Các chỉ thị truy cập mở rất cần cho giáo dục mở

Thứ hai - 05/11/2018 06:27
Các chỉ thị truy cập mở rất cần cho giáo dục mở
 
 
 
Bài viết cho Hội thảo ‘Đổi mới căn bản toàn diện hoạt động đào tạo trong các trường đại học và cao đẳng’ do AVNUC tổ chức ngày 02/11/2018 tại trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh
Bài được đăng trong kỷ yếu của hội thảo, các trang 672-679
------------------------------------------------------

 
Tóm tắt:
Giáo dục mở, một thành phần không thể thiếu của khoa học mở, chỉ có thể hiện thực hóa được khi sự truy cập tới tri thức nói chung, các tài nguyên giáo dục/khoa học hàn lâm nói riêng trở thành truy cập mở - truy cập không có rào cản về tài chính, pháp lý và kỹ thuật, nhất là khi chúng được tạo ra từ nguồn vốn của nhà nước. Tuy nhiên, cho tới nay, chưa có bất kỳ chỉ thị hay chính sách truy cập mở nào tồn tại ở Việt Nam. Rất cần cấp bách thay đổi hiện trạng này.

 
A. Bối cảnh chung
Ngày 28/09/2017, các bộ trưởng khoa học các nước G7 gồm Canada, Pháp, Đức, Ý, Nhật, Vương quốc Anh, Mỹ và Ủy viên châu Âu về Nghiên cứu, Khoa học và Cách tân đã gặp nhau tại Ý để bàn cách tận dụng các cơ hội và vượt qua các thách thức của cuộc cách mạng sản xuất tiếp sau – NPR (Next Production Revolution) và đã đưa ra thông cáo chung 26 điểm[01] với mục đích thúc đẩy khoa học và cách tân toàn diện như là ưu tiên chính để triển khai trong thời gian tới, trong đó nhấn mạnh tới Khoa học Mở (Open Science), bao gồm cả Khoa học Công dân (Citizen Science) với 2 khía cạnh cụ thể được ưu tiên ở thời điểm này gồm: (1) khuyến khích tính mở của hệ sinh thái nghiên cứu: đánh giá các sự nghiệp nghiên cứu cần nhận biết tốt hơn và thưởng cho các hoạt động Khoa học Mở; và (2) các hạ tầng để sử dụng tối ưu dữ liệu nghiên cứu: tất cả các nhà nghiên cứu cần có khả năng ký gửi, truy cập và phân tích dữ liệu nghiên cứu xuyên các ngành nghề và ở phạm vi toàn cầu, và dữ liệu nghiên cứu cần gắn với các nguyên tắc FAIR (Findable, Accessible, Interoperable, Reusable) để tìm kiếm được, truy cập được, tương hợp được và sử dụng lại được.
Từ tuyên bố này của G7, vào tháng 05/2018, Ủy ban châu Âu đã đưa ra tài liệu hướng dẫn về ‘Truy cập tới và bảo tồn thông tin khoa học ở châu Âu[02]’, nhấn mạnh các đường hướng ưu tiên chính cho nghiên cứu và cách tân ở châu Âu trong thời gian tới, gồm:
  1. Truy cập Mở tới các xuất bản phẩm khoa học
  2. Truy cập Mở tới dữ liệu nghiên cứu
  3. Xây dựng hạ tầng điện tử, phổ biến và sử dụng lại các kết quả đầu ra nghiên cứu
  4. Các hệ thống thưởng cho văn hóa chia sẻ và huấn luyện các kỹ năng Khoa học Mở
  5. Cộng tác và minh bạch trong nghiên cứu khoa học
Có thể nhận thấy việc truy cập mở ngày nay trên thế giới được đặt lên hàng đầu, dù là tới các xuất bản phẩm khoa học hay dữ liệu nghiên cứu.

 
B. Truy cập Mở là gì[03]
Truy cập mở - OA (Open Access) tới tư liệu ngụ ý tính sẵn sàng tự do trên Internet công khai, cho phép bất kỳ người sử dụng nào để đọc, tải về, sao chép, phân phối, in, tìm kiếm, hoặc liên kết tới toàn văn các bài báo đó, đi sâu vào chúng để đánh chỉ mục, truyền chúng như là dữ liệu tới phần mềm, hoặc sử dụng chúng vì bất kỳ mục đích hợp pháp nào khác, mà không có các rào cản về tài chính, pháp lý hoặc kỹ thuật ngoại trừ những rào cản gắn liền với sự truy cập tới bản thân Internet.
Truy cập mở ngụ ý truy cập tự do tới thông tin và sử dụng không có giới hạn các tài nguyên điện tử đối với bất kỳ ai. Bất kỳ dạng nội dung điện tử nào cũng có thể là OA, từ các văn bản và dữ liệu cho tới các phần mềm, audio, video, và đa phương tiện. Trong khi hầu hết chúng có liên quan chỉ tới các văn bản, thì số lượng ngày một gia tăng đang tích hợp văn bản với hình ảnh, dữ liệu, và mã thực thi được. OA cũng có thể áp dụng cho các nội dung phi hàn lâm, như âm nhạc, phim ảnh, và các tiểu thuyết.
Một xuất bản phẩm được coi là OA nếu:
  • nội dung của nó truy cập được vạn năng và tự do, độc giả không mất chi phí, qua Internet hoặc khác;
  • tác giả hoặc chủ sở hữu bản quyền trao cho tất cả những người sử dụng một cách không thể hủy bỏ, qua một giai đoạn thời gian không có giới hạn, quyền để sử dụng, sao chép, hoặc phân phối bài báo, với điều kiện thừa nhận ghi công thích hợp được đưa ra;
  • nó được ký gửi, tức thì, đầy đủ và ở dạng điện tử phù hợp, ít nhất vào một kho truy cập mở được thừa nhận quốc tế rộng rãi, cam kết truy cập mở.

 
C. Từ góc độ cấp phép mở Creative Commons, dữ liệu mở và tài nguyên giáo dục mở chỉ là tập con/trường hợp đặc biệt của truy cập mở.
Từ góc độ của việc cấp phép mở Creative Commons (CC) có thể thấy:
  1. Truy cập mở tới các xuất bản phẩm khoa học là một tập con của truy cập mở tới các tài nguyên nói chung;
  2. Truy cập (mở) tới dữ liệu mở là một tập con của truy cập mở tới dữ liệu nghiên cứu và tới lượt nó, truy cập mở tới dữ liệu nghiên cứu cũng là tập con của truy cập mở tới các tài nguyên nói chung.
Hình 1 bên dưới được tùy biến thích nghi từ hình trong tài liệu của UNESCO-UNEVOC xuất bản năm 2018 có tên: ‘Tài nguyên Giáo dục Mở trong Giáo dục và Huấn luyện Kỹ thuật và Nghề nghiệp[04]’ và các giải thích về sự phân biệt giữa Truy cập Mở, Tài nguyên Giáo dục Mở và Dữ liệu Mở từ khía cạnh cấp phép mở Creative Commons (CC) được giải nghĩa trong bài báo ‘Cấp phép mở Creative Commons cho các tài nguyên truy cập mở, tài nguyên giáo dục mở và dữ liệu mở[05]’ với kết luận tóm tắt sau đây: ‘Phổ các giấy phép Creative Commons được sử dụng cho các tài nguyên truy cập mở, tài nguyên giáo dục mở và dữ liệu mở là khác nhau. Trong khi các tài nguyên truy cập mở có thể được trao bất kỳ giấy phép nào, thì các giấy phép CC BY-ND và CC BY-NC-ND không thể được trao cho tài nguyên giáo dục mở và chỉ các giấy phép CC0, CC BY và CC BY-SA mới có thể trao cho dữ liệu mở được’.
Hình 1. Phân biệt các dạng tài nguyên được cấp phép mở CC

 
Hình 1 cho thấy, từ khía cạnh cấp phép mở Creative Commons, dữ liệu mở và tài nguyên giáo dục mở chỉ là tập con và/hoặc các trường hợp đặc biệt của truy cập mở tới các tài nguyên nói chung.
Nói một cách khác, để một tài nguyên trở thành dữ liệu mở và/hoặc tài nguyên giáo dục mở, trước hết tài nguyên đó phải là tài nguyên truy cập mở được.

 
D. Các chỉ thị truy cập mở trên thế giới
Trên thế giới, nhiều tổ chức, cơ sở nghiên cứu khoa học/giáo dục và các nhà cấp vốn nghiên cứu có các chỉ thị truy cập mở như trên Hình 2. Các chỉ thị đó đòi hỏi các nhà nghiên cứu - thường là các giảng viên đại học hoặc các nhà nghiên cứu và/hoặc những người nhận trợ cấp nghiên cứu làm cho các bài báo và các tài liệu hội nghị được rà soát lại ngang hàng và được xuất bản của họ trở thành truy cập mở được (1) hoặc bằng việc tự lưu trữ các bản thảo cuối cùng và được rà soát lại ngang hàng của họ vào một kho của cơ sở hoặc một kho chuyên ngành truy cập được tự do (cách này được gọi là Truy cập Mở Xanh - Green OA [Green Open Access]); hoặc (2) hoặc bằng việc xuất bản chúng trên một tạp chí truy cập mở (cách này được gọi là Truy cập Mở Vàng - Gold OA [Gold Open Access]); hoặc bằng cả 2 cách này.
Hình 2. Các chỉ thị truy cập mở trên thế giới tới tháng 3/2018[06]

 
D1. Đặc tính của các chỉ thị truy cập mở[07]
Các trường đại học đã áp dụng các chỉ thị truy cập mở cho các giảng viên, ví dụ, gồm Đại học Harvard[08], Viện Công nghệ Massachusetts, Cao đẳng Đại học Luân Đôn, Đại học Công nghệ Queensland, Đại học Minho (Bồ Đào Nha), Đại học Liege (Bỉ) và ETH Zurich (Thụy Sỹ). Các tổ chức đã áp dụng các chỉ thị truy cập mở cho những người nhận trợ cấp, ví dụ, gồm Viện Y tế Quốc gia Mỹ, Hội đồng Nghiên cứu Vương quốc Anh, Quỹ Quốc gia về Nghiên cứu Khoa học, Wellcome Trust và Hội đồng Nghiên cứu châu Âu. Có thể xem danh sách đầy đủ các chỉ thị truy cập mở của các cơ sở và nhà cấp vốn tại nhà Đăng ký các Chính sách Lưu trữ các Chỉ thị Truy cập Mở - ROARMAP[09] (Registry of Open Access Mandatory Archiving Policies).
Các chỉ thị truy cập mở có thể được phân loại theo nhiều cách thức: theo dạng tổ chức ra chỉ thị (cơ sở tuyển dụng hoặc nhà cấp vốn nghiên cứu); theo vị trí (trong hay ngoài cơ sở) và thời điểm của bản thân ký gửi (tức thì, có độ trễ); theo thời gian (tức thì hay có độ trễ) ở đó bản ký gửi được làm thành truy cập mở; hoặc theo cách thức liệu có hay không hợp đồng mặc định giữ lại bản quyền (và liệu nó có thể được/bị khước từ hay không). Các dạng chỉ thị cũng có thể được so sánh theo điểm mạnh và tính hiệu lực (về các khía cạnh lượng/tỷ lệ và thời điểm ký gửi hàng năm, so với tổng số bài viết hàng năm, cũng như thời gian truy cập tới ký gửi được thiết lập như là truy cập mở.
D1.1 Các chỉ thị của cơ sở và nhà cấp vốn
Các trường đại học có thể áp dụng các chỉ thị truy cập mở cho các giảng viên của họ. Tất cả các chỉ thị như vậy được đưa ra theo các trường hợp đặc biệt. Các giảng viên ký hợp đồng theo nhiệm kỳ không thể được/bị yêu cầu để xuất bản; họ cũng có thể không bị/được yêu cầu làm cho các xuất bản phẩm của họ thành truy cập mở .Tuy nhiên, các chỉ thị có thể ở dạng các thủ tục hành chính, như việc chỉ định ký gửi vào kho như là biện pháp chính thức đệ trình các xuất bản phẩm để rà soát lại hiệu năng nghiên cứu của cơ sở, hoặc để làm mới hoặc xin trợ cấp nghiên cứu. Nhiều chỉ thị ở các trường đại học châu Âu triển khai dạng các yêu cầu hành chính, trong khi nhiều chỉ thị ở các trường đại học ở Mỹ triển khai dạng đồng thuận của giảng viên tự đồng thuận hoặc gần như tự đồng thuận với một hợp đồng mặc định giữ lại các quyền (cùng với lựa chọn khước từ cho các trường hợp riêng rẽ đặc biệt).
Các nhà cấp vốn nghiên cứu như các cơ quan chính phủ hoặc các quỹ tư nhân (như Wellcome Trust) có thể áp dụng các chỉ thị truy cập mở như là các điều kiện hợp đồng để nhận được vốn cấp.

 
D1.2 Các dạng chỉ thị truy cập mở điển hình
Chỉ thị” có thể ngụ ý hoặc “ủy quyền” hoặc “bắt buộc”. Cả 2 loại đó đều có ý nghĩa quan trọng trong việc khuyến khích các nhà nghiên cứu cung cấp truy cập mở. Các cách thức khác để mô tả một chỉ thị bao gồm “việc dịch chuyển thực hành xuất bản mặc định sang truy cập mở” trong trường hợp của các giảng viên đại học hoặc “đặt ra điều kiện truy cập mở” lên những người nhận trợ cấp. Các chỉ thị là mạnh hơn so với các chính sách hoặc yêu cầu hoặc khuyến khích truy cập mở, vì chúng yêu cầu các tác giả cung cấp truy cập mở. Vài chỉ thị cho phép tác giả lựa chọn liệu họ có đưa ra được các lý do để làm thế hay không.
  • Các chính sách khuyến khích - Chúng không phải là các yêu cầu mà chỉ là các khuyến cáo cung cấp truy cập mở.
  • Các chỉ thị có lỗ hổng (Loophole mandates) - yêu cầu các tác giả cung cấp truy cập mở nếu và khi các nhà xuất bản của họ cho phép làm điều đó.
Các chỉ thị có thể bao gồm các mệnh đề sau:
  • Các chỉ thị với mệnh đề cấm vận có giới hạn - Chúng yêu cầu các tác giả cung cấp truy cập mở hoặc tức thì hoặc, muộn nhất, sau giai đoạn cấm vận tối đa được phép (có thể dao động từ 6 tháng tới 12 tháng hoặc lâu hơn).
  • Các chỉ thị với mệnh đề ký gửi tức thì - chúng yêu cầu các tác giả ký gửi các bản thảo cuối cùng có tham chiếu của họ vào một kho của cơ sở của họ ngay lập tức khi xuất bản (hoặc khi được chấp nhận để xuất bản) bất kể các hợp đồng xuất bản của họ có hay không cho phép tiến hành ký gửi tức thì theo truy cập mở: nếu nhà xuất bản cấm vận truy cập mở, thì truy cập tới bản ký gửi đó có thể sẽ là truy cập đóng trong bất kỳ giai đoạn cấm vận nào được phép. (Khi này các kho ký gửi truy cập đóng có Núm yêu cầu một bản sao để những người sử dụng có thể yêu cầu và các tác giả có thể cung cấp từng bản sao riêng mỗi lần nhấn vào núm đó trong giai đoạn cấm vận).
  • Các chỉ thị với mệnh đề giữ lại các quyền - Các chính sách đó thường mở rộng cho cơ sở cấp trên với một giấy phép không độc quyền để thực thi bất kỳ và tất cả các bản quyền đối với bài báo đó. Bản quyền nằm lại với tác giả cho tới khi họ chuyển giao nó cho nhà xuất bản, ở thời điểm đó giấy phép không độc quyền có hiệu lực. Làm như vậy thì các tác giả sẽ tự do xuất bản ở bất kỳ nơi nào họ thích, trong khi vẫn trao cho cơ sở quyền đăng một phiên bản của bài báo công khai lên web qua một kho của cơ sở. Lợi ích của mệnh đề giữ lại các quyền là tác giả, hoặc cơ sở, không cần thương lượng về truy cập mở với nhà xuất bản; bản thân chính sách đó cho phép truy cập mở tới bài báo đó. Khi chấp nhận hoặc xuất bản, tác giả hoặc đại diện của tác giả ký gửi bài báo đó vào kho của cơ sở của họ. Các khước từ thường có sẵn trong các trường hợp ở nơi các tác giả không muốn truy cập mở đối với một bài báo nhất định nào đó.
D1.3 Nơi ký gửi
Hầu hết các chỉ thị truy cập mở của cơ sở yêu cầu các tác giả tự lưu trữ các tài liệu của họ trong kho của cơ sở của bản thân họ. Vài chỉ thị của nhà cấp vốn chỉ định ký gửi trong cơ sở, vài chỉ thị chỉ định ký gửi ở bên ngoài cơ sở, và vài chỉ thị cho phép cả 2 trường hợp đó.
D1.4 Thời điểm ký gửi
Các chỉ thị có thể yêu cầu truy cập mở cho ký gửi tức thì khi xuất bản (hoặc khi được phê chuẩn để xuất bản) hoặc sau giai đoạn cấm vận được phép.
D1.5 Thời điểm truy cập mở đối với ký gửi
Các chỉ thị có thể yêu cầu truy cập mở tức thì tới ký gửi khi xuất bản (khi được phê chuẩn để xuất bản) hoặc sau giai đoạn cấm vận được phép.
D2. Các trường hợp áp dụng chỉ thị truy cập mở
D2.1 Các cơ quan cấp vốn của Canada
Các Viện Nghiên cứu Y tế của Canada - CIHR (Canadian Institutes of Health Research) đã đề xuất chỉ thị vào năm 2006 và đã áp dụng nó vào tháng 09/2007, nhà cấp vốn nghiên cứu nhà nước đầu tiên ở Bắc Mỹ có chỉ thị truy cập mở.
Vào tháng 10/2013, hai cơ quan cấp vốn liên bang khác của Canada, Hội đồng Khoa học và Kỹ thuật Quốc gia - NSERC (National Science and Engineering Council) và Hội đồng Nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn – SSHRC (Social Science and Humanities Research Council) đã cùng đề xuất chỉ thị y hệt như của CIHR, và đã khởi xướng 2 tháng tư vấn về những gì sẽ trở thành chính sách truy cập mở của 3 cơ quan đó.
Vào ngày 27/02/2015, Chính sách Truy cập Mở của 3 Cơ quan đối với các xuất bản phẩm đã được công bố. Chính sách đó có hiệu lực cho các trợ cấp được trao từ ngày 01/05/2015 trở đi.
Vào ngày 01/05/2015, Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Quốc gia (International Development Research Centre) đã áp dụng chính sách mới về truy cập mở. Chính sách này có hiệu lực cho các đề xuất trong hoặc sau ngày 20/07/2015.
D2.2 Các cơ quan cấp vốn của nước Mỹ
Vào tháng 05/2006, Luật Truy cập Công khai Nghiên cứu của Liên bang Mỹ - FRPAA (US Federal Research Public Access Act) đã được đề xuất hướng tới việc cải thiện Chính sách Truy cập Công khai của Viện Y tế Quốc gia - NIH (National Institutes of Health). Ngoài các điểm để làm cho truy cập mở thành bắt buộc mà NIH đã biên soạn vào năm 2008, nó tranh luận để mở rộng việc tự lưu trữ tới phổ đầy đủ nghiên cứu được nước Mỹ cấp vốn. Chính sách Truy cập Công khai của NIH có hiệu lực vào tháng 04/2008 và nêu rằng “tất cả các bài báo phát sinh từ các quỹ của NIH phải được đệ trình tới PubMed Central khi được chấp nhận để xuất bản”. Vào năm 2012, NIH đã công bố nó có thể ép tuân thủ Chính sách Truy cập Công khai của nó bằng việc không gia hạn mới các cấp vốn trợ cấp cho các tác giả nào không tuân thủ chính sách này.
Vào tháng 02/2013, dự luật Truy cập Công bằng tới Nghiên cứu Khoa học và Công nghệ đã được giới thiệu trong cả 2 viện của Quốc hội. Nó từng được mô tả như là “phiên bản được tăng cường của FRPAA”. Cùng trong tháng đó, Nhà Trắng đã ban hành chỉ thị[10] yêu cầu các cơ quan liên bang “với ngân sách hàng năm hơn 100 triệu USD trong chi tiêu thực hiện ghiên cứu và phát triển” phải xây dựng, trong vòng 6 tháng, kế hoạch làm cho các xuất bản phẩm được rà soát lại ngang hàng được tạo ra trực tiếp từ vốn cấp của liên bang sẽ phải “truy cập được công khai để tìm kiếm, truy xuất và phân tích được”.
D2.3 Các cơ quan cấp vốn châu Âu
Vào tháng 04/2006, Ủy ban châu Âu (EC) đã : Khuyến cáo A1 của EC: “Các cơ quan cấp vốn nghiên cứu … sẽ thiết lập chính sách của châu Âu chỉ thị cho các bài báo được xuất bản từ nghiên cứu được EC cấp vốn sẽ là sẵn sàng sau một giai đoạn thời gian nhất định trong các kho truy cập mở ...”. Khuyến cáo này kể từ đó đã được Ban Cố vấn Nghiên cứu của châu Âu - EURAB (European Research Advisory Board) cập nhật và tăng cường. Dự án Hạ tầng Truy cập Mở cho Nghiên cứu ở châu Âu - OpenAIRE (Open Access Infrastructure for Research in Europe) đã được khởi xướng từ đó.
Sự dịch chuyển toàn cầu hướng tới truy cập mở đối với các kết quả nghiên cứu được cấp vốn nhà nước (các xuất bản phẩm và dữ liệu) là chiến lược cốt lõi của Ủy ban châu Âu để cải thiện sự lưu thông tri thức và vì thế cả sự cách tân. Nó được minh họa đặc biệt bằng nguyên tắc chung về truy cập mở tới các xuất bản phẩm khoa học trong chương trình Horizon 2020 và thí điểm cho dữ liệu nghiên cứu. Vào năm 2012, qua một Khuyến cáo, Ủy ban châu Âu đã khuyến khích tất cả các quốc gia thành viên của Liên minh châu Âu đặt các kết quả nghiên cứu được nhà nước cấp vốn vào môi trường công khai để tăng cường cho khoa học và nền kinh tế dựa vào tri thức. Ngày 07/06/2018, Ủy ban châu Âu đã đưa ra thông cáo báo chí[11], giới thiệu chương trình và cũng là nền tảng xuất bản truy cập mở của riêng mình cho các tư liệu được tạo ra từ kinh phí của Ủy ban - Horizon Europe trong giai đoạn 2021-2027 - để thay thế cho Horizon 2020[12] (giai đoạn 2014-2020). Ngày 11/07/2018, Ủy ban châu Âu đã đưa ra ‘Kế hoạch S[13]’ thấy trước việc từ ngày 01/01/2020, tất cả các xuất bản phẩm hàn lâm là kết quả từ việc cấp vốn nghiên cứu của nhà nước phải được xuất bản trên các tạp chí truy cập mở hoặc trên các nền tảng truy cập mở.
Tại nước Anh, chính sách truy cập mở cũng đã được các nhà cấp vốn nghiên cứu ban hành, như của Hội đồng Nghiên cứu Vương quốc Anh - RCUK[14] (Research Councils UK) từ 2005 (được rà soát lại trong các năm 2014 và có thể cả trong các năm 2016 và 2018) và Hội đồng Cấp vốn Giáo dục Đại học của Anh - HEFCE[15] (Higher Education Funding Council for England) vào năm 2014 và được cập nhật vào tháng 07/2015.
D2.4 Các tổ chức quốc tế
Một số tổ chức quốc tế cũng đã có các chính sách truy cập mở, điển hình như của Ngân hàng Thế giới - WB (World Bank[16]) - ban hành và có hiệu lực từ tháng 04/2012, Tổ chức của Liên hiệp quốc về Giáo dục, Khoa học và Văn hóa (UNESCO) - ban hành và có hiệu lực từ 31/07/2013; hay Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO[18]) - ban hành và có hiệu lực từ ngày 15/11/2016 cùng với việc sử dụng hệ thống cấp phép mở Creative Commons cho các xuất bản phẩm của mình.

 
D3. Tính hiệu quả
Ví dụ được đưa ra với 4 cơ sở có các chỉ thị tự lưu trữ mới nhất, tỷ lệ trung bình tự lưu trữ truy cập mở xanh đã được so sánh với tỷ lệ các bài báo có kiểm soát từ các cơ sở khác được xuất bản trên các tạp chí cùng như nhau (cho các năm 2002-2009, được đo đếm vào năm 2011). Các thỉ thị truy cập mở làm tăng gấp 3 lần Truy cập Mở Xanh - Green OA. Các số liệu tương ứng là từ Web of Science của Thomson Reuters.
Hình 3. Tỷ lệ tự lưu trữ gấp 3 lần giữa khi có các chỉ thị truy cập mở

 
E. Kết luận và gợi ý đề xuất
Có thể thấy, từ khái niệm cho tới các triển khai thực tế các chỉ thị truy cập mở ở cả các cơ sở giáo dục định hướng nghiên cứu, các viện nghiên cứu cũng như các nhà cấp vốn nghiên cứu là chưa tồn tại ở Việt Nam, cũng tương tự như vậy với các khái niệm như Truy cập mở Xanh/Vàng hay giai đoạn cấm vận và nhiều khái niệm cơ bản khác có liên quan tới truy cập mở. Điều này chắc chắn sẽ cản trở Việt Nam trên con đường bắt kịp với những phát triển của thế giới hướng tới giáo dục mở nói riêng và khoa học mở nói chung, cả ở các khía cạnh truy cập mở tới các xuất bản phẩm cũng như các dữ liệu nghiên cứu - các khía cạnh không thể thiếu trong môi trường giáo dục - nghiên cứu hàn lâm ngày nay.
Rất cần cấp bách thay đổi hiện trạng này càng sớm càng tốt, ít nhất, bằng việc đề xuất triển khai một đề tài nghiên cứu khảo sát thực trạng truy cập mở tới các xuất bản phẩm và các dữ liệu nghiên cứu có sử dụng ngân sách nhà nước, với sự tham gia của các bên tham gia đóng góp trong hệ sinh thái truyền thông hàn lâm như các đại diện của (1) các trường đại học định hướng nghiên cứu và các viện nghiên cứu; các thư viện hàn lâm nghiên cứu; (3) các nhà cấp vốn nghiên cứu; (4) các nhà xuất bản khoa học và giáo dục; (5) cộng đồng các nhà nghiên cứu; và (6) các bộ – ngành/các bên có liên quan nhằm cùng nhau thảo luận, hài hòa hóa lợi ích của các bên để có thể đưa ra các đề xuất khuyến cáo cho chính phủ trong việc xây dựng chính sách và/hoặc các chỉ dẫn cho các chỉ thị truy cập mở ở mức chính phủ và cơ sở nghiên cứu khoa học - giáo dục/các nhà cấp vốn nghiên cứu.

 
Phụ lục. Số liệu thống kê chỉ thị/chính sách truy cập mở[19]
  • 898. Tới 16/02/2018. Tổng số các chỉ thị truy cập mở, theo ROARMAP.
    • 556. Tới 23/05/2016. Số lượng các cơ sở nghiên cứu có chỉ thị truy cập mở cho kết quả đầu ra nghiên cứu của họ, theo ROARMAP.
    • 79. Tới 23/05/2016. Số lượng các cơ quan cấp vốn có chỉ thị truy cập mở cho nghiên cứu họ cấp vốn, theo ROARMAP.
    • 376. Tới 24/05/2016. Số lượng các chính sách và chỉ thị được áp dụng trong 5 năm qua (2011-2016), theo ROARMAP.
    • 542. Tới 16/02/2018. Số lượng các chỉ thị và chính sách yêu cầu ký gửi, theo ROARMAP.
    • 336. Tới 16/02/2018. Số lượng các chỉ thị luận án, theo ROARMAP.
    • 84. Tới 16/02/2018. Số lượng chính sách và chỉ thị có điều kiện cấp phép đòi hỏi giấy phép “CC BY hoặc tương đương”, theo ROARMAP.
    • 17. Tới 24/05/2016. Số lượng các chính sách và chỉ thị của các nhà cấp vốn có bổ sung các vốn cấp dành riêng cho các khoản phí xử lý bài báo – APC (Article Processing Charges), theo ROARMAP.
    • 8. Tới 16/02/2018. Số lượng các chính sách và chỉ thị đòi hỏi truy cập mở Vàng - Gold OA (Gold Open Access), theo ROARMAP.
  • 72. Tới 16/02/2018. Số lượng các chính sách truy cập mở của trường đại học giữ lại các quyền ở dạng được khuyến cáo trong chỉ dẫn các thực hành tốt cho các chính sách truy cập mở của trường đại học.
  • 91. Tới 16/02/2018. Các quốc gia có các giấy phép Creative Commons được tùy biến cho luật bản địa.

 
Số liệu về truy cập mở của các quốc gia châu Âu bằng đồ thị tại địa chỉ: https://ec.europa.eu/info/open-science/open-science-monitor/trends-open-access-publications_en

 

 
Tài liệu và thông tin tham khảo

 
[01] Lê Trung Nghĩa biên dịch, 2018: Thông cáo của các Bộ trưởng khoa học các nước G7, Turin, 27-28/09/2017, G7 xuất bản năm 2017: https://www.dropbox.com/s/ywum8nfcgw7c6jz/G7%20Science%20Communiqu%C3%A9_Vi_25022018.pdf?dl=0
[02] Lê Trung Nghĩa biên dịch, 2018: Truy cập tới và bảo tồn thông tin khoa học ở châu Âu, Ủy ban châu Âu (EC) xuất bản tháng 05/2018: https://www.dropbox.com/s/4n5r0cj4chkgfrw/KI0417824ENN.en_Vi-04082018.pdf?dl=0
[03] Truy cập mở là gì? theo UNESCO: https://en.unesco.org/open-access/what-open-access, và bản dịch tiếng Việt: https://vnfoss.blogspot.com/2017/11/inh-nghia-truy-cap-mo.html
[04] Lê Trung Nghĩa biên dịch, 2018: Tài nguyên giáo dục mở trong giáo dục và huấn luyện kỹ thuật và nghề nghiệp, UNESCO-UNEVOC xuất bản năm 2018: https://www.dropbox.com/s/bbkt7x57zg60gu8/OER-in-TVET_Vi-19082018.pdf?dl=0
[05] Lê Trung Nghĩa, 2018: Cấp phép mở Creative Commons cho các tài nguyên truy cập mở, tài nguyên giáo dục mở và dữ liệu mở: https://www.dropbox.com/s/nla830v5c5ac66s/CapPhepChoTaiNguyenMo.pdf?dl=0
[06] Trang chủ ROARMAP: http://roarmap.eprints.org/
[07] Trang các chỉ thị truy cập mở: https://en.wikipedia.org/wiki/Open-access_mandate
[08] Lê Trung Nghĩa biên dịch: Các thực hành tốt cho các chính sách truy cập mở của đại học: https://vnfoss.blogspot.com/2017/08/cac-thuc-hanh-tot-cho-cac-chinh-sach.html
[09] Trang chủ ROARMAP: http://roarmap.eprints.org/
[10] Chỉ thị của Nhà Trắng đối với các cơ quan Liên bang với ngân sách nghiên cứu từ 100 triệu USD trở lên, xuất bản ngày 22/02/2013: https://web.archive.org/web/20170112020320/http://www.whitehouse.gov/sites/default/files/microsites/ostp/ostp_public_access_memo_2013.pdf
[11] Lê Trung Nghĩa biên dịch, 2018: Thông cáo báo chí của Ủy ban châu Âu về ngân sách dài hạn tiếp theo của EU cho các năm 2021-2027, Ủy ban đang đề xuất 100 tỷ cho nghiên cứu và cách tân, Ủy ban châu Âu (EC) xuất bản 07/06/2018: https://www.dropbox.com/s/dh8tcr1mhkj02mg/IP-18-4041_EN_Vi-05082018.pdf?dl=0
[12] Trang chủ chương trình Horizon 2020: https://ec.europa.eu/programmes/horizon2020/en/
[13] Lê Trung Nghĩa biên dịch, 2018: Thông báo về ‘Kế hoạch S’, Science Europe, xuất bản 11/07/2018: https://www.dropbox.com/s/oc6vl1dk09ce3i3/Plan_S_Communication_110718_Vi-06082018.pdf?dl=0
[14] Lê Trung Nghĩa biên dịch, 2016: Chính sách của RCUK về truy cập mở và chỉ dẫn hỗ trợ, Hội đồng Nghiên cứu Vương quốc Anh (RCUK) xuất bản 2013: https://www.dropbox.com/s/uyi0xhn9dufim4k/RCUKOpenAccessPolicy-Vi-03082016.pdf?dl=0
[15] Lê Trung Nghĩa biên dịch, 2016: Chính sách truy cập mở theo khung xuất sắc nghiên cứu sau năm 2014, Hội đồng Cấp vốn Giáo dục Đại học nước Anh (HEFC) xuất bản 2015: https://www.dropbox.com/s/o2hyd6snt0v1j65/HEFCE2014_07_updated%20July%202015-Vi-30072016.pdf?dl=0
[16] Lê Trung Nghĩa biên dịch, 2016: Chính sách truy cập mở của Ngân hàng Thế giới cho các xuất bản phẩm chính thức, Ngân hàng Thế giới xuất bản tháng 04/2012: https://www.dropbox.com/s/n8kfkeiia6ff49w/6783000PP00OFF0icy0Approved0April2-Vi-28072016.pdf?dl=0
[17] Lê Trung Nghĩa biên dịch, 2016: Chính sách truy cập mở liên quan tới các xuất bản phẩm của UNESCO, UNESCO xuất bản 31/07/2013: https://www.dropbox.com/s/u7cfwm9rgt3ibut/oa_policy_rev2-Vi-27072016.pdf?dl=0
[18] Lê Trung Nghĩa biên dịch, 2016: Sử dụng các giấy phép Creative Commons IGO, WIPO xuất bản 15/11/2016: https://www.dropbox.com/s/aor9bb4uxhj47g1/WIPO-Uses-CC-IGO-Since-15112016.pdf?dl=0

 
Trung Nghĩa
 
PS: Bạn có thể tự do tải về bài viết ở định dạng PDF ở địa chỉ:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Về Blog này

Blog này được chuyển đổi từ http://blog.yahoo.com/letrungnghia trên Yahoo Blog sang sử dụng NukeViet sau khi Yahoo Blog đóng cửa tại Việt Nam ngày 17/01/2013.Kể từ ngày 07/02/2013, thông tin trên Blog được cập nhật tiếp tục trở lại với sự hỗ trợ kỹ thuật và đặt chỗ hosting của nhóm phát triển...

Bài đọc nhiều nhất trong năm
Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm gì nhất ở mã nguồn mở?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập52
  • Máy chủ tìm kiếm7
  • Khách viếng thăm45
  • Hôm nay21,176
  • Tháng hiện tại469,955
  • Tổng lượt truy cập36,528,548
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây