Tính riêng tư Internet là quan trọng như các quyền con người, so sánh sự giám sát với chủ nghĩa phân biệt chủng tộc - Navi Pillay của Liên hiệp quốc

Thứ hai - 30/12/2013 07:14
P { margin-bottom: 0.21cm; }A:link { }

Internet privacy as important as human rights, compares surveillance with apartheid - UN's Navi Pillay

27 December 2013, 10:33

Theo: http://voiceofrussia.com/news/2013_12_27/Internet-privacy-as-important-as-human-rights-compares-surveillance-with-apartheid-UNs-Navi-Pillay-4919/

Bài được đưa lên Internet ngày: 27/12/2013

Navi Pillay

Navi Pillay, Photo: EPA

Lời người dịch: Các trích đoạn: “Sự huyên náo trong cộng đồng quốc tế vì các tiết lộ giám sát ồ ạt do NSA của Mỹ triển khai có thể được so sánh với chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi, lãnh đạo quyền con người của Liên hiệp quốc, bà Navi Pillay, nói”. Bà là “Ủy viên Cao cấp của Liên hiệp quốc về các quyền con người và là người gốc Nam Phi, người từng là phụ nữ không phải da trắng đầu tiên phục vụ như là thẩm phán Tòa Tối cao ở Nam Phi, nói trong một cuộc phỏng vấn với BBC hôm thứ năm rằng hệt như sức ép quốc tế đã giúp chấm dứt chủ nghĩa phân biệt chủng tộc ở đất nước của bà, vì thế phải lên án rộng rãi việc gián điệp phiền hà giúp thúc đẩy các quyền riêng tư trực tuyến”. “Chúng ta đã … thấy cách mà các công nghệ mới đang tạo thuận lợi cho sự vi phạm các quyền con người, với hiệu quả thấu lạnh của Thế kỷ 21. Vi phạm luật quốc tế, sự giám sát điện tử và thu thập dữ liệu ồ ạt đang đe dọa cả các quyền cá nhân, và sự tự do hoạt động của một xã hội dân sự lành mạnh”, Navi Pillay nói. Xem thêm: 'Chương trình gián điệp PRISM trên không gian mạng'.

Sự huyên náo trong cộng đồng quốc tế vì các tiết lộ giám sát ồ ạt do NSA của Mỹ triển khai có thể được so sánh với chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi, lãnh đạo quyền con người của Liên hiệp quốc, bà Navi Pillay, nói.

Pillay, Ủy viên Cao cấp của Liên hiệp quốc về các quyền con người và là người gốc Nam Phi, người từng là phụ nữ không phải da trắng đầu tiên phục vụ như là thẩm phán Tòa Tối cao ở Nam Phi, nói trong một cuộc phỏng vấn với BBC hôm thứ năm rằng hệt như sức ép quốc tế đã giúp chấm dứt chủ nghĩa phân biệt chủng tộc ở đất nước của bà, vì thế phải lên án rộng rãi việc gián điệp phiền hà giúp thúc đẩy các quyền riêng tư trực tuyến.

“Hành động được kết hợp và cùng nhau của từng người có thể chấm dứt những vi phạm nghiêm trọng các quyền con người... Kinh nghiệm đó tạo cảm hứng cho tôi đi tiếp và giải quyết vấn đề về tính riêng tư của Internet, ngay bây giờ là cực kỳ phiền hà vì những tiết lộ giám sát có những tác động đối với các quyền con người... Mọi người thực sự sợ hãi rằng tất cả các chi tiết cá nhân của họ đang được sử dụng trong sự vi phạm các bảo vệ truyền thống của các quốc gia”, bà nói.

Bà đã chuẩn bị một báo cáo cho Liên hiệp quốc về quyền riêng tư, trong làn sóng các tài liệu bí mật rò rỉ từ cựu nhà phân tích NSA Edward Snowden về việc gián điệp và thu thập dữ liệu cá nhân của Anh và Mỹ. Báo cáo là về sự bảo vệ và thúc đẩy tính riêng tư “trong ngữ cảnh của sự giám sát nội địa và bên ngoài … bao gồm cả ở phạm vi ồ ạt”. Theo quan điểm của Pillay, là “rất quan trọng rằng các chính phủ bây giờ muốn thảo luận các vấn đề về giám sát ồ ạt và quyền riêng tư theo một cách thức nghiêm túc”.

Trước đó, Navi Pillay, đã dấy lên vấn đề về giám sát điện tử ồ ạt và sử dụng máy bay không người lái để giết người, trong tuyên bố của bà về Ngày Quyền Con người, được trình bày vào ngày 10/12.

“Chúng ta đã … thấy cách mà các công nghệ mới đang tạo thuận lợi cho sự vi phạm các quyền con người, với hiệu quả thấu lạnh của Thế kỷ 21. Vi phạm luật quốc tế, sự giám sát điện tử và thu thập dữ liệu ồ ạt đang đe dọa cả các quyền cá nhân, và sự tự do hoạt động của một xã hội dân sự lành mạnh”, Navi Pillay nói.

“Các máy bay không người lái có vũ trang cũng đang được triển khai, không có qui trình pháp lý, vì việc ngắm đích ở xa đối với các cá nhân. Cái gọi là “Các người máy giết người” - các hệ thống vũ khí tự động điều khiển mà có thể chọn và đánh một mục tiêu không cần có sự can thiệp của con người - không còn là chuyện khoa học viễn tưởng nữa, mà là một thực tế”, bà nói.

The uproar in the international community caused by revelations of mass surveillance carried out by US NSA can be compared with the apartheid regime in South Africa, the UN human rights chief, Navi Pillay, said.

Pillay, the UN's High Commissioner for Human Rights and a South Africa native, who was the first non-white woman to serve as a High Court judge in South Africa, said in an interview with BBC aired on Thursday that just as international pressure helped end apartheid in her home country, so must widespread condemnation of intrusive spying help boost online privacy rights.

"Combined and collective action by everybody can end serious violations of human rights … That experience inspires me to go on and address the issue of internet [privacy], which right now is extremely troubling because the revelations of surveillance have implications for human rights … People are really afraid that all their personal details are being used in violation of traditional national protections," she said.

She prepared a report for the UN on protection of the right to privacy, in the wake of the former National Security Agency analyst Edward Snowden leaking classified documents about UK and US spying and the collection of personal data. The reports is on the protection and promotion of privacy "in the context of domestic and extraterritorial surveillance ... including on a mass scale". In Pillay’s opinion, it is "very important that governments now want to discuss the matters of mass surveillance and right to privacy in a serious way."

Earlier, Navi Pillay, raised the issue of mass electronic surveillance and drone killings, in her statement on Human Rights Day, presented on December 10.

"We have…seen how new technologies are facilitating the violation of human rights, with chilling 21st Century efficiency. In breach of international law, mass electronic surveillance and data collection are threatening both individual rights, and the free functioning of a vibrant civil society," Navi Pillay said.

"Armed drones are also being deployed, without due legal process, for the remote targeting of individuals. So-called "Killer robots" – autonomous weapons systems that can se-lect and hit a target without human intervention – are no longer science fiction, but a reality," she said.
Dịch: Lê Trung Nghĩa

letrungnghia.foss@gmail.com

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Về Blog này

Blog này được chuyển đổi từ http://blog.yahoo.com/letrungnghia trên Yahoo Blog sang sử dụng NukeViet sau khi Yahoo Blog đóng cửa tại Việt Nam ngày 17/01/2013.Kể từ ngày 07/02/2013, thông tin trên Blog được cập nhật tiếp tục trở lại với sự hỗ trợ kỹ thuật và đặt chỗ hosting của nhóm phát triển...

Bài đọc nhiều nhất trong năm
Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm gì nhất ở mã nguồn mở?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập112
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm109
  • Hôm nay839
  • Tháng hiện tại616,386
  • Tổng lượt truy cập37,417,960
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây