‘Trả lời cho “Yêu cầu thông tin về Khung Chính sách Liêm chính Khoa học của Phòng Chính sách Khoa học Công nghệ của Nhà Trắng”’ - bản dịch sang tiếng Việt

Thứ năm - 05/05/2022 07:16
‘Trả lời cho “Yêu cầu thông tin về Khung Chính sách Liêm chính Khoa học của Phòng Chính sách Khoa học Công nghệ của Nhà Trắng”’ - bản dịch sang tiếng Việt

tài liệu của Nhóm các Nhà cấp vốn Nghiên cứu Mở - ORFG (Open Research Funder Group) (hiện gồm 24 thành viên là các tổ chức cấp vốn nghiên cứu mở ở nước Mỹ), xuất bản đầu năm 2022, trả lời cho “Yêu cầu thông tin về Khung Chính sách Liêm chính Khoa học của Phòng Chính sách Khoa học Công nghệ của Nhà Trắng”. ORFG nắm giữ khối tài sản 250 tỷ USD, với tổng tiền tài trợ thường niên nằm trong dải 12 tỷ USD.

Qua việc trả lời này, ORFG đưa ra quan điểm của các thành viên của nó về liêm chính khoa học dựa vào các nguyên tắc của Khoa học Mở. Ví dụ:

Các nguyên tắc định hướng đó có thể được sử dụng để thiết lập các tiêu chí mà các mệnh đề chia sẻ tài nguyên trong một chính sách liêm chính cần bao gồm:

  1. Tất cả các kết quả đầu ra được chia sẻ (các bài báo, dữ liệu, mã, preprint, giao thức, .v.v.) và bất kỳ siêu dữ liệu có liên quan nào cần phải được chỉ định một mã nhận dạng thường trực và duy nhất (như, DOI).

  2. Các kết quả đầu ra cần được chia sẻ qua các kho công khai tin cậy mà chỉ định các mã nhận dạng thường trực, có các khả năng tìm kiếm tốt, và cung cấp lịch sử phiên bản minh bạch.

  3. Tất cả các kết quả đầu ra được chia sẻ - đặc biệt các kết quả còn chưa khép kín và đòi hỏi giải thích thêm, như dữ liệu và mã/phần mềm - cần phải đi kèm với siêu dữ liệu chi tiết, cho phép các nhà nghiên cứu khác để hiểu và sử dụng lại các tư liệu đó.

  4. Tất cả các kết quả đầu ra cần được chia sẻ bằng việc sử dụng các định dạng tập không sở hữu độc quyền, sao cho bất kỳ ai cũng có thể mở, xem, và sử dụng lại các tệp đó mà không cần các phần mềm mất tiền (các rào cản tài chính) hoặc các phần mềm mà chúng có thể không còn được phát triển tiếp nữa (các vấn đề về tính bền vững/khả năng bảo tồn).

Tất cả các kết quả đầu ra cần phải được chia sẻ theo các giấy phép mở thích hợp tối đa hóa được không chỉ khả năng tiếp cận, mà còn cả khả năng sử dụng lại. Ví dụ, đối với các bài báo, điều này có thể ngụ ý sử dụng giấy phép Creative Commons Ghi công (CC BY) hoặc tương tự. Đối với mã hoặc phần mềm, điều này có thể ngụ ý sử dụng một trong các giấy phép nguồn mở tương ứng được Sáng kiến Nguồn Mở - OSI (Open Source Initiative) phê chuẩn.


Tự do tải về bản dịch sang tiếng Việt có 13 trang tại địa chỉ: https://www.dropbox.com/s/9bob10h8gx46f0m/OSTP_SI_RFI_2022_OpenResearchFundersGroup_Vi-20042022.pdf?dl=0


Xem thêm:

 

Blogger: Lê Trung Nghĩa

letrungnghia.foss@gmail.com

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Về Blog này

Blog này được chuyển đổi từ http://blog.yahoo.com/letrungnghia trên Yahoo Blog sang sử dụng NukeViet sau khi Yahoo Blog đóng cửa tại Việt Nam ngày 17/01/2013.Kể từ ngày 07/02/2013, thông tin trên Blog được cập nhật tiếp tục trở lại với sự hỗ trợ kỹ thuật và đặt chỗ hosting của nhóm phát triển...

Bài đọc nhiều nhất trong năm
Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm gì nhất ở mã nguồn mở?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập34
  • Máy chủ tìm kiếm5
  • Khách viếng thăm29
  • Hôm nay11,740
  • Tháng hiện tại677,086
  • Tổng lượt truy cập37,478,660
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây