Hội nghị Tài nguyên Giáo dục Mở (TNGDM) Thế giới của UNESCO lần 3 về Hàng hóa Công cộng Kỹ thuật số: Các giải pháp và AI Mở vì Quyền truy cập Toàn diện tới Kiến thức

Thứ sáu - 13/12/2024 05:50
Hội nghị Tài nguyên Giáo dục Mở (TNGDM) Thế giới của UNESCO lần 3 về Hàng hóa Công cộng Kỹ thuật số: Các giải pháp và AI Mở vì Quyền truy cập Toàn diện tới Kiến thức

3rd UNESCO World OER Congress Digital Public Goods: Open Solutions and AI for Inclusive Access to Knowledge

08 December 2024; Ebba Ossiannilsson

Theo: https://i4quality.se/blog/171-3rd-unesco-world-oer-congress-digital-public-goods-open-solutions-and-ai-for-inclusive-access-to-knowledge

Bài được đưa lên Internet ngày: 08/12/2024

Hội nghị TNGDM Thế giới của UNESCO lần 3 về Hàng hóa Công cộng Kỹ thuật số: Các giải pháp và AI Mở vi Quyền truy cập Toàn diện tới Kiến thức đã được tổ chức ở Dubai, Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất

Hội nghị TNGDM Thế giới lần 3 của UNESCO đã khám phá cách để triển khai Khuyến nghị TNGDM 2019 của UNESCO có thể cải thiện sự hợp tác kỹ thuật số toàn cầu. Hội nghị này nhằm thúc đẩy cộng tác và đổi mới về TNGDM, đóng góp cho Lộ trình về Hợp tác Kỹ thuật số và Hiệp ước Kỹ thuật số Toàn cầu của Tổng thư ký Liên hiệp quốc. Hội nghị đã kết thúc bằng Tuyên bố Dubai về TNGDM, nó đã xem xét cách để Khuyến nghị TNGDM 2019 của UNESCO có thể tối ưu hóa nội dung được cấp phép mở nhằm giải quyết các thách thức và cơ hội do các công nghệ mới nổi lên đặt ra, trong các ngày 19-20/11/2024.

Tôi đã tham dự và đóng góp cho một phiên hội nghị, được UNESCO mời tại Hội nghị TNGDM Thế giới lần 3 của UNESCO, và thậm chí đã có vinh dự được mời tới hai hội nghị trước đó ở APrsivaf Ljubljana, năm 2012 và 2017.

Đối với tôi, đây là lần thứ ba Hội nghị TNGDM của UNESCO, và thật vui mừng và vinh dự đi theo quá trình và diễn tiến đó. Hội hội nghị trước đó, được tổ chức ở Paris năm 2012, và ở Ljubljana năm 2017, đã dẫn tới Tuyên bố Paris về TNGDMKế hoạch Hành động TNGDM Ljubljana, chúng là tiền thân của Khuyến nghị TNGDM 2019 của UNESCO.

Chủ đề hội nghị ở Dubai là “Hàng hóa Công cộng Kỹ thuật số: Các giải pháp và AI Mở vì Quyền truy cập Toàn diện tới Kiến thức”. Hàng hóa Công cộng Kỹ thuật số - DPG (Digital public goods) được Lộ trình Hợp tác Kỹ thuật số của Liên hiệp quốc định nghĩa, là

“phần mềm nguồn mở, dữ liệu mở, các mô hình AI mở, tiêu chuẩn mở và nội dung mở mà gắn với quyền riêng tư và các luật áp dụng được khác và các thực hành tốt nhất, không gây hại, và giúp đạt được các mục tiêu phát triển bền vững (SDG)”.

Trong bối cảnh này tài nguyên giáo dục mở được coi như là hàng hóa công cộng kỹ thuật số mà “hỗ trợ để làm phong phú thêm cho tài sản chung kiến thức toàn cầu”.

Ngoài các Mục tiêu Phát triển Bền vững, Khuyến nghị TNGDM của UNESCO, và Lộ trình Hợp tác Kỹ thuật số, Tuyên bố Dubai cũng tham chiếu tới Cam kết số 7 của Chương trình nghị sự Chung của Chúng ta: để “Cải thiện hợp tác kỹ thuật số”.

Kết quả của Hội nghị TNGDM lần 3 là Dự thảo Tuyên bố Dubai về TNGDM

Để chuẩn bị cho Hội nghị TNGDM Thế giới lần 3 của UNESCO, sáu tham vấn khu vực về TNGDM đã được tổ chức với sự hỗ trợ hào phóng của Quỹ Hewlett và Quỹ Tri thức Mohammed bin Rashid Al Maktoum (MBRF). Các tham vấn khu vực đó đã được tổ chức trên trực tuyến và ở định dạng lai, như sau: Tham vấn châu Phi (lai, tại eLearning Africa ngày 31/05/2024); Tham vấn khu v ực Caribbe (trên trực tuyến, ngày 10/07/2024); Tham vấn châu Á Thái bình dương (trên trực tuyến, ngày 30/07/2024); Tham vấn châu Âu và Bắc Mỹ (lai, tại Tuần lễ Học tập Kỹ thuật số, UNESCO ngày 04/09/2024); Tham vấn Mỹ Latin (trên trực tuyến, ngày 08/10/2024); và Tham vấn các quốc gia Ả rập (trên trực tuyến, ngày 21/10/2024). Chương trình đầy đủ và ghi chép khái niệm có thể xem ở đây.

Mục đích của Hội nghị TNGDM Thế giới lần 3 của UNESCO là để:

  1. Chia sẻ các thực hành và đổi mới tốt nhất trong triển khai Khuyến nghị TNGDM 2019 của UNESCO trong 5 năm kể từ khi nó được thông qua;

  2. Xác định các chiến lược hỗ trợ triển khai Khuyến nghị TNGDM 2019 của UNESCO nhằm đáp ứng các thách thức mới nổi lên;

  3. Xác định các cơ chế cộng tác để huy động nhiều hơn các bên liên quan để triển khai Khuyến nghị TNGDM 2019 của UNESCO, và mở rộng quyền truy cập tới các tài nguyên học tập miễn phí, truy cập được, được cấp phép mở nhằm hỗ trợ cho Hiệp ước Kỹ thuật số Toàn cầu và Lời kêu gọi Hành động của Hội nghị thượng đỉnh Biến đổi Giáo dục 2023.

Khuyến nghị

“Các công nghệ mới nổi lên, bao gồm AI, cung cấp cơ hội để thúc đẩy Khuyến nghị TNGDM 2019 của UNESCO. Ngoài việc tạo ra các nội dung mới được cấp phép mở, các ứng dụng tiềm năng bao gồm: tạo thuận lợi cho việc dò tìm ra nội dung được cấp phép mở hiện có trên trực tuyến; phát triển các kỹ thuật để giám tuyển hiệu quả TNGDM; dịch thuật TNGDM sang nhiều ngôn ngữ; và tạo thuận lợi cho việc đánh chỉ mục nội dung thông qua khuyến nghị về siêu dữ liệu mô tả. Các công nghệ mới nổi lên khác, chẳng hạn như các dịch vụ và ứng dụng dựa trên chuỗi khối, có thể tiềm tàng đảm bảo nguồn gốc, tính toàn vẹn, và sử dụng TNGDM hợp pháp”.

Do đó, khuôn khổ pháp lý sẽ không theo kịp những tiến bộ công nghệ như thế này. Trong lãnh địa về quyền sở hữu trí tuệ (IPR), chìa khóa cho TNGDM, điều này có thể dẫn tới sự mù mờ về những gì tạo thành sự sử dụng hợp pháp cũng như các vấn đề liên quan đến các ngoại lệ và giới hạn đối với luật bản quyền có thể được sử dụng như thế nào ngay cả khi một tác phẩm không được cấp phép mở. Việc phát triển các hướng dẫn và chính sách rõ ràng giải quyết các vấn đề này có thể giúp bảo vệ quyền của các nhà sáng tạo nội dung, đảm bảo thừa nhận ghi công đúng cách, và tạo ra không gian công nghệ có tính đổi mới cho hàng hóa công cộng.

Hiệp ước Kỹ thuật số Toàn cầu, và các nguyên tắc ROAM-X của UNESCO dựa vào các quyền, Mở, truy cập được, và thúc đẩy sự tham gia của nhiều bên liên quan dựa trên các nguyên tắc xuyên suốt, và đặc biệt Bình đẳng Giới, có thể thông tin cho các chính sách về TNGDM bằng việc cung cấp một khung toàn diện đảm bảo tính toàn diện, công bằng và cộng tác trong phát triển và triển khai TNGDM.

Các khung và các nguyên tắc đó, cùng với Khuyến nghị TNGDM 2019 của UNESCO cung cấp nền tảng vững chắc để phát triển TNGDM. Các bên liên quan đã đề cập tới trong tài liệu này là các bên liên quan trong Khuyến nghị TNGDM 2019 của UNESCO[1]. Về AI Tạo sinh, là quan trọng để nhấn mạnh rằng các khuyến nghị đó áp dụng cho cả các đầu vào và đầu ra của LLMs. Ngoài ra, nguyên tắc sử dụng công nghệ lấy con người làm trung tâm chiếm ưu thế hơn trong tất cả các khuyến nghị. Các nguyên tắc về tính minh bạch và chia sẻ kiến thức là nền tảng cơ bản để triển khai các khuyến nghị đó. Các hướng dẫn bên dưới nhằm cung cấp các hành động để khai thác các cơ hội do các công nghệ mới nổi lên đặt ra, chẳng hạn như AI, nhằm mở rộng việc tạo lập và chia sẻ kiến thức thông qua việc triển khai Khuyến nghị TNGDM 2019 của UNESCO.

[1]các giảng viên, nhà giáo dục, người học, cơ quan chính phủ, phụ huynh, các nhà cung cấp giáo dục và các cơ sở, nhân viên hỗ trợ giáo dục, huấn luyện huấn luyện viên, các nhà hoạch định chính sách giáo dục, các cơ sở văn hóa (như các thư viện, kho lưu trữ, bảo tàng) và người dùng của họ, các nhà cung cấp hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông (CNTT-TT), các nhà nghiên cứu, các cơ sở nghiên cứu, tổ chức xã hội dân sự (bao gồm cả các hiệp hội nghề nghiệp và sinh viên), các nhà xuất bản, khu vực công và tư, các tổ chức chính phủ, những người nắm giữ bản quyền và các tác giả, các nhóm truyền thông và phát thành và các cơ quan cấp vốn.

Kết luận

Hội nghị TNGDM Thế giới của UNESCO lần 3 tái khẳng định tiềm năng chuyển đổi của TNGDM như một hòn đá tảng cho quyền truy cập công bằng và toàn diện tới kiến thức trong kỷ nguyên số. Bằng việc khai thác các công nghệ mới nổi lên, bao gồm AI, và việc ôm lấy các giải pháp mở phù hợp với các nguyên tắc về Hàng hóa Công cộng Kỹ thuật số - DPG (Digital Public Goods), cộng đồng toàn cầu có thể thúc đẩy đổi mới cùng lúc giải quyết các thách thức liên quan tới quyền truy cập, sở hữu trí tuệ, và tính bền vững.

Các cam kết được đưa ra thông qua Tuyên bố Dubai nhằm thúc đẩy các nỗ lực toàn cầu nhằm lấp đi phân cách số, trao quyền cho các cộng đồng khác nhau, và góp phần cải thiện các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDG) của Liên hiệp quốc. Thông qua hành động cộng tác, chúng ta có thể đảm bảo rằng TNGDM vẫn là một chất xúc tác cho học tập suốt đời và cho phép một tương lai công bằng hơn, được kiến thức dẫn lối nhiều hơn cho tất cả mọi người.

Tuyên bố này không tham chiếu tới các nguyên tắc ROAM-X, các cách tiếp cận môi trường bền vững

Các hành động được gợi ý cho 5 lĩnh vực

Xây dựng năng lực

  1. Hỗ trợ phát triển nghề nghiệp liên tục của những người đóng góp, nhà phát triển nội dung, và nhà cung cấp nội dung, trong các dự án AI Tạo sinh, liên quan đến tầm quan trọng của việc gắn kết với và tôn trọng các điều khoản cấp phép mở của cả nội dung đầu vào và đầu ra. Điều này cũng bao gồm các vấn đề liên quan đến đào tạo để hiểu biết cách các dịch vụ AI thương mại tác động đến các hệ sinh thái nội dung mở, cho phép họ tham gia có phản biện với việc cấp phép; và củng cố các kỹ năng để nhận trách nhiệm tích cực trong việc phát triển các mô hình ngôn ngữ lớn - LLM (Large Language Model) chuyên dụng, có trách nhiệm, do cộng đồng dẫn dắt cho TNGDM.

  2. Thúc đẩy việc xây dựng năng lực sáng số liên tục, được ngữ cảnh hóa và toàn diện cho các bên liên quan của TNGDM ở tất cả các mức để cho phép các bên liên quan đánh giá, hiểu, rà soát lại, và tham gia trong ứng dụng và phát triển có trách nhiệm AI và các công nghệ mới nổi lên cho TNGDM.

  3. Hỗ trợ phát triển các công nghệ liên kết để cải thiện ghi công và khả năng phát hiện TNGDM. Ưu tiên bảo vệ dữ liệu, tính tương hợp, và sử dụng từ điển đồng nghĩa và từ vựng có kiểm soát để sắp xếp hợp lý siêu dữ liệu trên nhiều nền tảng. Trọng tâm có thể đặt vào việc xây dựng các khung AI tương hợp được, nguồn mở cho TNGDM mà thúc đẩy sự kiểm soát phi tập trung và bảo vệ tính toàn vẹn của nội dung.

  4. Hỗ trợ phát triển hướng dẫn để thúc đẩy triển khai và ưu tiên các tác phẩm được ký số cho TNGDM, và việc sử dụng lại chúng trong đào tạo các mô hình AI mở cho các nội dung học tập được cấp phép mở.

  5. Triển khai các chiến lược dựa trên các quyền con người là mở, truy cập được, bao gồm các quyền trong các tình huống dễ bị tổn thương, nhiều bên liên quan, toàn diện về giới tính nhằm đảm bảo sự bảo vệ và tôn trọng dữ liệu do người dùng tạo ra, siêu dữ liệu, quyền riêng tư, và tuân thủ các thông lệ đạo đức và tôn trọng các quy tắc bản quyền.

Chính sách

  1. Biện hộ cho các nền tảng AI Tạo sinh thừa nhận và tôn trọng các giấy phép và quyền tác giả của nội dung được cấp phép mở. Điều này sẽ bao gồm kết hợp việc cấp phép mở vào trong Điều khoản Sử dụng các ứng dụng AI, chỉ rõ nó chỉ được con người sử dụng để tạo ra nội dung được cấp phép mở và triển khai giám sát mạnh mẽ nhằm đảm bảo tuân thủ.

  2. Biện hộ cho sự công nhận các giấy phép mở trong đào tạo mô hình AI, đảm bảo rằng cả dữ liệu đầu vào và nội dung được tạo ra phản ánh sự ghi công đúng cách cho các nhà sáng tạo gốc ban đầu. Điều này bao gồm việc nhúng thông tin cấp phép vào các đầu ra và thúc đẩy sử dụng các giấy phép mở tương thích để bảo vệ nguồn gốc của các tài liệu được cấp phép mở được sử dụng trong các mô hình AI.

  3. Biện hộ cho việc áp dụng các giấy phép máy đọc được trong siêu dữ liệu để đảm bảo ghi công đúng cách cho cả dữ liệu đào tạo và các kết quả đầu ra của AI tạo sinh để làm rõ việc sử dụng TNGDM như là dữ liệu đào tạo AI theo các giấy phép hiện hành và cách để các hệ thống AI sẽ ghi công cho việc sử dụng này

  4. Khuyến khích và hỗ trợ nghiên cứu trong các hệ thống ghi công thế hệ tiếp theo để cho phép lần vết sử dụng và sử dụng lại TNGDM, các giải pháp mở và TNGDM như các hàng hóa công cộng kỹ thuật số, tích hợp vào các yếu tố nghiên cứu về Quyền, Tính mở, Quyền truy cập tới tất cả mọi người, sự tham gia của Nhiều bên liên quan, và các vấn đề xuyên suốt để phát triển các hệ thống minh bạch, truy cập được, và công bằng cho việc ghi công, truy xuất và sử dụng lại TNGDM.

Đảm bảo truy cập toàn diện và công bằng tới TNGDM chất lượng

  1. Hỗ trợ sự phát triển của TNGDM được AI xúc tác là truy cập được trong các kịch bản băng thông rộng - thấp và được thiết kế để cải thiện khả năng tiếp cận của các nhóm dễ bị tổn thương, bao gồm các nhóm người khuyết tật bằng việc đảm bảo sự tích hợp và khả năng đọc được đúng của nó với các công nghệ hỗ trợ, đảm bảo các tiêu chuẩn cao nhất về bảo vệ quyền riêng tư và dữ liệu trong quá trình sản xuất, sử dụng và chia sẻ TNGDM.

  2. Tích hợp các giấy phép máy đọc được như là siêu dữ liệu bao gồm các mã định danh kỹ thuật số cho tác giả để xác thực quyền tác giả trong các tiêu chí chất lượng đối với việc sản xuất TNGDM và coi nó như là tiêu chí để đưa vào các kho TNGDM. Các tiêu chí và chính sách chất lượng nên nhấn mạnh sự kết nối quyền tác giả với danh tính trong thế giới thực của tác giả - cả để tạo ra các ưu đãi cho xuất bản lẫn để chống lại các nỗ lực phát tán thông tin sai lệch.

  3. Hỗ trợ dịch thuật và ngữ cảnh hóa TNGDM trong nhiều ngôn ngữ, sử dụng các công nghệ liên quan đến AI khi cần, chú ý tới chất lượng của kết quả đầu ra của các bản dịch và sự phù hợp về văn hóa của nó trong sự cộng tác với các cộng đồng người dùng.

  4. Thúc đẩy các hệ sinh thái mở mà ưu tiên cho sự phát triển các hàng hóa công cộng kỹ thuật số và các giải pháp mở. Điều này bao gồm việc thúc đẩy hạ tầng công cộng mạnh mẽ và các quan hệ đối tác công – tư, cùng lúc cũng hỗ trợ các sáng kiến mới của tư nhân về TNGDM sử dụng các công nghệ mới nổi, bao gồm AI, mà gắn với các nguyên tắc của hàng hóa công cộng kỹ thuật số và các mức tính mở cao.

Các mô hình bền vững cho TNGDM

  1. Hỗ trợ các cách tiếp cận đảm bảo tính tương hợp, bảo vệ các quyền sở hữu trí tuệ (IPR) cũng như hỗ trợ phát triển bền vững TNGDM dựa trên các nguyên tắc ROAM-X về các quyền con người, tính mở, khả năng tiếp cận, và sự tham gia của nhiều bên liên quan và các vấn đề xuyên suốt về giới tính.

Hợp tác quốc tế

  1. Thiết lập các mạng lưới khu vực và quốc tế để hỗ trợ cộng tác nhằm trao quyền cho cộng đồng phát triển AI do TNGDM dẫn dắt. Các mạng lưới đó cũng nên hỗ trợ sử dụng các công nghệ mới nổi lấy con người làm trung tâm, bao gồm AI, cho việc triển khai Khuyến nghị TNGDM 2019 của UNESCO.

  2. Thiết lập các cơ chế hỗ trợ sự tham gia với cộng đồng mở rộng lớn hơn và các chuyên gia pháp lý về cấp phép mở và luật sở hữu trí tuệ để phát triển hướng dẫn và đào tạo năng lực để đảm bảo rằng các công nghệ mới nổi, chẳng hạn như các công nghệ tích hợp AI tạo sinh, gắn kết với việc phát triển các điều khoản pháp lý và giải quyết các nhu cầu và tiếng nói của các bên liên quan khác nhau.

  3. Hỗ trợ hợp tác bao gồm ở các mức liên khu vực và liên ngành giữa các Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển để phát triển, và thúc đẩy các khung AI có trách nhiệm cũng như hỗ trợ phát triển hướng dẫn và đào tạo người dùng về các công nghệ mới nổi và các phương pháp mới thúc đẩy TNGDM, phù hợp với các công nghệ mới nổi và AI.

  4. Hỗ trợ các khung cộng tác sao cho các kho TNGDM, và các nguồn nội dung mở khác, phát triển và triển khai các chính sách ưu tiên cho sự tích hợp các mô hình công nhận quyền tác giả, và cũng xác định rõ cách để các tác phẩm đó có thể được xử lý và sử dụng, bao gồm các tiêu chí để đào tạo các mô hình AI.

  5. Tạo thuận lợi cho sự phát triển các nền tảng sử dụng các kỹ thuật AI nơi các bên liên quan có thể sáng tạo và đồng sáng tạo TNGDM gắn với Khuyến nghị TNGDM 2019 của UNESCO.

The UNESCO World OER Congress Digital Public Goods: Open Solutions and AI for Inclusive Access to Knowledge was held in Dubai, United Arab Emirates

 - The 3rd UNESCO World OER Congress explored how the implementation of the UNESCO 2019 Recommendation on Open Educational Resources (OER) can enhance global digital cooperation. This congress aims to promote collaboration and innovation in OER, contributing to the United Nations Secretary General’s Road Map for Digital Cooperation and the Global Digital Compact.  The Congress concludes with the Dubai Declaration on OER, which examined how theUNESCO 2019 Recommendation on OER can optimize openly licensed content to address the challenges and opportunities posed by emerging technologies, 19-20 November 2024.

I attended and contributed to a session, invited by UNESCO at their 3rd UNESCO OER Congress, and was even honored to have been invited as well to the previous two ones in APrsi and Ljubljana, 2012 and 2017

For me, this was the third time for the UNESCO OER Congresses, and it has been a great pleasure and honor to follow the process and progress. The previous two congresses, held in Paris in 2012, and Ljubljana in 2017, resulted in the Paris OER Declaration and the Ljubljana OER Action Plan, which was the forerunner of the 2019 UNESCO Recommendation on OER.

The theme of the Dubai congress was “Digital Public Goods: Open Solutions and AI for Inclusive Access to Knowledge”. Digital public goods (DPG) are defined by the UN’s Roadmap for Digital Cooperation, as

“open-source software, open data, open AI models, open standards and open content that adhere to privacy and other applicable laws and best practices, do no harm, and help attain the sustainable digital goals (SDGs)”.

In this context open education resources are regarded as digital public goods that “support the enrichment of the global knowledge commons”.

In addition to the Sustainable Development Goals, the UNESCO Recommendation on OER, and the Road Map for Digital Cooperation, the Dubai Declaration also references Commitment 7 of Our Common Agenda: to “Improve digital cooperation”.

The output of the 3rd OER Congress is the Draft Dubai Declaration on OER

In preparation for the 3rd UNESCO World OER Congress, six Regional Consultations on OER were organized with the generous support of the Hewlett Foundation and the Mohammed bin Rashid Al Maktoum Knowledge Foundation (MBRF). These regional consultations were held online and in hybrid format, as follows: the Africa Consultation (hybrid, at eLearning Africa 2024, 31 May 2024); the Caribbean Consultation (online, 10 July 2024); the Asia and the Pacific Consultation (online, 30 July 2024); the Europe and North America  Consultation (hybrid at Digital Learning Week, UNESCO on 4 September 2024); the Latin America Consultation (online, 8 October 2024); and the Arab States Consultation (online, 21 October 2024). Full program and Concept note4 can be found here 

The objectives of this 3rd UNESCO World OER Congress were to: 

1) Share best practices and innovations in the implementation of the UNESCO 2019 Recommendation on OER in the five years since its adoption;

2) Identify strategies for supporting the implementation of the UNESCO 2019 Recommendation on OER to meet emerging challenges;

3) Identify collaborative mechanisms to mobilize more stakeholders to implement the UNESCO 2019 Recommendation on OER, and to expand access to quality, free, accessible, openly licensed learning resources in support of the Global Digital Compact and the Transforming Education Summit 2023 Call for Action.

Recommendations

"Emerging technologies, including AI, provide opportunities to advance the UNESCO 2019 OER Recommendation. Beyond the creation of new openly licensed content, potential applications include: facilitating the detection of existing openly licensed content online; developing techniques for effective OER curation; translating OER into multiple languages; and facilitating content indexing through the recommendation of descriptive metadata. Other emerging technologies, such as blockchain-based services and applications, could potentially ensure the provenance, integrity, and lawful use of OER. 

Legal frameworks are then not up to date with technological advancements such as these. In the realm of intellectual property rights (IPR), the key to OER, this can lead to ambiguities on what constitutes legal use as well as issues regarding how exceptions and limitations to copyright law may be used even when a work is not openly licensed. Developing clear guidelines and policies that address these issues can help protect the rights of content creators, ensure proper attribution, and create innovative technology spaces for the public good.

The Global Digital Compact, and UNESCO’s ROAM-X principles, which are Rights-based, Open, Accessible, and promote Multi-stakeholder Participation based on cross-cutting principles, and in particular Gender Equity, can inform policies for OER by providing a comprehensive framework that ensures inclusivity, equity, and collaboration in the development and implementation of Open Educational Resource. 

These frameworks and principles, alongside the UNESCO 2019 Recommendation on OER, provide a robust foundation for developing OER. The stakeholders addressed in this document are those in the UNESCO 2019 Recommendation on OER[1] . With regard to Generative AI, it is important to underscore that these recommendations apply both to the inputs and outputs of LLMs. Furthermore, the principle of human centered use of technology prevails in all recommendations. The principles of transparency and knowledge sharing  are fundamental for the implementation of these recommendations. The below guidelines aim to provide actions to harness the opportunities posed by emerging technologies, such as AI, for expanding knowledge sharing and creation through the implementation of the 2019 Recommendation on OER. 

[1] teachers, educators, learners, governmental bodies, parents, educational providers and institutions, education support personnel, teacher trainers, educational policy makers, cultural institutions (such as libraries, archives and museums) and their users, information and communications technology (ICT) infrastructure providers, researchers, research institutions, civil society organizations (including professional and student associations), publishers, the public and private sectors, intergovernmental organizations, copyright holders and authors, media and broadcasting groups and funding bodies.

Conclusion

The 3rd UNESCO World OER Congress reaffirms the transformative potential of OER as a cornerstone for equitable and inclusive access to knowledge in the digital age. By harnessing emerging technologies, including AI, and embracing open solutions aligned with the principles of Digital Public Goods (DPGs), the global community can foster innovation while addressing challenges related to access, intellectual property, and sustainability.

The commitments made through the Dubai Declaration aim to bolster global efforts to bridge the digital divide, empower diverse communities, and contribute to the advancement of the United Nations Sustainable Development Goals (SDGs). Through collaborative action, we can ensure that OER remains a catalyst for lifelong learning and an enabler of a fairer, more knowledge-driven future for all.

The Declaration does reference the ROAM-X principles, sustainable environmental approaches a

Suggested actions for the five areas

Capacity Building

  1. Support the continuous professional development of contributors, content developers, and content providers, on Generative AI projects, regarding the importance of adhering to and respecting open licensing terms of both input and output content. This would also include issues related to training on understanding how commercial AI services impact open content ecosystems, allowing them to critically engage with licensing; and reinforce skills to take an active role in developing specialized, responsible, community-driven large language models (LLMs) for OER.

  2. Promote continuous, contextualized and inclusive digital literacy capacity building for OER stakeholders at all levels toallow stakeholders to assess, understand, review, and engage in the responsible development and use of AI andemerging technologies for OER.

  3. Support the development of linked technologiesto improve attribution and discoverability of OER. Prioritize data protection, interoperability, and the use of thesauri and controlled vocabularies to streamline metadata across platforms. Focus could be on building interoperable, open-source AI frameworks for OER that promote decentralized control and safeguard content integrity. 

  4. Support the development of guidance that promotethe implementation and prioritization of digitally signed works for OER, and their re-use in the training of open AI models for openly licensed learning content. 

  1. Implement strategies grounded in human rights that are open, accessible, including those in vulnerable situations, multistakeholder, gender inclusive to ensure protection and respect for user generated data, metadata, privacy and attend to ethical practices and respect copyright rules.

Policy

  1. Advocate for Generative AI platforms to recognize and respect the licenses and authorship of openly licensed content. This would entail incorporating open licensing into the Terms of Use of AI applications, specifying that it is only to be used by humans to generate openly licensed content and implementing robust monitored to ensure compliance. 

  1. Advocate for the recognition of open licenses in AI model training, ensuring that both the input data and generated content reflect proper attribution to the original creators. This includes embedding licensing information in outputs and promoting the use of compatible open licenses to safeguard the provenance of openly licensed materials used in AI models. 

  1. Advocate for the adoption of machine-readable licenses in metadata to ensure proper attribution of both training data and generative AI outputs to clarify the use of OER as AI training data under existing licenses and how AI systems should attribute this usage

  1. Encourage and support research into next-generation attribution systems to enable the tracing of the use and re-use of OER, open solutions and OER as digital public goods, integrating in research elements of Rights, Openness, Access to all, Multistakeholder participation, and Cross-cutting issues to develop transparent, accessible, and equitable systems for attributing, retrieving and reusing OER

Ensuring inclusive and equitable access to quality OER

  1. Support the development of AI-enabled OER that is accessible in low-bandwidth scenarios and designed to enhance the accessibility of vulnerable groups, including those with disabilities by ensuring its correct integration and readability with assistive technologies,that ensures the highest standards of privacy and data protection during the production, use and sharing of OER.

  1. Integrate machine-readable licenses as metadata that include digital identifiers for authorship for authenticating authorshipinto quality criteria for the production of OER and consider it as a criterion for inclusion in OER directories. Quality criteria and policies should emphasize the connection of authorship to real-world identity of authors - both to create incentives for publication and to counter misinformation efforts.

  1. Support the translation and contextualization of OER into multiple languages, using AI-related technologies when appropriate, with due attention to the quality of the output of translations and its cultural relevance in collaboration with users’ communities

  1. Promote open ecosystems that prioritize the development of digital public goods and open solutions. This includes fostering robust public infrastructure and public-private partnerships, while also supporting novel private initiatives for OER using emerging technologies, including AI, that adhere to the principles of digital public goods and high-levels of openness.

Sustainability Models for OER

  1. Support approaches to ensure Interoperability, Intellectual Property Rights (IPR) protection as well as sustainable scaffolding of OER development grounded inthe ROAM-X principles of human rights, openness, accessibility, and multi-stakeholder participation and cross-cutting issues of gender.

International Collaboration

    1. Establish regional and international networks to support collaboration to empower community driven OER AI development.These networks should also support ahuman centered use of emerging technologies, including AI, for the implementation of the 2019 UNESCO Recommendation on OER.

    2. Establish mechanisms to support engagement with the wider open community and legal experts on open licensing and intellectual property law to develop guidance and capacity training toensure that emerging technologies, such as those integrating generative AI, adhere to evolving legal terms and address the demands and voices of diverse stakeholders. 

    3. Support cooperation including at inter-regional and inter-sectoral levels amongst Research and Development Centres to develop, and advance responsible AIframeworks as well as support the development of guidance and training for users on emerging technologies and novel methods to promote OER, in light of emerging technologies and AI. 

    4. Support collaborative frameworks so that OER repositories, and other sources of open content, develop and implement policies that prioritize the integration of authorship recognition models, and also clearly define how these works may be processed and used, including criteria for the training of AI models.

    5. Facilitating the development of platforms using AI techniques where stakeholders can create and co-create OER adheringto the 2019 UNESCO Recommendation on OER.

Dịch: Lê Trung Nghĩa

letrungnghia.foss@gmail.com

Tác giả: Nghĩa Lê Trung

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Về Blog này

Blog này được chuyển đổi từ http://blog.yahoo.com/letrungnghia trên Yahoo Blog sang sử dụng NukeViet sau khi Yahoo Blog đóng cửa tại Việt Nam ngày 17/01/2013.Kể từ ngày 07/02/2013, thông tin trên Blog được cập nhật tiếp tục trở lại với sự hỗ trợ kỹ thuật và đặt chỗ hosting của nhóm phát triển...

Bài đọc nhiều nhất trong năm
Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm gì nhất ở mã nguồn mở?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập35
  • Máy chủ tìm kiếm8
  • Khách viếng thăm27
  • Hôm nay1,693
  • Tháng hiện tại64,130
  • Tổng lượt truy cập37,590,954
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây