Blog FOSS by Lê Trung Nghĩahttps://letrungnghia.mangvn.org/uploads/letrungnghia/le-trung-nghia.png
Thứ sáu - 12/06/2020 05:42
Copyright Law Must Enable Museums to Fulfill Their Mission Brigitte Vézina, May 18, 2020 Theo: https://creativecommons.org/2020/05/18/copyright-law-must-enable-museums-to-fulfill-their-mission/ Bài được đưa lên Internet ngày: 18/05/2020 Hôm nay là Ngày Viện bảo tàng Quốc tế (International Museum Day) và chúng tôi ở Creative Commons (CC) vui mừng kỷ niệm các cơ sở giám tuyển, chăm sóc, và cung cấp truy cập tới sự đa dạng giàu có của thế giới về các văn hóa, ý tưởng, và các dạng tri thức. Chủ đề năm nay, chuyên tâm cho các giá trị phổ quát về bình đẳng, đa dạng, và bao hàm toàn diện, là di huấn cho khả năng của các viện bảo tàng để hành động như là những người xây cầu liên các nền văn hóa và các động cơ mạnh mẽ cho sự thay đổi xã hội.
Tranh cổ động Ngày Viện bảo tàng Quốc tế 2020 được Hội đồng Quốc tế các Viện bảo tàng - ICOM (International Council of Museums) thiết kế.
Ở CC, chúng tôi chia sẻ các giá trị và chúng tôi vui mừng hỗ trợ các viện bảo tàng nuôi dưỡng mạng lưới văn hóa của các xã hội khắp trên thế giới. Chúng tôi làm điều đó thông qua công việc của chúng tôi về openGLAM, nơi chúng tôi giúp các cơ sở văn hóa làm được nhiều nhất từ các khả năng được các giấy phép và các công cụ CC chào để chia sẻ các bộ sưu tập di sản văn hóa của họ trên trực tuyến càng mở có thể càng tốt. Chúng tôi cũng bận rộn quảng bá các lợi ích của các viện bảo tàng trong các lĩnh vực của luật và chính sách bản quyền. Trọng tâm đối với chương trình nghị sự chính sách bản quyền của CC là đảm bảo những lo ngại và các nhu cầu của các viện bảo tàng được đối xử trên cơ sở bình đẳng với các chủ sở hữu bản quyền, theo một cách thức cân bằng và công bằng. Trong bài đăng này, chúng tôi tập trung vào tầm quan trọng của những hạn chế và ngoại lệ bản quyền – L&E (Limitations and Exceptions) như là các trụ cột dựa vào đó các viện bảo tàng có thể yên tâm hoàn thành sứ mệnh của họ một cách tự do khỏi bất kỳ trở ngại pháp lý không đáng có nào. Hạn chế và ngoại lệ (L&E) về bản quyền tồn tại để đảm bảo sự cân bằng công bằng giữa các quyền của những nhà sáng tạo và các quyền và lợi ích hợp pháp của những người sử dụng và công chúng nói chung. L&E cho phép sử dụng không có ủy quyền từ người nắm giữ bản quyền, thường thấy nhất không có thanh toán tiền. Ở các quốc gia có truyền thống luật phổ biến, chúng thường có ở dạng “sử dụng công bằng” (Fair use) hoặc “Hợp đồng công bằng” (Fair Dealing), và ở các quốc gia truyền thống luật dân sự, L&E thường được giới hạn và được xác định chính xác trong luật. Sứ mệnh vô giá của các viện bảo tàng: chia sẻ bộ sưu tập của họ với công chúng Các viện bảo tàng thu thập, bảo tồn, nghiên cứu, giải thích, triển lãm, giáo dục, và chào các không gian cho các khách viếng thăm (cả ở hiện trường và trên trực tuyến) để tương tác và tham gia vào sự đa dạng không thể tin nổi các lịch sử, chế tác, và trải nghiệm. Họ được tin cậy với sứ mệnh vì lợi ích công cộng của việc cung cấp truy cập tới tri thức và văn hóa, vì thế đóng góp cho phát triển kinh tế, xã hội, và văn hóa. Cùng với các phòng trưng bày, thư viện, và kho lưu trữ (cùng được biết như là “GLAMs”), nhiều viện bảo tàng vật lộn để tận dụng các công nghệ số để bảo tồn và cung cấp truy cập tới các bộ sưu tập của họ vì lợi ích của các thế hệ hiện nay và trong tương lai. Ví dụ, các Viện bảo tàng Paris (Paris Musées) gần đây đã phát hành hơn 100.000 tác phẩm vào phạm vi công cộng theo Creative Commons Zero (CCØ), bổ sung tên của chúng vào dang sách ngày một gia tăng các cơ sở GLAM mà thừa nhận tầm quan trọng của truy cập mở tới các chế tác nghệ thuật và văn hóa. Điều này là đặc biệt quan trọng để giải quyết các rủi ro mất mát và xuống cấp do những thách thức toàn cầu đặt ra như biến đổi khí hậu.
Chân dung Paul Cardoncủa nữ nhà báo Pháp Caroline Rémy (1855-1929) trong phạm vi công cộng. Được làm cho sẵn sàng bởi các Viện bảo tàng Paris.
Đối với các viện bảo tàng chuyên về di sản văn hóa, việc phổ biến rộng rãi trên trực tuyến di sản được chia sẻ của thế giới là trực tiếp phù hợp với sứ mệnh công chúng của họ. Ngoài ra chìa khóa là chia sẻ với các khách thăm quan và công chúng nói chung các thông tin và nội dung - trải từ các hình ảnh dạng số tới thông tin về các tác phẩm, bao gồm thông tin thư mục và siêu dữ liệu. Bản quyền nên không đứng chắn đường các hoạt động cơ bản của các viện bảo tàng Thánh Ala, đối với các viện bảo tàng trên tất cả các châu lục, các hoạt động cơ bản như tạo các bản sao các tác phẩm theo bản quyền để bảo tồn hoặc làm cho sẵn sàng trên trực tuyến bị cản trở bởi một rừng các vấn đề bản quyền vướng víu. Điều này là đặc biệt đúng trong môi trường số, nơi sự không chắc chắn về pháp lý là đầy rẫy. Một lĩnh vực xám đáng lo ngại là việc khiếu nại các quyền đối với tái tạo lại các tác phẩm. Về điểm này, CC khẳng định cương quyết rằng các tác phẩm phạm vi công cộng được số hóa phải nằm lại trong phạm vi công cộng. Các quy định bản quyền của thế giới đã qua, lạc hậu, không phù hợp và không dàn xếp được các hoạt động hợp pháp của các viện bảo tàng, bất bình đẳng quá đáng vì cướp đoạt các nỗ lực của các viện bảo tàng để cung cấp truy cập tới tri thức và văn hóa, và đào hố đen trong di sản văn hóa được chia sẻ của chúng ta. Bản quyền nên bị giới hạn ở những nơi nó phục vụ lợi ích công cộng. Các hạn chế và ngoại lệ mạnh hơn, rõ ràng hơn, và hiệu quả hơn là cần thiết để cho phép các viện bảo tàng hoàn thành sứ mệnh của họ. Ở CC, chúng tôi cương quyết ủng hộ quan điểm rằng các luật bản quyền nên không đứng ngáng giữa đường sự bảo tồn và truy cập tới các tác phẩm giáo dục, khoa học và văn hóa, cũng như các hoạt động hợp pháp, vì lợi ích công cộng khác của các viện bảo tàng. Trên thực tế, chúng tôi tin tưởng rằng bản quyền nên bị hạn chế ở những nơi nó phục vụ vì lợi ích công cộng. Điều đó giải thích vì sao chúng tôi ủng hộ hoàn toàn Hội đồng Quốc tế các Viện bảo tàng (ICOM) rằng các L&E mạnh hơn, rõ ràng hơn, và hiệu quả hơn là cần thiết để cho phép các viện bảo tàng hoàn thành sứ mệnh của họ. Quả thực, tháng trước chúng tôi đã ký thư ngỏ được ICOM và các tổ chức khác cùng chuẩn bị, kêu gọi Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới - WIPO (World Intellectual Property Organization) khẩn cấp tạo ra công cụ pháp lý quốc tế với các quy định rõ ràng chp hép bảo tồn di sản văn hóa. Cách thức rõ ràng hướng tới luật và chính sách quốc tế về các hạn chế và ngoại lệ Ở mức châu Âu, Chỉ thị năm 2019 về Bản quyền trong Thị trường Số Duy nhất - CDSM (Bản dịch tiếng Việt) có vài chỉ thị L&E nhằm hỗ trợ các viện bảo tàng và tạo thuận lợi cho số hóa và chia sẻ trên trực tuyến các di sản văn hóa. Ví dụ, điều 6 cung cấp ngoại lệ để bảo tồn di sản văn hóa trong khi điều 14 nêu rằng các bảo sao trung thực các tác phẩm nghệ thuật nhìn nằm trong phạm vi công cộng phải nằm lại trong phạm vi công cộng. Tổ chức chị em của CC Communia đang chào các hướng dẫnvà hỗ trợ trong triển khai CDSM. Các quốc gia thành viên EU cho tới tháng 6/2021 phải nắm lấy cơ hội chưa từng có này để thừa nhận và hỗ trợ các vai trò trụ cột của các viện bảo tàng trong xã hội và viết các E&L rõ ràng trong các luật bản quyền quốc gia của họ. Trên trường quốc tế, hiện có khung quốc tế không rõ ràng cung cấp các L&E bắt buộc vì lợi ích của các viện bảo tàng. Điều đó ngụ ý rằng các quốc gia không có bổn phận để có các L&E thân thiện với các viện bảo tàng trong luật bản quyền quốc gia của họ, và nhiều, quả thực, không có. Nghiên cứu của WIPO năm 2015 về các L&E bản quyền cho các viện bảo tàng được TS. Lucie Guibault và Jean-François Canat chuẩn bị chỉ ra rằng các L&E biến động lớn khắp các quyền tài phán. Ít hơn 1/3 các quốc gia thành viên WIPO cung cấp các L&E đặc thù cho các viện bảo tàng, trong khi 2/3 cho phép các viện bảo tàng dựa vào các L&E chung và/hoặc các giải pháp cấp phép. Các ngoại lệ đặc thù bao gồm tái tạo lại vì các mục đích bảo tồn, sử dụng các tác phẩm trong các catalog triển lãm, triển lãm các tác phẩm, sử dụng các tác phẩm mồ côi; các ngoại lệ chung gồm sử dụng cho các mục đích giáo dục hoặc riêng tư. Theo Báo cáo năm 2019 về các Thực hành và Thách thức Bản quyền của các Viện bảo tàng, các E&L không thường xuyên được hiểu hoặc được sử dụng tốt vì sự không chắc chắn về pháp lý. Vì thế, là cơ bản phải tạo ra hiệp ước quốc tế mà rõ ràng soi sáng các quyền của các viện bảo tàng để tiến hành các hoạt động hợp pháp của họ mà không có gánh nặng phải tuân theo các quy định bản quyền không với tới được, phi thực tế, và đôi khi trực diện không công bằng. Chúng tôi gần đây đã nói trên blog này rằng tới lúc phải thiết lập cách thức nhanh chóng về các L&E trong Ủy ban Chỉ đạo WIPO về Bản quyền và các Quyền Liên quan (SCCR), với quan điểm bảo vệ các lợi ích của các viện bảo tàng và các cơ sở GLAM nói chung. Việc xây dựng dựa vào áp dụng Hiệp định Marrakesh năm 2013 về truy cập tới các tác phẩm đối với những người khuyết tật nhìn, SCCR bây giờ nên tập trung vào việc tạo ra các L&E rõ ràng và bắt buộc đối với các GLAM. Các viện bảo tàng xứng đáng được kỷ niệm trong cả năm vì nhiều lý do, và chúng tôi tự hào hỗ trợ lĩnh vực bảo tàng qua các nỗ lực chính sách bản quyền và OpenGLAM của chúng tôi. Có quan tâm biết nhiều hơn? Hãy liên hệ với chúng tôi tại info@creativecommons.org!
Blog này được chuyển đổi từ http://blog.yahoo.com/letrungnghia trên Yahoo Blog sang sử dụng NukeViet sau khi Yahoo Blog đóng cửa tại Việt Nam ngày 17/01/2013.Kể từ ngày 07/02/2013, thông tin trên Blog được cập nhật tiếp tục trở lại với sự hỗ trợ kỹ thuật và đặt chỗ hosting của nhóm phát triển...