Siêu dữ liệu là gì?

Thứ hai - 10/04/2017 06:22
What is Metadata?

 
What is Metadata?
Định nghĩa siêu dữ liệu phổ biến nhất nói siêu dữ liệu là “thông tin về dữ liệu”. Còn một cách khác để xem xét, ngoài mô tả khô cằn đó.
Lưu ý đáng yêu cho tương lai
“Lưu ý đáng yêu cho tương lai” là cách mà Jason Scott tham chiếu tới siêu dữ liệu.
Siêu dữ liệu, bạn thấy đấy, thực sự là lưu ý đáng yêu - nó có thể là cho bản thân bạn, nhưng trên thực tế đây là lưu ý đáng yêu cho người đi sau bạn, hoặc cho máy đi sau bạn, nơi mà bạn đã tiết kiệm được cho ai đó lượng thời gian để tìm kiếm thứ gì đó bằng việc nói cho họ điều này là gì.
Trích dẫn từ Weblog của Jason Scott
Siêu dữ liệu chính là việc mô tả các đối tượng vật lý và số. Nó giúp để phân loại, truy cập và lưu trữ các tài sản số ở mọi dạng. Chính nhờ siêu dữ liệu mà việc mã hóa tri thức bên trong bất kỳ yếu tố dữ liệu nào trở nên có thể được.

Types of Metadata

Các dạng siêu dữ liệu
Siêu dữ liệu có thể hiện diện theo nhiều dạng và sắc thái, mang theo thông tin bổ sung về nơi một tài nguyên đã được tạo ra, ai đã tạo ra nó, lần cuối nó được truy cập là khi nào, nó nói lên điều gì và nhiều chi tiết khác về nó.
Tương tự như với các thẻ thư viện, mô tả cuốn sách, siêu dữ liệu mô tả các đối tượng và thêm vào nhiều sắc thái hơn cho cách thức chúng được thể hiện. 3 dạng siêu dữ liệu chính gồm: mô tả, cấu trúc và quản trị (descriptive, structural and administrative).
  • Siêu dữ liệu mô tả thêm thông tin về ai đã tạo ra tài nguyên, và quan trọng nhất - tài nguyên đó là về cái gì, gồm những gì. Điều này được áp dụng tốt nhất bằng việc sử dụng chú giải ngữ nghĩa.
  • Siêu dữ liệu cấu trúc gồm các dữ liệu bổ sung về cách thức các yếu tố dữ liệu được tổ chức - các mối quan hệ của chúng và cấu trúc mà chúng đang tồn tại trong đó.
  • Dữ liệu quản trị cung cấp các thông tin về gốc gác của tài nguyên, dạng tài nguyên và các quyền truy cập tài nguyên.
Các ví dụ về siêu dữ liệu
Siêu dữ liệu có khắp mọi nơi, nó là dấu vết số của mọi thứ chúng ta làm trong môi trường thông tin. Thời điểm chúng ta có kỹ thuật số, là lúc có siêu dữ liệu liên quan.
Các ví dụ về siêu dữ liệu trải từ kích cỡ và các chủ đề thư điện tử của chúng ta thông qua ngày tháng các tệp chúng ta đã tạo ra, ai đã truy cập hoặc đã sửa chúng lần cuối, thông qua dữ liệu cảm biến từ điện thoại thông minh của chúng ta đối với bộ phim mới nhất chúng ta đã tìm kiếm trên YouTube. Việc tạo thuận lợi cho sự điều hướng và trình bày siêu dữ liệu của các tài nguyên cũng bao gồm các thẻ, các chú giải ngữ nghĩa, số trang, các phần của tài liệu và tài nguyên, và hơn thế nữa.
Siêu dữ liệu giúp được gì?
Siêu dữ liệu nằm bên dưới từng đối tượng số và là sống còn cho cách mà chúng được quản lý, được tổ chức và được sử dụng.
Khi được tạo ra và được điều khiển đúng, siêu dữ liệu phục vụ để làm rõ và nhất quán thông tin. Siêu dữ liệu tạo thuận lợi cho phát hiện các thông tin thích hợp và tìm kiếm và truy xuất tài nguyên. Được gắn thẻ với siêu dữ liệu, bất kỳ đối tượng số nào cũng có thể được tự động liên kết với các yếu tố thích hợp khác và vì thế dễ dàng tổ chức và phát hiện. Điều này giúp cho những người sử dụng tạo các kết nối mà nếu khác có lẽ họ đã không thể làm được.
Với siêu dữ liệu bạn có thể:
  • Tìm kiếm tài nguyên theo tất cả các dạng tiêu chí;
  • Nhận diện các tài nguyên khác nhau;
  • Thu thập các tài nguyên theo chủ đề;
  • Lần vết các tài nguyên.
Semantic Metadata

 
Siêu dữ liệu ngữ nghĩa: Siêu dữ liệu làm cho mọi điều xảy ra tự động
Siêu dữ liệu là sức mạnh, nhưng siêu dữ liệu ngữ nghĩa (semantic metadata) thậm chí còn mạnh hơn.
Siêu dữ liệu ngữ nghĩa (đó là siêu dữ liệu được thể hiện với sự trợ giúp của công nghệ ngữ nghĩa) là cho những ai “yêu các lưu ý cho tương lai” với tới được tiềm năng đầy đủ của chúng.
Việc quản lý siêu dữ liệu bằng các công nghệ Web Ngữ nghĩa (Semantic Web) trong đầu (xem Cooking up the Semantic Web) làm cho mọi điều xảy ra tự động (sử dụng từ của David Weinberger từ cuốn sách của ông với tiêu đề: Everything is Miscellaneous - Mọi điều đều hỗn tạp).
Siêu dữ liệu ngữ nghĩa làm cho mọi thứ dễ dàng hơn để sắp đặt và kết nối. Và khi mọi thứ được liên kết với nhau, các yếu tố sẽ dễ được pha trộn hơn, dễ đặt vào cùng nhau hơn, dễ tái mục đích hơn và rốt cuộc tạo ra ý nghĩa.
Hãy học cách bạn có thể tạo ra ý nghĩa của siêu dữ liệu và biến nó thành công cụ phát hiện tri thức - hãy liên hệ với chúng tôi để tự do nói chuyện tay đôi.
The most widespread definition of metadata has it that metadata is “information about data”. Thankfully, there’s is another way to look at it, apart from the dry description.

A Love Note to the Future

“A love note to the future” is how Jason Scott refers to metadata.
Metadata, you see, is really a love note – it might be to yourself, but in fact it’s a love note to the person after you, or the machine after you, where you’ve saved someone that amount of time to find something by telling them what this thing is.
Cit. Jason Scott’s Weblog
Describing physical and digital objects is what metadata is about. It helps the classification, access and storage of digital assets of all kinds. It is with metadata that the encoding of knowledge within any data element is possible.

Types of Metadata

Metadata comes in many shapes and flavors, carrying additional information about where a resource was produced, by whom, when was the last time it was accessed, what is it about and many more details around it.
Similar to the library cards, describing a book, metadata describes objects and adds more granularity to the way they are represented. Three main types of metadata exist: descriptive, structural and administrative.
  • Descriptive metadata adds information about who created a resource,  and most importantly – what the resource is about, what it includes. This is best applied using semantic annotation.
  • Structural metadata includes additional data about the way data elements are organized – their relationships and the structure they exist in.
  • Administrative data provides information about the origin of resources, their type and access rights.

Examples of Metadata

Metadata is everywhere, it is the digital trail of everything we do in the information space. The moment we get digital, there’s metadata involved.
Examples of metadata span from the size and the subjects of our emails through the dates of the files we have created, who last accessed or modified them, through the sensor data from our smartphones to the latest movie we searched for on YouTube. Facilitating the navigation and presentation of resources metadata also includes tags, semantic annotations, page numbers, sections of documents and resources, and more.

How Does Metadata Help?

Metadata underlies every digital object and is critical to the way they are managed, organized and used.
When created and handled  properly, metadata serves the clarity and consistency of information. Metadata facilitates the discovery of relevant information and the search and retrieval of resources. Tagged with metadata, any digital object can be automatically associated with other relevant elements and thus easy to organize and discover. This helps users make connections they would not have made otherwise.
With metadata you can:
  • Search resources by all kinds of criteria;
  • Identify various resources;
  • Collect resources by topic;
  • Trace resources.

Semantic Metadata: The Metadata That Makes Things Happen Automagically

Metadata is powerful, but semantic metadata is even more powerful.
Semantic metadata (that is metadata expressed with the help of semantic technology) makes those “love notes to the future” reach their full potential.
Managing metadata with Semantic Web technologies in mind, (ref. Cooking up the Semantic Web) makes things happen automagically (to use a word by David Weinberger from his book Everything is Miscellaneous).
Semantic metadata makes everything easier to arrange and connect. And when everything is interlinked, elements are more easily remixed, put together, repurposed and ultimately made sense of.
Learn how you can make sense of metadata and transform it into a knowledge discovery tool – contact us for a free one-on-one talk.
Dịch: Lê Trung Nghĩa

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Về Blog này

Blog này được chuyển đổi từ http://blog.yahoo.com/letrungnghia trên Yahoo Blog sang sử dụng NukeViet sau khi Yahoo Blog đóng cửa tại Việt Nam ngày 17/01/2013.Kể từ ngày 07/02/2013, thông tin trên Blog được cập nhật tiếp tục trở lại với sự hỗ trợ kỹ thuật và đặt chỗ hosting của nhóm phát triển...

Bài đọc nhiều nhất trong năm
Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm gì nhất ở mã nguồn mở?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập109
  • Máy chủ tìm kiếm5
  • Khách viếng thăm104
  • Hôm nay36,582
  • Tháng hiện tại661,829
  • Tổng lượt truy cập36,720,422
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây