Truy cập Mở đã chết: Truy cập Mở sống mãi

Thứ tư - 11/01/2023 06:06

Open Access is dead: Long live Open Access

05/12/2022

Theo: https://www.coalition-s.org/blog/open-access-is-dead-long-live-open-access/

Bài được đưa lên Internet ngày: 05/12/2022

Vào ngày 15/02/1971, Vương quốc Anh đã chuyển sang một hệ thống tiền tệ thập phân mới. Đơn vị tiền tệ, đồng xu - penny, đã được giữ lại, vì vậy đồng xu mới phải được phân biệt với đồng xu cũ. Xưởng đúc tiền Hoàng gia đã phát hành các đồng xu tiền tệ thập phân với biệt danh không chỉ là pence mà còn là 'đồng pence mới' được viết trên các đồng xu, và tất cả chúng tôi đã học cách viết 10 n.p. (đồng xu mới) thay vì 10 xu cũ. Vào năm 1982 Xưởng đúc tiền Hoàng gia đã bỏ từ ‘mới’ khỏi các chữ trên các đồng xu, và chúng đã chỉ còn là 1 xu - penny, và các đồng xu 1, 5, 10 và 50 xu. Phải mất 11 năm để tiền tệ mới của quốc gia chính thức hoàn toàn trở thành chuẩn mực và không còn phải dựng cờ như là ‘mới’ nữa.

Điều gì sẽ xảy ra nếu Truy cập Mở - OA (Open Access) không còn được coi như là ‘mới’ nữa nhỉ? Khái niệm Truy cập Mở - nghĩa là truy cập tự do không mất tiền tức thì theo một giấy phép để sử dụng với sự ghi công tác giả đúng thích đáng - đã được sử dụng phổ biến hiện nay cho việc đọc và truy cập các xuất bản phẩm học thuật hơn 20 năm qua, ít nhất kể từ năm 2002 (xem Sáng kiến Truy cập Mở Budapest [bản dịch sang tiếng Việt] và Tuyên bố Berlin [bản dịch sang tiếng Việt] & Tuyên bố Bethesda [bản dịch sang tiếng Việt] đều trong năm 2003). Được chấp nhận phổ biến rằng Truy cập Mở là điều ‘tốt’: các cơ sở và các nhà cấp vốn nghiên cứu đã phát hành các chính sách Truy cập Mở nhằm hướng tới 100% Truy cập Mở, và các nhà xuất bản tán dương những lợi ích của Truy cập Mở và nêu họ hỗ trợ ra sao trong việc hướng tới tính mở nhiều hơn bao giờ hết. Bất chấp đang được phổ biến chấp nhận, và số lượng các hạng mục Truy cập Mở gia tăng trong các hệ thống khám phá và truy cập bài báo, các hạng mục Truy cập Mở tiếp tục được gắn nhãn ‘Truy cập Mở – OA’ như thể nó là thứ gì đó mới và tiên phong vậy.

Là đúng rằng chúng ta còn lâu mới đạt được mọi tác phẩm học thuật đều là Truy cập Mở. Có con đường dài phải đi, nhưng sau tất cả thời gian này, Truy cập Mở không còn là mới, cũng không còn đáng chú ý nữa. Trên thực tế, các tác phẩm ở vài lĩnh vực, như nghiên cứu COVID, được kỳ vọng còn gây tranh cãi sẽ là Truy cập Mở, và đáng ngạc nhiên khi chúng còn chưa. Trong môi trường thiết lập Khoa học Mở hiện tại, chúng ta không nên bối rối hơn khi chúng ta không thể truy cập tự do không mất tiền tức thì tới một tác phẩm và sử dụng nó theo giấy phép của tác giả gắn cho nó? Chúng ta không còn bị ấn tượng chỉ vì một bài báo là Truy cập Mở nữa. Ngày càng khó chịu khi một tác phẩm không truy cập mở tự do không mất tiền, và người dùng phải sử dụng các giải pháp thay thế phức tạp hoặc trả các khoản phí đáng kể để có quyền truy cập vào các văn bản. Chắc chắn sau hơn 20 năm, chúng ta đã đạt được điểm tới hạn khi Truy cập Mở nên được coi là mặc định, nếu không phải là chuẩn mực?

Chúng ta không còn bị ấn tượng chỉ vì một bài báo là Truy cập Mở nữa. Ngày càng khó chịu khi một tác phẩm không truy cập mở tự do không mất tiền, và người dùng phải sử dụng các giải pháp thay thế phức tạp hoặc trả các khoản phí đáng kể để có quyền truy cập vào các văn bản.

Hãy nhấn vào đây để Tweet

Chúng ta bây giờ nên tham chiếu chỉ tới ‘truy cập’ thay vì có tiếp đầu từ ‘mở’. Chúng ta nên nêu bật các tác phẩm có các rào cản truy cập và sử dụng, thay vì nêu cách khác. Hội đồng địa phương của tôi không buồn nói với tôi khi một con đường là mở và tôi có khả năng lái xe trên con đường đó. Họ chỉ bận tâm đến việc dựng một biển báo khi đó là ngõ cụt, hoặc không có lối vào. Chắc chắn bây giờ thế giới nên chuyển sang kỳ vọng Truy cập Mở mà không cần phải dán nhãn cụ thể?

Tương tự, vì hầu hết những người liên quan đến truyền thông học thuật và phổ biến nghiên cứu sẽ đồng ý rằng chiếc khuôn mẫu Truy cập Mở đã được đúc, chúng ta không cần phải nói về 'phong trào Truy cập Mở' và 'những người ủng hộ Truy cập Mở' nữa. Con tàu đó đã ra khơi. Chúng ta còn chưa đạt được Truy cập Mở được triển khai 100% cho tất cả các tác phẩm được xuất bản, nhưng tôi muốn tranh luận rằng chúng ta đã đạt tới điểm tới hạn về khía cạnh thái độ của người sử dụng hướng tới Truy cập Mở trong một thời gian.

Một sự trùng hợp, Lisa Hinchliffe và Kalyn Nowlan gần đây đã xuất bản một bài rất thú vị về Bếp Học thuật: Sự thất bại trong Giao tiếp: Các chỉ số của Truy cập Mở trong giao diện người dùng. Bài báo mô tả cách các nhà xuất bản đã áp dụng các phương pháp khác nhau để chỉ ra Truy cập Mở và các dạng truy cập khác. Không có sự nhất quán, và điều này không ngạc nhiên dẫn tới sự bối rối của người sử dụng.

Như Hinchliffe & Nowlan chỉ ra:

Một bối rối khác là thiếu thông tin để giúp cho người sử dụng phân biệt được giữa truy cập mở/tự do không mất tiền/đầy đủ/sẵn sàng/.v.v. Đôi khi là không rõ liệu người sử dụng có “truy cập tự do không mất tiền” hay “truy cập đầy đủ” tới bài báo hay không vì chúng có liên quan tới một cơ sở có thuê bao hoặc vì bài báo đó là mở để đọc cho bất kỳ ai. Và, truy cập mở quả thực là một dạng của truy cập tự do không mất tiền, nhưng sự không nhất quán về thuật ngữ có khả năng là nguyên nhân của sự bối rối”.

Thật là một mớ hỗn độn.

Việc thay đổi sự gắn nhãn có thể không giải quyết được tất cả các sắc thái phức tạp đó, nhưng nó có thể tiếp cận vấn đề từ chiều ngược lại:

  • Các độc giả nên kỳ vọng truy cập mở tức thì tới nội dung học thuật theo một giấy phép sử dụng (ví dụ, một giấy phép Creative Commons thích hợp). Các hạng mục không nên được gắn nhãn Truy cập Mở.

  • Nếu bài báo không là Truy cập Mở và có vài dạng rào cản truy cập và/hoặc sử dụng, thì các điều kiện truy cập và sử dụng nên được nêu rõ. Ví dụ, ‘Giá thành truy cập X£/Yêu cầu mật khẩu’, ‘Cấm tải về’, ‘Cơ sở của bạn phải trả tiền để bạn có quyền truy cập’, ‘Cấm chia sẻ với các nhóm X, Y hoặc Z’. Như được nêu trong các phát hiện của Hinchliffe & Nowlan, có thể có một phương tiện nhất quán khắp tất cả các nhà xuất bản để làm điều này.

  • Hành động đồng thời, có các nhu cầu thúc đẩy tích cực các công cụ hỗ trợ cho người sử dụng tìm kiếm một phiên bản sẵn sàng tự do không mất tiền của các tác phẩm như một Núm - Truy cập Mở (.v.v.).

  • Tương tự, nếu truy cập và sử dụng một bài báo đã được xuất bản bị hạn chế, câu hỏi không nên là liệu có hay không một bản sao trong kho. Câu hỏi nên là làm thế nào để định vị bản sao trong một kho mở.

Bằng việc lật lại cái bàn sao cho Truy cập Mở là chuẩn mực, khái niệm về việc giả dạng chia sẻ bị hạn chế là một cải tiến hào phóng đối với các rào cản truy cập và sử dụng sẽ bị đảo ngược. Khái niệm ‘chia sẻ’ hiện được các nhà xuất bản lớn sử dụng để chỉ ra ‘các tác giả chỉ có thể chia sẻ các tác phẩm của họ với các nhóm hạn chế theo các điều kiện hạn chế’.

Bằng việc lật lại cái bàn sao cho Truy cập Mở là chuẩn mực, khái niệm về việc giả dạng chia sẻ bị hạn chế là một cải tiến hào phóng đối với các rào cản truy cập và sử dụng sẽ bị đảo ngược.

Nhấn vào đây để Tweet

Tôi nhận ra rằng mình đang hơi thiếu thận trọng và chấp nhận rằng khi xem xét chi tiết quan điểm lựa chọn thay thế ở trên, vô số khó khăn thực tế sẽ nhanh chóng xuất hiện. Bất chấp điều đó, tôi đứng vững với nguyên tắc - theo tôi, chúng ta không bao giờ nữa nên gắn nhãn Truy cập Mở như thể nó là mới và là ngoại lệ. Những gì là ngoại lệ cho năm 2022 khi mọi người không thể truy cập được kiến thức và các phát hiện nghiên cứu vì có các rào cản như các bức tường thanh toán và các hạn chế sử dụng lại theo cách thức của chúng.

Sally Rumsey

Sally Rumsey cho tới tháng 7/2022 từng là Chuyên gia Truy cập Mở của JISC, làm việc để hỗ trợ cho Liên minh S trong tất cả các lĩnh vực mà Kế hoạch S bao trùm, đặc biệt về Chiến lược Giữ lại các Quyền của Kế hoạch S. Trước đó, cô từng là Giám đốc Truyền thông Học thuật & RDM, Thư viện Bodleian, Đại học Oxford. Ở đó cô đã quản lý dịch vụ kho đối với các kết quả đầu ra nghiên cứu của trường Đại học, Kho lưu trữ Nghiên cứu của Đại học Oxford (ORA và ORA-Data https://ora.ox.ac.uk). Trước đó cô từng là Thủ thư Dịch vụ điện tử và giám đốc kho lưu trữ tại Trường Kinh tế Luân Đôn. Sally vẫn là thành viên của nhóm Giấy phép Truyền thông Học thuật của Vương quốc Anh - UKSCL (UK Scholarly Communications Licence).

Xem tất cả các bài đăng của Sally Rumsey

On 15th February 1971, the UK moved to a new decimal system of currency. The unit of currency, the penny, was retained, so the new penny had to be distinguished from the old. The Royal Mint issued the decimal currency coins with the moniker not just pence but ‘new pence’ written on the coins, and we all learnt to write 10 n.p. (new pence) instead of the old 10d. In 1982 the Royal Mint dropped the word ‘new’ from the text on the coins, and they became merely 1 penny, and 2, 5, 10 and 50 pence pieces. It took a mere 11 years for a completely new national currency officially to become the norm and no longer be flagged as ‘new.’

What if Open Access (OA) was no longer considered to be ‘new’? The term Open Access – i.e. immediate free access under a licence for use with proper author attribution – has been around in its current common usage for reading and accessing scholarly publications for over 20 years since at least 2002 (see Budapest OA Initiative and Berlin Declaration & Bethesda Declaration both of 2003). It is commonly accepted that OA is a ‘good’ thing: research institutions and funders have issued OA policies aiming towards 100% OA, and publishers extol the benefits of OA and state how supportive they are of a move towards ever more openness. Despite being commonly accepted, and the numbers of OA items increasing in article discovery and access systems, OA items continue to be labelled ‘OA’ as if it’s something that is novel and avant-garde. 

It is true that we are far from every scholarly work being OA. There is a long way to go, but after all this time, OA is no longer novel, nor remarkable. In fact, works in some areas, such as COVID research, are arguably expected to be OA, and it is a surprise when they are not. In the current environment of establishing Open Science, shouldn’t we be more perturbed when we can’t get immediate free access to a work and use it under its author’s licence? We should no longer be impressed just because an article is OA. It is increasingly frustrating when a work is not freely accessible, and users have either to employ complex workarounds or pay considerable charges in order to gain access to texts. Surely after 20+ years, we have reached the tipping point when OA should be considered the default, if not the norm? 

We should no longer be impressed just because an article is OA. It is increasingly frustrating when a work is not freely accessible, and users have to employ complex workarounds or pay considerable charges to gain access to texts.

Click To Tweet

We should now be referring merely to ‘access’ rather than preceding it with ‘open.’ We should be highlighting works that have barriers to access and use, rather than the other way round. My local council doesn’t bother telling me when a road is open and I am able to drive down it. They only bother to erect a sign when it’s a dead end, a cul de sac, or no entry. Surely the world should by now have shifted to expecting OA without it having to be specifically labelled? 

Similarly, given that most people involved in scholarly communications and research dissemination would agree the OA die is cast, we should have no need to talk about an ‘OA movement’ and ‘OA advocates.’ That ship has sailed. We have yet to reach 100% implemented OA to all published works, but I would argue that we have reached the tipping point in terms of user attitudes towards OA for some time.

By coincidence, Lisa Hinchliffe and Kalyn Nowlan recently published a very interesting piece in the Scholarly Kitchen: A Failure to Communicate: Indicators of Open Access in the user interface. The article describes how publishers have adopted a variety of methods to indicate OA and other types of access. There is no consistency, and this unsurprisingly results in user confusion.

As Hinchliffe & Nowlan point out:

“Another confusion is an absence of information to help a user distinguish among open / free / full / available / etc. access. Sometimes it is not clear whether the user has “free access” or “full access” to an article because they are affiliated with an institution with a subscription or because the article is open for reading for everyone. And, open access is indeed a kind of free access, but the inconsistency in terminology is likely to cause confusion.”

What a phenomenal mess.

A change of labelling would not resolve all these complex nuances, but it would approach the matter from the opposite end: 

  • Readers should expect immediate open access to scholarly content under a licence for use (for example, an appropriate Creative Commons licence). Items would not be labelled as Open Access.

  • If the article is not OA and there is some form of barrier to access and/or use, then access and use conditions should be clearly indicated. For example, ‘Access price £X / Password required,’ ‘Download prohibited,’ ‘Your institution has paid for access for you,’ ‘Sharing forbidden with groups X, Y or Z.’ As noted in Hinchliffe & Nowlan’s findings, there should be a consistent means across all publishers to do this.

  • In a parallel action, there needs to be aggressive promotion of tools that assist users in finding a freely available version of works such as OA-Button (etc).

  • Equally, if access and use of a published article are restricted, the question should not be whether there’s a repository copy. The question should be how to locate the open repository copy.

By turning the tables so that OA is the norm, the concept of restricted sharing masquerading as a generous improvement to barriers to access and use would be reversed. The term ‘sharing’ is currently used by large publishers to indicate ‘authors may only share their works with restricted groups under restrictive conditions.’ 

By turning the tables so that OA is the norm, the concept of restricted sharing masquerading as a generous improvement to barriers to access and use would be reversed. Click To Tweet

I realise that I am being somewhat flippant and accept that when examining the alternative view above in detail, a myriad of practical difficulties will quickly emerge. Despite that, I stand by the principle – in my opinion, we should no longer be labelling OA as if it were new and exceptional. What is exceptional for 2022 is when people cannot access knowledge and research findings because there are barriers such as paywalls and re-use restrictions in their way. 

Sally Rumsey

Sally Rumsey was, until July 2022, Jisc’s OA Expert working as support for cOAlition S in all areas covered by Plan S, especially the Plan S Rights Retention Strategy. Prior to that, she was Head of Scholarly Communications & RDM, Bodleian Libraries, University of Oxford. There she managed the University’s repository service for research outputs, Oxford University Research Archive (ORA and ORA-Data https://ora.ox.ac.uk). She was previously e-Services Librarian and manager of the repository at the London School of Economics. Sally remains a member of the UKSCL (Scholarly Communications Licence) group.

View all posts by Sally Rumsey

Dịch: Lê Trung Nghĩa

letrungnghia.foss@gmail.com

Tác giả: Nghĩa Lê Trung

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Về Blog này

Blog này được chuyển đổi từ http://blog.yahoo.com/letrungnghia trên Yahoo Blog sang sử dụng NukeViet sau khi Yahoo Blog đóng cửa tại Việt Nam ngày 17/01/2013.Kể từ ngày 07/02/2013, thông tin trên Blog được cập nhật tiếp tục trở lại với sự hỗ trợ kỹ thuật và đặt chỗ hosting của nhóm phát triển...

Bài đọc nhiều nhất trong năm
Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm gì nhất ở mã nguồn mở?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập313
  • Máy chủ tìm kiếm7
  • Khách viếng thăm306
  • Hôm nay39,992
  • Tháng hiện tại489,433
  • Tổng lượt truy cập38,016,257
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây