Khuyến cáo chính thức của UNESCO về Tài nguyên Giáo dục Mở đi thêm một bước xa hơn

Thứ năm - 01/08/2019 06:04
Official UNESCO Recommendation on Open Educational Resources moves one step further
Text by: Education International Published: 17.06.2019 Last edited: 21.06.2019
Theo: https://ei-ie.org/en/detail/16299/official-unesco-recommendation-on-open-educational-resources-moves-one-step-further
Bài được đưa lên Internet ngày: 17/06/2019, biên tập lần cuối ngày 21/06/2019
Xem thêm: Giáo dục mở và tài nguyên, giấy phép tư liệu mở
Giáo dục quốc tế - EI (Education International) chào mừng cam kết toàn cầu của UNESCO về tiến bộ truy cập tới các tác phẩm cho việc dạy và học thông qua việc mở rộng truy cập tới các tài nguyên giáo dục mở chất lượng và thích hợp với bản địa.
EI đã chào đón sự tiến bộ trong cuộc họp các chuyên gia liên chính phủ để xem xét Khuyến cáo phác thảo của UNESCO liên quan tới Tài nguyên Giáo dục Mở (OER) được tổ chức từ 27-28/5 tại Paris, Pháp.
Tổng Thư ký của EI David Edwards nói, “Khuyến cáo OER của UNESCO là tin tức lớn, vì nó có thể lát đường làm gia tăng truy cập tới các tư liệu dạy và học, cũng như nhiều con đường mở hơn trong làm việc và cộng tác bên trong và bên ngoài các cơ sở giáo dục. Như một công cụ chính thức của UNESCO, khuyến cáo đó sẽ cung cấp cho các chính phủ quốc gia khuyến cáo về các chính sách và thực hành OER và yêu cầu các quốc gia báo cáo về các nỗ lực và sự tiến bộ của họ”.
Cuộc họp liên chính phủ ở Paris gồm các đoàn đại biểu chính phủ, các chuyên gia từ các khu vực giáo dục và thư viện cũng như các nhà biện hộ giáo dục mở. Vai trò của OER trong việc đạt được Mục tiêu Phát triển Bền vững 4 là trọng tâm chính cho các cuộc thảo luận. Khung Hành động Giáo dục 2030 của UNESCO nhấn mạnh lặp đi lặp lại rằng các giảng viên có đủ điều kiện và được huấn luyện cần có sự truy cập thích hợp tới “các cuốn sách, các tư liệu học tập khác và tài nguyên giáo dục mở”.
Khuyến cáo ủng hộ cho sự đầu tư toàn cầu vào 5 lĩnh vực hỗ trợ OER: (1) xây dựng năng lực, (2) phát triển chính sách hỗ trợ, (3) đảm bảo truy cập bình đẳng và có sự tham gia tới OER chất lượng, (4) các mô hình bền vững cho OER, và (5) hợp tác quốc tế.
EI đã tham gia trong các giai đoạn phát triển của khuyến cáo và đã nhấn mạnh rằng OER có tiềm năng xúc tác cho các giảng viên thực thi quyền tự do hàn lâm của họ và tự chủ nghề nghiệp trong việc lựa chọn và/hoặc tùy biến thích nghi các tư liệu dạy học. Cùng lúc, EI đã nhấn mạnh rằng sẽ là quan trọng để tư vấn cho các hiệp hội giáo dục trong phát triển và triển khai các chính sách OER, bao gồm đảm bảo chất lượng, phát triển nghề nghiệp liên tục, cấp vốn nhà nước thích đáng và các vấn đề nghề nghiệp khác. Cuộc họp đã thừa nhận tầm quan trọng của việc có các ngoại lệ bản quyền tốt cho các mục đích giáo dục để tạo thuận lợi tạo ra và sử dụng tài nguyên giáo dục mở. Nó cũng đã lưu ý về tính sống còn phải đảm bảo các tiêu chuẩn cao nhất về bảo vệ dữ liệu và tính riêng tư cho OER và các dịch vụ liên quan.
Văn bản hiện hành được tranh luận và cuối cùng đã được thông qua. Nó bây giờ sẽ được chuyển đi với mục đích để thông qua ở Hội nghị Toàn thể của UNESCO tháng 11/2019.
Sáng kiến phát triển một Khuyến cáo chính thức đã nảy sinh từ Hội nghị OER Thế giới lần 2 ở Ljubljana, Slovenia. Nó theo sau sự phê chuẩn Kế hoạch Hành động 2017 về OER của Ljubljana kêu gọi cộng tác quốc tế gia tăng về chủ đề này.
Education International welcomes UNESCO global commitment to advancing access to works for teaching and learning through expanding access to quality and locally relevant open educational resources.
EI welcomed the progress at the intergovernmental meeting of experts to examine a UNESCO draft Recommendation concerning Open Educational Resources (OER) held from 27-28 May in Paris, France.
EI General Secretary David Edwards said, “an UNESCO OER Recommendation is great news, as it can pave the way to increased access to teaching and learning materials, as well as more open ways of working and collaborating within and beyond education institutions. As an official UNESCO instrument, the recommendation will provide national governments with advice on OER policies and practices and ask countries to report on their efforts and progress.”
The Paris intergovernmental meeting brought together government delegates, experts from the education and library sectors as well as open education advocates. The role of OER in achieving Sustainable Development Goal 4 was a central focus for discussions. The UNESCO’s Education 2030 Framework for Action repeatedly stresses that qualified and trained teachers need to have access to appropriate “books, other learning materials and open educational resources”.
The recommendation advocates global investment in five areas supporting OER: (1) capacity building, (2) developing supportive policy, (3) ensuring inclusive and equitable access to quality OER, (4) sustainability models for OER, and (5) international cooperation.
Education International (EI) took part in successive stages of the development of the recommendation and emphasised that OER has the potential to enable teachers to exercise their academic freedom and professional autonomy in choosing and/ or adapting teaching materials. At the same time, EI stressed that it will be important to consult education unions in the development and implementation of OER policies, including for quality assurance, continuous professional development, adequate public financing  and other professional matters. The meeting recognised the importance of having good copyright exceptions for education purposes to facilitate the creation and use of open educational resources. It also noted that it would be crucial to ensure the highest standards of data protection and privacy for OER and related services.
The current text was debated and finally adopted. It will now be moved for the purpose of adoption at the next UNESCO General Conference in November 2019.
The initiative to develop an official Recommendation grew out of the 2nd World OER Congress in Ljubljana, Slovenia. It followed the adoption of the Ljubljana OER Action Plan 2017 calling for increased international collaboration on this topic.
Dịch: Lê Trung Nghĩa
letrungnghia.foss@gmail.com
 

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Về Blog này

Blog này được chuyển đổi từ http://blog.yahoo.com/letrungnghia trên Yahoo Blog sang sử dụng NukeViet sau khi Yahoo Blog đóng cửa tại Việt Nam ngày 17/01/2013.Kể từ ngày 07/02/2013, thông tin trên Blog được cập nhật tiếp tục trở lại với sự hỗ trợ kỹ thuật và đặt chỗ hosting của nhóm phát triển...

Bài đọc nhiều nhất trong năm
Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm gì nhất ở mã nguồn mở?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập144
  • Máy chủ tìm kiếm7
  • Khách viếng thăm137
  • Hôm nay24,270
  • Tháng hiện tại649,517
  • Tổng lượt truy cập36,708,110
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây