Truy cập Mở Kim cương: Sự thay đổi mô hình toàn cầu trong xuất bản học thuật

Thứ ba - 05/03/2024 06:23
UNESCO
UNESCO

Diamond Open Access: Global Paradigm Shift in Scholarly Publishing

21 February 2024

Theo: https://www.unesco.org/en/articles/diamond-open-access-global-paradigm-shift-scholarly-publishing

Bài được đưa lên Internet ngày: 21/02/2024

Sự nổi lên của hệ thống xuất bản Truy cập Mở Kim cương (Diamond Open Access) đánh dấu sự dịch chuyển có tính biến đổi trong bức tranh xuất bản học thuật, thách thức mô hình truyền thống về phổ biến kiến thức.

Mô hình có tính đổi mới này đã thu hút được sự chú ý đáng kể trong những năm gần đây, đại diện cho sự khởi đầu từ các mô hình Truy cập Mở truyền thống bằng việc đảm bảo rằng các kết quả đầu ra nghiên cứu là truy cập được tự do không mất tiền không áp đặt gánh nặng tài chính lên các tác giả và các độc giả.

Sự thừa nhận rộng khắp và hỗ trợ cho các tạp chí Truy cập Mở Kim cương, các kho và các nền tảng đại diện cho một sự thay đổi mô hình hướng tới việc loại bỏ các rào cản gây trở ngại cho việc truy cập và phổ biến nghiên cứu được nhà nước cấp vốn. Nó không chỉ là về việc mở rộng quyền truy cập; nó là cam kết về đa dạng sinh thái, khẳng định quyền truy cập công bằng tới xuất bản học thuật và các kết quả đầu ra nghiên cứu bất kể các ràng buộc về địa lý, tài chính hoặc thể chế.

Theo GS. Jean Claude Guedon, phong trào Truy cập Mở là hơn cả quyền đơn giản truy cập tới nghiên cứu học thuật và khoa học.

Nó cũng chứa đựng mối lo ngại về các quyền cần thiết để tham gia vào chính quá trình sáng tạo tri thức. Gỡ rối việc sản xuất tri thức khỏi cơ chế thị trường (..) là mục tiêu cần thiết để khắc phục những vấn đề ảnh hưởng xấu đến quá trình nghiên cứu hiện nay.”

GS. Jean Claude Guedon

Truy cập Mở làm gia tăng nhịp độ phát hiện, thúc đẩy các đột phá làm lợi cho xã hội nói chung. TS. Eduardo Aguado Lopez khẳng định “Trong những năm gần đây, việc thương mại hóa và tư nhân hóa trao đổi kiến thức đã được tăng cường. Khoa học là hàng hóa công cộng toàn cầu và chung và khu vực hàn lâm phải không đánh mất sự kiểm soát và quyền sở hữu các quy trình kiến thức (...)”.

Truy cập Mở Kim cương trao quyền cho các cá nhân và cộng đồng toàn cầu, đảm bảo quyền truy cập công bằng tới thông tin bất kể vị trí hay liên kết của cơ sở. GS. Arianna Becerril García nhấn mạnh tầm quan trọng của việc trả lại bản chất của khoa học như một nỗ lực tập thể vì lợi ích chung.

“Động thái này xoay quanh Truy cập Mở phi thương mại do các học giả dẫn dắt (...). Lịch sử của truyền thông khoa học ở Mỹ Latin và vùng Caribe tự hào chỉ ra rằng điều đó là có thể; Hệt như giáo dục, khoa học nên là một quyền chứ không là một đặc quyền.”

GS. Arianna Becerril García

TS. Alice do Fatima Pinto từ Angola nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo vệ kiến thức như hàng hóa công cộng. “Như được hiến pháp nước Cộng hòa và khoa học quốc gia (ở Angola) thể hiện, chính sách công nghệ và đổi mới có hiệu lực, chúng tôi thừa nhận tầm quan trọng làm việc cho một hệ sinh thái khoa học do Truy cập Mở dẫn dắt”.

UNESCO hỗ trợ các quốc gia thành viên xây dựng các chính sách Truy cập Mở, phù hợp với Khuyến nghị 2017 về Khoa học và các Nhà nghiên cứu Khoa học. Ngoài ra, Khuyến nghị 2019 về Tài nguyên Giáo dục Mở cung cấp một khung toàn diện cho việc truy cập tự do không mất tiền tới các tư liệu giáo dục được cấp phép mở cho việc giảng dạy và học tập. Khuyến nghị 2021 của UNESCO về Khoa học Mở nhấn mạnh sự hợp tác toàn cầu để duy trì, nâng cao và phổ biến kiến thức. Các hướng dẫn của UNESCO được xuất bản năm 2023 về Dữ liệu Mở tiếp tục nhấn mạnh cam kết áp dụng và thúc đẩy Truy cập Mở và Nghiên cứu Khoa học Mở và dữ liệu.

Hội nghị thượng đỉnh toàn cầu về Truy cập Mở Kim cương được tổ chức ở Toluca, Mexico vào tháng 10/2023 đã cung cấp một nền tảng toàn cầu để khởi xướng một cơ chế liên đoàn chính thức cho sự cộng tác toàn cầu về Truy cập Mở Kim cương đã được đưa ra. UNESCO đã khởi xướng rồi các nỗ lực cộng tác với các đối tác của nó để hình thành một khung sẽ điều phối phong trào Truy cập Mở và tập hợp tất cả các bên liên quan và các nhà cấp vốn cùng nhau. Hội nghị thượng đỉnh cũng đặt nền tảng để được tích hợp vào quy trình giám sát Khoa học Mở đang diễn ra, như một bước bắt buộc trong việc triển khai Khuyến nghị của UNESCO về Khoa học Mở cho các bên liên quan chính, các học giả, nhà xuất bản và các nhà hoạch định chính sách để định hình tương lai của Truy cập Mở. Được Đại học Tự chủ Quốc gia Mexico (UNAM) chủ trì và được đồng tổ chức bởi UNESCO AmeliCA, ANR, CLACSO, cOAlition S, Redayc, Đại học Oscar Rivas, OPERAS và Science Europe đã tạo thuận lợi cho các thảo luận về các nguyên tắc, thách thức, và cơ hội của truy cập mở trong thế giới hàn lâm, đánh tín hiệu về một kỷ nguyên mới hòa nhập toàn diện và cộng tác trong xuất bản học thuật.

The emergence of the Diamond Open Access publication system marks a transformative shift in the scholarly publishing landscape, challenging the conventional paradigms of knowledge dissemination.

This innovative model, which has garnered considerable attention in recent years, represents a departure from traditional Open Access models by ensuring that research outputs are freely accessible without imposing financial burdens on authors and readers.

This widespread endorsement and support for Diamond Open Access journals, repositories and platforms represent a paradigm shift towards dismantling the barriers hindering the access and distribution of publicly funded research. it is not just about broadening access; it's a commitment to bibliodiversity, affirming equitable access to scholarly publishing and research outputs regardless of geographical, financial or institutional constraints.

In the words of Prof. Jean Claude Guedon, the Open Access movement is more than simple right to access to scholarly and scientific research.

It also harbours a concern for the rights needed to participate in the process of knowledge creation itself. Disentangling knowledge production from market-driven mechanisms (..) is the needed goal to correct issues adversely affecting research processes nowadays.

Prof. Jean Claude Guedon

Open Access accelerates the pace of discovery, fostering breakthroughs that benefit society at large. Dr Eduardo Aguado Lopez asserts “In recent years, commercialization and privatization of the exchange of knowledge has been reinforced. Science is a common and global public good and the academic sector must not lose control and ownership of knowledge processes (..).”

Diamond Open Access empowers individuals and communities worldwide, ensuring equal access to information regardless of location or institutional affiliation. Prof. Arianna Becerril García stresses the importance of returning to the essence of science as a collective endeavor for universal benefit.

This move encompasses non-commercial scholar-led Open Access (..). The history of scientific communication in Latin America and the Caribbean proudly shows that it is possible; Just like education, science should be a right and not a privilege.

Prof. Arianna Becerril García

Dr Alice do Fatima Pinto from Angola underscores the significant of defending knowledge as a public good. “As demonstrated by the Constitution of the Republic and the national science (in Angola), technology and innovation policy in force, we recognize the importance of working for a scientific ecosystem guided by Open Access."

UNESCO assists Member States in formulating Open Access policies, in line with its 2017 Recommendation on Science and Scientific Researchers. In addition, the 2019 Recommendation on Open Educational Resources provides a comprehensive framework for freely accessing openly licensed educational materials for teaching and learning. The 2021 UNESCO recommendation on Open Science emphasizes global cooperation to maintain, increase and diffuse knowledge. The recently launched 2023 UNESCO guidelines on Open Data further underscore the commitment to adopting and promoting Open Access and Open Scientific Research and data.

The Global Summit on Diamond Open Access held in Toluca, Mexico in October 2023 provided a global platform to initiate a formal federated mechanism for global collaboration on Diamond Open Access was put forward. UNESCO has already initiated collaborative efforts with its partners to formulate a framework that will coordinate Open Access movement and bring together all stakeholders and funders together. The summit also laid the groundwork to be integrated into the ongoing Open Science monitoring process, as a required step in the implementation of UNESCO Recommendation on Open Science key stakeholders, scholars, publishers and policymakers to shape the future of Open Access. Hosted by the National Autonomous University of Mexico (UNAM) and co-organized by UNESCO AmeliCA, ANR, CLACSO, cOAlition S, Redalyc, Oscar Rivas university, OPERAS and Science Europe facilitated discussions on the principles, challenges, and opportunities of open access in the academic world, signaling a new era of inclusivity and collaboration in scholarly publishing.

Dịch: Lê Trung Nghĩa

letrungnghia.foss@gmail.com

Tác giả: Nghĩa Lê Trung

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Về Blog này

Blog này được chuyển đổi từ http://blog.yahoo.com/letrungnghia trên Yahoo Blog sang sử dụng NukeViet sau khi Yahoo Blog đóng cửa tại Việt Nam ngày 17/01/2013.Kể từ ngày 07/02/2013, thông tin trên Blog được cập nhật tiếp tục trở lại với sự hỗ trợ kỹ thuật và đặt chỗ hosting của nhóm phát triển...

Bài đọc nhiều nhất trong năm
Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm gì nhất ở mã nguồn mở?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập203
  • Máy chủ tìm kiếm4
  • Khách viếng thăm199
  • Hôm nay12,650
  • Tháng hiện tại461,429
  • Tổng lượt truy cập36,520,022
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây