy nhiên, nếu mong muốn có mối quan hệ làm việc hợp nhau áp đảo các quyết định kinh doanh, thì sự phát triển sẽ không còn là có khả năng sống được về tài chính và sự bền vững về tài chính sẽ mất. Trái lại, nếu các quyết định kinh doanh thiển cận áp đảo các nhu cầu và mong muốn của thư viện, bao gồm cả triết lý nguồn mở, thì chúng ta cũng sẽ gặp rắc rối phiền phức.

Các lập trình viên và các thư viện

Khi điều đó làm việc tốt, chúng ta có sự phát triển nhanh các giải pháp thực hiện được công việc. Sự kiểm tra thực tế sẽ thông báo cho sự phát triển kỹ thuật; các lập trình viên không chỉ phát triển thứ gì đó vì nó là hay, mà vì nó là giải pháp ‘tốt’ cho một vấn đề đang tồn tại hoặc sẽ gia tăng giá trị. Khi điều đó đi vượt ra khỏi sự hài hòa, thì chúng ta gặp rủi ro có các tính năng tồi tệ được phát triển trong sáng kiến hoặc của thư viện, hoặc của các lập trình viên. Các thư viện có thể yêu cầu các tính năng thực sự hữu ích nhưng các lập trình viên có thể không muốn kết hợp chúng, hoặc quá nhiều những thứ rườm rà có thể được phát triển, trong khi hy sinh chức năng vì những điều không đáng.

Các nhà cung cấp và các lập trình viên

Nhiều doanh nghiệp mắc bẫy tập trung hầu hết năng lượng của họ vào phần kinh doanh (tiết kiệm chi phí, các cải tiến quy trình, hiệu quả, kiểm soát chất lượng) thay vì bỏ thời gian tập trung vào con người và các mối quan hệ. Khi các mục tiêu kinh doanh thuần túy bắt đầu dẫn dắt sự phát triển thì chúng ta có điều tồi tệ xảy ra vì lòng tham của tập đoàn, nhưng khi chúng ta có sự cân bằng đúng thì chúng ta có được sự phát triển với chất lượng cao, có tính đổi mới, có khả năng trụ vững, nhanh và bền vững.

Tầm nhìn toàn diện

Trong khi từng trong số các mối quan hệ giữa các đối tác là quan trọng thì tầm nhìn toàn diện thậm chí còn quan trọng hơn. Thực sự là quan trọng rằng các thư viện tích cực tham gia vào và không chỉ bỏ mặc sự phát triển cho các lập trình viên và các nhà cung cấp. Chúng ta cần nhớ trong đầu những người sử dụng đầu cuối mà chúng ta phục vụ. Ví dụ, nếu bạn hỏi: “Liệu những cái chuông và tiếng huýt sáo mới đó có giúp cho mọi người hoàn thành được thứ gì đó hay chúng chỉ có để mà có?” nó sẽ giúp bạn tránh được hội chứng “chỉ vì bạn có thể”.

Linus Torvalds trong một cuộc phỏng vấn bởi Steven Vaughan-Nichols cho xuất bản phẩm của Hewlett-Packard đã nói về sự phát triển của phần mềm như thế này:

“Một điều khác… là mọi người dường như làm sai khi nghĩ rằng mã họ viết là điều chính yếu… Không, thậm chí nếu bạn đã viết 100% mã, và thậm chí nếu bạn là lập trình viên tốt nhất trên thế giới và sẽ không bao giờ cần bất kỳ sự trợ giúp nào với dự án cả, thì điều thực sự quan trọng là những người sử dụng mã đó. Bản thân mã là không quan trọng; dự án chỉ hữu ích khi mọi người thực sự tìm ra nó”.

Việc chuyển sang nguồn mở, về mặt triết học, từng phù hợp tốt cho Horowhenua Library Trust. Nó cũng từng là quyết định thực tế và tốt về mặt tài chính. Nhưng quan trọng nhất là nó giúp chúng tôi đặt những người sử dụng đầu cuối, các khách hàng của chúng tôi và những người mà chúng tôi phục vụ, vào trái tim - tâm điểm của các quyết định mà chúng tôi đưa ra như một tổ chức.

A small public library serving a population of 30,000 in New Zealand developed and released the world’s first open source library management system in 2000. Horowhenua Library Trust named the system Koha, which is a New Zealand Māori custom meaning gift or contribution.

This is a story of why we developed Koha and how it has changed the way we, and millions of others, work.

A new library management system

In 1999, with a 12 year-old system running on a 386 server, Horowhenua Library Trust (HLT) needed to replace our library management system (LMS). We followed the usual Request For Proposal (RFP) process, and after reading a staggering amount of papers, found we were not satisfied with any of the options. There were systems available that would over-deliver at a cost we couldn’t afford, systems which we could afford but didn’t meet our needs, and all of the systems had much more expensive communications solutions than we had been using. Plus, none of them used a web browser interface.

We engaged Katipo Communications to develop a web-based LMS for us, and they suggested it be released under the GNU General Public License (GPL) as a way to ensure the project had longevity (they didn’t necessarily want to spend the rest of their days supporting a proprietary system) and this would encourage other people to use it—improving and enhancing it along the way. The GPL would also ensure that subsequent modifications and additions by other organisations were open source as well, benefitting all users.

While "shareware" and "freeware" have been available since the earliest days of computing, open source software had developed in the years leading up to 2000 on a different scale entirely. It was no longer confined to the realm of "hobby" programmes. Open source projects were starting to produce software that matched or exceeded the quality of commercial products at the time, and Linux was starting to challenge Windows in very large-scale projects.

Librarians and FOSS

Librarians and free and open source software have lots in common. They both:

  • believe that information should be freely accessible to everyone

  • benefit from the generosity of others

  • are about communities

However, working with free and open source is a very different way of working for librarians who are traditionally more comfortable in a co-dependent relationship with vendors. A significant mind-shift is required in order to maximise value from open source.

It is NOT about accepting what you are given but articulating what you want. Librarians need to develop new skills in order to interact or participate fully in the community that is the heart of open source projects.

Open source community

Open source projects only survive if a community builds up around the product to ensure its continual improvement. Koha is stronger than ever now because it is supported by an active community of developers, librarians and vendors—who actually talk to each other!

Each partner has a role to play in a successful open source community:

Librarians and the patrons or end users whose interests they represent are the ultimate judges as to whether or not a product or service is desirable, and they define a product or vendor’s success.

Developers who create the code and tools.

Vendors filter ideas and bring only the viable, potentially profitable, and sustainable options to market.

My keynote address at KohaCon09 in Thane, India explored this community of partnerships and how crucial it is that the interactions between each is balanced.

Vendors and libraries

When the relationship is in perfect balance the relationship thrives; vendors get excellent input and feedback on feature development, exhaustive usability testing for design and function, and truckloads of free promotion. However, if the desire to have a congenial working relationship dominates over sound business decisions, development stops being financially viable and economic sustainability is lost. On the flip side, if short-sighted business decisions override the needs and wants of the library, including the open source philosophy, we get into trouble as well.

Developers and libraries

When it works well, we get speedy development of solutions that do the job. A reality check informs technical development; developers don’t just develop something because it sounds cool but because it’s a ‘good’ solution to an existing problem or will add value. When it gets out of harmony, we risk getting bad features developed at the initiative of either the library or the developers. Libraries may request really useful features but developers may not want to incorporate them, or too many bells and whistles could get developed, sacrificing function over gizmos.

Vendors and developers

Many businesses fall into the trap of focusing most of their energy in the business side (cost savings, process improvements, efficiencies, quality control) instead of taking the time to focus on the people and relationships. When pure business goals start driving development we get bad stuff happening due to corporate greed, but when we get the balance right we get high quality, innovative, viable, rapid, and sustainable development.

Take a holistic view

While each of the relationships between the partners are important the holistic view is even more important. It is really important that librarians are actively involved and don’t just leave development to the developers and vendors. We need to keep in mind the end user who we serve. For example, if you ask: "Do these new bells and whistles help the people accomplish something or do they just get in the way?" it helps you avoid the "just because you can" syndrome.

Linus Torvalds in an interview by Steven Vaughan-Nichols for a Hewlett-Packard publication had this to say about software development:

The other thing ... that people seem to get wrong is to think that the code they write is what matters ... No, even if you wrote 100% of the code, and even if you are the best programmer in the world and will never need any help with the project at all, the thing that really matters is the users of the code. The code itself is unimportant; the project is only as useful as people actually find it."

Moving to open source was philosophically a good fit for Horowhenua Library Trust. It has also been a good financial and practical decision. But most importantly it helps us to put the end user, our patrons and the people we serve, at the heart of decisions we make as an organisation.

Dịch: Lê Trung Nghĩa

letrungnghia.foss@gmail.com

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Về Blog này

Blog này được chuyển đổi từ http://blog.yahoo.com/letrungnghia trên Yahoo Blog sang sử dụng NukeViet sau khi Yahoo Blog đóng cửa tại Việt Nam ngày 17/01/2013.Kể từ ngày 07/02/2013, thông tin trên Blog được cập nhật tiếp tục trở lại với sự hỗ trợ kỹ thuật và đặt chỗ hosting của nhóm phát triển...

Bài đọc nhiều nhất trong năm
Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm gì nhất ở mã nguồn mở?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập110
  • Máy chủ tìm kiếm20
  • Khách viếng thăm90
  • Hôm nay18,209
  • Tháng hiện tại466,988
  • Tổng lượt truy cập36,525,581
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây