ORFG thúc đẩy các nỗ lực để cải thiện việc theo dõi kết quả nghiên cứu

Thứ năm - 15/06/2023 06:24

ORFG Advances Efforts to Improve Research Output Tracking

June 5, 2023

Theo: https://www.orfg.org/news/2023/6/5/orfg-advances-efforts-to-improve-research-output-tracking

Bài được đưa lên Internet ngày: 05/06/2023

Vào tháng 6/2022, Nhóm các Nhà cấp vốn Nghiên cứu Mở - ORFG (Open Research Funders Group) đã khởi xướng một nỗ lực công khai để cải thiện việc theo dõi kết quả đầu ra nghiên cứu. Chúng tôi đã bắt đầu bằng việc xuất bản một thư ngỏ gửi tới cộng đồng, đưa ra các lĩnh vực ưu tiên như các mã nhận diện thường trực - PIDs (Persistent Identifiers) và siêu dữ liệu máy đọc được, và đã khuyến nghị các hành động cho các nhà cấp vốn, nhà xuất bản, nhà cung cấp hạ tầng, và các tác nhân chủ chốt khác. Chúng tôi sau đó đã mở một khảo sát để nhận phản hồi từ cộng đồng, và đã báo cáo công khai về các kết quả vào tháng 9/2022. Cuối tháng đó, chúng tôi đã bắt đầu tổ chức các cuộc gọi để tập hợp các tác nhân khác nhau khắp hệ sinh thái nghiên cứu và thảo luận về các dòng công việc có thể. Các lời kêu gọi cộng đồng của chúng tôi - tổng số 4 lời kêu gọi cho tới nay - đã có sự hưởng ứng tốt một cách nhất quán, với 40-50 người tham gia cho mỗi phiên.

Thông qua các nỗ lực đó, danh sách thư điện tử cộng đồng của chúng tôi đã tăng tới hơn 130 cá nhân, đại diện cho sự đa dạng các tổ chức biện hộ, các nhà cung cấp hạ tầng, các nhà xuất bản vì lợi nhuận và phi lợi nhuận, các nhà cấp vốn công và tư, các viện nghiên cứu, và nhiều hơn thế. Nhóm này bao gồm các tổ chức có trụ sở ít nhất ở 10 quốc gia khác nhau, (Úc, Bahamas, Canada, Đan Mạch, Đức, Ấn Độ, Hà Lan, Thụy Sĩ, Vương quốc Anh, và Mỹ), và một số người đại diện cho một số lớn các quốc gia thông qua các ban lãnh đạo và cơ chế thành viên của họ. Chúng tôi tin tưởng điều này đại diện cho một trong những nỗ lực liên ngành và quốc tế lớn nhất về theo dõi các kết quả đầu ra nghiên cứu.

Trong quá trình các cuộc thảo luận, cộng đồng này đã xác định 4 dòng công việc được mô tả bên dưới. Các dòng công việc đó sẽ được các thành viên cộng đồng cùng dẫn dắt, với sự hỗ trợ từ nhóm ORFG trong việc lập lịch cho các cuộc họp nhóm, điều phối công việc không đồng bộ về việc cung cấp các sản phẩm, và cung cấp tính trực quan trong tất cả các dòng công việc để xác định sự đồng vận có thể. Chúng tôi cũng cam kết thường xuyên cập nhật cho công chúng về tiến bộ của các nỗ lực đó, và sử dụng các mạng lưới mở rộng của chúng tôi để đảm bảo các sản phẩm với tới được các khán thính phòng dự kiến của chúng và tuyên truyền thông qua hệ sinh thái nghiên cứu rộng lớn hơn.

  1. Xúc tác cho các tiến trình FAIR. Như được mô tả trong lưu ý khái niệm, công việc này được Dự án Tiến trình FAIR của DataCite truyền cảm hứng, nó nhằm đưa các thực hành FAIR qua suốt vòng đời nghiên cứu. Mục tiêu của dòng công việc này là để khai phá các Tiến trình FAIR của DataCite như một mô hình có hứa hẹn đã tạo ra những cải thiện trong lĩnh vực này, được bổ sung bởi các thảo luận của các dự án tương tự có thể thông tin xa hơn nữa cho các thực hành và các tiến trình FAIR. Đặc biệt, các mục đích là để (a) xác định các điểm chính trong vòng đời nghiên cứu, nơi có các khoảng trống hoặc các rào cản triển khai các tiến trình FAIR đầy đủ, (b) xác định các tác nhân (ví dụ, các nhà cấp vốn, nhà xuất bản, nhà nghiên cứu) các bên có thể thực hiện các bước hữu hình ở các điểm chính trong vòng đời nghiên cứu để xúc tác cho các tiến trình FAIR, (c) với tới được các tác nhân đó thông qua các nỗ lực cộng đồng của chúng tôi, và (d) làm việc với họ để tạo thuận lợi cho truyền thông giữa các tác nhân, cung cấp không gian ảo cho các thảo luận, và đưa ra một tập hợp các hành động trong ngắn và dài hạn.

Dòng công việc này được Xiaoli Chen và Helena Cousijn từ DataCite, và Kristin Eldon Whylly từ Quỹ Templeton World Charity Foundation cùng dẫn dắt. Nhóm này hiện đang làm việc về một tài liệu đưa ra cho 3 giai đoạn đầu của vòng đời - đơn đề xuất trợ cấp, đăng ký trợ cấp, và đệ trình kế hoạch quản lý dữ liệu - các tác nhân chính, các hành động tiềm năng họ có thể thực hiện, và ‘các phụ thuộc’ có thể, nghĩa là những gì một tác nhân có thể cần từ các tác nhân khác để xúc tác cho các hành động đó. Một khi 3 giai đoạn đó đã được ánh xạ như là điểm khởi đầu mẫu, nhóm sẽ đi tiếp tới các giai đoạn bổ sung trong vòng đời đó.

  1. Chiến lược quốc gia về các PID và siêu dữ liệu. Như được mô tả trong lưu ý khái niệm, hướng dẫn mới của Văn phòng Chính sách Khoa học và Công nghệ (OSTP) về ‘Đảm bảo Truy cập Tự do không mất tiền, Tức thì, và Công bằng tới Nghiên cứu được Liên bang Cấp vốn‘ bao gồm một phần về liêm chính nghiên cứu yêu cầu các cơ quan liên bang phát triển các kế hoạch thu thập và sử dụng các PID và siêu dữ liệu. Ngoài Chính phủ Quốc gia Mỹ, nhiều tổ chức khác, như các trường đại học, nhà xuất bản, tổ chức từ thiện tư nhân, và các nhà cung cấp công cụ sẽ chịu ảnh hưởng tích cực bởi việc ứng dụng nhất quán các PID và siêu dữ liệu. Đặc biệt, các mục đích của công việc này là để (a) đi đến và sau đó trình bày sự đồng thuận của cộng đồng rộng lớn có thể thông tin cho các kế hoạch của liên bang về các PID và siêu dữ liệu, (b) thúc đẩy các thực hành, các tiêu chuẩn, và các sáng kiến tốt đang có, (c) khuyến nghị các PID cụ thể cho các trường hợp điển hình cụ thể, (d) mô tả ngắn gọn cách làm thế nào từng PID đáp ứng được các tiêu chuẩn được nêu trong Hướng dẫn Triển khai NSPM-33, xác định các tích hợp đơn giản khắp các dịch vụ và nền tảng có thể cho phép các PID và siêu dữ liệu chảy trơn tru hơn qua hệ sinh thái nghiên cứu đó, chỉ định các định dạng tệp và các tính năng khác có thể cải thiện chất lượng và khả năng đọc siêu dữ liệu của máy, và (e) khám phá các lộ trình cho việc biến sự đồng thuận nhóm thành một Chiến lược Tiêu chuẩn Quốc gia tiềm tàng.

Dòng công việc này được Todd Carpenter từ Tổ chức Tiêu chuẩn Thông tin Quốc gia - NISO (National Information Standards Organization), và John Chodacki từ Văn phòng Chủ tịch của Đại học California và Liên minh Dữ liệu Nghiên cứu Mỹ (RDA-US) cùng dẫn dắt. Nhóm này đang sử dụng các tư liệu mẫu template được RDA-US phát triển trước đó để cải thiện công việc này.

  1. Hồ sơ/bộ công cụ mã nhận diện thường trực. Như được mô tả trong lưu ý khái niệm, công việc này đã được hồ sơ Đối tác Cộng đồng PID + HELIOS truyền cảm hứng, với tác giả là Zach Chandler từ Đại học Stanford. Hồ sơ đó đưa ra một số các dịch vụ và các nhà cung cấp hạ tầng PID (ví dụ, Crossref, ORCID, ROR, .v.v.), và các cách thức có thể cho các cơ sở giáo dục đại học để sử dụng hoặc đối tác với các tổ chức đó; việc này được công việc của Zach với Sáng kiến Lãnh đạo Giáo dục Đại học (HELIOS) của ORFG dẫn dắt. Mục tiêu của công việc này là để cải thiện phiên bản đầu tiên của hồ sơ này, và phát triển nó thành hướng dẫn có thể được các trường đại học, cơ quan liên bang, và các nhà cấp vốn tư nhân nào muốn học hỏi nhiều hơn về các PID để thông tin cho các chiến lược của họ, sử dụng. Đặc biệt, các mục đích của công việc này là để (a) cung cấp một tổng quan về các nhà cung cấp và các dịch vụ PID hiện đang sẵn có, với trọng tâm nhằm vào các tổ chức phi lợi nhuận, (b) mô tả ngắn gọn các nhà cung cấp hoặc các dịch vụ PID đó chào những gì, (c) cung cấp các trường hợp điển hình chỉ ra cách làm thế nào các dịch vụ PID đó đã giúp các cơ sở và các nhà cấp vốn giải quyết các vấn đề có liên quan tới việc theo dõi các kết quả đầu ra hoặc đo lường tác động, (d) cung cấp hướng dẫn để hỗ trợ cho việc ra quyết định của các cơ sở và các nhà cấp vốn về sử dụng PID, và (e) mô tả các cơ hội tích hợp hoặc đối tác xuyên khắp các dịch vụ có thể có được các PID chạy trơn tru hơn qua hệ sinh thái nghiên cứu.

    Dòng công việc này được Zach Chandler từ Đại học Stanford và Maria Gould từ Văn phòng Chủ tịch của Đại học California cùng dẫn dắt. Nhóm này hiện đang làm việc về phiên bản 2, HELIOS + PIDs: Hướng dẫn và các Chiến lược Tham gia được Khuyến nghị.

  2. Nhóm làm việc về các DOI cho các trợ cấp. Như được mô tả trong lưu ý khái niệm, việc đăng ký các trợ cấp với các DOI tạo ra một hồ sơ không chỉ bao gồm mã nhận diện duy nhất mà còn ‘đặt chỗ cho’ các siêu dữ liệu mở phong phú về việc cấp vốn. Các hồ sơ trợ cấp đó có thể hỗ trợ cho việc ghi công cấp vốn, thống nhất các kết quả đầu ra đa dạng có thể đi vượt ra khỏi một dự án được cấp vốn theo một mã nhận diện duy nhất và giúp cho các nhà cấp vốn theo dõi và phân tích tác động của tiền họ trợ cấp. Các thảo luận của chúng tôi với các nhà cấp vốn đã xác định các DOI cho các trợ cấp như một lĩnh vực quan tâm, nhưng cũng đã hé lộ rằng việc gắn các DOI cho các trợ cấp hiện đang có vài thách thức. Mục tiêu của công việc này là để làm cho quy trình này dễ dàng hơn và bằng cách đó làm gia tăng áp dụng của các nhà cấp vốn. Đặc biệt, các mục đích là để (a) đưa ra đề xuất giá trị cho việc tạo lập các hồ sơ trợ cấp với các DOI được chỉ định xúc tác cho việc chia sẻ siêu dữ liệu trợ cấp mở, (b) xác định và làm cho các thách thức hiện hành các nhà cấp vốn đối mặt trong việc đăng ký các trợ cấp với các DOI là nhìn thấy được, và khám phá cách thức chúng tôi có thể cải thiện việc áp dụng, (c) trải nghiệm với các công cụ để làm cho điều này dễ dàng hơn, và cung cấp thời gian và không gian cho các nhà cấp vốn để cung cấp các phản hồi và cải thiện thảo luận, (d) khám phá các bước hữu hình các tác nhân khác nhau (ví dụ, các cơ sở giáo dục đại học, nhà xuất bản, hệ thống theo dõi bản thảo, các nhà phát triển kho, .v.v.) có thể tiến hành để đảm bảo các DOI trợ cấp được đưa vào, và siêu dữ liệu trợ cấp được các hệ thống của họ sử dụng và dễ dàng đưa vào các hệ thống khác cùng với chuỗi các công cụ nghiên cứu.

    Dòng công việc này được Isaac Farley và Ginny Hendricks từ Crossref, và Adam Jones và Catherine Mader từ Quỹ Gordon and Betty Moore Foundation cùng dẫn dắt. Nhóm này hiện đang làm việc để phác thảo tài liệu ‘đề xuất giá trị’ đưa ra cả những lợi ích và các chi phí tiềm tàng đối với các nhà cấp vốn trong việc đăng ký các trợ cấp của họ với các DOI.

ORFG cảm ơn cộng đồng vì sự tham gia cho tới nay, và gửi lời cảm ơn đặc biệt tới tất cả các đồng dẫn dắt và những người tình nguyện đã giúp chúng tôi định hình các dòng công việc đó và xác định các sản phẩm đầu ra. Chúng tôi chào đón sự tham gia của cộng đồng trong bất kỳ dòng công việc nào ở trên. Nếu bạn có quan tâm trong việc đóng góp, vui lòng liên hệ với Giám đốc Cộng đồng của ORFG, Erin McKiernan. Các nhóm làm việc sẽ tiếp tục thúc đẩy các nỗ lực của họ, cả không đồng bộ và thông qua các cuộc họp ảo khi cần thiết. Chúng tôi sau đó sẽ tổ chức một lời kêu gọi mở tới cộng đồng vào cuối tháng 6 để các nhóm có thể đưa ra các bản cập nhật công khai ngắn gọn về sự tiến bộ của họ. Nếu bạn còn chưa có trong danh sách thư cộng đồng của chúng tôi và muốn được có trong đó, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ thư điện tử ở trên.

In June of 2022, the Open Research Funders Group (ORFG) launched a public effort to improve research output tracking. We began by publishing an open letter to the community, outlining priority areas such as persistent identifiers (PIDs) and machine readable metadata, and recommended actions for funders, publishers, infrastructure providers, and other key actors. We then opened up a survey to receive community feedback, and reported publicly on the results in September of 2022. Later that same month, we began holding regular open community calls to bring together diverse actors across the research ecosystem and discuss possible workstreams. Our community calls – four in total to date – have consistently had good engagement, with 40-50 participants per session.

Through these efforts, our community mailing list has grown to over 130 individuals, representing a variety of advocacy organizations, infrastructure providers, for-profit and not-for-profit publishers, private and public funders, research institutes, and more. The group includes organizations based in at least 10 different countries (Australia, Bahamas, Canada, Denmark, Germany, India, Netherlands, Switzerland, UK, and US), and some representing an even larger number of countries through their boards and membership. We believe this represents one of the largest cross-sector and international efforts on research output tracking.

Over the course of our discussions, this community has identified the four workstreams described below. These workstreams will be co-led by community members, with support from the ORFG team in scheduling group meetings, coordinating asynchronous work on deliverables, and providing visibility into all workstreams to identify possible synergies. We also commit to regularly updating the public on the progress of these efforts, and using our extensive networks to make sure deliverables reach their intended audiences and propagate through the wider research ecosystem.

  1. Enabling FAIR workflows: As described in the concept note, this work is inspired by DataCite’s FAIR Workflows Project, which aims to insert FAIR practices throughout the research lifecycle. The goal of this workstream is to explore DataCite’s Fair Workflows as a promising model that has made advances in this area, complemented by discussion of similar projects that may further inform FAIR practices and workflows. Specifically, the objectives are to (a) identify key points in the research lifecycle where there are gaps or barriers to implementing fully FAIR workflows, (b) identify actors (e.g., funders, publishers, researchers) who could take tangible steps at key points in the lifecycle to enable FAIR workflows, (c) reach out to those actors through our community efforts, and (d) work with them to facilitate communication between actors. provide virtual space for discussions, and outline a set of short-term and longer-term actions.

    This workstream is co-led by Xiaoli Chen and Helena Cousijn from DataCite, and Kristin Eldon Whylly from Templeton World Charity Foundation. The group is currently working on a document that outlines for the first three stages of the lifecycle – grant application, grant registration, and submitting a data management plan – the key actors, potential actions they could take, and possible ‘dependencies’, i.e. what would one actor need from other actors to enable these actions. Once these three stages have been mapped as a model starting point, the group will move on to additional stages in the lifecycle.

  2. National strategy on PIDs and metadata: As described in the concept note, the OSTP’s new guidance on ‘Ensuring Free, Immediate, and Equitable Access to Federally Funded Research’ includes a section on research integrity that asks federal agencies to develop plans for the collection and use of PIDs and metadata. Beyond the US National Government, many other organizations, such as universities, publishers, private philanthropies, and tool providers will be positively impacted by consistent application of PIDs and metadata. Specifically, the objectives of this work are to (a) arrive at and then present broad community consensus that can inform federal plans on PIDs and metadata, (b) promote existing good practices, standards, and initiatives, (c) recommend specific PIDs for specific use cases, (d) briefly describe how each PID meets standards outlined in NSPM-33 Implementation Guidance, (e) identify simple integrations across services and platforms that could allow PIDs and metadata to flow more seamlessly through the research ecosystem, (f) specify file formats and other features that could improve the quality and machine readability of metadata, and (g) explore pathways for translating group consensus into a potential National Standard strategy.

    This workstream is co-led by Todd Carpenter from the National Information Standards Organization (NISO), and John Chodacki from the University of California Office of the President and the Research Data Alliance United States (RDA-US). The group is using template materials previously developed by RDA-US to advance this work.

  3. Persistent identifier brief/toolkit: As described in the concept note, this work was inspired by a HELIOS + PID Community Partnership brief, authored by Zach Chandler from Stanford University. The brief outlines a number of PID services and infrastructure providers (e.g., Crossref, ORCID, ROR, etc.), and possible ways for higher education institutions to use or partner with these organizations; this latter piece is driven by Zach’s work with the ORFG’s Higher Education Leadership Initiative for Open Scholarship (HELIOS). The goal of this work is to improve on the first version of this brief, and develop it into guidance that could be used by universities, federal agencies, and private funders who want to learn more about PIDs to inform their strategies. Specifically, the objectives of this work are to (a) provide an overview of the PID providers and services currently available, with a focus on non-profit organizations, (b) briefly describe what these PID providers or services offer, (c) provide case studies that show how these PID services have helped institutions and funders solve issues related to output tracking or measuring impact, (d) provide guidance to support decision-making by institutions and funders on PID use, and (e) describe opportunities for integration or partnerships across services that would get PIDs flowing more seamlessly through the research ecosystem.

This workstream is co-led by Zach Chandler from Stanford University and Maria Gould from the University of California Office of the President. The group is currently working on version 2, HELIOS + PIDs: Recommended Guidance and Engagement Strategies.

  1. Working group on DOIs for grants: As described in this concept note, registering grants with DOIs creates a record that not only includes the unique identifier but also ‘houses’ rich open metadata about the funding. These grant records can assist with funding attributions, uniting the diverse outputs that may come out of a funded project under a single identifier, and helping funders track and analyze the impact of their grant dollars. Our conversations with funders have identified DOIs for grants as an area of interest, but also revealed that assigning DOIs to grants currently involves several challenges. The goal of this work is to make this process easier and thereby increase adoption by funders. Specifically, the objectives are to (a) outline the value proposition for creating grant records with assigned DOIs that enable open grant metadata sharing, (b) identify and make visible the current challenges funders face in registering grants with DOIs, and explore how we could improve adoption, (c) experiment with tools to make this easier, and provide time and space for funders to provide feedback and discuss improvements, (d) explore tangible steps different actors (e.g. higher ed institutions, publishers, manuscript tracking systems, repository developers, etc.) could take to make sure grant DOIs are taken in, and that grant metadata is being used by their systems and fed easily into other systems along the research tool chain.

    This workstream is co-led by Isaac Farley and Ginny Hendricks from Crossref, and Adam Jones and Catherine Mader from the Gordon and Betty Moore Foundation. The group is currently working to draft a ‘value proposition’ document that outlines both the benefits and the potential costs for funders in registering their grants with DOIs.

The ORFG thanks the community for its engagement to date, and sends a special thanks to all of the co-leads and volunteers who have helped us shape these workstreams and define deliverables. We welcome community participation in any of the above workstreams. If you are interested in contributing, please contact the ORFG’s Community Manager, Erin McKiernan. The working groups will continue to advance their efforts, both asynchronously and through virtual meetings when necessary. We will then hold an open community call at the end of June so the groups can give brief public updates on their progress. If you are not already on our community mailing list and would like to be added, please contact us at the email above.

Dịch: Lê Trung Nghĩa

letrungnghia.foss@gmail.com

Tác giả: Nghĩa Lê Trung

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Về Blog này

Blog này được chuyển đổi từ http://blog.yahoo.com/letrungnghia trên Yahoo Blog sang sử dụng NukeViet sau khi Yahoo Blog đóng cửa tại Việt Nam ngày 17/01/2013.Kể từ ngày 07/02/2013, thông tin trên Blog được cập nhật tiếp tục trở lại với sự hỗ trợ kỹ thuật và đặt chỗ hosting của nhóm phát triển...

Bài đọc nhiều nhất trong năm
Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm gì nhất ở mã nguồn mở?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập216
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm213
  • Hôm nay369
  • Tháng hiện tại502,680
  • Tổng lượt truy cập38,029,504
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây