Khoa học Mở ở Indonesia

Thứ tư - 04/07/2018 07:06
Khoa học Mở ở Indonesia
Open Science in Indonesia
Lisa Matthias 2018-05-22
Theo: https://blogs.openaire.eu/?p=3105&idU=1
Bài được đưa lên Internet ngày: 22/05/2018
Xem thêm: Khoa học Mở - Open Science
*Cảm ơn Afrilya, Surya Dalimunthe, Sami Kandha Dipura, và Dasapta Erwin Irawan từ Đội Khoa học Mở Indonesia về đóng góp đầu vào giá trị của họ cho bài viết này.
Tháng trước, Viện Nghiên cứu và Giáo dục Phân phối Toàn cầu - IGDORE (Institute for Globally Distributed Open Research and Education) đã tổ chức cuộc gặp đầu tiên về Khoa học Mở ở Ubud, Indonesia. Bất chấp chỉ là một nhóm nhỏ những người tham gia, nhiều quốc tịch, lĩnh vực, và ngành nghề khác nhau đã có đại diện. Trong sự kiện dài 5 ngày đó, các dự án khoa học mở như Conscience, Curate Science, và Open Science MOOC đã được trình bày, các chủ đề có liên quan tới nghiên cứu chung nhiều hơn như việc phát hiện ứng xử sai về khoa học đã được thảo luận, và Tim Sains Terbuka Indonesia (Đội Khoa học Mở Indonesia) đã đưa sự thấu hiểu vào những cố gắng và các rào cản đối với khoa học mở ở Indonesia.
Trước khi nhúng sâu vào các thách thức trong việc tham gia và/hoặc biện hộ cho khoa học mở ở Indonesia, vài thông tin cơ bản về hệ thống giáo dục đại học của quốc gia này:
  • Indonesia có hơn 4.600 cơ sở giáo dục đại học. Trong khi các trường bách khoa và viện hàn lâm là để giành được các bằng đại học và chương trình giảng dạy của chúng gồm 80% các hoạt động thực hành, thì các trường đại học và các trường học tập trung vào các trình độ dưới đại học, đại học, và tiến sỹ.
  • 0.08% tổng sản phẩm quốc nội của quốc gia. (Để so sánh, con số này của các quốc gia EU (trung bình) và Mỹ là 2.02 và 2.74 một cách tương ứng).
  • Vào năm 2016, Quỹ Khoa học Indonesia đã được thành lập để gia tăng đầu tư vào nghiên cứu, nhưng đã tuyên bố rwangf nó không phân bổ được các vốn cấp đầu năm nay.
Bức tranh xuất bản hàn lâm của Indonesia
Tất cả các tạp chí được xuất bản ở Indonesia là truy cập mở. Thư mục các Tạp chí Truy cập Mở - DOAJ (Directory of Open Access Journals) hiện liệt kê 1.318 tạp chí của Indonesia và dựa vào dữ liệu từ Dự án Tri thức Công cộng 2.097 tạp chí của Indonesia từng sử dụng phần mềm các Hệ thống Tạp chí Mở vào năm 2016. Tất cả các tạp chí của Indonesia được nhúng vào các trường đại học, ngụ ý chúng hoạt động chủ yếu qua cấp vốn của các cơ sở. Hệ quả là, các tạp chí của Indonesia có thể tự chúng bền vững mà không cần lấy tiền các khoán phí xử lý bài báo - APC (Article Processing Charges) như chúng tôi đang thấy ở phương Tây, trung bình khoảng 1.400 USD – 2.700 USD (phụ thuộc vào dạng tạp chí và các nhà xuất bản). Để so sánh, 75% các tạp chí truy cập mở của Indonesia hoàn toàn không lấy tiền APC, trong khi phần còn lại chỉ lấy tối đa 150 USD.
Cơ quan chứng nhận tạp chí quốc gia, ARJUNA (Akreditasi Jurnal Nasional), đánh giá chất lượng các tạp chí của Indonesia và đảm bảo các tiêu chuẩn và thực hành khoa học tốt. Cơ quan chứng nhận này đã được thành lập để cải thiện chất lượng các tạp chí của Indonesia và quốc tế hóa các tạp chí được công nhận. Hơn nữa, chính phuru cũng cung cấp trợ cấp 3 năm một lần để hỗ trợ các tạp chí để trở thành quốc tế.
Chính sách quốc gia về đánh giá giảng viên
Hệ thống giáo dục của Indonesia là tập trung về trung ương và vì thế tất cả các cơ sở giáo dục đại học phải tuân theo chính sách y như nhau. Chính phủ đã thành lập các quy định quốc gia về đánh giá giảng viên để thăng tiến (Permendikbud no. 92 Tahun 2014, revised Permenristekdikti No 20/2017). Các chỉ tiêu đánh giá gồm các xuất bản phẩm trên các tạp chí quốc tế có uy tín và được công nhận, cũng như “yếu tố ảnh hưởng của tạp chí, việc đánh chỉ mục tạp chí và [đếm các trích dẫn]” (Irawan, 2017). Bảng bên dưới chỉ ra đánh giá xếp hạng các nền tảng đánh chỉ mục khác nhau. Thú vị, chính phủ Indonesia xếp hạng các dịch vụ đánh chỉ mục quốc gia của họ (được đánh dấu bằng *) thấp hơn các nền tảng của phương Tây, như Web of Science và Scopus.
Hệ thống trình độ các nền tảng đánh chỉ mục khác nhau
Trình độ Các nền tảng đánh chỉ mục
Cao 1. Thomson Reuters/Web of Science,
2. Scopus
3. Bất kỳ nền tảng tương đương nào khác
Trung bình 1. Directory of Open Access Journal (DOAJ)
2. EBSCO
3. Pubmed
4. Gale
5. Proquest
6. Chemical Abstract Services Compendex
7. Engineering Village
8. Inspec
9. ASEAN Citation Index (ACI)
10. Bất kỳ nền tảng tương đương nào khác
Thấp 1. Google Scholar
2. Indonesian Publication Index (portalgaruda.org)*
3. ISJD*
4. Moraref
5. Mendeley
6. CiteULike
7. WorldCat
8. Sherpa/Romeo
9. Bất kỳ nền tảng tương đương nào khác



Vào tháng 01/2017, Bộ Nghiên cứu, Công nghệ và Giáo dục Đại học của Cộng hòa Indonesia đã tung ra Chỉ số Khoa học và Công nghệ - SINTA (Science and Technology Index) để đánh giá năng suất các xuất bản phẩm của các nhà nghiên cứu. SINTA sử dụng dữ liệu từ Sopus và Google Scholar. Tuy nhiên, không tạp chí tiếng Indonesia nào được đánh chỉ mục trong Scopus, điều gây bất lợi cho các học giả có mức độ thành thạo thấp về tiếng Anh. Dù vậy, tiếng Anh được dạy từ nhỏ tuổi ở nhiều nơi, thường là ngôn ngữ thứ 3 hoặc 4 cho người Indonesia.
Ngoài việc đối mặt rào cản ngôn ngữ trong việc cố gắng hoàn thành chính sách của chính phủ, người Indonesia còn phải vượt qua vấn đề tài chính. Vì các tạp chí của Indonesia là bẩm sinh truy cập mở, khái niệm truy cập mở xanh là khá mới. Vì thế, nếu các nhà nghiên cứu muốn xuất bản tác phẩm của họ truy cập mở và hoàn thành với các tiêu chí đánh giá của chính phủ của họ để xuất bản trên các tạp chí xếp hạng cao, họ thường vật lộn để trang trải các APC. Dù những người Indonesia có sự giàu có các tạp chí truy cập mở tự do và chi phí thấp, họ thường miễn cưỡng xuất bản ở các nơi đó vì nó cản trở sự nghiệp của họ vì không được xếp hạng đủ cao theo các tiêu chí đánh giá. Những các nhà nghiên cứu đã thấy cách thức để làm cho nghiên cứu của họ thành truy cập mở không mất tiền, và nhận được tín dụng cho nghiên cứu bằng tiếng Indonesia: Họ có thể tải các tài liệu nghiên cứu của họ lên INA-Rxiv, máy chủ trước in của Indonesia được Dasapta Erwin Irawan thành lập vào năm 2017, và kể từ khi INA-Rxiv được đánh chỉ mục bởi Google Scholar có được sự thừa nhận cho tất cả các bài báo hàn lâm của họ bất kể ngôn ngữ nào.
Cấp vốn cho các cơ hội cho những người Indonesia
Như được nêu ở trên, Indonesia chỉ đầu tư 0,08% GDP vào nghiên cứu và phát triển. Sự thiếu hỗ trợ tài chính cho nghiên cứu có các hậu quả quan trọng. Trước hết, cạnh tranh về các trợ cấp chính phủ cho nghiên cứu là cực kỳ cao. Vào năm 2015, chỉ 15.000 trợ cấp trị giá tổng cộng khoảng 80 triệu £ đã được trao, trong khi số lượng các nhân viên hàn lâm ước tính là 120.000 vào năm sau. Tuy nhiên, các quyết định cấp vốn là dựa vào các xuất bản phẩm được đánh chỉ mục trên Scopus hoặc WoS, những nơi các nhà nghiên cứu không lên tiếng, hoặc chỉ ít lên tiếng, vì tiếng Anh là điểm yếu. Một lý do có thể cho điều này là chính phủ Indonesia muốn cải thiện cấp thế giới trong giáo dục đại học của họ và phổ biến sử dụng của người hàng xóm Malaysia như là chuẩn mực. Hiện hành, Malaysia tiến rất xa về các xuất bản phẩm quốc tế. Một phần của lý do cho điều này là a) Người Malaysia học tiếng Anh như là ngôn ngữ thứ 2 của họ, và b) Malaysia có ngân sách lớn hơn cho các trường đại học, điều ngụ ý là các nhà nghiên cứu có nhiều thời gian hơn để nghiên cứu và xuất bản các tài liệu. Dasapta Erwin Irawan nói “Một cách khác để xem xét nó là chính phủ có thể thúc đẩy sử dụng tiếng Indonesia, nhưng họ không chọn điều đó. Nên có cách thức để làm việc tương xứng hướng tới mục tiêu đạt được vị thế quốc tế khá tốt, trong khi cùng lức thúc đẩy sử dụng tiếng Indonesia ở phạm vi rộng, đặc biệt cân nhắc các nỗ lực bổ sung từ chính phủ để nâng cao chất lượng của tạp chí quốc gia”.
Một hệ quả khác của ngân sách nghiên cứu và phát triển bị hạn chế là các nhân viên hàn lâm đối mặt với các tải công việc dạy học nặng nề và đôi khi phải nắm lấy các công việc thêm để có được thu nhập ổn định. Điều này cũng ngụ ý rằng nhiều nhà nghiên cứu bị tụt hậu trong tiến hành nghiên cứu tiêu chuẩn quốc tế vì không có nguồn vốn và rất ít thời gian.
Thứ 3, như một sự lựa chọn, hệ thống cấp vốn phi chính phủ là cần thiết. Sự thành lập Quỹ Khoa học Indonesia nhằm vào việc gia tăng các vốn cấp sẵn sàng cho nghiên cứu, như vòng cấp vốn đầu đã bị chậm trễ vì các khó khăn trong phân bổ các vốn cấp.
Nhìn vào ngữ cảnh của Indonesia, vài sự tương tự đối với Khu vực Nghiên cứu châu Âu xuất hiện, như việc đối mặt với APC cao và câu hỏi về việc ưu đãi cho khoa học mở và không ưu đãi cho khoa học đóng. Tuy nhiên, những gì có lẽ là thú vị để khai thác thêm và nhìn sát hơn vào là việc xuất bản ở Indonesia, tương tự với Mỹ Latin, là các học giả dẫn dắt và các học giả sở hữu, điều hiếm thấy, nếu có, thấy ở châu Âu và Bắc Mỹ.
Để học được của nhau và cải thiện cách nghiên cứu được thực hiện, là quan trọng phải hạ thấp các rào cản cho sự tham gia. Điều này có thể ngụ ý cung cấp các nơi chốn xuất bản chi phí thấp, chuyển hội thoại tới phần khác của thế giới, hoặc nỗ lực giao tiếp trong ngôn ngữ khác. Nhờ vào IGDORE, bây giờ có hub khoa học mở ở Indonesia khuyến khích các thảo luận và cộng tác đa dạng. Nếu khoa học mở là về sự tham gia, bình đẳng, minh bạch, cộng tác, chia sẻ, và tham gia toàn diện, thì chúng ta nên mở rộng các quan điểm của chúng ta thường xuyên hơn, không ngượng đối với các đối thoại khó khăn, và lưu tâm về các hoàn cảnh ngữ cảnh khác khi biện hộ cho các thực hành nghiên cứu mở hoặc phát triển các công cụ mới.
*Terima kasih to Afrilya, Surya Dalimunthe, Sami Kandha Dipura, and Dasapta Erwin Irawan from the Open Science Team Indonesia for their valuble input for this post.
Last month, the Institute for Globally Distributed Open Research and Education  (IGDORE) hosted their first Open Science Meetup in Ubud, Indonesia. Despite being a small group of participants, many different nationalities, disciplines, and professions were represented. During the 5-day event, open science projects like Conscience, Curate Science, and the Open Science MOOC were presented, more general research-related topics like disclosing scientific misconduct were discussed, and Tim Sains Terbuka Indonesia (Open Science Team Indonesia) provided insight into Indonesian open science endeavors and barriers.
Before diving into the challenges in practicing and/or advocating for open science in Indonesia, some background information about the country’s higher education system:
  • Indonesia has more than 4,600 higher education institutions. While polytechnics and academy are for obtaining diplomas and their curricula consist of 80% practical activities, universities and schools focus on undergraduate, graduate, and doctoral degrees.
  • 0.08% of the country’s gross domestic product. (As a comparison, the amounts of EU countries (average) and the US are 2.02 and 2.74 respectively).
  • In 2016, the Indonesian Science Fund was founded to increase investment in research, but announced that it failed to allocate funds earlier this year.
Indonesian Scholarly Publishing Landscape
All journals published in Indonesia are open access. The Directory of Open Access Journals currently lists 1,318 Indonesian journals and based on data from the Public Knowledge Project 2,097 Indonesian journals were using the Open Journal Systems software in 2016. All Indonesian journals are embedded in universities, which means they operate mainly through institutional funding. As a consequence, Indonesian journals can sustain themselves without charging Article Processing Charges (APCs) like we are seeing in the West, averaging between $1,400 and $2,700 (depending on journal type and publisher). As a comparison, 75% of Indonesian open access journals do not charge APCs at all, while the remaining 25% only charge a maximum of $150.
The national journal accreditation body, ARJUNA (Akreditasi Jurnal Nasional), evaluates the quality of Indonesian journals and ensures good scientific standards and practices. The accreditation body has been established to improve the quality of Indonesian journals and to internationalize accredited journals. Additionally, the government also provides a three-year grant to support journals in becoming international.
National Policy on Faculty Assessment
The Indonesian education system is centralized and so all higher education institutions must follow the same policy. The government has established national regulations on evaluating faculty for promotion (Permendikbud no. 92 Tahun 2014, revised Permenristekdikti No 20/2017). These assessment criteria include publications in accredited or reputable international journals, as well as “journal impact factor, journal indexing and [citation counts]” (Irawan, 2017). The table below shows the ranking of diffferent indexing platforms. Interestingly, the Indonesian government rates their national indexing services (marked with *) lower than Western platforms, such as Web of Science and Scopus.
Grading system of various indexing platforms
Grade Indexing platforms
High 1. Thomson Reuters/Web of Science,
2. Scopus
3. any other equivalent platform
Middle 1. Directory of Open Access Journal (DOAJ)
2. EBSCO
3. Pubmed
4. Gale
5. Proquest
6. Chemical Abstract Services Compendex
7. Engineering Village
8. Inspec
9. ASEAN Citation Index (ACI)
10. Any other equivalent platform
Low 1. Google Scholar
2. Indonesian Publication Index (portalgaruda.org)*
3. ISJD*
4. Moraref
5. Mendeley
6. CiteULike
7. WorldCat
8. Sherpa/Romeo
9. Any other equivalent platforms
In January 2017, the Ministry of Research, Technology and Higher Education of the Republic of Indonesia launched the Science and Technology Index (SINTA) to assess researchers’ publication productivity. SINTA uses data from Scopus and Google Scholar. However, no Indonesian-language journals are indexed in Scopus, which disadvantages scholars with a lower English proficiency. Although, English is taught from an early age onwards in many places, it often is the third or fourth language for Indonesians.
Besides facing a language barrier in trying to fulfill their government’s policy, Indonesians also have to overcome a financial issue. As Indonesian journals are born open access journals, the concept of green open access is relatively new. Hence, if researchers want to publish their work open access and fulfill with their government’s assessment criteria to publish in high-ranking journals, they often struggle to cover the APCs. Although Indonesians have a wealth of free and low cost open access journals, they are often reluctant to publish in those venues as it hinders their career by not ranking high enough in the assessment criteria. But researchers have found a way to make their research open access for free, and to receive credit for Indonesian-language research: They can upload their research papers to INA-Rxiv, the Indonesian preprint server founded by Dasapta Erwin Irawan in 2017, and since INA-Rxiv is indexed by Google Scholar get acknowledged for all their scholarly articles regardless of the language.
Funding Opportunities for Indonesians
As mentioned above, Indonesia invests only 0.08% of its GDP in research and development. The lack of financial support for research has critical consequences. First, competition for government grants for research is extremely high. In 2015, only 15,000 grants worth a total of about £80 million were awarded, while the number of academics was estimated at 120,000 the following year. However, funding decisions are based on publications indexed in Scopus or WoS, which places researchers that do not speak, or only speak little, English at a disadvantage. One possible reason for that is that Indonesian government wants to improve their higher education world class rank and commonly uses the neighboring Malaysia as a benchmark. Currently, Malaysia is far ahead in terms of international publications. Part of the reason for this is that a) Malaysians learn English as their second language, and b) Malaysia has a greater budget for universities, which means that researchers have more time to do research and publish papers. Dasapta Erwin Irawan says “Another way to look at it is the government could have promoted the usage of Indonesian language, but they chose not to. There should be a way to proportionally work towards the goal of achieving a fairly good international standing, while at the same time promoting the usage of Indonesia language at wider scope, especially considering the additional efforts from the government to increase the quality of national journal.”
Another consequence of the limited research and development budget is that academics face heavy teaching workloads and sometimes have to take on additional jobs to earn a sustainable salary. This is also means that many researchers are left to conduct international-standard research with no funding and only very limited time.
Third, alternative, non-governmental funding schemes are needed. The establishment of the Indonesian Science Fund aimed at increasing available research funds, but the first round of funding had to be delayed due to difficulties in allocating the funds.
__________________________________________________
Looking at the Indonesian context, some similarities to the European Research Area appear, such as facing high APCs  and the question of incentivizing open science and disincentivizing closed science. However, what would be interesting to explore further and taking a closer look at is that publishing in Indonesia, similar to Latin America, is scholar-led and scholar-owned, which is rarely, if at all, seen in Europe and North America.
In order to learn from each other and improve the way research is done, it is important to lower barriers to participation. This can mean providing low cost publishing venues, moving the conversation to the other side of the world, or making an effort to communicate in a different language. Thanks to IGDORE, there is now an open science hub in Indonesia that encourages diverse discussions and collaborations. If open science is about participation, equality, transparency, collaboration, sharing, and inclusivity, we should broaden our perspectives more often, not shy away from difficult conversations, and be mindful of the different contextual circumstances when advocating for open research practices or developing new tools.

Lisa Matthias
More Posts
Dịch: Lê Trung Nghĩa
letrungnghia.foss@gmail.com
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Về Blog này

Blog này được chuyển đổi từ http://blog.yahoo.com/letrungnghia trên Yahoo Blog sang sử dụng NukeViet sau khi Yahoo Blog đóng cửa tại Việt Nam ngày 17/01/2013.Kể từ ngày 07/02/2013, thông tin trên Blog được cập nhật tiếp tục trở lại với sự hỗ trợ kỹ thuật và đặt chỗ hosting của nhóm phát triển...

Bài đọc nhiều nhất trong năm
Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm gì nhất ở mã nguồn mở?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập68
  • Máy chủ tìm kiếm11
  • Khách viếng thăm57
  • Hôm nay26,453
  • Tháng hiện tại475,232
  • Tổng lượt truy cập36,533,825
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây