Giáo dục Mở: Công nhận - Recognition

Thứ hai - 15/07/2024 06:02
The 10 dimensions of open education Q640
The 10 dimensions of open education Q640

Học tập mở - Open Learning

Giáo dục Mở: Công nhận - Recognition

Học tập mở - Open Learning

Công nhận trong giáo dục mở

Công nhận việc học tập mở có 2 ý nghĩa:

a) Đó là một quy trình, thường được một cơ sở công nhận triển khai, phát hành chứng chỉ, bằng tốt nghiệp hoặc chức danh có giá trị chính thức ngay cả nếu việc học tập đã diễn ra không chính quy. Quy trình này còn được gọi là công nhận, và thường liên quan tới đánh giá việc học tập của một cá nhân.

b) Đó là một quy trình của việc chấp nhận1 chính thức các chứng nhận, như một huy hiệu, một chứng chỉ, một bằng tốt nghiệp hoặc chức danh được một cơ sở bên thứ 3 cấp, chứng thực rằng một tập hợp các kết quả học tập (ví dụ: kiến thức, bí quyết, kỹ năng và/hoặc năng lực) mà một cá nhân đạt được đã được cơ quan có thẩm quyền đánh giá theo tiêu chuẩn được xác định trước.

Lợi ích của việc công nhận học tập mở

Công nhận việc học tập mở cho phép những người học của giáo dục mở chuyển đổi từ giáo dục không chính quy sang chính quy nếu họ muốn làm như vậy, cũng như đạt được tiến bộ trong sự nghiệp.

Công nhận việc học tập mở cho phép người học sử dụng các chứng chỉ học tập mở của họ hướng tới phát triển nghề nghiệp liên tục và tiến bộ sự nghiệp, và như một lộ trình hướng tới các trình độ mới. Khi gửi đi các chứng nhận của họ để được công nhận, người học kỳ vọng giành được ‘các tín chỉ hợp lệ’ có thể giúp họ tiến thân về mặt nghề nghiệp, học thuật và cuộc sống cá nhân.

Bằng việc công nhận học tập mở2 trước đó một cách dễ dàng và nhanh chóng hơn như các tín chỉ hợp lệ đối với một khóa học hoặc bằng cấp, các học giả có thể có một nhóm người học rộng hơn với kiến thức và kỹ năng ở mức đầu vào phù hợp để tham gia các khóa học của họ. Điều này mở rộng phạm vi giảng dạy, tư liệu khóa học và nghiên cứu của họ, đồng thời có thể nâng cao danh tiếng và sự công nhận chuyên môn cho cả cá nhân họ và tổ chức của họ.

Các tổ chức giáo dục đại học cung cấp học tập mở sẽ có một nhóm người học đa dạng và có thể giúp họ kết nối việc học tập không chính quy với học tập chính quy bằng cách cung cấp các lộ trình để công nhận học tập mở và bằng cách cung cấp các chứng chỉ vi mô (micro-credentials). Điều này giúp cho các cơ sở đáp ứng sứ mệnh xã hội của họ, nó là một cam kết với sự tham gia cộng đồng, mở rộng sự tham gia, và trách nhiệm với công chúng. Nếu các cơ sở giáo dục đại học có thể cung cấp và công nhận việc học tập theo các cách thức linh hoạt hơn, họ có thể đáp ứng tốt hơn các nhu cầu đang thay đổi của xã hội, và họ có thể cung cấp kiến thức cần thiết trong một thị trường việc làm thay đổi nhanh3.

Cuối cùng, xã hội hưởng lợi từ việc cung cấp tốt hơn việc học tập suốt đời, cho phép các cá nhân đào tạo lại các kỹ năng và nâng cấp các kỹ năng theo một cách thức rẻ, nhanh và hiệu quả hơn. Ngoài ra, xã hội dân sự hưởng lợi từ số lượng gia tăng các nghề nghiệp với việc đào tạo được cập nhật trong thị trường việc làm.

Những thay đổi để mở rộng quyền truy cập tới giáo dục

Việc xác minh kỹ lưỡng danh tính của người học khi thực hiện đánh giá và cấp chứng chỉ được các trường đại học coi là cần thiết và cũng được người học đánh giá cao. Những thách thức chính là chi phí liên quan đến việc thúc đẩy và thực hiện xác nhận danh tính như vậy, đồng thời thiết lập sự tin cậy và minh bạch cần thiết giữa các tổ chức và xã hội để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình công nhận đó.

Đối với các cơ sở, việc xác minh và đánh giá danh tính là một trong những thách thức chính để công nhận việc học tập mở, đặc biệt khi đánh giá học tập mở thường được thực hiện trên trực tuyến. Họ cần có chiến lược đặt ra các cơ chế xác minh danh tính tin cậy được và cùng lúc mở rộng phạm vi được, chẳng hạn như sinh trắc học, sử dụng webcam, nhận dạng giọng nói và mống mắt, kiểu gõ, v.v. Cũng có vai trò cho các phương pháp xác minh danh tính truyền thống, chẳng hạn như các đánh giá mặt đối mặt ở các trung tâm đánh giá. Việc thiết lập một phương pháp xác minh danh tính an toàn cho những người học mở đòi hỏi thời gian, nỗ lực và đầu tư tài chính vào các công nghệ xác thực và xác minh danh tính.

Đối với người học, các thách thức hầu hết có liên quan tới sự hiểu biết, chấp nhận và tuân thủ với các phương pháp xác minh danh tính khác nhau có thể được yêu cầu từ chúng. Điều này cũng có thể bao gồm các khoản thanh toán đặc biệt cho việc xác minh, vì người học có thể được yêu cầu đáp ứng một phần các chi phí của họ khi cần.

Các học giả cần thống nhất giữa họ với nhau về lộ trình công nhận theo phương thức nhanh trong các khoa/phòng và cơ sở, vì nó cho phép khả năng mở rộng trong khung thời gian ngắn và hiệu quả. Ngoài ra, khi cung cấp các khóa học mở, họ cần bao gồm các thông tin rõ ràng cho công chúng về các phương pháp đánh giá và chương trình giảng dạy, sao cho các bên có quan tâm có thể dễ dàng kiểm tra xem những gì người học đã học được và đạt được có phù hợp với yêu cầu công nhận của họ hay không. Ngoài ra, bất cứ khi nào có thể, các học giả chào các khóa học mở cần phải phù hợp với thiết kế học tập của các khóa học với các phương pháp đóng góp hướng tới việc xác định người học và giảm thiểu mức độ gian lận.

Trong xã hội rộng lớn hơn, các nhà tuyển dụng và các tổ chức dân sự/cộng đồng sẽ ngày càng cần đáp ứng cho các cá nhân đang tìm kiếm sự tiến bộ sự nghiệp và các cơ hội phát triển cá nhân thông qua các hoạt động học tập mở. Cần phải tìm kiếm sự công nhận của xã hội đối với các hoạt động học tập mở và các tín chỉ/bằng cấp chính quy mà họ có thể đạt được, và do đó điều cần thiết là các tổ chức cấp tín chỉ/bằng cấp đó phải có danh tiếng tốt.

Các tuyên bố để tự đánh giá

Công nhận - Recognition

Học tập mở - Open Learning

Công nhận học tập mở cho phép người học của giáo dục mở chuyển đổi từ giáo dục không chính quy sang giáo dục chính quy nên họ muốn làm như vậy, cũng như để đạt được tiến bộ sự nghiệp. Công nhận học tập mở cho phép người học sử dụng các chứng chỉ học tập mở của họ hướng tới phát triển nghề nghiệp liên lục và tiến bộ sự nghiệp, và như một lộ trình hướng tới các trình độ/bằng cấp mới.

  • Các học giả có thể có nhóm những người học rộng lớn hơn với kiến thức và các kỹ năng mức đầu vào phù hợp để tham gia các khóa học của họ, bằng việc công nhận dễ dàng và nhanh chóng hơn học tập mở như là các tín chỉ hợp lệ hướng tới một khóa học hoặc bằng cấp.

  • Người học có thể phát triển nghề nghiệp và trong cuộc sống cá nhân của họ bằng việc gửi đi các bằng cấp chứng nhận học tập mở của họ để được công nhận.

  • Các cơ sở cung cấp học tập mở sẽ có nhóm đa dạng những người học và có thể giúp họ kết nối học tập không chính quy với học tập chính quy bằng việc cung cấp lộ trình để công nhận học tập mở, và bằng việc cung cấp các chứng chỉ vi mô. Điều này giúp cho các cơ sở đáp ứng được sứ mệnh xã hội của họ, một cam kết tham gia cộng đồng, mở rộng sự tham gia, và trách nhiệm cộng đồng. Nếu các cơ sở giáo dục đại học có thể cung cấp và kiểm định chất lượng học tập theo các cách thức linh hoạt hơn, họ có thể đáp ứng tốt hơn các nhu cầu đang thay đổi của xã hội, và họ có thể cung cấp kiến thức cần thiết trong một thị trường việc làm thay đổi nhanh.

  • Xã hội hưởng lợi từ việc cung cấp tốt hơn việc học tập suốt đời, cho phép các cá nhân đào tạo lại các kỹ năng và nâng cấp các kỹ năng theo một cách thức rẻ, nhanh và hiệu quả hơn.


 

Tôi có thể làm gì để thúc đẩy sự công nhận học tập mở?

BẠN CÓ THỂ …

  • chủ động đối chiếu giáo trình khóa học của bạn so với giáo trình của các cơ sở giáo dục đại học khác mà bạn muốn cộng tác để tạo điều kiện thuận lợi cho việc công nhận học tập mở và sử dụng lại nội dung.

  • hỗ trợ cơ sở của bạn trong quá trình cho phép người học chuyển đổi từ giáo dục không chính quy sang giáo dục chính quy bất cứ khi nào họ muốn, bằng cách thảo luận và đồng thuận về các chính sách công nhận nhanh với các đồng nghiệp từ cơ sở của bạn và từ nước ngoài.

  • hỗ trợ cơ sở của bạn cung cấp học tập mở, cấp chứng chỉ học tập mở và công nhận các chứng chỉ và tín chỉ được các cơ sở bên thứ ba cấp. Các chứng chỉ và tín chỉ học tập mở có thể được các bên thứ ba công nhận dễ dàng hơn nếu các thực hành đánh giá mạnh mẽ được triển khai, đặc biệt khi đánh giá đó dẫn tới chứng chỉ chính quy.

-----------------------------------------------------------------------

1 Công ước Lisbon đề xuất rồi việc công nhận các tín chỉ cho việc học tập chính quy https://www.coe.int/t/dg4/highereducation/recognition/lrc_EN.asp

2 Hội đồng đã áp dụng Khuyến nghị về thúc đẩy công nhận tự động lẫn nhau các trình độ đào tạo giáo dục đại học và giáo dục trung học phổ thông và các kết quả đầu ra học tập trong các giai đoạn ở nước ngoài (https://www.consilium.europa.eu/en/meetings/eycs/2018/11/26-27/#). Hướng dẫn giáo dục mở này đề xuất rằng các nguyên tắc tương tự nên được áp dụng cho các bằng cấp và chứng chỉ học tập mở do các cơ sở giáo dục đại học được công nhận và các tổ chức được công nhận khác phát hành, cho những người học đi qua việc đánh giá cá nhân với sự xác minh danh tính.

3 Chương trình nghị sự cho giáo dục đại học được làm mới lại: https://eur-lex.europa.eu/legal-content/EN/TXT/?qid=1496304694958&uri=COM:2017:247:FIN

-----------------------------------------------------------------------

Trích từ tài liệu: Inamorato dos Santos, A. Hướng dẫn thực hành về Giáo dục Mở cho các học giả: Hiện đại hóa giáo dục đại học thông qua các thực hành giáo dục mở (dựa trên Khung OpenEdu), EUR 29672 EN, Văn phòng Xuất bản của Liên minh châu Âu, Luxembourg, 2019, ISBN 978-92-76-00194-2, doi:10.2760/55923, JRC115663. Giấy phép: Creative Commons Attribution 4.0 (CC BY 4.0). Bản gốc tiếng Anh của tài liệu có tại: https://publications.jrc.ec.europa.eu/repository/handle/JRC115663.

-----------------------------------------------------------------------

Xem thêm:

Inamorato dos Santos, A., Punie, Y., Castaño-Muñoz, J. (2016) Mở giáo dục ra: Khung trợ giúp cho các cơ sở giáo dục đại học. Báo cáo Khoa học về chính sách của JRC, EUR 27938 EN; doi:10.2791/293408.

 

Blogger: Lê Trung Nghĩa

letrungnghia.foss@gmail.com

 

Tác giả: Nghĩa Lê Trung

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Về Blog này

Blog này được chuyển đổi từ http://blog.yahoo.com/letrungnghia trên Yahoo Blog sang sử dụng NukeViet sau khi Yahoo Blog đóng cửa tại Việt Nam ngày 17/01/2013.Kể từ ngày 07/02/2013, thông tin trên Blog được cập nhật tiếp tục trở lại với sự hỗ trợ kỹ thuật và đặt chỗ hosting của nhóm phát triển...

Bài đọc nhiều nhất trong năm
Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm gì nhất ở mã nguồn mở?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập25
  • Máy chủ tìm kiếm7
  • Khách viếng thăm18
  • Hôm nay5,081
  • Tháng hiện tại67,518
  • Tổng lượt truy cập37,594,342
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây