16 Examples of Open Innovation – What Can We Learn From Them?
By Merit Morikawa, Nov 20, 2016
Theo: https://www.viima.com/blog/16-examples-of-open-innovation-what-can-we-learn-from-them
Bài được đưa lên Internet ngày: 20/11/2016
Xem thêm: Khoa học mở - Open Science
Bất chấp nhiều năm thổi phồng và vô số các nghiên cứu, nhiều người vẫn thấy Cách tân Mở (open innovation) là một khái niệm trừu tượng.
Thậm chí dù một ít các yếu tố thành công chính chung cho cách tân mở có thể được nêu tên, có nhiều điều phải học từ các công ty thực sự đã và đang sử dụng cách tân mở.
Bài viết này thu thập các ví dụ và các bài học chính từ dải rộng lớn các công ty sử dụng cách tân mở theo các cách thức khác nhau.
Vài trong số họ sử dụng cách tân mở để gia tăng giá trị cho phần cứng của họ, trong khi những công ty khác sử dụng nó để giành được nhiều thông tin hơn cho việc phát triển các sản phẩm mới.
16 ví dụ về cách tân mở nên khuyến khích và truyền cảm hứng cho bạn để áp dụng khái niệm đó cho doanh nghiệp của riêng bạn!
Hãy nghĩ về các dạng cộng tác khác nhau, các bên tham gia đóng góp chính và những người cộng tác tiềm năng. Làm thế nào bạn tạo động lực cho họ để tham gia?
Các bên tham gia đóng góp từ các ví dụ cách tân mở của chúng tôi trải từ những người sử dụng sản phẩm cho tới các công ty nhỏ hơn, bổ sung cho sản phẩm hoặc giúp giải quyền các vấn đề của bạn, tất cả đều đi tới các nhà khoa học và các cá nhân muốn tham gia để học được các kỹ năng mới và giành được kinh nghiệm có giá trị.
1. Quirky - Các ý tưởng sản phẩm nguồn đám đông sẽ được sản xuất
Bạn có thể đã nghe về Quirky, một nền tảng sáng tạo do cộng đồng dẫn dắt. Khái niệm đằng sau Quirky là bạn có thể đưa ý tưởng sản phẩm của bạn lên Quirky và những người khác trong cộng đồng Quirky có thể bình luận và đóng góp cho ý tưởng của bạn.
Nếu ý tưởng đó là tốt và giành được sức hút, nó có thể được những người trên Quirky phát triển xa hơn.
Cộng đồng Quirky
Các thành viên của Quirky có dải rộng lớn các kỹ năng đặc biệt, nên bạn có thể cộng tác với những người bổ sung cho sự tinh thông của bạn. Bằng cách đó, sản phẩm sẵn sàng rồi được cộng đồng phát triển.
Các sản phẩm tốt nhất trên nền tảng đó được Quirky chọn để sản xuất và bán trong cửa hàng của Quirky. Quy trình tại thời điểm này do Quirky cấp tài chính, nên việc có công ty và tài nguyên của riêng bạn không là sống còn cho sự thành công của sản phẩm của bạn.
Nhưng vì sao mọi người lại chia sẻ sự tinh thông và phát triển các ý tưởng của họ rồi sau đó được Quirky sản xuất và bán?
- Bạn có thể đưa ý tưởng sản phẩm của bạn ra đó với ít nỗ lực hơn nhiều. Nếu bạn muốn để cho ý tưởng của bạn thành thực tế, Quirky chào cách đơn giản để làm thế.
- Bạn có thể học và sử dụng tài năng của bạn để có được nhiều kinh nghiệm hơn để đưa CV của bạn, và có lẽ là một bước gần hơn với công việc mơ ước của bạn.
- Nếu sản phẩm kết thúc thành công bạn có thể kiếm được tiền từ việc là một phần của việc phát triển nó. Nếu ý tưởng đó ban đầu là của bạn, bạn có thể có được khoản phí bản quyền phụ thuộc vào thành công của nó. Đây là những gì làm cho Quirky trở thành một nền tảng tích cực với một cộng đồng tích cực.
Các điểm thực hành chính
Việc dạy thực hành từ ví dụ của Quirky là có cách để làm cho mọi người nghĩ cho bạn thậm chí không mất tiền.
Bằng việc đánh giá các vấn đề nhiều người phải làm việc với hoặc bằng việc tạo ra các nhiệm vụ thách thức, mọi người được khuyến khích để cộng tác với bạn. Để nuôi dưỡng sự cộng tác đó và tạo ra một cộng đồng tích cực, sự hiện diện hấp dẫn trên trực tuyến sẽ đi cùng đường để chắc chắn mọi người tìm thấy bạn.
2. Samsung - Các dạng cộng tác khác nhau
Thậm chí dù bạn có lẽ nhận ra Samsung từ vài vụ kiện đạo văn, Samsung cũng đủ điều kiện như một trong những công ty lớn có tính cách tân nhất ngày nay. Tất nhiên, Samsung có đơn vị R&D nội bộ chính, nhưng công ty này cũng tự hào là một nhà biện hộ cho cách tân mở và tiến hành cộng tác cách tân mở, đặc biệt với các công ty khởi nghiệp.
Phần đặc biệt của cộng tác cách tân mở của Samsung là nó chia sự cộng tác đó thành 4 chủng loại.
4 chủng loại đó thậm chí được mô tả như là “4 chân của các hoạt động cách tân mở” ở Samsung.
4 chủng loại cộng tác:
- Các quan hệ đối tác
- Liên doanh
- Những người tăng tốc
- Sát nhập
Các quan hệ đối tác về cơ bản là cộng tác giữa các công ty, như các công ty khởi nghiệp ở Thung lũng Silicon. Các mối quan hệ đối tác điển hình nhằm vào các đặc tính hoặc các tích hợp mới trong các sản phẩm đang có của Samsung.
Liên doanh (Ventures) có thể được mô tả như các đầu tư vào các công ty khởi nghiệp giai đoạn sớm. Các đầu tư đó có thể mang lại doanh thu trong trường hợp thoát ra, nhưng cũng cung cấp truy cập tới các công nghệ mới mà Samsung có thể học và hưởng lợi từ đó. Ví dụ, Samsung đã đầu tư vào Mobeam, một công ty thanh toán di động.
Những người tăng tốc (Accelerators) cung cấp cho các công ty khởi nghiệp môi trường có tính cách tân và trao quyền để tạo ra những điều mới. Samsung chào cho các công ty khởi nghiệp đó khoản đầu tư ban đầu, tạo thuận lợi để làm việc, cũng như một vài tài nguyên từ kho khổng lồ của họ. Ý tưởng đó là các sản phẩm bắt nguồn từ các công ty khởi nghiệp nội bộ đó có thể trở thành một phần của hồ sơ sản phẩm của Samsung qua thời gian hoặc chỉ phục vụ như là các kinh nghiệm cho công ty.
Sát nhập (Acquisitions) nhằm mang công ty khởi nghiệp vào làm việc trong các cách tân nằm ở cốt lõi của các khu vực chiến lược của Samsung trong tương lai. Các sát nhập đó thường giữ lại các đơn vị động lập và thậm chí có thể ra nhập chương trình Tăng tốc.
Cộng tác với các công ty khởi nghiệp
Những người tăng tốc (Accelerators) cung cấp cho các công ty khởi nghiệp môi trường có tính cách tân và trao quyền để tạo ra những điều mới. Samsung chào cho các công ty khởi nghiệp đó sự đầu tư ban đầu, tạo thuận lợi để làm việc, cũng như vài tài nguyên từ kho khổng lồ của họ. Ý tưởng là các sản phẩm bắt nguồn từ các công ty khởi nghiệp trong nội bộ có thể trở thanh một phần hồ sơ sản phẩm của Samsung qua thời gian hoặc chỉ phục vụ như là các kinh nghiệm học tập cho công ty.
Sát nhập (Acquisitions) nhằm mang các công ty khởi nghiệp vào làm việc trong các cách tân nằm trong cốt lõi các lĩnh vực chiến lược của Samsung trong tương lai. Các sát nhập đó thường giữ được các đơn vị độc lập và có thể thậm chí ra nhập chương trình của những người tăng tốc (Accelerator).
Cộng tác với các công ty khởi nghiệp
Như một ví dụ về sự cộng tác với các công ty khởi nghiệp của Samsung, Samsung đã mua một công ty Internet của Vạn vật (IoT) có tên là SmartThings để giành được một nền tảng IoT mà không phải chi tiền và thời gian vào R&D.
SmartThings vẫn tiếp tục vận hành như một công ty khởi nghiệp độc lập được cung cấp các tài nguyên của một công ty lớn. Với sự đầu tư đó, tiềm năng và kỹ thuật điện tử gia đình của Samsung, SmartThings thực sự có thể được phát triển thành một phần không tách rời của các sản phẩm của Samsung, bằng việc tạo ra các khả năng IoT mới cho gia đình.
Điểm mấu chốt thực hành
Bằng việc cộng tác với các công ty khởi nghiệp, Samsung nhằm hưởng lợi từ sự đa dạng của các cách tân mà các công ty nhỏ đã đưa ra rồi. Các công ty đó thường có các sản phẩm có thể bổ sung hoặc được tích hợp vào các sản phẩm của riêng Samsung, tạo ra giá trị cho cả đôi bên.
Mặt khác, dạng các công ty nhằm vào các cách tân mới đòi hỏi các đầu tư cao ban đầu thường được đầu tư tốt hơn hoặc sẽ bị/được mua/sát nhập.
Vì thế, điểm học tập chính từ trường hợp của Samsung là các dạng công ty khác nhau ở các giai đoạn khác nhau của vòng đời của họ chào các dạng khả năng khác nhau. Bạn nên xác định chúng và chỉ ra các phương pháp phù hợp nhất với các dạng cơ hội khác nhau đó.
3. Local Motors (Các ô tô địa phương) - Đồng sáng tạo trong cộng đồng
Local Motors khởi động cộng đồng mở của nó thông qua nền tảng Co-Create của nó. Các xe cộ được thiết kế sau đó được sản xuất qua, ví dụ, in 3D.
Phần chính trong phát triển sản phẩm của Local Motors là nền tảng Cách tân Mở hoàn toàn của nó. Bạn thậm chí không cần phải được đăng ký tới trang của nền tảng của họ để thấy được các thiết kế cộng đồng đã tưởng tượng ra.
Giống như trong hầu hết các công ty Cách tân Mở khác, các cách tân được đưa ra qua các thách thức Cách tân Mở, như thách thức LITECAR (Ô TÔ NHỎ):
Video: https://www.youtube.com/watch?v=9CWwzTcwDQY
Vào năm 2015 Local Motors đã có Urban Mobility Challenge: Berlin 2030 (Thách thức Di động Đô thị: Berlin 2030), mục tiêu của nó từng là hình dung tương lai giao thông ở Berlin. Bây giờ, một năm sau một trong những giải pháp giao thông được tưởng tượng ra đã thấy rồi trong ánh bình minh. Đây là một trong những sản phẩm đồng sáng tạo nổi tiếng nhất của Local Motors, Olli, xe buýt thông minh tự lái.
Ngoài việc là tự lái, Olli cũng làm việc qua điện thoại của bạn. Bạn có thể chọn các con đường qua Olli hoặc thậm chí tạo các con đường mới. Olli không chỉ là sự hình dung của tương lai xa, nó thực sự đang đánh vào các con đường của Washington D.C.
Giống như các thiết kế khác, Olli đã được phát triển qua trang Đồng Sáng tạo (Co-Creation) sau thiết kế ban đầu. Bạn có thể, trên thực tế, thấy các thảo luận và các ý tưởng mà cộng đồng đó đã đăng ở đó. Trang này thậm chí có phát triển đang diễn ra: Hiện hành, họ đang tìm kiếm các giải pháp cải thiện giao diện vạn năng và phát triển đình chỉ vượt trội.
Điểm mấu chốt thực hành
Local Motors đã định vị bản thân mình như là công ty Cách tân Mở trong một nền công nghiệp mà mọi điều theo truyền thống, ngoại trừ mở.
Công ty đó thực sự thách thức những người cộng tác phải làm khác và là một phần của sự thay đổi. Điều này làm cho họ nổi bật so với các đối thủ cạnh tranh của họ. Thực tế là tính mở này rõ ràng là phần cơ bản của Local Motors, làm cho mọi người thấy rằng Cách tân Mở không chỉ là mẹo mực tiếp thị, mà trong cốt lõi cách họ làm việc.
Việc định vị này và “sức mạnh của tính mở” là nền tảng lớn để nổi bật và xây dựng sự cộng tác. Kết quả là, Local Motors hưởng lợi từ cộng đồng tích cực và có động cơ thúc đẩy.
Cộng đồng đó là nhà biện hộ lớn cho công ty. Vì thế, để tạo ra cộng đồng hấp dẫn, bạn cần chắc chắn bạn có cam kết đủ để mọi người thực sự tin tưởng vào các sáng kiến của bạn.
4. Dự án Gen hợp nhất - Khoa học do Tính mở Tăng tốc
Hầu hết R&D y học vẫn còn được làm theo truyền thống, theo cách đắt giá và chậm chạp. Dự án Gen Hợp nhất - UGP (United Genomes Project) đã được thành lập để giải quyết vấn đề này. Dự án đó sử dụng Cách tân Mở để tạo ra các cách tân đột phá trong y học ở châu Phi thông qua cơ sở dữ liệu gen nguồn mở của họ.
Video: https://www.youtube.com/watch?time_continue=1&v=u8dmXC-LSsk
Việc giành được tri thức về các gen khác nhau là quan trọng, vì phụ thuộc vào DNA của bạn, các loại thuốc khác nhau thực sự làm việc khác nhau trong cơ thể bạn. Trong khi các cách thức truyền thống R&D y học không hỗ trợ các loại thuốc được cá nhân hóa, thì UGP có. UGP làm cho điều này có thể vì những người chuyên nghiệp về y học châu Phi và các nhà thực hành truyền cảm hứng sử dụng Dữ liệu Mở này để tạo ra các cách tân mới.
Ý tưởng cho UGP được thúc đẩy từ thực tế là bản thân người sáng lập, Geoffrey Siwo, đã thực hiện phát hiện y học đột phá với sự trợ giúp của các cơ sở dữ liệu trên Internet trong khi ông từng chưa tốt nghiệp đại học ở Kenya.
Phát hiện đó sẽ là không thể nếu không có các tài nguyên và thông tin trên trực tuyến, vì ông đã không có các phương tiện để giành được tri thức thông qua các phương pháp nghiên cứu đắt giá. Vài nhà khoa học có các tài nguyên để thu thập dữ liệu gen đắt giá nhưng những người khác thì không có. Tuy nhiên, nhu cầu về các loại thuốc mới là không có biên giới.
Điểm mấu chốt thực hành
UGP xúc tác cho Cách tân Mở có hiệu quả về chi phí để diễn ra ở mọi nơi, và điều này có thể khởi tạo các cách tân đột phá mới trong y học. Cũng đáng lưu ý là vì sự đa dạng (về địa lý và khác) là tốt để cách tân thành công, Cách tân Mở làm cho có khả năng cho gần như bất kỳ ai với các kỹ năng đúng thích hợp để tham gia, như kinh nghiệm cá nhân của Siwo dạy cho chúng ta.
Điều này dạy cho chúng ta cái gì?
Quan trọng nhất, thực tế là Cách tân Mở có thể tăng tốc độ R&D và cách tân cực kỳ nhanh.
Hơn nữa, dạng sáng kiến này làm việc vì lý do tốt lành có nhiều lợi ích cho công ty. Một là, tất nhiên, quan hệ công chúng (PR) tốt mà dạng các sáng kiến đó có khả năng nhất tạo ra. Tuy nhiên, là một phần của việc tạo sự khác biệt là động lực lớn cho các nhân viên của bạn trong bản thân nó.
5. Lego - Tạo ra các sản phẩm mới từ các ý tưởng của cộng đồng
Logo là ví dụ khác về cách thu hút những người sử dụng của bạn tạo ra giá trị. Lego kích hoạt những người sử dụng của họ thông qua trang Tạo lập và Chia sẻ Create and Share của nó cũng như trang Các ý tưởng Logo (Lego Ideas). Trang Tạo lập và Chia sẻ cho phép các thành viên cộng đồng Lego chia sẻ các thiết kế và các hình ảnh Lego của họ, trong khi trang Các ý tưởng Lego thực sự nhằm phát hành các sản phẩm mới.
Như một ví dụ, tập hợp của Lego Lý thuyết vụ nổ mini-Big Bang Theory là một sản phẩm dựa vào cộng đồng được khởi xướng trong Các ý tưởng của Lego. Khi lượng người ủng hộ đạt tới 10.000 người, Lego đánh giá thiết kế đó và thiết kế đó có thể đi vào các cửa hàng theo nhãn sản phẩm Các ý tưởng của Lego. Ý tưởng cho Lý thuyết mini-Big Bang đã được đệ trình qua 2 năm và dự án mất hơn 10 tháng để đưa từ trang Các ý tưởng thành sản xuất.
Khi các ý tưởng sản phẩm được chấp nhận để sản xuất, các thành viên cộng đồng ban đầu đã nghĩ ra sản phẩm đó cũng có được đền bù tiền. Lý thuyết mini-Big Bang chỉ là một ví dụ. Nhiều sản phẩm hơn gần đây còn chưa được phát hành trong loạt Các ý tưởng của Lego là, ví dụ the Adventure Time themed set và the Beatles - Yellow Submarine set.
Cộng đồng đó cung cấp cho Lego hàng ngàn ý tưởng mới mỗi năm, điều ngụ ý rằng Lego có dòng chảy đều đều các ý tưởng tự do mọi người đang chờ đợi rồi để mua. Tiếp cận Cách tân Mở này trong pha thiết kế sản phẩm của họ được nói là một rong những yếu tố cốt lõi cho thương hiệu thành công của Lego. Nó chắc chắn từng là một rong những điều đã cứu thương hiệu của họ và đã làm cho họ nằm ở đỉnh của thị trường.
Điểm mấu chốt thực hành
Nếu bạn làm các sản phẩm trực tiếp cho những người tiêu dùng, hãy nhằm kích hoạt những người sử dụng để giúp bạn tạo ra các sản phẩm phù hợp với mong muốn của họ.
Khi những người sử dụng tương tác với nhau và nói cho bạn những gì họ có lẽ muốn thấy trên các ngăn trưng bày của cửa hàng, bạn có lẽ có nhu cầu rồi, và có thể tiết kiệm nhiều tài nguyên trong nghiên cứu thị trường và giảm được rủi ro vốn dĩ trong R&D.
Việc để các tiếng nói của họ được lắng nghe có thể xây dựng kho những người sử dụng có cam kết. Hãy chắc chắn bạn có năng lực để triển khai ít nhất vài ý tưởng phổ biến nhất và truyền đạt điều đó tốt sao cho các khách hàng của bạn có thể cảm thấy như họ thực sự tạo ra tác động.
Liệu sự kích hoạt và sự tham gia của những người sử dụng có thể mang tới cho bạn giá trị, hay bạn ở trong một thị trường đòi hỏi bạn nắm lấy một tiếp cận khác biệt?
Đáng lưu ý rằng mô hình kích hoạt người sử dụng y hệt có thể không làm việc tốt trong các dạng môi trường khác, như trong vài ngữ cảnh B2B với kho các khách hàng nhỏ hơn.
6. Mozilla - Việc kích hoạt động đồng
Một điều hiếm khi được kết nối với Cách tân Mở là phát triển nguồn mở.
Khi bạn nghĩ về nó, phát triển phần mềm nguồn mở là Cách tân Mở rất nhiều: trong phát triển phần mềm nguồn mở, mã nguồn của sản phẩm là mở và khá nhiều người có các kỹ năng tốt có thể là một phần của phát triển phần mềm đó.
Phát triển phần mềm nguồn mở thường nhằm tới các sản phẩm tự do không mất tiền mà bất kỳ ai cũng có thể đóng góp vào. Điều này ngụ ý là bạn có những người khác nhau khắp trên thế giới tham gia vào các dự án.
Mozilla là ví dụ lớn dạng này của phát triển phần mềm nguồn mở. Sản phẩm của họ là trình duyệt web Firefox, được cộng đồng Mozilla các lập trình viên và những người chuyên nghiệp khác trên toàn cầu phát triển. Mozilla đã đi đầu trong việc thúc đẩy dạng này của phát triển sản phẩm, và các hoạt động phát triển được cộng đồng Mozilla triển khai ở những nơi có cả những người tình nguyện và các nhân việc được trả tiền.
Mọi người được tạo động lực để tự nguyện ở Mozilla vì đây là kinh nghiệm học tập lớn, học trở thành một phần của cộng đồng và có khả năng tham gia trong các sự kiện của Mozilla.
Nếu bạn muốn tham gia trong phát triển sản phẩm của Mozilla, điều đó được làm dễ dàng. Bước đầu, bạn có thể bắt đầu tham gia vào với những điều nhỏ như báo cáo các lỗi. Nhiều thông tin hơn về các cách thức khác nhau cho việc tham gia có thể thấy qua website của Mozilla. Ngoài việc tự nguyện, bạn cũng có thể đề xuất xin thực tập và cơ hội làm việc của họ. Vì thế từ triển vọng này, Mozilla vạn hành đâu đó giữa một hiệp hội phi lợi nhuận và một công ty.
Điểm mấu chốt thực hành
Những gì chúng ta có thể học được từ Mozilla chắc chắn là tầm quan trọng của việc thúc đẩy cộng đồng. Vì có nhiều ví dụ về những lợi ích của các cộng đồng Cách tân Mở, cũng là đáng để học từ các cộng đồng nguồn mở.
Bạn có thể hưởng lợi từ việc mở ra các phần R&D của bạn để tạo ra dạng cộng đồng này?
Những người tài giỏi ra nhập các cộng đồng của Mozilla để học, trau dồi kinh nghiệm, gặp gỡ mọi người, đóng góp cho sản phẩm và có thể thậm hcis được thuê làm ở vài thời điểm. Họ dường như có các bản chào của họ cho các thành viên cộng đồng theo thứ tự.
Vì thế, hãy nghĩ về cách để bạn có thể tạo động lực và thúc đẩy cộng đồng của bạn. Bạn có thể chào để mọi người những gì để họ thấy phấn kích và tham gia?
7. Facebook - Sử dụng các hackathon để sinh ra các ý tưởng tươi mới
Có ví dụ Cách tân Mở trong nội bộ thú vị bên trong Facebook. Ở Facebook, họ tổ chức các hackathons cho các nhân viên của họ. Ý tưởng của các hackathon đó là các nhân viên tạo ra các ý tưởng và các cách tân mới và tạo ra các phiên bản ban đầu của chúng.
Các hackathon đó không chỉ dành cho các lập trình viên, mà còn cho bất kỳ ai trong công ty. Điểm mấu chốt là bạn làm việc với thứ gì đó bạn không làm hàng ngày. Còn gây tranh cãi rằng làm những điều ngoài công việc hàng ngày của bạn và hưởng thụ việc tạo ra sự khác biệt trong công ty là những gì sinh ra tư duy sáng tạo bên ngoài cái hộp. Tất nhiên, bạn cũng không thể làm xói mòn hiệu quả của sự đa dạng trong các hackathon.
Các lập trình viên và các kiến trúc sư có lẽ có các cách thức tư duy chắc chắn, nên nó làm cho mọi điều thú vị khi bạn có các ý tưởng, ví dụ, từ những người làm việc trong phòng tài chính hoặc tiếp thị.
Khi các nhân viên của bạn gặp nhau xuyên khắp tất cả các phòng và các rào cản khác học thường có, họ thực sự truyền tải tri thức ngầm, ý thức về tinh thần đồng đội xuyên khắp công ty và xây dựng các mối quan hệ có nghĩa bên trong tổ chức của bạn.
Tất cả điều này xảy ra trong khi các nhân viên đang sáng tạo và cách tân thứ gì đó mới cho công ty của bạn. Khi dạng này của sự cộng tác là điển hình đối với tổ chức của bạn, bạn cũng tạo ra văn hóa hướng vào cách tân sản phẩm cho nơi làm việc của bạn.
Tính năng cờ tự hào
Các hackathon đó là hoàn toàn năng suất cho Facebook. Có nhiều ví dụ các tính năng có thể được lần vết ngược về các hackathon đó. Ví dụ, núm thích (like-button), chát sống động, và dòng thời gian Facebook là các ý tưởng đã sinh ra từ các hackathon Facebook.
Tính năng cờ tự hào đã cho phép bạn sửa đổi hình ảnh hồ sơ của bạn để hỗ trợ coongjd dồng LGBTQ vào năm 2015 đã được tạo ra ở một hackathon Facebook. Ý tưởng đó đã được 2 thực tập sinh của Facebook đưa ra. Thông qua hackathon đó, nó nhanh chóng lan truyền khắp công ty và kết thúc bằng việc được phát hành cho sử dụng công cộng. Ví dụ này chỉ ra rằng tên công việc của bạn không nhất thiết là vấn đềkhi có ý tưởng tốt.
Điểm mấu chốt thực hành
Đưa vào toàn bộ các nhân viên của bạn.
Nếu các nhân viên của bạn là những người có tri thức và bạn trả tiền cho họ vì tư duy sáng tạo của họ, có nghĩa là bạn đưa tất cả họ vào quy trình cách tân các sản phẩm và tính năng mới. Bất kỳ ai cũng có thể có ý tưởng đột phá và đáng để lắng nghe họ.
Việc mở cách tân ra trong nội bộ có những lợi ích cả trong ngắn hạn và dài hạn. Trong ngắn hạn, bạn có thể có được các ý tưởng mới để phát triển doanh nghiệp của bạn, và về lâu dài mở cách tân nội bộ có thể là công cụ tốt để tạo động lực cho các nhân viên của bạn và thúc đẩy phát triển cả tư duy và các kỹ năng của họ.
Bạn nên có khả năng dạy tư duy giải quyết vấn đề có tính sáng tạo và chủ động tích cực này cho tất cả các nhân viên của bạn.
Và hãy nhớ, không phải tất cả các trường hợp Cách tân Mở trong nội bộ cần phải là các hackathon suốt cả cuối tuần, bạn cũng có thể có nhiều lợi ích từ các thực hành như các thách thức ý tưởng ngắn hơn.
8. GE - Kết nối với các tài năng trẻ
GE là nổi tiếng vì các thách thức và các sáng kiến Cách tân Mở của họ trên trang cách tân mở của họ. Các thách thức đó nhằm vào Cách tân Mở và các ý tưởng mới từ bên ngoài. Thông qua các thách thức đó, GE làm quen bản thân với các tài năng trong tương lai khắp trên thế giới.
C ác giải thưởng cho các thách thức đó rất hấp dẫn cho các nhà chuyên nghiệp trẻ và các sinh viên và bao gồm:
- Học bổng
- Thưởng tiền
- Cơ hội làm việc với GE trong các dự án theo yêu cầu
- Thực tập được trả tiền
Lợi ích của điều này là GE có các liên hệ với những người trẻ tuổi tài năng trên đỉnh của công việc cách tân trong các thách thức Cách tân Mở. Các thách thức cách tân của GE và các khả năng họ chào cũng tác động tới hình ảnh ông chủ của GE theo cách tích cực.
Ví dụ, Nhiệm vụ Bất khả thi: Thách thức Ấn bản Đại học (Unimpossible Missions: The University Edition challenge) rõ ràng nhằm vào các sinh viên có tính sáng tạo, có mức nhất định các kỹ năng kỹ thuật và động lực tuyển người rõ ràng. Thông qua thách thức đó, GE nhằm có được 3 sinh viên thông minh và có tính sáng tạo để họ có được thực tập ở GE.
Điểm mấu chốt thực hành
Cách tân Mở có thể được sử dụng như một cách thức kết nối với những người chuyên nghiệp trẻ có tài và tuyển mộ tài năng mới cho công ty. Các thách thức cách tân cho các cá nhân và các trường đại học có thể là cách thức tốt để làm điều này. Chúng xúc tác cho bạn để thấy tiềm năng của các tài năng trẻ với góc độ rộng lớn hơn nhiều so với trong một cuộc phỏng vấn thông thường để tìm việc làm, phỏng vấn theo trường hợp hoặc thậm chí mang bài tập về nhà.
9. Moodle - Lợi ích từ cộng đồng chia sẻ rộng lớn
Moodle là nền tảng học tập nhiều trường đại học và các nhà giáo dục khác sử dụng khắp toàn cầu. Bản thân công ty này bắt nguồn từ Úc, và hoàn toàn là nguồn mở. Điều này ngụ ý có một cộng đồng mở đằng sau Moodle và nó là tự do không mất tiền cho bất kỳ ai để sử dụng, điều giải thích vì sao các trường học, các trường đại học và các nhà giáo dục khác ưa thích nó.
Moodle ban đầu được thành lập khoảng đầu thiên niên kỷ này, khi các trường học bắt đầu sử dụng công nghệ nhiều hơn. Vì thế, đã có không gian thị trường biển xanh rộng mênh mông cho dạng giải pháp này.
Những gì làm cho Moodle được chọn, là thực tế rằng những người sử dụng của nó tạo ra giá trị mới cho công ty mọi lúc. Có hươn 70.000 trang có đăng ký và có hơn 10 triệu khóa học trên nền tảng đó với hầu như 90 triệu người sử dụng toàn bộ. Điều đó là nhiều hơn so với toàn bộ dân số nước Đức!
Sự phân phối Moodle là hoàn toàn tốt, vì thế nó không cần tiếp thị sản phẩm của nó nhiều như các công ty đang nổi lên trong cùng lĩnh vực. Nó cũng có lộ trình phát triển mở, nên bất kỳ ai cũng có thể thấy đường hướng trong tương lai của sản phẩm đó, điều tạo ra lòng tin xa hơn để lựa chọn bắt đầu sử dụng sản phẩm đó.
Điểm mấu chốt thực hành
Thậm chí dù thời điểm của Moodle là đúng lúc và nó đã đóng vai trò lớn trong thành công của Moodle, yếu tố thành công chính từ quan điểm Cách tân Mở là vì Moodle có cộng đồng chia sẻ rộng lớn sinh ra những người sử dụng mới, cũng như tính mở của lộ trình phát triển của họ.
Vì thế, chúng ta có thể học được về việc tạo ra giá trị cho những người sử dụng thông qua những người sử dụng chuyên gia, như các trường đại học. Moodle chào nền tảng mà các nhà giáo dục chất lượng sử dụng khắp thế giới để liên hệ với các sinh viên của họ và giao tiếp với họ. Điều này là cho nó dễ dàng lan truyền rộng khắp.
Moodle đã được xếp hạng như là hệ thống quản lý học tập tốt nhất vì nó:
- Luôn cập nhất vì nó là nguồn mở
- Được dịch sang hầu như 100 ngôn ngữ
- Vố số các tính năng, điều làm cho nó rất mềm dẻo
Hơn nữa, thực tế là Moodle làm việc rất cởi mở và có lộ trình phát triển mở ngụ ý nó đáng tin cậy: mọi người biết điều gì đang diễn ra và các tính năng mới nào công ty sắp triển khai.
Đáng để bỏ ra 1 phút và nghĩ cách để bạn có thể giành được những người sử dụng tin cậy và có cam kết ở khắp trên thế giới, tới lượt nó sinh ra các khách hàng mới cho bạn.
10. P&G – Là mở về các nhu cầu cách tân
Cách tân Mở của P&G với các đối tác bên ngoài lên tới đỉnh điểm trên website Kết nối+Phát triển (Connect+Develop) của họ.
Thông qua nền tảng này, P&G truyền đạt các nhu cầu của họ tới những người sáng tạo có thể truy cập thông tin chi tiết có liên quan tới các nhu cầu nhất định và đệ trình các ý tưởng của họ tới trang đó. Connect+Develop đã sinh ra nhiều quan hệ đối tác và đã sản xuất ra các sản phẩm thích hợp.
P&G tuyển các giải pháp cho các vấn đề khác nhau mọi thời gian.
Như một ví dụ, COVERGIRL của P&G trải qua quy trình R&D dài bằng việc đối tác với OraLabs để phát hành son dưỡng môi mới, một thị trường bỗng nhiên trở thành hợp thời trang. Vì thời gian là tiền, đặc biệt với các sản phẩm hợp thời trang, sự cộng tác với OraLabs thực sự có lợi cho COVERGIRL.
Mặt khác, khi P&G truyền đạt các nhu cầu của nó cởi mở, nó cũng tạo ra sự cạnh tranh đối với các nhà nghiên cứu giải pháp, điều tất nhiên là tin tức tốt lành cho P&G.
Điểm mấu chốt thực hành
Hãy để những người khác biết các nhu cầu và các vấn đề của bạn là gì. Điều này làm cho có khả năng đối với những người khác đề xuất các giải pháp tùy biến được cho bạn, nó cải thiện sự cạnh tranh.
Trong kịch bản tốt nhất, bạn có thể chọn nhà cách tân tốt nhất cho giải pháp của bạn. Việc mở ra các vấn đề và các nhu cầu cũng có thể mang tới các kết nối lớn mà bạn nếu khác hoàn toàn không thể tìm thấy.
Là mở về các vấn đề bạn gặp phải có lẽ là ý tưởng gây sợ hãi, sau tất cả, không chỉ những người cộng tác có thể mà các các đối thủ cạnh tranh của bạn sẽ có khả năng thấy những gì bạn đang làm.
Bất chấp điều này, có những lợi ích lớn về việc mở ra các nhu cầu của bạn cho các công ty có thể giải quyết các vấn đề của bạn. Các mối quan hệ có tính cộng tác cũng có thể kéo dài hàng thập kỷ, kết thúc hữu ích trong hơn một trường hợp.
P&G thường tham chiếu tới sự cộng tác với các đối tác dài lâu như là có hiệu quả vì bạn biết nhau rồi các thực hành làm việc cả bên trong và bên ngoài.
Trên đỉnh của thực tế rằng là hoàn toàn mở trao cho bạn cơ hội tốt nhất để có được các giải pháp nằm ngoài cái hộp dù bản thân bạn có lẽ không nghĩ ra, cũng có thể tạo ra cộng đồng đáng tin cậy của bạn sao cho bạn có thể chia sẻ các vấn đề của bạn.
11. Nivea - Lôi kéo những người sử dụng vào phát triển sản phẩm
Chất khử mùi B&W của Nivea là ví dụ mạnh về việc kích hoạt những người sử dụng thông qua phát triển sản phẩm từ sự tạo thành ý tưởng tới triển khai.
Sự cộng tác mở sâu sắc với các công ty đối tác có thể xảy ra thông qua Beiensdorf’s pearlfinder, điều có thể là thú vị để xem qua. Tuy nhiên, trường hợp cụ thể chúng ta có thể học được ở đây là sự phát triển chất khử mùi B&W của Nivea.
Ý tưởng về chất khử mùi B&W của Nivea đã được đưa ra cùng với những người sử dụng của Nivea thông qua các phương tiện xã hội. Cách thức Nivea đã cộng tác với những người sử dụng của nó thông qua quy trình R&D là rất thú vị.
Họ nói khá nhiều rằng “OK, chúng tôi biết rằng sản phẩm hiện hành của chúng tôi có thể có liên quan tới các vết bẩn trên quần áo. Bạn có thể chia sẻ các câu chuyện của bạn và cách chữa trị ở nhà bạn sao cho chúng tôi có thể phát triển sản phẩm tốt hơn hay không?”
Họ cơ bản đã chia sẻ dạng sản phẩm nào từng cần thiết, những gì dường như là lý do đằng sau các vết bẩn đó ngay từ đầu, và cách họ có thể ngăn ngữa. Chất khử mùi B&W kết quả sau đó đã trở thành chất khử mùi đầu tiên trên thị trường ngăn ngừa được các vết bẩn màu trắng và màu vàng xuất hiện.
Beiersdorf sau đó đã đối tác với công ty họ tìm tháy thông qua pearlfinder và đã phát triển, cùng với những người sử dụng khác, chất khử mùi B&W. Sự đưa các vấn đề này vào sản phẩm của họ có thể được thấy như là dấu hiệu của sự yếu kém, tuy nhiên, những người sử dụng đã rất tích cực trong việc cộng tác với Nivea và sản phẩm cuối cùng đã kết thúc là một thành công lớn.
Điểm mấu chốt thực hành
Những người sử dụng của bạn có thể có những vấn đề đáng ngạc nhiên bạn có thể giải quyết. Sự can dự và kích hoạt của người sử dụng có thể là ý tưởng tốt thu hút họ cộng tác với bạn.
Thậm chí nếu cộng tác Cách tân Mở có thể dường như gây sợ hãi cho bạn, việc lắng nghe các nhu cầu khách hàng của bạn là ý thức chung. Vì thế hãy giữ cho đôi mắt và đôi tai của bạn luôn mở (cả trên trực tuyến nữa!) vì tất cả các ý tưởng tới từ những người sử dụng tiềm năng và đang có của bạn.
Tất nhiên, Nivea có thể đã sáng chế chất khử mùi B&W trong suốt bằng các phương tiện truyền thống, nhưng nó có thể mất nhiều thời gian và tiền bạc hơn. Nivea cũng đã giành được sự trực quan và các khách hàng có cam kết bằng việc đưa họ vào quy trình cách tân, vì thế tăng gấp đôi việc tiếp thị.
Cách tân Mở không chỉ là cách thức tốt làm mọi điều. Nó có thể có các lợi ích chi phí chủ chốt nữa.
Bạn có biết những người sử dụng của bạn đang nghĩ gì về sản phẩm của bạn hay không?
12. Philips - Khu Công nghệ Cao
Philips có dải rộng lớn các hoạt động Cách tân Mở. Nó có nền tảng, các thách thức và nó kích hoạt các nhân viên của riêng nó nghĩ mở.
Philips cũng đã thiết lập khu Cách tân Mở của riêng mình ở Eindhoven năm 2003. Khu Công nghệ Cao đó là mở cho nhiều công ty làm việc ở đó. Nó chào cho họ các công cụ để giúp tăng tốc doanh nghiệp và các dự án của họ.
Về cơ bản, khu đó được nói là Thung lũng Silicon kích cỡ thu nhỏ ở châu Âu. Sự tương đồng vật lý đã xúc tác cho Philips làm việc gần với các công ty công nghệ và sử dụng hầu hết các dự án của họ.
Hiện hành, khu đó làm việc tự thân, nhưng sự hiện diện của Philips vẫn còn ở đó và nó tiếp tục giành được từ không gian Cách tân Mở vật lý đó.
Khả năng thực sự làm việc một cách vật lý cùng nhau đã tạo ra hệ sinh thái cách tân ở Eindhoven với hơn 140 công ty với các kích cỡ khác nhau làm việc trong một khu vực nhỏ y hệt.
Điểm mấu chốt thực hành
Việc tạo ra và hiện diện trong các không gian nơi có khả năng cộng tác cùng nhau là tốt cho Cách tân Mở.
Không gì xây lên các mối quan hệ có tính cộng tác và tin cậy giữa các công ty và các nhóm nghiên cứu giống như khả năng viếng thăm viếng lẫn nhau đôi khi trong các giờ giải lao cà phê của bạn để nói về những gì bạn vừa đang làm việc.
Thậm chí thông qua công nghệ trao cho bạn khả năng mở ra cách tân của bạn cho số đông đại chúng, sự tương đồng vật lý vẫn là yếu tố chính trong cộng tác gần gũi trực tiếp.
Tuy nhiên, sự tương đồng vật lý không luôn là cần thiết. Các công ty có thể có sự cộng tác nền tảng tích cực trên trực tuyến và nắm giữ các thách thức Cách tân Mở toàn cầu.
Hơn nữa, nếu bạn làm việc gần gũi với những người khác và muốn thiết lập các quan hệ cá nhân gần gũi, bạn có thể hưởng lợi từ không gian vật lý xúc tác cho các cuộc gặp cụ thể đó.
Liệu sự tương đồng với những người cộng tác có thể làm lợi cho công ty của bạn không?
13. Apple - Tạo giá trị thông qua các nền tảng mở
Apple là ví dụ điển hình của công ty mà nó rất sát sao và bí mật về R&D của nó, vậy nó đang làm gì trong danh sách này vậy?
Bất chấp tính đóng của Apple, họ vẫn sử dụng Cách tân Mở theo các điều khoản của riêng họ khi họ nghĩ Cách tân Mở là phù hợp.
Hãy lấy các apps trên các sản phẩm iOS như một ví dụ. Thậm chí nếu chất lượng sản phẩm của Apple là mức hàng đầu, trước tiên và trên hết chính chất lượng và dải rộng lớn các ứng dụng sẵn sàng cho các sản phẩm của Apple làm cho chúng có giá trị tới vậy.
Logic đằng sau ý tưởng đó, là những người khác có thể tạo ra các ứng dụng trên nền tảng của bạn là rất thông minh.
Hãy nghĩ về những người sử dụng iPhone (và tất cả những người sử dụng điện thoại thông minh khác cho vấn đề đó). Họ có tất cả các dạng nhu càu mà các nhà sản xuất điện thoại hoặc các nhà sản xuất hệ điều hành không có manh mối.
Vài trong số học có quan tâm tới sức khỏe của họ, những người khác quan tâm trong trò chơi di động, vài người khác nữa quan tâm tới tin tức, sách và âm nhạc .v.v.
Với tất cả các ứng dụng có thể, những người sử dụng có thể tùy biến kinh nghiệm người sử dụng của họ chính xác như họ muốn, và tất cả điều này có lợi cả cho nền tảng và những người sử dụng.
Điểm mấu chốt thực hành
Điểm học tập chính ở đây là bạn có thể giới hạn lượng tính mở trong Cách tân Mở. Những gì Apple làm là nó điều chỉnh và kiểm soát Cách tân Mở của nó sao cho các lập trình viên ứng dụng có thể tạo ra các sản phẩm của họ để làm việc trong môi trường của Apple. Cách này học có thể được phân phối qua các kênh của Apple với từ ít cho tới không trực quan trong các khía cạnh khác của R&D trong nội bộ của Apple.
Tuy nhiên, việc đạt được dạng này vị thế và kiểm soát là không dễ, và cũng phải lúc nào cũng khả thi. Bạn phải nghĩ liệu có kiểm soát có thực sự trao cho bạn đủ giá trị hay không.
Việc điều chỉnh tính mở có nghĩa là các khả năng cộng tác cũng bị hạn chế theo cách này hay cách khác. Ví dụ, cộng tác có thể không tạo ra các cách tân đột phá được.
Hơn nữa, việc thuyết phục những người khác tham gia vào Cách tân Mở với bạn bất chấp việc hạn chế cộng tác có thể là khó trừ phi bạn rõ ràng có nền tảng chiến thắng. Vì thế hãy thận trọng về cách bạn kiểm soát sự hợp tác.
Vì Apple có thương hiệu lớn và nền tảng chiến thắng, mức kiểm soát cao là có khả năng đối với họ, nhưng còn đối với bạn thì sao?
14. Hội đồng quản trị - Nghĩ lại giáo dục
Hội đồng quản trị (General Assembly) là trường học, nó cung cấp các khóa học trên trực tuyến và trong khu trường, giúp mọi người có được bí quyết sống liên quan đến công việc.
Thường thì các nội dung khóa học có liên quan tới các nhu cầu và công nghệ hiện đại trong cuộc sống làm việc ngày nay.
Có các khóa học, ví dụ, về:
- Thiết kế giao diện người sử dụng
- Lập trình
- Tiếp thị số
- Các kỹ năng khởi nghiệp
Bản chào đó vừa cho các sinh viên đơn giản muốn học và thực hiện các kết nối trong cộng đồng đó, và vừa cho các công ty muốn cung cấp các khóa học cho các nhân viên của họ.
Cộng đồng có giá trị
Hội đồng quản trị kết hợp Cách tân Mở thông qua cộng đồng của họ, phát triển bản chào của họ dựa vào các nhu cầu của cuộc sống công việc đang thay đổi. Họ cũng đang tích cực tìm kiếm các quan hệ đối tác mới. Cộng đồng đó được sử dụng để kết nối những người chuyên nghiệp trẻ tài năng (các sinh viên hiện hành và cựu sinh viên) với các công ty đang tìm kiếm những người như vậy.
Hội đồng quản trị dạy mọi người các kỹ năng, dẫn họ tới các công việc có tiền và chào các công cụ để giúp xây dựng các công ty của riêng họ. Vì thế, Hội đồng quản trị là người tăng tốc cho các sinh viên của mình!
Như một ví dụ, có khóa học phát triển web - WDI (Web Development immersive) của Hội đồng quản trị. Thông qua khóa học này, các sinh viên học cách phát triển phần mềm web một cách chuyên nghiệp.
Các sinh viên cũng hoàn thành vài dự án cung cấp cho họ các kỹ năng áp dụng được cho các tình huống đời sống làm việc thực tế. Ví dụ, Nathan Maas đã tạo ra dịch vụ của bản thân anh ta dựa vào những gì anh ta đã học được trong khóa học WDI và bây giờ có công ty gọi là pennypost.
Cộng đồng mở của Hội đồng quản trị đã làm cho có thể đối với Maas để khởi xướng công ty của riêng anh ta với những người thích ý tưởng của anh ta. Vài bạn sinh viên và những người chỉ dẫn thực sự đã ra nhập với Maas để thành lập pennypost sau khóa học WDI. thực tế là dạng các công ty và các cá nhân cách tân này có gốc rễ của họ trong Hội đồng quản trị ngụ ý rằng họ có được tầm nhìn. Vì thế ngày càng nhiều các công ty muốn thuê từ các cựu sinh viên của họ, đổi lại việc thu hút nhiều sinh viên hơn.
Điểm mấu chốt thực hành
Hội đồng quản trị lắng nghe và tương tác với những gì các khách hàng của nó muốn học và dạy.
Các kỹ năng họ dạy có liên quan rất nhiều tới các nhu cầu mới của cuộc sống làm việc, các kỹ năng các công ty muốn thuê và dạy các nhân viên của họ. Là lanh lẹ và phát triển bản chào của nó để khớp với các nhu cầu của xã hội là những gì làm cho Hội đồng quản trị hấp dẫn hơn với các sinh viên.
Vấn đề với các trường học truyền thống là chương trình giảng dạy có xu hướng thay đổi chậm bên trong họ.
Trong khi các nhu cầu của các doanh nghiệp đang thay đổi nhanh, những gì bạn đã học được trong trường học thường không chuẩn bị bạn cho các tình huống đời sống làm việc thực tế với các kỹ năng đúng thích hợp.
Hội đồng quản trị là ví dụ rất tốt về là mở cho các nhu cầu của những người sử dụng của mình và đáp ứng liên tục các yêu cầu đang thay đổi. Nó cũng là mở cho các kỹ năng và các mới và các nhà chỉ dẫn nào có thứ gì đó để bổ sung thêm vào bản chào của họ.
15. Telegram - Xúc tác cho những người sử dụng để tạo lập nội dung
Telegram là ứng dụng gửi nhận thông điệp làm việc trên các máy tính và điện thoại thông minh rất nhiều như WhatsApp. Những gì làm cho nó khác biệt là cách nhiều người sử dụng có thể đóng góp cho nội dung của nó một cách cởi mở. Những gì làm cho Telegram thú vị và phổ cập là thực tế bạn có thể tùy biến nó theo ý thích của bạn.
Những người sử dụng với bất kỳ kỹ năng phát triển nào cũng có thể tạo ra các nhãn dán và các bot của riêng họ (như, nội dung của riêng họ) trên nền tảng đó. Trong khi Telegram có thể được sử dụng như trình gửi nhận thông điệp thông thường, nó cũng có khả năng để những người sử dụng tùy biến trải nghiệm của họ cho bản thân họ.
Thậm chí dù việc gửi nhận thông điệp tức thì là thị trường rất cạnh tranh, Telegram đã giành được nhiều người sử dụng vì sự dễ dàng, tính mở của nó và thực tế là bạn có thể tạo ra nội dung của riêng bạn. Công ty Telegram đôi khi thậm chí trao các giải thưởng cho nội dung mới.
Các nhãn dán tùy ý làm cho có khả năng cho bạn và bạn bè của bạn tạo ra các nhãn dán của những thời điểm vui nhộn nhất bạn chia sẻ. Telegram cũng quảng bá các nhãn dán tốt nhất bằng việc cập nhật danh sách trong ứng dụng các xu hướng.
Điểm mấu chốt thực hành
Điểm mấu chốt của trường hợp này là tính mở có thể:
- Cho phép những người sử dụng tạo ra các tính năng mới linh hoạt cho bản thân họ
- Tùy biến trải nghiệm người sử dụng của họ
Khi những người sử dụng có thể tạo ra hầu hết bất kỳ dạng tính năng nào họ muốn, bạn có thể hưởng lợi từ các cách tân tốt nhất.
Telegram thậm chí có thể mang các tính năng phổ biến nhất chuyển cho tất cả những người sử dụng.
Vì thế có thể là ý tưởng tốt để cho phép những người sử dụng của bạn tạo ra những gì họ muốn trên nền tảng của bạn vì có lẽ chính nó là đủ để phân biệt sản phẩm của bạn với tất cả các sản phẩm khác!
Hơn nữa, việc để cho những người sử dụng thiết lập cấu hình sản phẩm chính xác khớp với các nhu cầu của họ tạo ra hiệu ứng khóa trói tích cực. Vì sao bạn muốn thay đổi sản phẩm thành sản phẩm thay thế, khi những sản phẩm khác đó không thể được tạo ra cho phù hợp với sở thích của bạn?
16. Lilly - Thu thập thông tin
Lilly là công ty dược phẩm đã áp dụng Cách tân Mở thông qua chương trình Phát hiện Thuốc Cách tân Mở – OIDD (Open Innovation Drug Discovery program). Trong các nhà khoa học OIDD (ở các trường đại học cũng như các công ty) có thể chia sẻ an toàn dữ liệu sinh học nhằm phát hiện thuốc mới. Lilly sau đó chào các công cụ hiện đại và giúp sàng lọc và nghiên cứu các dữ liệu đó. Vì thế về cơ bản OIDD là nền tảng xúc tác cho các công ty tìm kiếm các thành phân thuốc mới nhanh hơn.
OIDD cũng là nền tảng để sinh ra các quan hệ đối tác R&D với Lilly. Với OIDD Lilly đã sinh ra Cách tân Mở 2.0 rộng lớn như mạng Cách tân Mở. Trong mạng đó, tất cả các bên có thể hưởng lợi từ giá trị mới được tạo ra bên trong mạng đó, trong trường hợp này, từ các phát hiện thuốc mới. Vì thế, các phát hiện mới dẫn tới các thuốc mới nhanh hơn.
Cách thức làm việc mở này xúc tác cho Lilly và các nhà khoa học khác tìm kiếm các thuốc mới có thể và điều trị vài bệnh nghiêm trọng nhanh hơn so với trước kia. Các nhà nghiên cứu bên ngoài Lilly có các công cụ để kiểm thử các thành phần của họ, trong khi Lilly có được cơ sở dữ liệu lớn các thành phần. Mặt khác, Lilly giành được các kết nối mà nó có thể sử dụng khi các giải pháp thuốc có thể được tìm thấy.
Điểm mấu chốt thực hành
Ví dụ của Lilly trình bày mạng Cách tân Mở, và cách mạng đó tác động tích cực tới R&D của riêng Lilly. Nền tảng OIDD làm tăng nhanh các phát hiện thuốc mới, và khi các thành phần thuốc mới được tìm ra, Lilly có thể cộng tác với công ty tìm ra đó.
Cuối cùng, Lilly có thể có khả năng sản xuất sản phẩm đầu cuối và trở thành người bán nó. Dạng mạng Cách tân Mở này có thể được đưa ra theo nhiều cách thức, như thông qua nền tảng Cách tân Mở của trường hợp này. Bạn có thể thậm chí không cần tạo ra mạng cho mình vì có nhiều mạng Cách tân Mở có sẵn rồi mà bạn có thể có khả năng để ra nhập.
Nếu bạn vẫn còn e ngại về Cách tân Mở vì các vấn đề với các quyền sở hữu trí tuệ tiềm tàng, bạn có thể muốn cân nhắc lại. Lilly là một công ty lớn trong lĩnh vực thuốc y dược, một nền công nghiệp có hạn chế về quyền sở hữu trí tuệ (IPR) và được cấp nhiều bằng sáng chế và trong khi họ chắc chắn đã phải giải quyết các vấn đề đó, họ đã làm cho nó làm việc được. Và nếu họ có thể làm cho nó làm việc được trong nền công nghiệp dược phẩm, thì vì sao bạn lại không thể?
Một bài đăng trên Blog Mở
Hy vọng bài viết này đã truyền cảm hứng cho bạn để đưa ra các cách thức kết hợp Cách tân Mở với việc kinh doanh của bạn!
Trên tinh thần của Cách tân Mở, mục tiêu của chúng ta là để giữ cho danh sách này được cập nhật và càng toàn diện có thể càng tốt!
Nếu bạn đi qua các ví dụ của Cách tân Mở còn chưa được liệt kê ở đây, thậm chí dù chúng chắc chắn nên có, vui lòng viết cho chúng tôi!
Bài viết này là một phần của loạt bài về Cách tân Mở trên blog. Trong loạt bài này, chúng tôi đào sâu vào các lĩnh vực khác nhau của cách tân mở và bao trùm các khía cạnh chúng tôi nghĩ là quan trọng nhất để hiểu về cách tân mở.
Bạn có thể đọc các bài viết còn lại trong loạt bài của chúng tôi đề cập tới cách tân mở bằng việc nhấn vào đường liên kết bên dưới. Đừng quên đăng ký với blog của chúng tôi để nhận được các cập nhật cho nhiều nội dung hơn sắp tới của chúng tôi.
Nhấn vào đây!
Dịch: Lê Trung Nghĩa
letrungnghia.foss@gmail.com