Công cụ mới để đánh giá tính công bằng trong các mô hình truyền thông học thuật

Thứ hai - 11/11/2024 05:57
Công cụ mới để đánh giá tính công bằng trong các mô hình truyền thông học thuật

New tool to assess equity in scholarly communication models

18/09/2024

Theo: https://www.coalition-s.org/new-tool-to-assess-equity-in-scholarly-communication-models/

Bài được đưa lên Internet ngày: 18/09/2024

Một công cụ mới trên trực tuyến được thiết kế để đánh giá tính công bằng của các mô hình truyền thông học thuật được ra mắt hôm nay tại hội nghị OASPA 2024. Công cụ “Công bằng như thế nào” (How Equitable Is It), được Nhóm công tác nhiều bên liên quan phát triển, bao gồm các thủ thư, đại diện các hội đoàn thư viện, nhà cấp vốn và nhà xuất bản, và được Liên minh S, JiscPLOS tập hợp, nhằm cung cấp một khung đánh giá các mô hình và sắp xếp truyền thông học thuật về tính công bằng.

Công cụ này, được truyền cảm hứng bởi khung “Mở thế nào?”, nhằm vào các cơ sở, hội đoàn thư viện, nhà cấp vốn và nhà xuất bản, nghĩa là các bên liên quan hoặc đầu tư hoặc nhận vốn cấp cho các dịch vụ xuất bản. Nó cung cấp cho người dùng cơ hội đánh giá xếp hạng các mô hình và sắp xếp truyền thông học thuật qua 7 tiêu chí:

  • Quyền truy cập để đọc

  • Xuất bản Truy cập Mở tức thì

  • Tối đa hóa sự tham gia

  • Các quyền của người dùng

  • Minh bạch về giá thành và các khoản phí

  • Thúc đẩy và khuyến khích các thực hành nghiên cứu mở: dữ liệu và mã

  • Thúc đẩy và khuyến khích các thực hành nghiên cứu mở: preprint và bình duyệt nganh hàng

Các mục đích chính

Một trong những tham vọng chính của Nhóm công tác là phát triển một cái gì đó thiết thực để giúp các bên liên quan đánh giá các mô hình và sắp xếp truyền thông học thuật về tính công bằng và làm cho thông tin này sẵn có theo những cách tạo điều kiện dễ dàng so sánh giữa các mô hình khác nhau. Thay vì chỉ định kết quả, người dùng có thể dựa vào phán đoán của riêng họ về cách các mô hình hoặc sắp xếp được đánh giá theo các tiêu chí công bằng: không có cơ sở dữ liệu được điền sẵn về các mô hình, tạp chí hoặc sắp xếp nào nằm sau công cụ này.

Robert Kiley, Trưởng phòng Chiến lược tại Liên minh S và là một trong những đồng Chủ tịch của Nhóm công tác, nhận xét: "Mặc dù có sự đồng thuận rộng rãi rằng một mô hình mà cả tác giả và người đọc đều không trả phí là công bằng hơn so với phương pháp tiếp cận dựa trên đăng ký hoặc khoản phí xử lý bài báo - APC (Acticle Processing Charge), nhưng việc xác định thành phần nào khác khiến một mô hình công bằng hơn mô hình khác là một thách thức. Công cụ Công bằng được ra mắt ngày hôm nay giúp người dùng xem xét một loạt các tiêu chí để tránh xa các mô hình và sắp xếp dựa trên bài viết không công bằng để tạo điều kiện cho sự tham gia công bằng hơn trong việc chia sẻ kiến thức".

Roheena Anand, Giám đốc điều hành Phát triển và Bán hàng Xuất bản Toàn cầu tại PLOS, và một trong những Chủ tịch của Nhóm công tác, cho biết thêm: “Chúng tôi rất vui mừng khi ra mắt phiên bản beta này của Công cụ Công bằng. Một trong những điểm mạnh của nhóm công tác là đại diện cho nhiều quan điểm của các bên liên quan: các nhà cấp vốn, thủ thư và nhà xuất bản. Nhiều cuộc trò chuyện sôi nổi giữa các thành viên đã dẫn đến lần lặp lại ban đầu này và chúng tôi mong muốn nhận được nhiều phản hồi hơn từ cộng đồng rộng lớn hơn”.

Anna Vernon, Trưởng phòng Cấp phép Nghiên cứu tại Jisc và cũng là Đồng Chủ tịch của Nhóm công tác, đã bày tỏ sự nhiệt tình về tác động tiềm tàng của công cụ này: “Tại Jisc, chúng tôi mong muốn sử dụng công cụ này để thông báo các quyết định đầu tư của cộng đồng vào xuất bản học thuật”.

Công cụ hoạt động như thế nào

Dựa trên các tiêu chí nêu trên, công cụ “Công bằng như thế nào” nhắc nhở người dùng xem xét mức độ mà mô hình (và dòng vốn cấp liên quan) mà họ đang đánh giá tạo điều kiện (hoặc hạn chế) cho sự tham gia công bằng vào việc chia sẻ kiến thức. Người dùng chấm điểm từng tiêu chí theo thang điểm từ “ít công bằng nhất” đến “công bằng nhất”, nhận được điểm công bằng chung sau khi hoàn thành, cùng với bản tóm tắt về phản hồi của họ. Mô tả chi tiết về các tiêu chí và định nghĩa của chúng có tại: Framework_criteria_definitions.pdf

Cần có phản hồi

Phiên bản hiện tại của công cụ “Công bằng như thế nào?” là phiên bản beta, mở để nhận ý kiến đóng góp và cải tiến. Các bên liên quan trong hệ sinh thái xuất bản học thuật được khuyến khích thử nghiệm công cụ và cung cấp phản hồi cho đến ngày 28/10/2024 thông qua biểu mẫu https://coalitions.typeform.com/Equity-Feedback để giúp tinh chỉnh các tiêu chí và tăng tiện ích của công cụ. Nhóm công tác sẽ xem xét tất cả các ý kiến đóng góp và công bố phiên bản đã sửa đổi vào đầu năm 2025.

Các tin tức liên quan

A new online tool designed to assess the equity of scholarly communication models is launched today at the OASPA 2024 conference. The “How Equitable Is It” tool, developed by a multi-stakeholder Working Group, comprising librarians, library consortia representatives, funders and publishers, and convened by cOAlition S, Jisc and PLOS, aims to provide a framework for evaluating scholarly communication models and arrangements on the axis of equity.

The tool, which was inspired by the “How Open Is It?” framework, is targeted at institutions, library consortia, funders and publishers, i.e. the stakeholders either investing or receiving funds for publishing services. It offers users the opportunity to rate scholarly communication models and arrangements across seven criteria: 

  • Access to Read 

  • Publishing immediate Open Access 

  • Maximizing participation 

  • Re-use rights 

  • Pricing and fee transparency 

  • Promoting and encouraging open research practices: data and code 

  • Promoting and encouraging open research practices: preprints and open peer review

Key objectives

One of the primary ambitions of the Working Group was to develop something practical to help stakeholders assess scholarly communication models and arrangements on the axis of equity and to make this information available in ways which would facilitate easy comparison between different models. Rather than prescribing the outcome, users can rely on their own judgment as to how models or arrangements rate against equitable criteria: no pre-populated database of models, journals or arrangements sits behind the tool.

Robert Kiley, Head of Strategy at cOAlition S and one of the co-Chairs of the Working Group, commented: “While there is broad consensus that a model in which neither the author nor the reader pays a fee is more equitable than a subscription or APC-based approach, determining which other components make one model more equitable than another is challenging. The Equity Tool launched today helps users consider a range of criteria to move away from inequitable article-based models and arrangements to facilitate more equitable participation in knowledge sharing”.

Roheena Anand, Executive Director of Global Publishing Development & Sales at PLOS, and another of the Working Group’s Chairs, added: “We’re delighted to be launching this beta version of the Equity Tool. One of the strengths of the working group is its representation of multiple stakeholder views: funders, librarians and publishers. Many robust conversations between members led to this initial iteration, and we look forward to getting more feedback from the wider community”.

Anna Vernon, Head of Research Licensing at Jisc and also a co-Chair of the Working Group, expressed enthusiasm about the tool’s potential impact: “At Jisc we are keen to use this tool to inform our community’s investment decisions in scholarly publishing”.

How the tool works

Based on the above-mentioned criteria, the “How Equitable Is It” tool prompts users to consider to what extent the model (and associated funding flow) they are assessing facilitates (or restricts) equitable participation in knowledge sharing. Users score each criterion on a scale from “least equitable” to “most equitable,” receiving an overall equity score upon completion, along with a summary of their responses. A detailed description of the criteria and their definitions is available at: Framework_criteria_definitions.pdf

Feedback sought

The current release of the “How Equitable Is It?” tool is a beta version, open for comments and improvement. Stakeholders in the academic publishing ecosystem are encouraged to test the tool and provide feedback until the 28th October 2024 via the form https://coalitions.typeform.com/Equity-Feedback to help refine the criteria and increase its utility. The Working Group will review all input and publish a revised version in early 2025.

Related news

Dịch: Lê Trung Nghĩa

letrungnghia.foss@gmail.com

Tác giả: Nghĩa Lê Trung

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Về Blog này

Blog này được chuyển đổi từ http://blog.yahoo.com/letrungnghia trên Yahoo Blog sang sử dụng NukeViet sau khi Yahoo Blog đóng cửa tại Việt Nam ngày 17/01/2013.Kể từ ngày 07/02/2013, thông tin trên Blog được cập nhật tiếp tục trở lại với sự hỗ trợ kỹ thuật và đặt chỗ hosting của nhóm phát triển...

Bài đọc nhiều nhất trong năm
Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm gì nhất ở mã nguồn mở?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập54
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm51
  • Hôm nay10,019
  • Tháng hiện tại688,750
  • Tổng lượt truy cập37,490,324
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây