Xác định bản quyền trong các hạng mục của bộ sưu tập

Thứ sáu - 10/09/2021 06:56

Identifying copyright in collection items

Theo: https://pro.europeana.eu/page/identifying-copyright-in-collection-items

Trang này chia sẻ các bước bạn cần đi qua để xác định liệu, và các quyền nào tồn tại trong các hạng mục của bộ sưu tập của bạn.

Việc có một hạng mục trong các bộ sưu tập của bạn không nhất thiết ngụ ý sở hữu bản quyền của nó. Bản quyền không tự động được chuyển giao khi một đối tượng văn hóa được trao tặng, ban tặng hoặc được bổ sung vào bộ sưu tập của một cơ sở di sản văn hóa. Trừ phi bạn đã làm một thỏa thuận với tác giả của tác phẩm đó để chuyển giao bản quyền, còn nếu không, bạn không sở hữu bản quyền.

Khi gửi dữ liệu tới Europeana, bạn phải gắn các đối tượng số đó với một tuyên bố quyền. Một đối tượng số có thể là một trình bày dạng số của một đối tượng vật lý, hoặc một đối tượng số là nguyên bản. Vì thế khi làm việc với các bản sao dạng số, bạn phải làm rõ về tình trạng bản quyền của cả đối tượng vật lý và bảo sao số của nó, vì tuyên bố quyền sẽ phải phản ánh cả 2 tình trạng đó, cùng một lúc.

Thông tin bên dưới nhấn mạnh vài bước bạn cần tiến hành và các câu hỏi bạn cần đặt ra khi xác định tình trạng bản quyền của một hạng mục trong các bộ sưu tập của bạn. Vui lòng lưu ý là nhiều câu trả lời sẽ biến động khác nhau từ quốc gia này sang quốc gia khác. Một khi bạn đã xác định được bản quyền trong các bộ sưu tập của bạn, hãy đọc hướng dẫn của chúng tôi về lựa chọn tuyên bố quyền.

1. Tìm ra liệu hạng mục đó có được bản quyền bảo vệ hay không.

Bản quyền bảo vệ các tác phẩm gốc (các tác phẩm phản ánh sự sáng tạo trí tuệ của riêng tác giả), nó bao gồm những điều như các tác phẩm văn học, các tác phẩm kịch, nghệ thuật, phim, bản ghi âm, phát thanh, các chương trình máy tính và sắp chữ.

Vài sáng tạo không phải là nguyên bản gốc, như các ảnh chụp không phải bản gốc, các cơ sở dữ liệu không phải bản gốc, hoặc sự cố định của một buổi biểu diễn, cũng kéo theo vài quyền kinh tế ở các quốc gia nhất định, với khoảng thời gian bảo vệ ngắn.

Bản quyền không bảo vệ, trong số những điều khác:

  • Các tác phẩm mà điều khoản bản quyền của nó đã hết thời hạn

  • Nội dung không đáp ứng ngưỡng nguyên bản gốc

  • Các ý tưởng (bản quyền chỉ bảo vệ trình bày các ý tưởng sáng tạo)

  • Các chế tác tự nhiên (hoa, đá, cây, tiếng chim hót)

  • Các vấn đề của toán học và các công thức

  • Theo nhiều quy định pháp luật, tài liệu của chính phủ, pháp lý và / hoặc tư pháp.

2. Nếu một hạng mục đang trong bản quyền, hãy xác định liệu bạn có thể sử dụng được nó hay không.

  • Để lưu giữ tác phẩm

  • Để sử dụng tác phẩm cho các mục đích giáo dục hoặc nghiên cứu

  • Để sử dụng tác phẩm cho trích dẫn, nhại lại hay chế nhạo

  • Để tạo ra các tác phẩm mồ côi (Orphan Works) được đăng ký trong cơ sở dữ liệu các tác phẩm mồ côi của EUIPO sẵn sàng trên trực tuyến. Các tác phẩm mồ côi là các tác phẩm sáng tạo nằm trong các bộ sưu tập của các cơ sở di sản văn hóa được bản quyền bảo vệ, nhưng chủ sở hữu bản quyền của nó hoặc không được biết hoặc không thể định vị được.

Hãy kiểm tra các ngoại lệ được thấy trước trong luật bản quyền của quốc gia của bạn và mức độ và các điều kiện ở đó chúng áp dụng.

Nếu bạn không sở hữu bản quyền, và bạn không thể dựa vào một ngoại lệ để sử dụng như dự kiến, bạn trước hết sẽ cần xác định chủ sở hữu và có được sự cho phép để sử dụng tư liệu có bản quyền.

Hãy kiểm tra liệu người nắm giữ các quyền có đồng ý chuyển giao các quyền sang cho cơ sở của bạn hay không khi hạng mục đó đã được mua sắm. Cũng có khả năng là tác giả đã chuyển giao bản quyền cho ai đó khác, ví dụ như, tác giả của cuốn sáng chuyển giao cho nhà xuất bản, hoặc tác giả của bài hát chuyển cho công ty ghi âm. Chính người / cơ sở này bạn cần hỏi để có được sự cho phép sử dụng các đối tượng đó.

Hãy chắc chắn bạn biết trước các quyền nào bạn cần. Điều này có thể đơn giản như việc nêu sử dụng dự kiến của bạn trong một thỏa thuận với người nắm giữ các quyền như việc chia sẻ đối tượng số với Europeana, hoặc cho phép sử dụng bổ sung như sử dụng trong giáo dục hoặc thương mại.

Các hiệp hội thu thập (các tổ chức thu thập phí bản quyền nhân danh các tác phẩm) có thể ở vị thế nơi họ có thể trao các giấy phép cho các cơ sở di sản văn hóa để làm cho các bộ sưu tập sẵn sàng trên trực tuyến, ngay cả khi tác giả không được biết đến hoặc không có trong các tiết mục của hiệp hội thu thập.

Hãy cân nhắc việc dựa vào ngoại lệ của các tác phẩm mồ côi ở quốc gia của bạn. Sau khi tiến hành tìm kiếm siêng năng mà không thành công, trong số các điều kiện khác, bạn sẽ có khả năng làm cho nó sẵn sàng trên trực tuyến (dù không cho phép sử dụng lại nó).

Vài cơ sở chọn tiếp cận có quản lý rủi ro để sử dụng các đối tượng đó, sau khi thận trọng xem xét các rủi ro và cân nhắc các khía cạnh như liệu tác phẩm đó có sẵn sàng cho các mục đích thương mại, tuổi của nó, dạng hoặc sử dụng dự định của nó. Tuy nhiên, việc sử dụng các tư liệu có bản quyền mà không có sự cho phép từ những người nắm giữ các quyền có thể làm tổn hại uy tín cơ sở của bạn, mối quan hệ của bạn với các nhà tài trợ và các nhà sáng tạo các tác phẩm từ các bộ sưu tập của bạn, cũng như cũng như khiến bạn phải làm việc với các khiếu nại vi phạm bản quyền.

3. Cân nhắc các hạn chế khác

Khi số hóa một đối tượng, cơ sở của bạn có thể đã đồng ý (có thể với công ty đã số hóa hạng mục đó hoặc với người đã chụp ảnh nó) rằng bạn có thể hạn chế xuất bản hoặc sử dụng lại bản sao số đó. Hãy chắc chắn bạn ghi lại các hạn chế có thể như vậy. Ngoài ra, có thể có những lo ngại về quyền riêng tư thách thức việc chia sẻ một đối tượng số, hoặc sự phổ biến đối tượng đó có thể có tác động tiêu cực lên cộng đồng.

Thông thường, các quy trình số hóa (như, quét, chụp các đối tượng 2D và 3D ) không kích hoạt bản quyền mới hoặc không kích hoạt bảo vệ có liên quan tới bản quyền. Điều này chỉ có thể xảy ra nếu:

  1. Các bản sao được số hóa đó đáp ứng được tiêu chuẩn nguyên bản gốc của Liên minh châu Âu, nó đòi hỏi tác phẩm đó là “sáng tạo trí tuệ của riêng tác giả” đó. Nếu bản thân bản sao đó có thể được coi là một tác phẩm nghệ thuật bản gốc mới, thì người đã số hóa đối tượng đó sẽ có được sự bảo vệ bản quyền đầy đủ. Trong hầu hết các trường hợp, các đối tượng số được tạo ra qua số hóa sẽ không đáp ứng được ngưỡng nguyên bản gốc được yêu cầu và sẽ không đủ điều kiện cho bất kỳ dạng bảo vệ nào dựa vào bản quyền.

  2. Việc số hóa được thực hiện ở một quốc gia nơi các quyền láng giềng được công nhận đối với các bức ảnh không phải là ảnh gốc và các yêu cầu về bảo hộ này được đáp ứng. Nếu điều này là đúng, thì người đã số hóa đối tượng đó sẽ có vài bảo vệ bản quyền. Phù hợp với Hiến chương Phạm vi Công cộng, Europeana khuyến khích các nhà cung cấp dữ liệu không đòi các bản quyền đó. Ngoài ra, từ tháng 6/2021, không còn có khả năng dựa vào sự bảo vệ như vậy cho các bản sao các tác phẩm nghệ thuật nhìn trong phạm vi công cộng như được thiết lập trong Chỉ thị Bản quyền trong Thị trường Số Duy nhất (Copyright in the Digital Single Market Directive).

Định dạng trang này đã được cập nhật vào ngày 27/10/2020 và các thông tin bổ sung thêm về bảo vệ bản quyền và phạm vi công cộng đã được bổ sung thêm.

This page shares the steps you need to go through to determine if, and which, rights exist in your collection items.

Having an item in your collections does not necessarily mean owning its copyright. Copyright is not automatically transferred when a cultural object is endowed, gifted or otherwise added to the collection of a cultural heritage institution. Unless you made an agreement with the author of the work to transfer copyright, you do not own the copyright.

When submitting data to Europeana, you have to assign digital objects a rights statement. A digital object can be a digital representation of a physical object, or an original object that was born digital. So when dealing with digital replicas, you must have clarity on the copyright status of both the physical object and its digital reproduction, because the rights statement will have to reflect both, at once.

The information below highlights some of the steps you need to take and questions you need to ask when identifying the copyright status of an item in your collections. Please note that many of the answers will vary from one country to the other. Once you have identified copyright in our collections, read our guidance for selecting a rights statement.

1. Find out whether the item is protected by copyright.

Copyright protects original works (works that reflect the author’s own intellectual creation), which include things like literary works, dramatic works, art, films, sound recordings, broadcasts, computer programmes and typographical arrangements.

Some creations that are not original, such as non-original photographs, non-original databases, or the fixation of a performance, are also entitled to some economic rights in certain countries, with a shorter duration of protection.

Copyright does not protect, among other things:

  • Works whose copyright term has expired

  • Content that does not meet the originality threshold

  • Ideas (copyright only protects expressions of creative ideas)

  • Natural artefacts (flowers, rocks, trees, songs of birds)

  • Mathematical problems and formulas

  • Under many legislations governmental, legal and/or judicial documentation.

2. If the item is in copyright, determine if you can use it.

European copyright laws have a series of exceptions or limitations to copyright that allow people  to use the works without obtaining permission from the author or rights holder under certain conditions. These include:

  • To preserve a work

  • To use a work for educational or research purposes

  • To use a work for citation, parody or pastiche

  • To make Orphan Works registered at EUIPO’s Orphan Works database available online . Orphan works are creative works held in the collections of cultural heritage institutions that are protected by copyright, but where the copyright owner is either unknown or cannot be located.

Check the exceptions foreseen in your country’s copyright law and the extent and conditions in which they apply.

If you do not own the copyright, and you cannot rely on an exception for the intended use, you will need to identify the owner first and obtain the permission to use copyrighted material.

Check whether the rightsholder agreed to transfer the rights to your institution when the item was acquired. It is also possible that the author transferred copyright to someone else, for instance, the author of the book to a publisher, or the author of the song to a record company. This is the person/institution that you should ask for permission to use the objects.

Make sure you know in advance which permissions you need. This can be as simple as stating your intended use in the agreement with the rightsholder such as  sharing a digital object with Europeana, or allowing additional uses like  education or commercial use. 

Collecting societies (organisations that collect copyright royalties on behalf of authors) might be in a position where they can give licenses to cultural heritage institutions to make collections available online, even if the author is not known or not in the collecting society’s repertoire.

Consider relying on the orphan works exception in your country. After conducting a diligent search with no success, among other conditions, you will be able to make it available online (although not allow its reuse).

Some institutions take a risk-managed approach to use the objects, after carefully examining the risks and considering aspects such as whether the work was ever commercially available, its age, type or the intended use. However, using copyrighted materials without the permission from the rights holders could damage the reputation of your institution, your relationship with donors and creators of works from your collections, as well as expose you to the copyright infringement claims. 

3. Consider other restrictions

When digitising the object, your institution may have agreed (maybe with the company that digitised the item or the person who photographed it) that you would limit the publication or reuse of the digital reproduction. Make sure you take note of such possible restrictions. In addition, there might be privacy concerns that challenge the sharing of the digital object, or the dissemination of the object could have a negative impact on a community.

Usually, digitisation processes (e.g. scanning, taking photographs of 2D and 3D objects) do not trigger new copyright or copyright-related protection. This can only happen if:

  1. The digitised replica meets the EU standard of originality, which requires that the work is the “author’s own intellectual creation.” If the reproduction can be considered a new original artwork in its own right, the one who digitised the object will get full copyright protection. In most cases, digital objects created through digitisation will not meet the required originality threshold and will not qualify for any form of protection based on copyright. 

  2. The digitisation is done in a country where neighbouring rights are recognised to non-original photographs and the requirements for this protection are met. If this is the case, the one who digitised the object will get some copyright protection. In line with the Public Domain Charter Europeana encourages Data Providers not to claim those rights. In addition, from June 2021, it should no longer be possible to rely on such protection for reproductions of works of visual arts in the public domain as established in the Copyright in the Digital Single Market Directive.

The format of this page was updated on 27 October 2020 and additional information about copyright protection and the public domain added.

Dịch: Lê Trung Nghĩa

letrungnghia.foss@gmail.com

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Về Blog này

Blog này được chuyển đổi từ http://blog.yahoo.com/letrungnghia trên Yahoo Blog sang sử dụng NukeViet sau khi Yahoo Blog đóng cửa tại Việt Nam ngày 17/01/2013.Kể từ ngày 07/02/2013, thông tin trên Blog được cập nhật tiếp tục trở lại với sự hỗ trợ kỹ thuật và đặt chỗ hosting của nhóm phát triển...

Bài đọc nhiều nhất trong năm
Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm gì nhất ở mã nguồn mở?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập40
  • Máy chủ tìm kiếm9
  • Khách viếng thăm31
  • Hôm nay30,537
  • Tháng hiện tại479,316
  • Tổng lượt truy cập36,537,909
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây